Hiển thị các bài đăng có nhãn VTV. Hiển thị tất cả bài đăng
Các clip phóng sự điều tra về bán hàng đa cấp bất chính/lừa đảo
Bóc Trần Thủ Đoạn Kinh Doanh Đa Cấp Lừa Đảo
VTV24 (Tác phẩm đoạt giải vàng Liên hoan Truyền hình Toàn quốc 2015)
Nhận diện đa cấp bất chính (đa cấp lừa đảo)
VTV1 (Bản tin thời sự)
Màn kịch trao thưởng tiền tỉ của đa cấp Thăng Long
An Ninh TV
Các phóng sự điều tra về Thiên Ngọc Minh Uy
Xem thêm một số clip do ANTV - Truyền hình Công an Nhân dân thực hiện:
Màn “chém gió” hùng hồn của đa cấp Thiên Ngọc Minh Uy
Chiêu bài “chạy làng” của đa cấp Thiên Ngọc Minh Uy
Giáo sư Cao Xuân Hạo, VTV và văn hoá tang lễ
Hôm nay ngứa ngoáy thế quái nào mà đọc thấy cái bài viết của ông Trần Ngọc Thêm (nói riêng là mình khoái cái ông Thêm này ở chủ đề văn hoá lúa nước của người Việt) thế nên tò mò đọc, đọc xong lộn hết cả ruột vì cái "văn hoá đẳng cấp" của cái nước Việt chúng ta nên cóp-pi rồi pót lại ở đây để hầu quí bạn ghé thăm đọc chơi.
GS. Cao Xuân Hạo
TỪ CHUYỆN GS. CAO XUÂN HẠO VÀ ĐÀI TRUYỀN HÌNH VTV, BÀN VỀ VĂN HOÁ TANG LỄ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm, Đại học Quốc gia TP. HCM
Ghi chú của tác giả: Đây và version 2.0 của bài viết về GS. Cao Xuân Hạo và đài VTV (sau khi thẩm tra lại các chi tiết và suy nghĩ thêm về khía cạnh văn hoá học của vấn đề).
------------------------------
I- SỰ KIỆN
Chiều 24-10-2007 vừa qua tôi đi viếng GS. Cao Xuân Hạo về. Lòng thấy buồn. Phần buồn vì thương tiếc Anh. Phần buồn vì suy nghĩ lan man quanh chuyện "văn hoá tang lễ".
Số là sau khi vào viếng GS. Cao Xuân Hạo ra PGS.TS. Hoàng Dũng (một thành viên của Ban tang lễ) đã kể cho tôi nghe câu chuyện về "bếp núc" của tang lễ này.
Chuyện rằng hôm trước anh - Hoàng Dũng - mang giấy báo tử và bản tin buồn về sự ra đi của GS. Cao Xuân Hạo do Ban tang lễ và gia đình soạn thảo tới Văn phòng đại diện Đài truyền hình VTV để liên hệ đăng cáo phó.
Sau khi xem xong hai thứ giấy tờ cô nhân viên tiếp khách băn khoăn hỏi: "Thưa bác (PGS.TS. Hoàng Dũng tuy chưa già nhưng tóc đã bạc trắng cả) bác còn thứ giấy tờ nào nữa không?"
"Tôi không hiểu - PGS. Hoàng Dũng trả lời - tôi nghĩ hai thứ giấy này và danh tiếng của GS. Cao Xuân Hạo đã là quá đủ. Ý chị muốn hỏi loại giấy nào?"
"Cháu muốn nói đến giấy chứng nhận 45 năm tuổi Đảng. VTV chỉ đăng cáo phó cho những người có 45 năm tuổi Đảng (trở lên?). Bác không biết chứ mỗi phút lên hình ở đài cháu là tiền cả đấy. Nếu bác đăng quảng cáo thì phải tốn 25-30 triệu còn nếu có giấy chứng nhận 45 năm tuổi Đảng thì chỉ mất có 300 nghìn đồng thôi".
Một vị giáo sư đến viếng có mặt lúc đó bèn cho biết thêm là mấy tháng trước khi PGS.TSKH. Nguyễn Hữu Đức - một nhà toán học đương kim Hiệu trưởng Trường đại học Đà Lạt - qua đời Trường đại học Đà Lạt đã không thể đăng tin buồn trên VTV cũng vì chính cái quy định 45 năm tuổi Đảng đó nên đành phải đăng cáo phó trên Đài truyền hình Hà Nội để bạn bè và đồng nghiệp trên đất Bắc biết tin.
PGS.TS. Đặng Ngọc Lệ một thành viên khác trong Ban tang lễ GS. Cao Xuân Hạo cũng thông tin rằng vừa trong tuần trước ông Trần Duy Châu một cán bộ giảng dạy văn học lâu năm nguyên phó hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Tp. HCM 58 tuổi Đảng đã không thể đưa lên Nghĩa trang thành phố ở Thủ Đức mà phải đưa về Củ Chi vì có quy định là Nghĩa trang thành phố ở Thủ Đức chỉ dành cho những người có 60 năm tuổi Đảng mà ông Châu thì còn thiếu tới 2 tuổi!
Nghe chuyện mọi người (mà toàn là các nhà trí thức cỡ "nhỡ" trở lên cả) chỉ còn biết lắc đầu.
II- BÀN LUẬN
Tôi hiểu rằng VTV là Đài truyền hình trung ương phát sóng cả nước. Không thể bất kỳ ai đưa cáo phó đến cũng nhận đăng được. Nếu thế có mà phải thành lập riêng một kênh chuyên đăng cáo phó! Thành thử phải đặt ra nguyên tắc phân loại. Chọn những người có 45 năm tuổi Đảng chính là một nguyên tắc phân loại như thế. Vấn đề chỉ còn là nguyên tắc phân loại ấy có hợp lý hay không mà thôi.
Mới nghe qua thì thấy rất ổn. Những đảng viên lâu năm và cán bộ cao cấp được ưu tiên là phải.
Song nếu nghĩ kỹ sẽ thấy không ít điều bất ổn trong đó.
Điều bất ổn thứ nhất là ở chỗ nguyên tắc phân loại này phát huy một nét xấu của văn hoá truyền thống Việt Nam hình thành từ thời phong kiến đến nay - đó là tính đẳng cấp.
Thời phong kiến đẳng cấp vua chúa quý tộc luôn nắm mọi độc quyền ưu tiên trong xã hội.
Thời kỳ bao cấp cái tính đẳng cấp mà cha ông chúng ta đã làm cách mạng để cố gắng xoá bỏ ấy vẫn tiếp tục tồn tại dưới nhiều hình thức như quyền cấp phát nhà ở (biệt thự hay chung cư) quyền cấp xe volga (đen hay trắng) tem phiếu thực phẩm (mua ở cửa hàng Tông Đản - một cửa hàng chuyên bán thực phẩm cho cán bộ cao cấp ở phố Tông Đản gần Ngân hàng Trung ương Hà Nội - hay cửa hàng phường xóm) v.v. Cùng với đời sống khá lên tem phiếu thực phẩm đã từ lâu không còn. Quyền cấp phát nhà gần như cũng đã chấm dứt. Quyền cấp xe riêng thì vẫn còn nhiều vị đã nghỉ hưu rồi mà vẫn khư khư giữ cái xe đen mà nhất định không chịu trả; tuy nhiên cũng thấy đang đưa ra bàn thảo là hay thôi không cấp xe nữa mà trả vào lương...
Riêng cái chuyện chết lạ thay ít thay đổi nhất. Việc phân chia ngôi thứ theo đẳng cấp khi đăng cáo phó khi chôn cất hình thành từ thời bao cấp đến nay vẫn còn nguyên vẹn không suy suyển. Đẳng cấp nào thì được đăng cáo phó thế nào; đẳng cấp nào thì được chôn ở đâu (ở Hà Nội là nghĩa trang Mai Dịch hay Văn Điển ở Tp. HCM là Nghĩa trang Thủ Đức hay Củ Chi). Phải chăng vì người Việt ta quá coi trọng cái chết (đến mức không thể nào thay đổi được) hay ngược lại là quá coi thường cái chết (đến mức xem là không đáng bận tâm chuyện thay đổi)? Hay đơn giản là vì người đã chết rồi thì đâu có thể đấu tranh cho mình được nữa; còn người sống thì đang lúc tang gia bối rối dễ tặc lưỡi cho qua khi tang lễ đã xong rồi thì còn nói làm gì nữa!
Điều bất ổn thứ hai là ở chỗ nguyên tắc phân loại theo đẳng cấp này đi ngược lại một nét tốt đẹp của văn hoá tang lễ truyền thống là tính dân chủ: người Việt Nam bảo nhau: "chết là hết" quan chức hay phó thường dân rồi cũng trở thành cát bụi ghen đua kèn cựa mà làm gì. "Nghĩa tử là nghĩa tận" - mọi lỗi lầm gì cũng được (ít nhất là tạm thời) bỏ qua để cư xử với người chết một cách nhân ái yêu thương nhất.
Điều bất ổn thứ ba là ở chỗ nguyên tắc phân loại theo đẳng cấp này đã vô tình duy trì một nét xấu của văn hoá truyền thống Việt Nam là tính cào bằng: văn hoá nông nghiệp là văn hoá trọng tĩnh đã lọt vào đẳng cấp nào là yên vị ở đẳng cấp đó chứ ít khi bị xáo trộn thay đổi. Quan chức có lỗi thường không bị kỷ luật mà được "chuyển ngang" hoặc "đá lên". Nó không khuyến khích sự phát triển là cái rất cần thiết cho xã hội Việt Nam hiện đại.
III- GIẢI PHÁP
Trước cái chết tốt nhất là ứng xử sao cho bình đẳng dân chủ theo phương châm "nghĩa tử là nghĩa tận".
Song nếu cứ phải lựa chọn phân loại thì hãy lựa chọn phân loại sao cho khuyến khích phát triển.
Không ai chối cãi được rằng VTV là Đài truyền hình của Nhà nước - một nhà nước XHCN của dân do dân vì dân. Do vậy nếu phải lựa chọn để đăng cáo phó thì không nên lựa chọn một đẳng cấp một tầng lớp mà là phải chọn những người có công với nhân dân đất nước. Lựa chọn một đẳng cấp một tầng lớp là lựa chọn tĩnh nó hướng đến sự ổn định còn lựa chọn người có công là lựa chọn động nó hướng đến sự phát triển.
Ai là người có công với nhân dân đất nước? Có phải những người có 45 năm tuổi Đảng không?
Xin thưa: không phải. 45 năm tuổi Đảng là rất đáng quý. Nhưng đó chỉ là chuyện "thâm niên" (đánh dấu thâm niên đó đã có huy hiệu và giấy chứng nhận). Mà "thâm niên" thì không phải là thành tích: Một người có 45 năm tuổi Đảng rất có thể là một người có công với nhân dân đất nước; nhưng cũng có thể là một người chẳng có gì ngoài cái thâm niên 45 năm tuổi Đảng ấy!
Các các cán bộ cao cấp có phải là người có công với nhân dân đất nước hay không? Thường là như vậy nhưng không phải lúc nào với ai cũng là như vậy. Có những người rất hiền lành giao lá cờ nào thì giữ lá cờ ấy nhưng không phất; khi bị nhân dâu truy hỏi Quốc hội chất vấn thì nói quanh co hoặc chống chế rằng tôi bất lực tôi không làm được gì là do lỗi của cơ chế (gần đây có từ mới là "lỗi hệ thống") tôi vô can! Còn với những cán bộ có lỗi lại được chuyển ngang hoặc "đá lên" tệ lắm là cho "hạ cánh an toàn" thì càng không thể nói là có công với nhân dân đất nước được. Không phải ngẫu nhiên mà một hai năm nay báo chí hay nói bóng gió đến việc quan chức Việt Nam chưa học được "văn hoá từ chức"!
Có lẽ chỉ có hai loại có thể xem là "có công":
Thứ nhất là các anh hùng trong chiến đấu và lao động những người được nhận những giải thưởng của nhà nước giải thưởng Hồ Chí Minh. Các cán bộ cao cấp cũng phải được phong anh hùng được trao giải thưởng thì mới xem là người có công lớn được. Các nhà lãnh đạo cao cấp (cao hơn khái niệm "cán bộ cao cấp") của Liên Xô trước đây không phải ai cũng có huân chương Lênin.
Thứ hai là các nhà hoạt động văn hoá khoa học có tác phẩm công trình tên tuổi được thừa nhận trong và ngoài nước.
Trở lại chuyện GS. Cao Xuân Hạo tôi cho rằng ông là một nhà khoa học như thế. Tên tuổi ông được khẳng định bằng sách vở cả trong nước và ở nước ngoài. Mở cỗ máy tìm kiếm Google ra sẽ thấy tên "Cao Xuân Hạo" được nhắc tới khoảng 9.300 lần. Không nghi ngờ gì ông xứng đáng được đăng cáo phó ở Đài truyền hình Trung ương. Không nói ai cũng biết giữa 15 dành cho chương trình "Tạm biệt Vàng Anh" đầy tai tiếng và tốn kém với 1 đăng cáo phó cho một nhà khoa học tên tuổi việc nào đáng làm hơn!
Nhà đài cũng nên xem lại cái giá 30 triệu với 300 ngàn. Chênh lệch vật chất lớn quá rất dễ sinh ra đặc quyền đặc lợi sinh ra tham nhũng. Có công thì được thuởng. Có việc thì phải bỏ tiền ra. Trong nền kinh tế thị trường này mọi thành phần kinh tế nên bình đẳng như nhau. Có như vậy thì đất nước mới phát triển được. Nếu vì chỉ có một đài trung ương mà nhu cầu lớn quá thì có lẽ cũng nên chấp nhận cho mở đài truyền hình tư nhân. Nhà nước cần vượt qua cái mặc cảm lúc nào cũng lo lắng về an ninh chính trị. Trước đây ta cấm "nghe đài địch" (thời những năm 60-80 một cái đài bán dẫn cũng phải đăng ký để quản lý); nay không nhắc đến cấm đoán đó nữa ai nghe BBC thì cứ nghe có thấy sao đâu ngoại trừ việc nhận thức và trình độ dân trí tăng lên. Hoàn toàn có thể cho mở đài truyền hình tư nhân với điều kiện chỉ cho chuyên về giải trí quảng cáo (và đăng cáo phó tất nhiên). Lúc có đối thủ cạnh tranh nguồn quảng cáo chắc hẳn VTV sẽ bớt độc quyền hơn sẽ làm việc tốt hơn và có trách nhiệm cao hơn trước nhân dân và đất nước.
Clip hài xuất sắc trong năm
Nhưng cái clip này thì đúng là tuyệt nhất, độ nét phải gọi là cao nhất, âm thanh cử động cứ gọi là tuyệt vời. Và đề nghị năm nay Hiệp hội phim ảnh cần phải trao giải "clip hài hước nhất trong năm" mới đúng.
Version 1 - Copyright (c) 2007 VTV Humor
Version 2 - Copyright (c) 2007 Someone
Thu thập từ quán trà đá ven đường: thấy mấy ku bẩu cái clip này phải quay 6 lần mới được cái cảnh khóc lóc um tỏi, đếu biết có tin được không nữa!!!!!
Có 2 cái link sau:
- Cái thứ nhất đáng để đọc: HuyBờm Bờ-nốc
- Cái thứ nhì, rất nhảm nếu rảnh thì đọc: Tắc Kè
Giờ làm việc tiếp, đợi xem chúng nó gọi xem "Nhật ký Vàng Anh - Phần 4" thì viết gì thì viết....
Đọc nhiều nhất
-
Đường Định mệnh (Sự nghiệp/May mắn)
Dẫn nhập: ngày trước cũng tò mò về cái chủ đề chỉ tay, rồi xem tay, rồi tự đọc và tìm hiểu loạn xị cả lên, thực ra kết quả chính là để loè g... -
Phim: Buddha – Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca
Bộ phim Buddha về cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ đản sanh đến niết bàn. Bộ phim lấy cảm hứng ( hoặc cũng có thể gọi là được chuyển t... -
Xem phim "Analyze This" của Robert De Niro
Hôm nọ có xem cái phim "Analyze This" của Robert De Niro về xem, thấy vui vui, nay giới thiệu sơ sơ với mọi người... -
Nguyệt Ánh: Chill-out là thương hiệu của tôi
Chủ đề cuộc gặp lần này xoay quanh dự án Nguyệt Ánh Chill-out của Nguyệt Ánh đang được chú ý trên báo chí, trong các forum âm nhạc và cả ở ... -
Nếu không có thực lực, bạn chỉ là kẻ ăn bám
Dựa vào núi núi đổ, dựa vào người người chạy, chỉ có tự dựa vào chính mình mới là đáng tin cậy nhất. Ba mẹ có là ông nọ bà kia đi chăng nữa... -
36 câu hỏi để yêu nhau
20 năm trước, nhà tâm lý học người Mỹ Arthur Aron đã tự soạn ra một bộ 36 câu hỏi, với mục đích khiến cho hai người hoàn toàn xa lạ yêu nhau... -
Hiệu ứng domino và bí quyết tạo lập chuỗi các thói quen tích cực trong cuộc sống
Các hành vi của con người đều có mối liên hệ tương tác lẫn nhau Hãy lấy ví dụ về trường hợp của Jennifer Lee Dukes. Sau hơn 2 thập kỷ, từ k...
Tham khảo
Liên kết web
Phân loại
Báo chí
(55)
Văn hoá
(33)
Tâm lý
(29)
Tán nhảm
(27)
Công nghệ
(25)
Blog
(17)
Xã hội
(16)
Nghề nghiệp
(15)
Phim
(15)
Quora
(14)
Con người
(13)
Kinh doanh
(13)
Nhạc
(13)
Cuộc sống
(11)
Kỹ năng
(11)
Marketing
(11)
Công cụ
(10)
Lập trình
(10)
Lịch sử
(10)
Sách
(10)
Cặp đôi
(9)
Phát triển
(9)
Thiền
(8)
Tình yêu
(8)
Tản mạn
(7)
Sức khoẻ
(6)
Chính trị
(5)
Giáo dục
(5)
Hạnh phúc
(4)
Kim Dung
(4)
Kiếm hiệp
(4)
Mạng xã hội
(4)
Phát triển cá nhân
(4)
Phần mềm
(4)
Tiền tệ
(4)
Tài chính
(4)
Thực hành
(3)
Tâm linh
(3)
Quản lý công việc
(2)
Quản lý thời gian
(2)
Tiếp thị
(2)
Chăm sóc khách hàng
(1)
Làm việc
(1)
Lãnh đạo cá nhân
(1)
Nguỵ biện
(1)
Quản lý cá nhân
(1)
Thương hiệu
(1)
Tình dục
(1)