Hiển thị các bài đăng có nhãn Weblog. Hiển thị tất cả bài đăng
Tại sao Blogspot - WordPress bị chặn và cách vượt qua mà không phải dùng VPN hoặc đổi DNS
Thế nhưng Blogspot và WordPress đều bị các ISP ở Việt Nam chặn toàn bộ (chặn DNS, đổi sang dùng Google DNS hoặc Open DNS là được), nghĩa là các web/blog có địa chỉ dạng .blogspot.com hay .wordpress.com đều không thể "truy cập bình thường" ở Việt Nam.
Vậy nên bài viết này đi tìm câu trả lời cho 2 câu hỏi:
- Tại sao Blogspot/WordPress bị chặn?
- Làm cách nào để vượt qua mà không phải dùng VPN hoặc thay đổi DNS? (để bất kỳ người dùng nào cũng có thể truy cập được).
1. Tại sao Blogspot/WordPress bị chặn?
Thông thường thì các dịch vụ kiểu này sẽ bị chặn khi:- Vi phạm pháp luật của Việt Nam
- Vi phạm "thuần phong mỹ tục" của Việt Nam
- Là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với các ISP ở Việt Nam
Vậy "chính trị" ở đây là gì? Là do hai cái nền tảng này ngon quá nên có kha khá các blog "không vừa mắt" theo quan điểm của Nhà nước Việt Nam, phần lớn là các blog kiểu "báo lề dân" đối lập với hơn 600 "báo lề đảng", điểm ra thì cũng được vài cái như: Boxit, Dân Làm Báo, Quan Làm Báo, Chân Dung Quyền Lực (Blogspot) hay Anh Ba Sàm (WordPress). Trước thì cũng không chặn, dưng hai cái hệ thống này lại ngon, khó/không hack vào được, tấn công cũng không xong, cướp cũng không nổi, thế nên có cái mệnh lệnh "từ nơi lạ" là chặn lại, vậy là chặn thôi (và đừng có hỏi hay thắc mắc).
Giờ thì rõ rồi chứ, vậy làm thế nào để không bị chặn nhỉ? Có mấy cách như sau:
- Google (Blogspot)/WordPress kiện Nhà nước Việt Nam về việc hạn chế sản phẩm của họ
- Nhà nước Việt Nam "tự dưng" thay đổi (hay còn gọi là "tự diễn biến") nên bỏ mệnh lệnh chặn đi.
Thế nên buộc phải chấp nhận, và tìm cách khác thôi.
2. Vượt qua như thế nào?
Thực ra đây mới chỉ là chặn DNS (cho đến tháng 12/2016), nghĩa là cái ISP ở Việt Nam mỗi khi có yêu cầu (request) vào các sites/blogs .blogspot.com hoặc .wordpress.com thì trả về lỗi là không tìm thấy nên người dùng bình thường sẽ thấy trình duyệt web báo lỗi (nên sẽ không vào nữa). Do đó để vượt qua một cách đơn giản thì đổi DNS của máy tính/điện thoại sang sử dụng máy chủ DNS của nước ngoài chứ không dùng máy chủ DNS của các ISP ở Việt Nam nữa. Ví dụ như:- Google DNS: 8.8.8.8 và 8.8.4.4
- Open DNS: 208.67.222.222 và 208.67.220.220
- Symantec (Norton) DNS: 199.85.126.20 và 199.85.127.20
Nếu dùng máy tính, trình duyệt là Chrome thì cài cái extension có tên là "Hotspot Shield" vào là xài được ngay, còn trên mobile thì có cả mớ, nhưng nên dùng loại app trả tiền cho nó xịn (trên iOS thì nên bỏ $3 ra mua cái VPN Master Pro là ngon, còn không thì cứ tìm cái app miễn phí Hotspot Shield là cũng đủ ngon).
Gọi là "đơn giản" nhưng thực ra không đơn giản vì người dùng bình thường không biết làm cái món này. Vậy liệu có cách thức nào đơn giản hơn nữa để người dùng "bình thường" có thể "truy cập bình thường"? Câu trả lời là CÓ.
Để thực hiện được câu trả lời này thì cần làm 2 bước sau:
Bước 1:
Chuyển sang sử dụng tên miền (domain) riêng chứ không dùng mặc định ở .blogspot.com hoặc .wordpress.com nữa. Khi đó thì cần chi phí mua một cái tên miền, khoảng 250k/năm rồi đưa vào hệ thống blogging.
Đối với Blogspot thì miễn phí (giống như cái blog này là dùng tên miền riêng - tyrionguyen.com), còn đối với WordPress thì phải sử dụng bản trả phí ($3/tháng - ít nhất là cho bản Personal)
Bước 2: (thực ra bước này chỉ áp dụng đối với Blogspot)
Do các tài nguyên ảnh khi biên tập nội dung trong Blogspot sẽ được upload lên máy chủ của Google, sẽ có các địa chỉ là bp.blogspot.com, điều này dẫn tới có dùng tên miền riêng thì vẫn bị chặn không hiển thị được ảnh (vì tất cả các địa chỉ kết thúc với .blogspot.com là bị chặn tuốt tuột, không phân biệt đó là cái gì cả), thế nên mới cần dùng "mẹo" để xử lý tình huống này.
Và cái "mẹo" này là chỉnh ảnh trỏ sang địa chỉ khác (chỉ là địa chỉ khác của Google, còn vẫn là hệ thống máy chủ này), và cái mẹo này đòi khỏi phải cập nhật vào mẫu (template) một vài dòng code Javascript, thế nên cần biết một chút "kỹ thuật" để sửa mã HTML của mẫu (template), còn hem biết thì tìm ai đó biết mà nhờ thôi 😛😛😛😛😛
Cụ thể là đổi các địa chỉ ảnh từ ".bp.blogspot.com" sang "lh4.googleusercontent.com" hoặc "lh5.googleusercontent.com", vì bản chất đây là hệ thống máy chủ dùng để host các nội dung của người dùng, nhưng có nhiều tên miền khác nhau (để sử dụng cho các dịch vụ khác nhau mà).
Cụ thể hơn thì chính là đoạn code Javascript tý xíu ở dưới (với giả định sử dụng jQuery - $):
$('img').each(function(){Đơn giản thế thôi, test thử bằng cách dùng điện thoại (tắt wifi đi rồi dùng 3G - của MobiFone hoặc VinaPhone) truy cập lại chính cái blog này sẽ thấy ngon lành và tất cả các ảnh đều hiển thị tốt 😃😃😃
this.src = this.src.replace(/[0-9]+.bp.blogspot.com/, 'lh4.googleusercontent.com');
});
Hoặc là có cách đơn giản hơn, nếu thấy cái template "Simple Magazine" hiện tại của blog này đủ ngon để dùng, thì chỉ cần lấy về dùng là xong (trong template có sẵn cái đoạn mã trên để điều chỉnh ảnh và cả những thứ khác liên quan rồi), thế thôi.....
Thuật ngữ Blog có nguồn gốc từ đâu?
“Blog” là một thuật ngữ có nguồn gốc từ cặp từ “Web Log” hay “Weblog” dùng để chỉ một tập san cá nhân trực tuyến, một quyển nhật ký dựa trên nền web hay một bản tin trực tuyến nhằm thông báo những sự kiện xảy ra hàng ngày về một vấn đề gì đó.
Nội dung và chủ đề của “blog” thì rất đa dạng, nhưng thông thường là những câu chuyện cá nhân, bản tin, danh sách các liên kết web, những bài tường thuật, phê bình một bộ phim hay tác phẩm văn học mới xuất bản và cuối cùng là những sự kiện xảy ra trong một nhóm người nào đó.
Blog la gi?
Trên thế giới, bình quân mỗi giây có 1 trang blog mới ra đời. Cứ mỗi 5 tháng, số lượng blog tăng lên gấp đôi.
Gần đây, giới báo chí truyền thông, nhất là trong lĩnh vực tin học thường nói nhiều về “blog”. Thậm chí, người ta gọi blog là loại hình trang nhà (homepage) của thế kỷ 21. Vậy thực ra “blog” là gì?
Thông thường thì một blog sẽ được thiết kế dựa trên cách tổ chức như sau: những tin mới nhất sẽ nằm trên cùng, để người xem blog dễ theo dõi và cập nhật thông tin. Mỗi “post” (bản tin) sẽ gồm có ba thuộc tính chính: tiêu đề (Tiltle) giống như tựa của mỗi bài báo, cho biết chung về nội dung bản tin, thời điểm gởi bài (Date/Time) cho biết ngày giờ bản tin được gửi hay cập nhật thông tin, và dĩ nhiên không thể thiếu phần nội dung bản tin (Main) nói lên thông tin muốn gửi đến mọi người. Do tính chất cá nhân của blog, nên những ý kiến hay câu chuyện này thường được viết theo kiểu “Theo ý kiến tôi”, hay “Tôi thấy rằng”… Ngoài ra, một phần nữa được xem là một đặc tính của “blog”, đó là “Comment” mang những thông tin phản hồi từ người đọc tin và dính liền với mỗi bản tin.
Có một câu hỏi được đặt ra là nếu cùng được ai đó tạo ra để đưa thông tin cá nhân lên Internet, và người đọc cũng dùng trình duyệt và cũng phải gõ vào một đường dẫn URL để có thể đọc được chúng, thì đâu là điểm khác biệt giữa hai thuật ngữ “blog” và “website cá nhân” này?
Điểm khác biệt đầu tiên là “blog” thường thay đổi nội dung nhanh hơn “website cá nhân”, sự thay đổi nội dung của “blog” xảy ra ngay khi có một bản tin mới với ngày cập nhật mới hơn bản tin trên cùng. Còn “website” thì ngược lại, thường được thiết kế theo dạng tĩnh, chậm thay đổi, và việc cập nhật của “website” thường thay đổi cả trang chứ không dựa trên bản tin mới như “blog”.
Thứ hai, dù rằng có rất nhiều công cụ trực quan để tạo web, nhưng người xây dựng và cập nhật web cá nhân vẫn còn phải hiểu biết rất nhiều loại định dạng tập tin và khuôn mẫu. Trong khi đó, rất nhiều máy chủ chứa “blog” cho phép người tạo “blog” cập nhật thông tin trực tuyến mà gần như chẳng phải làm gì cả. Chỉ cần vào trang chủ “blog”, gõ thông tin muốn cập nhật, sau đó bấm vào một nút có dạng như “Publish…” hoặc tương tự, và mọi việc hoàn tất.
Điểm khác biệt thứ ba là vấn đề giao tiếp giữa người đưa tin và người đọc tin trong “blog”. Dù có rất nhiều trang web cá nhân vẫn duy trì tính năng ghi sổ lưu niệm (guestbook), thì “blog” khuyến khích cao độ mối giao tiếp giữa người xem tin và người đưa tin dựa trên cùng lúc nhiều công cụ như “Comment”, “trackbacks”, “tag boards”…
Do tính thời sự của “blog”, có khi người ta dùng từ “blog” như một từ chỉ hành động đưa một sự kiện cá nhân nào đó lên Internet, kiểu như: “Đi du lịch cả tháng à? Có gì hay nhớ “blog” lên nhé!”
Mẫu (template) cho Blogspot dạng tạp chí đơn giản
Giờ đã hoàn thành ngon lành, để dùng một mình thì phí nên share ra đây để ai cần dùng thì cứ lấy về mà dùng.
Mẫu này có mấy tính năng sau:
- Hiển thị dạng tạp chí: hiển thị dạng slider (chỉ ở trang chủ - nhớ chỉnh cấu hình và nhập 1 dòng vào nội dung HTML ở phần bố cục, đó là cái nhãn sẽ tìm kiếm các bài nổi bật), chữ to, ảnh to, dãn cách lớn
- Hiển thị danh sách nội dung có hình ảnh lớn và chữ to
- Chia sẻ nội dung với một số mạng xã hội (Facebook, Twitter, Google+, Linked In, Pinterest)
- Hộp tìm kiếm
- Danh sách bài cùng chủ đề (cùng nhãn)
- Danh sách bài khác (bài mới nhất)
- Danh sách bài đọc nhiều nhất
- Danh sách nhãn/phân loại (labels/tags/categories)
- Đặt sẵn icon để sửa bài (khi xem chi tiết - nhớ chỉnh cấu hình để cho hiển thị cái edit icon này)
- Phân trang danh sách nội dung, mặc định 10 bài/trang (nhớ chỉnh cấu hình để cho hiển thị 10 bài trên trang chính)
- Hiển thị hệ thống bình luận của Facebook phía trước danh sách bình luận của Blogspot 😂😂😂 Thế nên muốn quản được còm thì cần đăng ký một cái app ở Facebook, đặt rõ ID của app và của account ở phần meta tags, còn nếu không muốn dùng hệ thống còm của Facebook thì tìm trong mẫu dòng sau và xoá đi là xong (<div class="comments fb-comments" data-colorscheme="light" data-numposts="7" data-width="100%"/>)
Đặc điểm công nghệ:
- Dạng responsive, chạy tốt trên tất cả các thiết bị từ mobile tới máy tính (sử dụng Bootstrap 3)
- Tự điều chỉnh menu thành 2 cấp (chỉ định các mục menu cấp 2 bằng cách đặt dấu gạch chân [ _ ] - underscore) ở vị chí đầu tiên
- Khi xử lý các nhãn, thì nhãn có nội dung "Nổi bật" sẽ được bỏ qua (vì đây là nhãn dùng cho hiển thị bài nổi bật dạng slide ở trang chủ)
- Sử dụng font Roboto của Google Fonts để đem lại cách hiển thị tốt nhất khi đọc nhanh
- Các icon đều sử dụng Font Awesome 4, độ phân giải cao mà dung lượng lại bé 😋
- Cuối cùng (và cũng là hay ho nhất) 😍😍😍: tất cả các ảnh (nội dung, nền, link, ...) đang hosted ở địa chỉ "bp.blogspot.com" sẽ được "chuyển" sang sử dụng "lh.googleusercontent.com" để tránh bị chặn bởi ISP Việt Nam (vì ISP Vietnam "nhận lệnh lạ" để chặn DNS của tất cả các site .blogspot.com hoặc .wordpress.com)
- Minified: đã nén toàn bộ CSS và Javascript để trang chủ còn khoảng 20KB (tải nhanh nhất đối với mobile)
- Original: không nén CSS và Javascript, để vọc hoặc muốn xem tui làm gì (kích thước các trang web sẽ tăng lên khoảng 2-3 lần)
Đọc nhiều nhất
-
Đường Định mệnh (Sự nghiệp/May mắn)
Dẫn nhập: ngày trước cũng tò mò về cái chủ đề chỉ tay, rồi xem tay, rồi tự đọc và tìm hiểu loạn xị cả lên, thực ra kết quả chính là để loè g... -
Tại sao nhà Tây Sơn sụp đổ?
© Giang Lê - The X file of History Trong lịch sử Việt Nam tồn tại không ít các cuộc khởi nghĩa nông dân; tuy nhiên đỉnh cao nhất phải kể ... -
Nếu không có thực lực, bạn chỉ là kẻ ăn bám
Dựa vào núi núi đổ, dựa vào người người chạy, chỉ có tự dựa vào chính mình mới là đáng tin cậy nhất. Ba mẹ có là ông nọ bà kia đi chăng nữa... -
Xem phim "Analyze This" của Robert De Niro
Hôm nọ có xem cái phim "Analyze This" của Robert De Niro về xem, thấy vui vui, nay giới thiệu sơ sơ với mọi người... -
10 kỹ năng & nguyên tắc giúp bạn trở thành chuyên gia
Kiến thức là vô cùng quan trọng và một điều tuyệt nhiên luôn đúng là nếu muốn thành công, bạn cần có một nền tảng kiến thức vững chắc. Tuy... -
Phim: Buddha – Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca
Bộ phim Buddha về cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ đản sanh đến niết bàn. Bộ phim lấy cảm hứng ( hoặc cũng có thể gọi là được chuyển t... -
Vui là chính: Ngựa khiêu vũ
Ngồi cả ngày ở nhà một mình với nhiệm vụ trông... đủ thứ. Làm việc mãi cũng chán, cắt tóc xong cũng chửa có việc gì làm, thế nên mở FunLis...
Tham khảo
Liên kết web
Phân loại
Báo chí
(55)
Văn hoá
(33)
Tâm lý
(29)
Tán nhảm
(27)
Công nghệ
(25)
Blog
(17)
Xã hội
(16)
Nghề nghiệp
(15)
Phim
(15)
Quora
(14)
Con người
(13)
Kinh doanh
(13)
Nhạc
(13)
Cuộc sống
(11)
Kỹ năng
(11)
Marketing
(11)
Công cụ
(10)
Lập trình
(10)
Lịch sử
(10)
Sách
(10)
Cặp đôi
(9)
Phát triển
(9)
Thiền
(8)
Tình yêu
(8)
Tản mạn
(7)
Sức khoẻ
(6)
Chính trị
(5)
Giáo dục
(5)
Hạnh phúc
(4)
Kim Dung
(4)
Kiếm hiệp
(4)
Mạng xã hội
(4)
Phát triển cá nhân
(4)
Phần mềm
(4)
Tiền tệ
(4)
Tài chính
(4)
Thực hành
(3)
Tâm linh
(3)
Quản lý công việc
(2)
Quản lý thời gian
(2)
Tiếp thị
(2)
Chăm sóc khách hàng
(1)
Làm việc
(1)
Lãnh đạo cá nhân
(1)
Nguỵ biện
(1)
Quản lý cá nhân
(1)
Thương hiệu
(1)
Tình dục
(1)