Hiển thị các bài đăng có nhãn Xã hội. Hiển thị tất cả bài đăng
5 lý do tại sao ai đó không trả lời tin nhắn của bạn
Hành động đó phản ánh nhân cách của họ hơn là nhân cách của bạn
Đầu năm nay tôi thường nhắn tin với một cô gái tuyệt vời và ngày nào cũng nói chuyện đến quá nửa đêm. Nhưng rồi đột nhiên cô ấy không nhắn tin lại cho tôi nữa. Cô ấy bỏ tôi lại một mình tự hỏi không biết mình đã làm gì sai.
Những câu hỏi cứ dằn vặt tâm trí khi tôi cố tìm hiểu điều gì đã khiến cô ấy lặn không sủi tăm như vậy. Nhưng trong lúc vừa đi dạo dọc bãi biển vừa nghe một cuốn sách audio, một câu quote của Marcus Aurelis bất chợt vang lên, khiến tôi hoàn toàn thay đổi cách suy nghĩ:
“Năng lượng của bạn tồn tại trong tâm trí, không phải từ những sự kiện bên ngoài. Hãy nhớ điều này và bạn sẽ tìm thấy sức mạnh.”
Tôi đã nhận ra rằng, khi một chuyện gì đó trong đời không diễn tiến theo kế hoạch, cứ lo lắng về những tình huống ngoài tầm kiểm soát là một hành động vô nghĩa. Do đó, giải pháp tốt hơn chính là thu nhận tri thức tâm lý học để ngăn chặn điều đó tiếp tục xảy ra trong tương lai.
Dưới đây là tổng hợp các lý do tại sao ai đó miễn cưỡng trả lời tin nhắn của bạn. Sự thật mặc dù sẽ khiến bạn khó chịu nhất thời, nhưng thà như thế còn hơn cứ phải suy nghĩ mãi về một chuyện mà không đưa ra được kết luận.
Mỗi một điều tôi thấu hiểu được dưới đây đã giúp tôi nhận định được lý do đằng sau hành vi của ai đó, để rồi sau cùng tôi có thể tiếp tục tiến về phía trước. Tôi hy vọng bạn cũng có thể giống như tôi.
1. Họ nghĩ rằng bạn nhàm chán
Hầu hết mọi người đều cho rằng chuyện trò với chính bản thân họ cũng khá là thú vị đấy chứ. Vì thế khi có người nghĩ điều ngược lại, nó giống như một gáo nước lạnh dội thẳng vào cái tôi của họ vậy.
Trên thực tế, niềm vui hoàn toàn thuộc về chủ quan. Ví dụ, tôi cho rằng một cuộc đối thoại về ý nghĩa của sự sống khá là vui, nhưng những người khác lại nghĩ rằng đấy thật sự là một thử thách căng não lúc 10 giờ sáng thứ Hai đầu tuần.
Đừng nghĩ quá nhiều, hãy nhớ rằng bạn sẽ chẳng thể nào làm hài lòng tất cả mọi người trên thế gian này, vì thế chủ yếu hãy cứ tập trung vào việc làm thỏa mãn bản thân mình thôi. Theo như lời Kriss Carr: “Khi bạn quá tập trung vào việc đáp ứng tiêu chuẩn của người khác, bạn sẽ không có đủ thời gian để nâng cao tiêu chuẩn của bản thân.”
2. Hết pin
Mỗi khi tôi khởi hành tới vùng núi Canada hay những nơi hoang dã khác, điện thoại tôi thường bị mất tín hiệu khiến tôi không thể liên lạc với thế giới bên ngoài.
Thành thật mà nói, tôi vô cùng yêu thích cảm giác được tách biệt hoàn toàn khỏi xã hội hiện đại trong lúc thưởng lãm những kỳ quan thiên nhiên tuyệt đẹp. Nhưng ngay cả khi không đắm mình vào thiên nhiên, có nhiều lần điện thoại của tôi cũng bị hết pin, hoặc lỗi dịch vụ, khiến tôi khó lòng trả lời các tin nhắn.
Điều quan trọng cần nhớ: một vài người không phải lúc nào cũng mang theo sạc pin khi ra ngoài. Vì thế tôi tìm thấy một quy tắc như sau: nếu họ không nhắn tin lại trong vòng 24 giờ, có lẽ họ đang ngó lơ bạn đấy.
3. Họ đang bận như điên
Tôi hoàn toàn đồng cảm với thực trạng thời nay con người đang sống một cuộc sống cực kỳ bận rộn. Rốt cuộc, nếu chúng ta dành cả ngày chỉ để trả lời tin nhắn của người khác, chúng ta sẽ chẳng thể sử dụng thời gian của riêng mình để đạt được bất kỳ điều gì. Như thế rõ ràng không ổn.
Vì thế, điều quan trọng cần nhớ chính là: họ đang bị nhiều thứ khác choán hết tâm trí và không thể lập tức trả lời tin nhắn của bạn. Nhưng nếu đã online mấy tiếng rồi mà họ vẫn không trả lời bạn, có lẽ họ không nghĩ bạn quan trọng hay cần thiết tới mức phải cho vào lịch trình công việc của họ đâu.
4. Họ đang gây hấn thụ động
Trong thế giới lý tưởng, mọi người sẽ mở lòng với những vấn đề riêng và cùng nhau tạo ra những cuộc chuyện trò lịch sự để giải quyết bất cứ tranh chấp nào. Nhưng xui thay, tình huống đó hiếm khi xảy ra.
Tôi chú ý thấy có một vài người ưa hành xử theo cung cách gây hấn thụ động, thay vì lựa chọn trực tiếp đối mặt vấn đề.
Chẳng hạn như, họ không phản hồi lại tin nhắn của bạn suốt 2 tuần bởi họ không hài lòng với một câu nói của bạn. Nếu chuyện này từng xảy ra với bạn, chỉ cần ghi nhớ rằng hành vi kiểu đó thường thể hiện thiếu sót trong khả năng đồng cảm và trí thông minh cảm xúc khi tiếp xúc với người khác.
5. Họ chỉ lười thôi
Có vài người mất nhiều giờ để phản hồi một tin nhắn sau khi đọc xong. Mặc dù họ làm vậy nghe tức thiệt chứ, nhưng đấy đơn thuần chỉ là cách họ hành xử.
Chúng ta thường quên rằng chúng ta không thuộc top đầu trong danh sách những việc cần ưu tiên của người khác. Bởi có một sự thật phũ phàng thế này, nhiều người thích cày cả đống tập phim xong xuôi rồi mới phản hồi các tin nhắn trên mạng xã hội.
Vài người chỉ đơn giản là lười, không có động lực nhắn tin. Vì thế, nếu họ cứ không ngừng biểu lộ sự thiếu quan tâm đối với bạn một cách rõ ràng như thế, có lẽ đáp lại họ theo cách thức giống vậy cũng là một ý hay.
Thay vì dành thời gian lo lắng không biết lúc trò chuyện mình đã nói gì sai, tôi dần nhận ra rằng biến mất chính là hình ảnh phản ánh nhân cách của người đó chứ không phải của tôi.
“Chúng ta không thể kiểm soát miệng lưỡi xấu xa của người khác, nhưng một cuộc đời tốt đẹp cho phép chúng ta không cần quan tâm đến những lời lẽ xấu xa ấy.”
Nhớ kỹ là: Mặc dù chúng ta không thể kiểm soát hành động và lời nói của người khác, nhưng chúng ta chắc chắn có sức mạnh để lựa chọn nên đáp lại thế nào.
------------------
Tác giả: Matt Lillywhite - Medium
Dịch giả: Ngọc Hà - Quora Vietnam
Lời thêm: đọc thấy bài này thì nhớ đến đoạn trưa nay bị trách tại sao không trả lời tin nhắn của 3 ngày trước 😂
Tôi bỏ việc để đi học về trầm cảm. Dưới đây là những gì tôi học được.
Mày 25 tuổi và đang điều hành một công ty nhỏ. Có nhiều người gấp đôi tuổi mày còn chưa làm được như vậy mày biết không?
Con bạn tôi làm ở BBC rất bỡ ngỡ trước quyết định này. Tôi kể với nó về sự trầm cảm tôi phải đối mặt kể từ khi thành lập doanh nghiệp riêng hai năm về trước. Nhưng nó không tin. Trong suy nghĩ của cô gái trẻ, tôi đang sống một cuộc sống đáng mơ ước, trong khi cô thì mắc kẹt với công việc của mình. Nhưng tôi thì chỉ muốn nói cho nó biết là tôi đang chìm, rất nhanh. Nhưng nó không tin – cái vẻ mặt hoang mang dần dần chuyển thành những lời trách móc mà ai ai cũng đã nghe đi nghe lại đến phát chán: Mày sẽ vượt qua được thôi mà. Chỉ cần suy nghĩ tích cực thôi. Sống lạc quan lên. Học cách biết ơn đi!
Nhưng không, tôi không vượt qua được. Trầm cảm và tôi đã sống chung với nhau từ rất lâu rồi. Tôi đã từng chối bỏ nó, làm ngơ nó, và nhồi nhét nó trong suốt nhiều năm. Tôi đã từng cố chiến đấu nhưng thất bại. Và khi có vẻ như không còn lối thoát, tôi đi bộ hơn 800km vòng quanh Tây Ban Nha, hai lần, để quyết tâm hạ gục con quái vật này. Nhưng vẫn không khá hơn tí nào.
Một điều tôi học được là ngay cả ở những lúc yếu đuối nhất của bản thân, chúng ta vẫn kiên cường và cứng cáp hơn chúng ta nghĩ nhiều.
Lần này, tôi quyết định bỏ việc, bỏ cả công ty lại đằng sau, dành những năm tháng tiếp theo để trò chuyện với những nghệ sĩ, doanh nhân, bác sĩ lâm sàng, thiếu niên, gamer – tất cả những người tôi có thể tìm được mà đã từng tiếp xúc với trầm cảm và dám mở lòng để nói về điều đó. Tôi muốn biết những lý do làm con người sụp đổ, và làm thế nào để chúng ta có thể chữa lành những vết thương.
Tôi đã rất ngạc nhiên với phản ứng của mọi người về nghiên cứu đầy ngẫu hứng này của tôi. Gần như mọi người đều mở lòng với tôi, một người hoàn toàn xa lạ, họ chia sẻ những câu chuyện về sự mất mát cùng những đau khổ của mình, nhưng họ cũng nói về sự quyết tâm của bản thân, niềm vui của việc chiến đấu và sống sót. Một điều tôi học được là ngay cả ở những lúc yếu đuối nhất của bản thân, chúng ta vẫn kiên cường và cứng cáp hơn chúng ta nghĩ nhiều.
Những cuộc trò chuyện này cũng làm tôi nghĩ lại mối quan hệ giữa bản thân với sự trầm cảm. Đa số những người phức tạp, thú vị, thông minh, sáng tạo, có nét nhất mà tôi đã từng gặp đều đã từng (hoặc vẫn đang bị) trầm cảm. Đối với họ, cực đoan của sự đau khổ đã cho phép họ khám phá những nơi sâu thẳm nhất của bản thân, làm cho họ sống một cách bất khuất hơn.
Vài tháng sau khi bắt đầu nghiên cứu của mình, tôi đến dự một buổi đọc sách của tác giả người Anh Matt Haig, tại buổi đọc đó, ông giới thiệu cuốn sách Reasons to Stay Alive. Haig là một người ăn nói nhẹ nhàng, có đôi nét hơi xấu hổ - hoặc đây là cách nói khác của việc Haig rất cẩn trọng với câu chữ của mình, không muốn tiết lộ quá nhiều về nội tâm ông. Thay vì trực tiếp trả lời những câu hỏi về trầm cảm, ông đưa ra cho chúng tôi một góc nhìn mới. Ông kể rằng, đa số những lá thư từ người hâm mộ mà ông nhận được đều là từ những đứa trẻ 13 tuổi.
Nhưng tại sao? Những đứa trẻ 13 tuổi đáng lẽ phải đọc truyện tranh hay mấy cuốn tiểu thuyết giả tưởng về ma cà rồng chứ? Reasons to Stay Alive? Ở tuổi 13 á? Khi mọi người bắt đầu lầm bầm cầm sách lên cho tác giả ký, tôi ngồi đó, đực mặt ra, trong lòng bỗng cảm thấy rạo rực.
Tôi đã có thể gạt bỏ đi cảm giác khó chịu đó. Thanh thiếu niên không bị trầm cảm. Chúng là những đứa trẻ bốc đồng, thiếu chín chắn, hay tỏ vẻ ủ rũ, quá nhạy cảm với mọi chuyện và cực kỳ khó hiểu. Chúng nói về đạn dược các thứ, nhưng chỉ vậy thôi. Chúng nói về những mối tình trái ngang và sự nổi loạn tuổi teen, nghe thì có vẻ hơi tệ nhưng đấy mới thật sự là tuổi teen. Hormone rồi sẽ từ từ lắng xuống, sự điên cuồng rồi sẽ dần dần chuyển sang sự trưởng thành.
Trong nghiên cứu của mình, tôi đã phỏng vấn nhiều chuyên gia tâm lý học, và họ cũng nói rằng thanh thiếu niên không thuộc lớp đối tượng có nguy cơ mắc trầm cảm cao. Ai cũng biết rằng độ tuổi 20 – 30 mới chính là khoảng thời gian mà trầm cảm lấp ló sau cuộc sống mỗi người. Và ngoại trừ một số vụ xả súng ở trường học ra thì cuộc sống nội tâm của những đứa trẻ 13 tuổi thật sự không có gì nhiều để khám phá và thăm dò.
Nhưng tôi đã không bỏ qua được những lời nói của Haig. Nghiên cứu của tôi cũng đang dần cho ra một kết quả tương tự. Kể từ khi tôi bắt đầu nói chuyện với những nạn nhân bị trầm cảm và cuộc chiến của họ, tôi cũng đã tìm hiểu thêm về những phương pháp trị liệu, những nghiên cứu khoa học đằng sau chúng, và những trải nghiệm cá nhân. Tôi đã nói chuyện với mọi người ở những nẻo đường khác nhau của cuộc sống, và khi nhìn lại bức tranh toàn cảnh, tôi nhận thấy có một sợi chỉ đỏ liên kết họ lại với nhau.
Khi tôi hỏi họ về lúc mà mọi thứ bắt đầu rạn nứt, nhiều người chỉ điểm về những năm tháng thiếu niên của họ, khoảng thời gian họ còn là những đứa trẻ ở tuổi vị thành niên. Hồi đó, họ không hiểu hoặc không biết về khái niệm thế nào là trầm cảm. Nhận thức về căn bệnh này đến rất lâu sau khi họ đã phải khổ sở. Nhìn vào quá khứ của mỗi người, họ đều rất khổ sở để tìm ra cách diễn đạt những gì đang diến ra bên trong những cảm xúc của bản thân, và tại sao, làm thế nào mà những cảm xúc này lại ở đó. Thấy được cảm xúc thô của bản thân và cố gắng hiểu được chúng cùng những suy nghĩ đã nhạt dần trong ký ức thật sự là một điều không hề dễ dàng gì.
Về cốt lõi, trầm cảm nghe giống như là một đứa trẻ bị mất đi sự hồn nhiên của mình vậy.
Nhưng tôi vẫn đang cố gắng hiểu được những suy nghĩ và cảm xúc thô này, một phần vì sự hiếu kỳ của bản thân, và một phần vì tôi thấy được đang có một mẫu hình chung xuất hiện quanh những câu chuyện này. Mọi người kể câu chuyện của mình, nhưng họ cố gắng kiếm một hình ảnh ẩn dụ nào đó để nói lên nỗi đau của bản thân, cứ như là chỉ lời nói không thì chẳng thể nào diễn tả được hết vậy, và trong số những người tôi đã phỏng vấn, nhiều người đã có cùng một trải nghiệm: Về cốt lõi, trầm cảm nghe giống như là một đứa trẻ bị mất đi sự hồn nhiên của mình vậy.
Sự hồn nhiên ở đây chính là cách mà những đứa trẻ vô tư tồn tại, cách chúng sống thoải mái dưới lớp da của bản thân và ngây thơ tin tưởng rằng mọi thứ đều tốt đẹp và sẽ luôn như vậy. Khi sự ngây thơ này mất đi, lý do không hẳn là vì chúng ta đã lớn lên, mà do đâu đó trên đường, chúng ta đánh mất đi cảm giác rằng bản thân mình xứng đáng. Trải nghiệm này được nhà nghiên cứu Brené Brown miêu tả lại rất chi tiết: Cảm giác hoặc trải nghiệm vô cùng đau đớn khi nhận ra rằng bản thân có rất nhiều thiếu sót, từ đó tự nhận bản thân không đủ xứng đáng để được yêu thương – Một sự kiện nào đó chúng ta đã trải nghiệm, tự bản thân gây ra, hoặc những lỗi lầm trong quá khứ, làm cho chúng ta cảm thấy không còn xứng đáng với những mối quan hệ.
Thật vậy, cảm giác không xứng đáng và mất đi sự hồn nhiên này chính là hình mẫu chung trong những cuộc gặp gỡ của tôi. Tôi nhận thấy rằng khi bạn lột bỏ đi các lớp triệu chứng của bệnh tâm lý – sự thiếu năng lượng, không thể cảm nhận niềm vui, mất đi mục đích sống, lo lắng gặm nhấm, và sự cô lập – thì bạn sẽ thấy được cảm giác cốt lõi đó, chính là sự xấu hổ, và nhục nhã.
Sự xấu hổ và nhục nhã ở đây không phải là theo cái nghĩa mà Sigmund Freud đề ra trong phức cảm Oedipus – những ham muốn biến thái và bốc đồng cơ bản của con người. Sự xấu hổ và nhục nhã ở đây chính là việc tự ghê tởm bản thân và sự bộc phát của những lời tự phê bình, “Mình không xứng đáng, mình không thể nào bằng người khác được, mình không quan trọng, nơi này không thuộc về mình”.
Với những suy nghĩ này trong đầu, chúng ta tự mặc định bản thân là người có lỗi trong mọi chuyện. Và cũng chính những suy nghĩ này là thứ dần khiến cho bạn bị trầm cảm, ngay cả khi cuộc sống vốn dĩ vẫn bình thường đến bao nhiêu.
Nhà phê bình nội tâm trong mỗi chúng ta có vẻ như là luôn đúng và có cảm giác như không thể nào tránh khỏi được, không thể nào bị câm lặng và đã bị hàn sâu trong tính cách của mỗi chúng ta. Nhưng sự thật không phải là như vậy.
Sự xấu hổ lớn lên ở những năm tháng tuổi teen, có khi là sớm hơn. Trong những căn phòng trị liệu tâm lý là những người có vẻ như đã vượt qua được những năm tháng đó nhưng sâu bên trong, họ vẫn còn cảm thấy bản thân mình là cái đứa nhóc dị hợm ở trường, con cừu màu đen, hoặc là cái đứa cố hoài mà vẫn không làm được gì nên hồn. Chúng ta đều có những nhà phê bình nội tâm kiểu đó. Nhưng có những người – những nghệ sĩ, những doanh nhân, những người trầm cảm lâu năm – họ sống gần gũi hơn với những nhà phê bình của họ. Họ bước đi trên phố mà những tiếng nói phê bình đó không còn là những giọng nói trong đầu họ, mà đối với họ, những giọng nói đó đã trở thành cái loa phát thanh. Brené Brown gọi những giọng nói đó là những con quỷ, Arianna Huffington gọi nhà phê bình nội tâm của cô là con bạn cùng phòng khó chịu, còn tôi gọi nhà phê bình của tôi là biên tập viên. Tôi luôn nghe tiếng biên tập viên của mình, lẩm bẩm nhắc đi nhắc lại những lỗi sai trong câu chữ của tôi, những thứ tôi đã có thể nói mà sẽ làm cho tình huống đỡ bối rối hơn.
Nhà phê bình trong mỗi chúng ta có vẻ như là luôn đúng và có cảm giác như không thể nào tránh khỏi được, không thể nào bị câm lặng và đã bị hàn sâu trong tính cách của mỗi chúng ta. Nhưng sự thật không phải là như vậy. Nhà phê bình này thực chất là sự phán xét của những người khác về bản thân chúng ta, dù là thực tế hay tự chúng ta tưởng tượng ra, và khi tâm trí chúng ta còn mong manh, chúng ta nội tâm hóa những lời phán xét, bình luận này, để chúng hàn sâu thành một nhà phê bình nội tâm. Sau đó, không có sau đó nữa. Những lời đánh giá và nhận xét của người khác có thể không trực tiếp làm chúng ta tổn thương, một nhận xét thoáng qua, một cái nhìn chằm chằm, hoặc một câu bình phẩm đơn thuần nhưng nghe giống chỉ trích thường là đã đủ để cho sự xấu hổ tự khắc ăn nhập vào suy nghĩ của chúng ta, và rồi nó như một con ký sinh trùng, lúc nào cũng bám lấy suy nghĩ của chúng ta, ăn hết đi sự tự tin mà chúng ta đã xây dựng, và quyết không bao giờ rời bỏ chúng ta.
Chúng ta cũng đánh mất đi sự ngây thơ của bản thân khi những niềm tin chúng ta có về cuộc sống bắt đầu lung lay và thay đổi. Một thành viên gia đình rời đi và không quay lại, thế là sự linh thiêng của khái niệm gia đình bỗng nhiên bị phá vỡ. Một sự kiện thế này có thể làm cho chúng ta cảm thấy như chúng ta đã mất đi những nguyên tắc của bản thân, mỏ neo đến bến cảng an toàn cũng đã rời xa chúng ta. Nếu như nhà, nơi mà chúng ta luôn có thể quay về, mất đi sự linh thiêng của nó, thì chúng ta còn có thể đi về đâu và tin ai được nữa? Từ nhỏ đến giờ chúng ta đã bao giờ được yêu thương chưa? Chúng ta còn có thể tin được ai nữa không? Chính sự mong manh này sẽ là thứ làm cho chúng ta cứng rắn và khô cằn hơn với thế giới xung quanh.
Và nếu như cuộc sống ở nhà là chưa đủ thì còn có trường học. Cài cúc áo bộ đồng phục vào, học sinh sẽ được khen nếu trả lời đúng, bị phạt nếu dám nói chuyện trong lớp, học sinh gần như không được tự khám phá sự tò mò và trí tưởng tượng của bản thân. Chúng ta, khi ở trường đều đang được nhào nặn thành một đơn vị của xã hội lý tưởng.
Khá tình cờ, nhưng đa số những người mắc chứng trầm cảm mà tôi phỏng vấn đều là những học sinh cá biệt. Họ cảm thấy chán nản – và giáo viên, hoặc là cố vấn tâm lý nói thế này với họ - rằng họ không có động lực học, hoặc bị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) – và nếu thẳng thắn nói ra, thì họ chỉ đang muốn nói rằng cái đứa nhóc này nó lười, bị đần và không muốn học. Những học sinh cá biệt này thường bỏ lớp để ngồi chơi game, để làm gì? Để được ở bất cứ nơi nào khác ngoài lớp học.
Những điều tôi nói trên đây có thể không có gì mới lạ lắm. Tuổi thơ và tuổi thiếu niên đóng một vai trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa trầm cảm phát sinh sau này. Trị liệu tâm lý thường dựa vào các chứng loạn thần kinh chức năng mà có thể đã được truyền cho chúng ta từ cha mẹ và cách mà chúng xuất hiện trong tiềm thức để ám ảnh chúng ta trong cuộc sống sau này. Nhưng người ta chỉ chú ý đến những thứ nổi trên bề mặt – bí mật gia đình, những cuộc cãi vã thê lương giữa bố mẹ và con cái, mấy ông chú lạm dụng, ông bố nghiện rượu,… - và sau đó họ chỉ gom hết những thứ này lại và cho rằng chúng là những yếu tố di truyền, rối loạn chức năng não.
Chúng ta, con người, thường rất bộp chộp cho rằng trầm cảm là một thứ gì đó thuộc về bệnh lý, trong khi sâu thẳm, cốt lõi của trầm cảm lại là một thứ mang tính cá nhân. Tìm được cái thứ gọi là trầm cảm trong cách mà chúng ta sống mỗi ngày, trong mối liên hệ giữa mỗi cá thể và thế giới sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với việc cố gắng tìm nó đâu đó trong não chúng ta. Và, có lẽ, thay vì chữa sự khốn khổ này bằng những loại thuốc xịn hơn và mắc tiền hơn, chúng ta có thể ngồi xuống, lắng nghe và hiểu những thứ làm cho chúng ta cảm thấy xấu hổ và tủi nhục, những thứ mà xã hội, những giáo viên, và ngay cả chúng ta, đang bắt những đứa trẻ phải chịu đựng, tại sao chúng ta không bắt đầu bằng việc giúp thế hệ sau này lấy lại sự ngây thơ của chúng?
Một bài học mà tôi đã học được từ tất cả những thứ này là viên thuốc thần kì không hề tồn tại, không có bài tập trị liệu hay tư thế thiền nào có thể chữa lành được những vết thương của chúng ta. Những thứ này có thể giúp ích, tất nhiên rồi, nhưng bí quyết thật sự thì rất đơn giản nhưng lại quá khó để nhận ra và chiêm nghiệm: Bí quyết thật sự chính là nhận ra rằng chi riêng bản thân chúng ta là đã đủ rồi. Rằng chúng ta không hề khác biệt, kỳ lạ, tan vỡ, hư hỏng, lầm lỗi, không được yêu thương hay không đáng thương. Nhưng thay vào đó, chúng ta vẫn luôn xứng đáng, kể cả với những thiếu sót của bản thân, chúng ta mạnh mẽ sau những tổn thương, dũng cảm trong những nỗi sợ hãi, chúng ta đủ tốt, chúng ta đều có tiềm năng, chúng ta độc đáo, tuyệt vời, và chúng ta cũng vẫn đang mò mẫm, cố tìm lấy một chỗ đứng trong cuộc đời này.
Tác giả: Elitsa Dermendzhiyska
Nguồn: Medium
Bản dịch của: Trần Hoàng Khanh - Quora Vietnam
Artwork: Depression by Erik Turner
Chuyện tử tế - Trần Văn Thuỷ
Đạo diễn Trần Văn Thuỷ
Những ngày qua đã có quá nhiều post về những điều không tích cực (chủ yếu về công ty lừa đảo Thiên Ngọc Minh Uy), vậy đóng lại năm 2016 này bằng một nội dung tích cực đã có cách đây 30 năm (tất nhiên xem xong thì vẫn nặng đầu thôi).
Bộ phim "Chuyên tử tế" - 1985 (gồm cả nội dung giới thiệu)
Đọc thêm: Đạo diễn Trần Văn Thuỷ nói về chuyên tử tế ngày nay (trả lời phỏng vấn RFA, đã có trong clip trên)
Clip giao lưu của ông Trần Văn Thuỷ nhân sự kiện 30 năm bộ phim "Chuyện tử tế" - Truyền hình VOV
Bộ phim "Hà Nội trong mắt ai" - 1982 - Được gọi là tập 1 của "Chuyện tử tế" (dù không liên quan gì)
Một số blogs thú vị (2016)
- Action.vn: thông tin về startup
- iSocial: cộng đồng iSocial trên Facebook (về online marketing và mạng xã hội)
- Online Marketing của EQVN: same same iSocial (dưng không ngon và nhiều bằng)
Công nghệ, Lập trình, Web:
- ABSTRACTION HUB - của ông ẻm Trương Đắc Bình, khá nhiều bài hay về UI/UX, cafe, book review
- Lập trình & Cuộc sống: chủ yếu dịch bài từ blog công nghệ của các bạn Mẽo
- TechMaster Blog: giống VinaCode, đôi khi anh em ở VinaCode lại quẳng lên đây trước
- Hanoi Scrum: thực hành scrum ở đất Hà Nội
- Tạp chí Lập trình: tùm lum cả
- Kipalog: Keep a log - tùm lum cả, dưng chủ yếu ngó cái Javascript/Angular
- Awwwards: nhanh mục web đẹp (đoạt giải)
- Webdesign Inspiration: web đẹp, tham khảo bét nhè
- Agile Hobo: .NET, Xamarin, Visual Studio,....
Thông tin & Nghiên cứu:
- Blog của GS. John Vu về khởi nghiệp & STEM (GS. John Vu chính là Dịch giả Nguyên Phong của cuốn sách Hành trình về Phương Đông)
- Nghiên cứu Quốc tế: kho tư liệu hay ho của nó
- Trạm Đọc (Read Station): cho các con mọt sách
- 3 SÀM: cho các loại thông tin "lề dân"
Tools & Toys:
- Video Grabber: tải video online (Youtube, Vimeo) về máy xem chơi (cái này là tool, éo phải blog)
- Tải với VIP link (FShare, ....) trực tiếp: linksvip.net - fastheme.com
- Xem bóng đá với AceStream/SopCast: LiveSport.ws (tiếng Nga) - TopBongBa
Khác:
- Phan Phương Đạt: nhân sự, đồ gỗ tự chế, nuôi trẻ - hay nhất: làm phòng cho bé gái
- The X file of History: lịch sử với cái nhìn mới (Facebook page, éo phải blog)
- Tolkien Legendarium Việt Nam: thế giới trong The Lord of The Rings (Facebook page, éo phải blog)
- Game Of Thrones (VN): về phim là chính, còn truyện đọc cả gần 10 năm nay mà vẫn chưa có đến tập cuối (Facebook page, éo phải blog)
- Hướng dẫn làm máy bay giấy: hình ảnh từ Google Search, Maker Space Flight (Pinterest)
Mười năm trước cũng có một cái post dư thế lày, giờ xem lại danh sách thì chết sạch, chỉ còn lại một vài cái là:
- Viet-Studies của GS. Trần Hữu Dũng (đội dư lợn viên phá cũng nhiều, cướp domain cũng lắm nên truy cập rất tậm tịt)
- Cái Tôi thì chuyển sang thành Tâm Ngã
- Thuận VietSpider thì đổi sang thành Tôi học Java
- Blog của bác TanNg thì chuyển sang WordPress, dưng giờ cũng chẳng mấy khi viết.
Vậy nên post ra đây để lúc nào cần lại mở cho nhanh vậy (rồi để 5-10 năm nữa review lại xem còn mấy cái sống)
Đọc báo, lời nguyện và phần mềm CMS
Đọc phần Tản văn của TBKTSG tuần trước có bài "Lời nguyện cầu nhỏ khi đọc báo", chợt nhớ lúc viết mã cho phần CMS mình để cái đoạn "nguồn" và "liên kết tới nguồn" để sau người dùng post bài của người khác vì viết rõ vào đó, rồi tạo link tới gốc để người đọc biết từ đâu mà ra. Cái này để "tử tế" với người bỏ trí não ra viết báo cho mình đọc, thì ít nhất là ghi nhận công sức của người ta một cách giản đơn nhất là ghi rõ tên tác giả, nguồn...
Sau đó triển khai cái này khắp nơi, thấy hoá ra rất ít người dùng nó. Giờ đọc tới "lời nguyện" này thì thấy hình như nó là văn hoá Việt rồi thì phải, "cướp" thì mới sướng.... haizzz....
Bệnh Tà dâm - nay đã ầm ĩ ở Việt Nam
Khi trước đọc báo, thấy việc chữa trị bệnh này hoàn toàn là chữa tâm lý, và các nước phương Tây cũng đã chữa trị từ lâu rồi. Gần đây thấy xuất hiện ở VN, nhưng chửa thấy nói đến việc chữa & trị thế nào. Nay đọc cái bài về bệnh tà dâm này trên Thanh Niên Online thì thấy khá kỳ quái, nhưng không bất ngờ.
Cuộc sống, xã hội sô bồ bận bịu nhiều, nhiều thứ bệnh sinh ra, nhiều suy nghĩ quái đản nảy sinh, nhưng mỗi cái ở VN hình như người ta chưa có chuẩn bị cho vấn đề này thì phải, mãi đến giờ cái nghề bác sỹ tâm lý chưa thấy phát triển mạnh ở Việt Nam, thế thì bấu víu vào đâu đây? Hay lại dzô cái khoa Tâm Thần của các bệnh viên?....
Để thêm thời gian, nhìn xem xã hội phản ứng ra sao....????!!!!
Sợ quá, người Việt Nam vẫn không chịu chú ý điều này
Híc, đọc mà sợ phát khiếp, không hiểu sao bây giờ người Việt Nam vẫn còn hớ hênh không chịu chú ý kỹ đến điều này nữa... Nhỡ có chấn thương tâm lý cho con trẻ thì liệu chúng lớn lên sẽ ra sao.... hix hix....
Mời đọc chi tiết ở VnExpress: Bắt gặp bố mẹ 'yêu' có thể ám ảnh trẻ suốt đời
Chuẩn bị hành trang cho trẻ em bước vào đời
Một học sinh lớp 8 bị giáo viên đánh gãy ngón tay
Vì nghi học sinh Cao Thanh Tùng viết mấy chữ xúc phạm đến một cô giáo, thày Trường đã dùng roi tre rượt đánh em này. Tại Trung tâm y tế huyện, Tùng được chụp X quang, xác định bị gãy đốt 2 ngón 5 bàn tay phải và chỉ định bó bột cẳng bàn tay tại bệnh viện tỉnh.
(http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2006/03/3B9E7BDD/)
Ở TPHCM có cô giáo bắt học sinh đứng xếp hàng ngoài nắng rồi tự vả vào mặt nhau. Thậm chí có trường hợp cô giáo bắt học sinh liếm ghế ở Trường THCS Liên Hoa (Hà Tĩnh).
Do bực tức vì học sinh không thuộc bài, hay trêu bạn trong lớp mà cô giáo chủ nhiệm lớp 4/1 Trường Tiểu học Bình San (Hà Tiên, Kiên Giang) đã bắt 3 học sinh nam lên bục giảng tụt quần rồi đánh cho chừa.
Có phụ huynh còn phản ánh có học sinh bị cô giáo dùng băng dính dán miệng vì tội hay nói chuyện trong lớp.
Có học sinh đã bị thầy cô giáo coi như tội phạm, bắt đeo bảng to trước ngực ghi rõ lý do phạt rồi bắt học sinh đó "diễu hành" quanh trường. Đó là "sáng kiến" của ba giáo viên gồm Lâm Thị Mông (chủ nhiệm lớp 7A5), Trần Thị Tường Thanh (chủ nhiệm 7A6) và Ngô Huy Tuấn (chủ nhiệm 7A10) - Trường THCS Phước Bửu (Xuyên Mộc, BR-VT).
Một học sinh mới 8 tuổi của Trường Tiểu học Hùng Vương (thị xã Vĩnh Long) đã từng bị cô giáo bắt quỳ gối để cả lớp tát vào mặt chỉ vì em viết chữ xấu.
Một học sinh lớp 4 của Trường Tiểu học N.T.C (Hà Nội) bị nghi ngờ lấy tiền của bạn. Cô giáo chủ nhiệm nghĩ ra cách điều tra là cho bạn theo dõi, cách ly, tác động bằng những lời lẽ nghi ngờ. Cậu học sinh bé bỏng đã không chịu nổi sự ghẻ lạnh của bạn bè, cuối cùng em bị sang chấn tâm lý, nhìn ai cũng thấy sợ.
[http://www.laodong.com.vn/pls/bld/display$.htnoidung(39,150697)]
Những bài báo trên đây rõ ràng là những lời cảnh tỉnh về tình hình giáo dục của nước ta. Chúng tôi cho rằng đã tới lúc phụ huynh học sinh phải vào cuộc. Các gia đình phải thẳng thắn nhận trách nhiệm của mình. Trong một cuộc trao đổi với talaCu vào tuần trước, ông Nguyễn Minh Hiển, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, góp ý: ”Rõ ràng trong những năm gần đây các bậc cha mẹ đã không làm tròn nhiệm vụ của mình trong việc nuôi dạy nên một thế hệ các em nhỏ đủ cứng cáp để bước vào môi trường mới là mái trường xã hội chủ nghĩa của chúng ta.”
Ông Hiển giải thích thêm: “Các em quá được nuông chiều ở nhà và không được chuẩn bị một cách thích đáng để tới trường. Thể chất thì yếu ớt, tinh thần cũng quá non nớt. Mới vụt mấy cái đã gẫy ngón tay. Rất dễ bị hoảng loạn thần kinh khi bị thầy cô trù úm.”
Nghe theo lời kêu gọi của Bộ Giáo dục, nhiều bậc phụ huynh đã chủ động đưa ra những biện pháp thích hợp để hỗ trợ cho trẻ tới trường. Hiện nay đã xuất hiện nhiều lớp học môn đỡ đòn cô giáo dành cho các lứa tuổi, do phụ huynh tổ chức. Về cơ bản, môn này dạy các cháu kỹ năng khéo léo và dẻo dai chịu đòn và tránh được những chấn thương lớn như gẫy răng hay gẫy chân tay.
Chị Võ Thị Loan ở quận Đống Đa, Hà Nội, có con trai học lớp 5, cho biết: “Bây giờ gia đình tôi đã yên tâm nhiều về sức chịu đựng của cháu rồi. Cháu có thể chịu đau, bị các bạn cùng tập đánh thâm tím mặt mày nhưng không kêu lấy một tiếng. Ngoài ra, cháu luôn nhớ là khi bị cô vụt thước kẻ thì thu các ngón tay lại. Cháu đang theo học piano nên bảo vệ các ngón tay là hàng đầu.”
Anh Đào Hồng Minh ở Hải Phòng, cha của một bé gái sáu tuổi, tâm sự, anh sẵn sàng cho con mặc quần áo dầy, đeo găng tay kể cả trong mùa hè, và thậm chí đội mũ bảo hiểm trong lớp, để vững vàng chịu đòn từ đầu tới cuối buổi học mà không phải bỏ học giữa giờ. Anh Minh nói thêm: “Quan trọng hơn, để theo được yêu cầu của trường học, chúng tôi đang dạy cháu chịu nhục. Đã thành thói quen, sau mỗi bữa ăn cháu lại liếm bàn ăn sạch trơn. Nếu hôm nào cháu liếm ẩu thì sẽ bị bắt tụt quần đi lại lông nhông trong nhà, kể cả khi có khách tới.” Anh hy vọng cháu sẽ kịp mất lòng tự trọng trước khi cháu bắt đầu lớp 1 vào tháng 9 tới này.
Hiện tại anh Minh cũng có kế hoạch tập cho cháu có thể tát bạn một cách thực thụ. “Tôi hơi lo là nếu cháu bị cô giao việc tát một bạn hư hay viết xấu mà cháu không làm được thì sẽ bị cô ghét.” Mỗi tuần anh lập lịch cho bé và chị bé tát nhau một buổi nhưng tới nay cả hai vẫn đều rất miễn cưỡng.
Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển hoan nghênh những cố gắng của các gia đình và khuyên các bậc phụ huynh nên kiên trì. Ông cũng khẳng định: “Nhiệm vụ của trường học là chuẩn bị cho các em vào đời. Xã hội Việt Nam hiện đại đòi hỏi những con người phải biết tàn bạo với kẻ yếu, run sợ trước kẻ mạnh, nịnh bợ những kẻ có quyền lực, và luôn luôn thủ đoạn. Do vậy, tát nhau, tụt quần, liếm ghế hay gièm pha nhau là những biện pháp sư phạm hết sức thiết thực để chuẩn bị hành trang cho các em bước vào đời.”
Theo ông Hiển, đề án tăng học phí của Bộ Giáo dục và Đào tạo sắp tới chính là để giúp cho các trường học hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ này của mình. Với lượng học phí cao hơn, các trường có thể tăng giờ học đạo đức lên gấp đôi, giúp các em có nhiều thời gian tập bị làm nhục, cũng như noi gương các thầy cô giáo làm nhục các bạn khác bằng nhiều hình thức phong phú đã được thử nghiệm tại nhiều trường như: treo bảng tố cáo lên người bạn không thuộc bài, lấy kẹp quần áo kẹp miệng các bạn nói chuyện riêng, bắt bạn quên khăn quàng đỏ liếm giày dép v.v… và v.v…
Ông Hiển cũng cho biết Bộ đang làm tờ trình lên UNICEF yêu cầu bổ xung Công ước Quyền trẻ em mà Việt Nam tự hào là một trong những nước đầu tiên tham gia. Theo ông, quyền được bị đánh đập và được bị chà đạp nhân phẩm là một trong những quyền cơ bản mà trẻ em trên thế giới cũng phải được hưởng như những trẻ em Việt Nam may mắn hiện nay.
Một sự ngạc nhiên nho nhỏ dành cho báo chí trong nước
Còn bây giờ thì nhảy zô cái sự "thú vị" này cái nào...
Trong 2 tháng vừa qua, đọc tá lả các bài góp ý cho Đại hội X của Đảng CSVN, thấy cũng nhiều cái hay (có những đoạn thấy thú vị nhất như yêu cầu đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam trở về cái tên ban đầu là Đảng Lao động VN, rồi đổi tên nước trở về "Việt Nam Dân chủ Cộng hoà" chứ không rêu rao một cách không sượng mồm cái kiểu CHXHCN VN nữa - Bài của GS. Tương Lai, đăng trên Tia Sáng, ở BBC có nhắc lại vấn đề này).
Trước đó thì một loạt bài về "Thời cơ vàng" của ông Nguyễn Trung phát tán tá lả khắp nơi, từ Tuổi Trẻ đến VietnamNet rùi các site khác nhau (và tất nhiên, các site ở nước ngoài không bỏ phí tình huống thú vị này, quý bạn muốn đọc thì ghé qua site của GS. Trần Hữu Dũng vậy - http://www.viet-studies.org/).
Và rùi bán độ, từ đó tòi ra ông PMU18 và bây giờ là 2 ông quan to nhất của Bộ GTVT đang "chửi nhau" trên báo chí và được dư luận đánh giá là những "lời nói không biết nhục nhã". Dân mình kể cũng vui, VN kể cũng vui, tất cả đều biết điều này (bằng kiểu gì thì không quan trọng), nhưng ai cũng giả vờ không biết, và đều giả vờ nhận định "đường lối" là tuyệt vời nhưng ai cũng biết là không phải vậy.
Từ cái vụ này, VietnamNet cho đăng lại cái bài của ông Nguyễn Sinh Hùng (Bộ trưởng Bộ Tài Chính) "doạ" các doanh nghiệp "sản xuất - lắp ráp" ô tô là "sẽ hạ thuế, và không thể hi sinh quyền lợi người tiêu dùng mãi được" để "diễn giải" cho cái quyết định của Bộ TC là đánh thuế đến 600% vào xe ô tô cũ nhập khẩu là "lời nói đi đôi với việc làm". Và ở góc độ cá nhân, tui thấy đáng ra phải viết rõ hơn là ông bộ trưởng ba láp (hay nói láo) hoặc gì đó... Và nhận tiện VNN cũng đăng lại một bài từ BBC, để bà con tham gia cho xôm tụ (bài này rất hay), nhằm "chỉ" ra rằng đằng sau đó là các nhóm lợi ích (nhóm nào thì dân mình đều biết, nhưng giả vờ không biết).
Với những diễn biến trên thì đúng quả là điều ngạc nhiên nho nhỏ dành cho báo chí trong nước.
Cuối cùng, xin vui lòng đọc tiếp bài này để nhìn lại 50 năm đã qua, liệu sau Đại hội X, "sự ngạc nhiên" này sẽ ra sao?
Và khi đó niềm tin của dân tộc, của người dân sẽ là ....
Nhà nước pháp quyền và vi phạm pháp luật
Cách đây 8 năm, được một ông bạn học trường Luật HN giải thích cho biết thế nào là "Tam quyền phân lập" và cũng giải thích cho biết đấy là mô hình nhà nước tiên tiến nhất thế giới (và bây giờ cũng thế - nhưng hình như là nhà nước VN không áp dụng mô hình này thì phải). Và trong khoảng 2 năm gần đây, cái cụm "nhà nước pháp quyền" được nghe rất nhiều. Và cá nhân thì mong ngóng VN mau chóng trở thành một nhà nước như vậy.
Và trong cái "lộ trình" đó, thì ngành Công an chợt nhận ra rằng việc quy định rằng "mỗi người chỉ có 1 xe máy" là vi phạm vào Hiến pháp, và gần đây quy định này đã được bỏ, sau đó các tỉnh và TP cũng bỏ cái quy định "củ chuối" này, duy có Hà Nội "nghìn năm văn hiến" vẫn quyết định giữ để "gìn giữ đặc thù". Khặc...
Cũng nhờ ông bạn giải thích, nên có biết là hiến pháp là nền tảng của mọi luật pháp của nhà nước, khi vi phạm vào hiến pháp nghĩa là vi phạm luật pháp, cho dù có thể giải thích bằng cách nào đi nữa thì vẫn làm vi phạm luật pháp. Ấy thế mà cái "ông Hà Nội" đang vi phạm luật pháp trắng trợn lại khen cái sự vi phạm luật pháp đó là "đặc thù Hà Nội". Đến đoạn này chợt nhớ mấy ông "giáo sư - viện sĩ" họp bình đưa ra mấy cái điều đặc trưng về Hà Nội, trong đó có đoạn "quen chống lại pháp luật" thấy cũng buồn cười, và cũng buồn cho cái nơi "nghìn năm văn hiến này".
Đọc báo chí thì cũng thấy một số vị nói sẽ kêu Quốc hội về cái vụ "quy định vi hiến" này, và cũng mong rằng nhà nước chúng ta có nhiều vị như vậy, để cho dân đen chúng tôi đỡ khổ....
Đọc nhiều nhất
-
Tại sao nhà Tây Sơn sụp đổ?
© Giang Lê - The X file of History Trong lịch sử Việt Nam tồn tại không ít các cuộc khởi nghĩa nông dân; tuy nhiên đỉnh cao nhất phải kể ... -
Đường Định mệnh (Sự nghiệp/May mắn)
Dẫn nhập: ngày trước cũng tò mò về cái chủ đề chỉ tay, rồi xem tay, rồi tự đọc và tìm hiểu loạn xị cả lên, thực ra kết quả chính là để loè g... -
Vui là chính: Ngựa khiêu vũ
Ngồi cả ngày ở nhà một mình với nhiệm vụ trông... đủ thứ. Làm việc mãi cũng chán, cắt tóc xong cũng chửa có việc gì làm, thế nên mở FunLis... -
Nếu không có thực lực, bạn chỉ là kẻ ăn bám
Dựa vào núi núi đổ, dựa vào người người chạy, chỉ có tự dựa vào chính mình mới là đáng tin cậy nhất. Ba mẹ có là ông nọ bà kia đi chăng nữa... -
10 kỹ năng & nguyên tắc giúp bạn trở thành chuyên gia
Kiến thức là vô cùng quan trọng và một điều tuyệt nhiên luôn đúng là nếu muốn thành công, bạn cần có một nền tảng kiến thức vững chắc. Tuy... -
Phim: Buddha – Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca
Bộ phim Buddha về cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ đản sanh đến niết bàn. Bộ phim lấy cảm hứng ( hoặc cũng có thể gọi là được chuyển t... -
Thiền Anapana là gì?
“Tâm trí này cứ đi lang thang bất cứ đâu mà nó muốn, bất cứ đâu nó mong cầu, bất cứ đâu nó cảm thấy dễ chịu, đầu tiên ta sẽ làm cho nó khôn...
Tham khảo
Liên kết web
Phân loại
Báo chí
(55)
Văn hoá
(33)
Tâm lý
(29)
Tán nhảm
(27)
Công nghệ
(25)
Blog
(17)
Xã hội
(16)
Nghề nghiệp
(15)
Phim
(15)
Quora
(14)
Con người
(13)
Kinh doanh
(13)
Nhạc
(13)
Cuộc sống
(11)
Kỹ năng
(11)
Marketing
(11)
Công cụ
(10)
Lập trình
(10)
Lịch sử
(10)
Sách
(10)
Cặp đôi
(9)
Phát triển
(9)
Thiền
(8)
Tình yêu
(8)
Tản mạn
(7)
Sức khoẻ
(6)
Chính trị
(5)
Giáo dục
(5)
Hạnh phúc
(4)
Kim Dung
(4)
Kiếm hiệp
(4)
Mạng xã hội
(4)
Phát triển cá nhân
(4)
Phần mềm
(4)
Tiền tệ
(4)
Tài chính
(4)
Thực hành
(3)
Tâm linh
(3)
Quản lý công việc
(2)
Quản lý thời gian
(2)
Tiếp thị
(2)
Chăm sóc khách hàng
(1)
Làm việc
(1)
Lãnh đạo cá nhân
(1)
Nguỵ biện
(1)
Quản lý cá nhân
(1)
Thương hiệu
(1)
Tình dục
(1)