Hiển thị các bài đăng có nhãn Sức khoẻ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hội chứng "Trên to - Dưới tịt" và chuyện đá bóng
Vẫn thường nói là dân văn phòng ngồi nhiều hay mắc một số chứng bệnh, giả tỷ như gai đôi cột sống, trĩ,... hay gì đó, và cách tốt nhất để tránh là tập thể thao, thế là gào mãi chẳng xong...
Chợt nhớ mấy hôm trước có lưu lại một bài trên Tuổi Trẻ về hội chứng "Trên to - Dưới tịt" viết về các ông thích nhậu, to phừ ra rồi vợ nó bỏ vì khi đó các ông chỉ là "chim cảnh", thế nên post lại ở đây đọc chơi, và cho cả mấy chú đọc cùng
Nguồn: Tuổi Trẻ Online - 23/11/2006
Phàm những anh bụng to thường được thiên hạ khen rằng "phát tướng - phát tài" đều có nỗi niềm riêng với vợ, và đều không dám nói ra.
Mỗi lần “nuy” phải "phơi" khối mỡ khổng lồ, lại thêm tay chân cứng ngắc cứ vụng về, lúng túng... Đã thế, mỡ nhiều lại làm "lún" và che khuất “vũ khí tối thượng”, khiến "súng" bị đẩy vào… trong bụng chừng 1 - 1,5 cm.
Nhưng đến khi "vào cuộc" mới khổ. Cái đầu thì hăng máu gà, nhưng "của quí" bỗng trở nên khó bảo. Thà nó ngóc đầu lên chầm chậm còn đỡ… nhục, đằng này nó nằm ì ra như một kẻ bị liệt. Bà xã nào thông cảm, dễ tính còn đỡ, chẳng may anh nào có vợ dạng "bốc lửa ngùn ngụt" thì giận dỗi, nghi ngờ, chả có cách gì mà thanh minh được.
Đây chính là nỗi niềm u uất nhất của những anh béo bụng bị tiểu đường type II! Người ta đã thống kê rằng đàn ông mà vòng eo trên 90cm thì khả năng bị tiểu đường type II rất dễ xảy ra.
Tôi đã gặp một chàng có cái bụng xem xem bà bầu đi khám thai lần cuối, ngồi cạnh quạt máy mà mồ hôi chảy ròng ròng, còn dây lưng quần thì ở trạng thái "xin được giải thoát". Anh đến với một tờ xét nghiệm mà chỉ cần liếc sơ cũng chẩn đoán ngay 3 chữ đái tháo đường (tiểu đường). Đái nhiều thì chính xác hơn với trường hợp này, còn đái ra… ngọt như đường cát thì lại chưa phải. Vừa đái xong mà bầy kiến phát tín hiệu rủ nhau xông đến đánh chén lại dành cho mấy anh đái đường ốm nhe ốm nhách (type I).
Tiểu đường kiểu gì thì cũng rối loạn tùm lum. Nào là nó làm gia tăng sản xuất các gốc tự do gây già trước tuổi. Nào là nó làm giảm sản sinh Nitric oxid (NO) là chất có tác dụng làm giãn cơ trơn tối đa để máu tràn vào thể hang khiến "súng" đang ngủ yên bỗng "đứng dậy" kiêu hãnh, ra dáng. Thiếu NO, "súng" của mấy anh này chả thèm theo lệnh chủ, cứ nằm ì ra.
Đàn ông tiểu đường thường tóc bạc sớm, rồi mệt mỏi, lúc có tí bia thì "khí thế", nhưng qua cơn bia cơ thể cứ nhức chỗ này, đau chỗ nọ. Đã không mang lại niềm vui cho bà xã, lại còn trêu ngươi bằng tiếng ngáy cỡ bễ lò rèn. Lúc phì phò, lúc rống lên òng ọc, nhưng lại có lúc ngưng như… tắt ngúm. Có bà ôm gối ra ngủ riêng. Có bà không thể "ăn kiêng" mãi đành kiếm một anh "bồ nhí" để hú hí mỗi tối cô đơn. Rốt cuộc, ông "ăn nhậu" thì bà "ăn nem".
Trong khi "nem" của bà hừng hực và mùi mẫn thì "cục ngáy" to xác lại bại trận đến thảm hại. Trở lại chuyện "trên to, dưới tịt" giáo sư Paul Zimmet, giám đốc Trung tâm Phối hợp Chống bệnh Tiểu đường và Viện Nghiên cứu bệnh Tiểu đường thuộc Tổ chức Y tế Thế giới, đã so sánh: "Tỉ lệ bệnh tiểu đường ở châu Á giờ đã vượt xa châu Âu chừng 2,5 lần do sự "Coca-Cola hoá" lối sống bằng việc thực phẩm từ gạo được thay bằng những đồ ăn, thức uống kiểu phương Tây nhiều chất béo, đường và bia, rượu…".
Các nhà tình dục học thì chỉ tận nơi rằng: Tiểu đường sẽ gây tổn thương thần kinh ngoại vi đặc biệt là các nhánh thần kinh đi vào "chỗ ấy". Thế là khi cần giãn cơ trơn thì nó cứ lùng bùng không giãn được. Rồi động mạch, tĩnh mạch "chỗ ấy" bị xơ hoá, bị tổn thương… tất cả biến "chú chim bé bỏng" phải câm “tiếng hót” trở nên vật vờ, cú rũ...
Tiểu đường type I (do hỏng tế bào sản xuất insulin) chỉ chiếm 10% trong tổng số, còn tiểu đường loại "phì nhiêu, màu mỡ" chiếm tới 90%, mà chủ yếu do chúng ta thay đổi thói quen ăn uống, đặc biệt là nhậu nhẹt quá nhiều. Nói thế, có anh sẽ gân cổ lên mà cãi: Cú rũ cỡ nào lại chả có thuốc, tôi mua Viagra, Cialis, hay Levitra, cùng lắm thì tiêm Papaverin, hay nhét vào "ống" viên Muse…
Các bà cứ quan trọng hóa! Cách "cãi chày cãi cối" này thường thấy ở mấy anh đã được “sắc phong” lên hàng "bợm", loại này thì biến chứng của tiểu đường đã tèm lem. Nào thiếu máu cơ tim, nào mắt mờ, nào thận yếu, gan nhiễm mỡ…
Tuy nhiên, vẫn còn đường sống với những anh biết tu tỉnh. Nếu can đảm "cai sống" những buổi tối “dzô, dzô” rồi tăng cường vận động thì "trên xẹp, dưới được giải phóng". Tiểu đường type II là loại có thể điều trị để "cứu vớt" cánh đàn ông khỏi cảnh "thua trên sân nhà". Cũng đừng hi vọng hão huyền rằng: Sau khi thoát khỏi cái “bụng bầu bia mỡ” là được tiến quân trên đường dài nhậu tiếp, bởi nguy cơ "trên to, dưới oải" vẫn còn rình rập.
Tôi đã gặp anh tài xế 3 tháng giảm 18kg được vợ cấp bằng "ưu tú". Nhưng sau 5 tháng cầm lòng nhậu không đặng, anh tăng lại đủ 18kg và tình trạng bây giờ là "xìu hẳn". Cô vợ có hôn thú ly dị, cô "phòng nhì" lờ luôn, còn một cô mới thử theo kiểu "nháp" cuỗm được chút tiền rồi cũng "bay xa". Các ông hãy nhớ rằng: Đừng để lối sống bia bọt, ăn uống vô độ biến mình thành anh “hoạn” sớm! Nên nhớ, chả có hoạn nào đau bằng hoạn mà “công cụ” vẫn còn nguyên xi!
Bệnh Tà dâm - nay đã ầm ĩ ở Việt Nam
Khi trước đọc báo, thấy việc chữa trị bệnh này hoàn toàn là chữa tâm lý, và các nước phương Tây cũng đã chữa trị từ lâu rồi. Gần đây thấy xuất hiện ở VN, nhưng chửa thấy nói đến việc chữa & trị thế nào. Nay đọc cái bài về bệnh tà dâm này trên Thanh Niên Online thì thấy khá kỳ quái, nhưng không bất ngờ.
Cuộc sống, xã hội sô bồ bận bịu nhiều, nhiều thứ bệnh sinh ra, nhiều suy nghĩ quái đản nảy sinh, nhưng mỗi cái ở VN hình như người ta chưa có chuẩn bị cho vấn đề này thì phải, mãi đến giờ cái nghề bác sỹ tâm lý chưa thấy phát triển mạnh ở Việt Nam, thế thì bấu víu vào đâu đây? Hay lại dzô cái khoa Tâm Thần của các bệnh viên?....
Để thêm thời gian, nhìn xem xã hội phản ứng ra sao....????!!!!
Siêu âm ảnh hưởng đến não đang phát triển
Siêu âm - công nghệ quen thuộc chụp ảnh em bé trong bụng mẹ - dường như làm thay đổi sự phát triển của các tế bào thần kinh trong não phôi chuột. Các nhà khoa học Mỹ nghi ngờ ảnh hưởng này cũng xảy ra với bào thai người.
Nguồn: VnExpress
Óc và tủy không phải là thức ăn bổ dưỡng
Nay post lại để lúc nào đó đọc lại, hoặc phổ biến cho người khác biết.
Óc và tủy không phải là thức ăn bổ dưỡng
ThS. Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng
Nguồn: Tạp chí Sức khoẻ và Đời sống (đăng lại trên VnExpress)
Nhiều người quan niệm “ăn gì thì bổ nấy”. Ví dụ ăn óc thì bổ óc, giúp trẻ thông minh, người lớn, người già thì chống được bệnh đau đầu; hay ăn tim thì bổ tim, ăn thận thì bổ thận… Điều đó có thật sự đúng không?
Trước hết muốn biết một loại thực phẩm nào đó có thực sự là bổ, là tốt đối với cơ thể hay không chúng ta phải biết được thành phần và hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm đó là bao nhiêu?
Nếu so sánh óc và tủy lợn với một số phủ tạng khác như: tim hay đặc biệt là gan lợn, gan gà là loại thực phẩm mà nhiều người cho rằng không tốt, ăn gan là độc… thì hàm lượng chất đạm của óc chỉ bằng một nửa gan, của tủy chỉ bằng 1/9 gan. Đặc biệt trong gan chứa nhiều vitamin A, loại vitamin rất tốt đối với sự phát triển của trẻ em và chống lão hóa ở người cao tuổi thì trong óc và tủy lại không có, hoặc nếu so sánh với một số loại thực phẩm khác như: thịt lợn nạc, thịt gà, thịt bò thì hàm lượng chất đạm của óc và tủy cũng thấp hơn rất nhiều.
Mặt khác trong óc hàm lượng cholesterol rất cao. trong 100g óc lợn có tới 2.195 mg cholesterol là chất dễ gây xơ vữa động mạch ở người lớn. Nhu cầu cholesterol hàng ngày chỉ cần dưới 300 mg. Nếu ăn 100 g óc lợn thì lượng cholesterol đã cao gấp 7 lần nhu cầu hàng ngày. Điều đó cho thấy óc không phải là thức ăn bổ dưỡng như nhiều người lầm tưởng, nếu ăn quá nhiều thì còn có hại. Một đứa trẻ thông minh hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: di truyền, phương pháp nuôi dưỡng, dạy dỗ chứ không phải ăn óc trẻ sẽ thông minh. Phương pháp nuôi dưỡng đúng đắn là cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng như: chất đạm, chất đường, chất béo, các vitamin và khoáng chất ở tỷ lệ cân đối hợp lý bằng cách ăn đa dạng các loại thực phẩm.
Còn ăn óc để chữa bệnh đau đầu thì lại là một quan niệm sai lầm nghiêm trọng. Như đã nêu ở trên, óc chứa quá nhiều cholesterol nên ăn nhiều sẽ bị cholesterol máu cao dẫn đến xơ vữa động mạch - là nguyên nhân chính dẫn đến tăng huyết áp (có triệu chứng là đau đầu). Vì vậy, càng ăn óc đau đầu càng tăng. Óc và tủy là loại thực phẩm bình thường không tốt bằng gan, tim, các loại thịt, cá. Chúng cũng không phải là loại thức ăn bổ dưỡng, không nên ăn quá nhiều, đặc biệt với người cao tuổi thì nên hạn chế, còn người có cholesterol cao thì càng không nên ăn.
BIRDFLU: Trường hợp nhiễm cúm gia cầm thứ 20 ở Thái Lan, còn VN thì "cấm bán tiết canh"
Nay xin post ra đây hầu quý bạn ghé thăm:
Cấm nuôi, bán gia cầm sống tại thành phố, thị xã - VNExpress (1/11)
Chiều 1/11, Thủ tướng đã ký công điện yêu cầu thực hiện ngay việc cấm nuôi, buôn bán gia cầm sống tại các thành phố, thị xã, thị trấn. Bộ Nông nghiệp, Bộ Y tế hoàn thiện ngay kế hoạch hành động khẩn cấp phòng chống dịch, trình Thủ tướng phê duyệt trước ngày 15/11
Thái Lan: trường hợp nhiễm cúm gia cầm thứ 20 - Tuổi Trẻ (1/11)
Hôm nay Thái Lan đã xác nhận trường hợp thứ 20 (tính từ năm 2003) tại nước này bị nhiễm cúm gia cầm. Người bị nhiễm bệnh là một phụ nữ 50 tuổi sống tại ngoại ô thủ đô Bangkok. Theo ông Thawat Suntarajarn, trưởng Ban kiểm soát các căn bệnh truyền nhiễm, người phụ nữ này đã bị nhiễm bệnh một ngày sau vệ sinh một nông trại gia cầm bị nhiễm bệnh
Hà Nội: Cấm bán tiết canh gia cầm, thuỷ cầm - VietNamNet (1/11)
Sở Y tế Hà Nội vừa ra văn bản nghiêm cấm các cơ sở kinh doanh thực phẩm và thức ăn đường phố bán tiết canh chế biến từ gia cầm, thuỷ cầm. Trong văn bản Về việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phòng chống dịch cúm gia cầm gửi Ban chỉ đạo Vệ sinh an toàn thực phẩm các quận, huyện ngày 28/10, Sở Y tế đồng thời khuyến cáo người kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng không sử dụng tiết canh được chế biến từ gia súc nhằm hạn chế nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Tiết canh bị cấm vẫn sẵn sàng phục vụ - VietNamNet (27/10)
Tiết canh ngan, vịt vẫn được bày bán vô tư trong nhiều quán ăn Hà Nội, dù Bộ NN&PTNN đã có công điện khuyến cáo người tiêu dùng không sử dụng. Dạo quanh các cửa hàng kinh doanh mặt hàng này, vẫn thấy nhộn nhịp kẻ bán người mua món khoái khẩu này. Cửa hàng Ngan Khoa (77 Hai Bà Trưng) không bày bán tiết canh, nhưng vẫn đon đả bưng ra khi khách có nhu cầu.
Những điều thú vị về ráy tai
Ráy tai được xem là vệ sĩ của cơ thể con người, có tác dụng chống nhiễm khuẩn, ngăn bụi bẩn, côn trùng, giúp tai không bị "sốc" vì các âm thanh quá lớn và thậm chí được dùng làm thuốc chữa bệnh. Ráy tai còn có thể tiết lộ việc chủ nhân của nó có bị... hôi nách hay không.
Ráy tai thường bị buộc tội là "đồ rác rưởi", chỉ cản trở âm thanh và gây nên ngứa ngáy, khó chịu. Vì vậy, ngay cả khi không có trong tay những “đồ nghề chuyên nghiệp”, nhiều người vẫn dùng cả móng tay, que diêm, cặp tóc, tăm xỉa răng... để loại trừ cho hết ráy tai. Không hiếm người còn xem chuyện lấy ráy tai như một thú tiêu khiển, cứ vài ngày lại đến hiệu cắt tóc lấy ráy tai để “thư giãn”...
Ráy tai nằm ở ống tai ngoài, do một loại chất nhờn tựa như mồ hôi tiết ra từ những tuyến hạch nhỏ (tuyến ráy tai) trộn lẫn với những tế bào chết rơi ra trong lỗ tai mà thành. Nó chẳng phải thứ vô dụng như nhiều người nghĩ. Những hạt bụi bẩn trong không khí và côn trùng nhỏ nếu chẳng may bay vào lỗ tai thì chất nhờn ngăn chặn lại, không cho chúng đi sâu vào bên trong, tránh gây tổn hại đối với cơ quan thính giác. Một số côn trùng nhỏ đôi khi bị “lạc đường” chui vào lỗ tai, nhấm phải vị đắng của ráy tai sẽ lập tức bò ra ngoài.
Bản thân ráy tai không phải là một môi trường mà vi khuẩn có thể sinh sống. Hơn thế nữa, nó còn là chất sát trùng. Vi khuẩn chẳng may lọt vào trong lỗ tai, đụng phải thứ “thuốc sát trùng” này sẽ bị chết, vì vậy tai mới đỡ bị nhiễm khuẩn.
Ngoài ra, như mọi người đều biết, con người có thể nghe được âm thanh là nhờ dao động của trống tai (màng nhĩ), nằm ở độ sâu khoảng 25 mm, âm thanh trước khi tới màng nhĩ phải đi qua ống tai ngoài. Tại đây, ráy tai có “nhiệm vụ” làm giảm bớt cường độ của các sóng âm, tránh cho màng nhĩ bị kích thích quá mạnh. Nhờ vậy, khi có những âm thanh quá mạnh như tiếng sấm, tiếng động cơ máy bay, màng nhĩ mới khỏi bị tổn hại.
Bình thường, trong những lúc chúng ta há miệng, lắc đầu, chạy nhảy, nói chuyện, ca hát, ráy tai sẽ tự “nhảy ra ngoài”. Cho nên, nếu để ý một chút ta sẽ thấy trong vành tai thường có những mảnh ráy tai nho nhỏ rơi ra. Một nhà sinh lý học người Mỹ đã làm thí nghiệm lý thú: Ông đã bôi một thứ thuốc nhuộm không độc hại vào lỗ tai của 60 người tình nguyện, tiến hành chụp ảnh để quan sát. Sau một thời gian, chất thuốc nhuộm dần dần bị tống hết ra ngoài cùng với ráy tai. Cho nên, nếu cơ thể khỏe mạnh và môi trường không ô nhiễm nặng thì không cần lấy ráy tai thường xuyên. Như ta thấy, các con vật chẳng bao giờ phải lấy ráy tai, mà tai chúng vẫn nghe rất thính!
Tuy nhiên, không hiếm các trường hợp (tai bị bẩn, bị viêm nhiễm, tuyến ráy tai bài tiết quá mạnh, cấu tạo ống tai ngoài quá hẹp) ráy tai tích lại quá nhiều. Khi đó, nên nhỏ vài giọt glyxerin cho ráy mềm ra, rồi nhờ một người “có tay nghề” lấy ra cả khối. Có một số trường hợp ráy tai tích lại nhiều, khi gội đầu hoặc tắm để nước lọt vào làm ráy nở ra, có thể gây nên ho phản xạ, ù tai, nhức đầu, chóng mặt hoặc viêm tai; khi đó cần phải đến bệnh viện để chữa. Có những trường hợp ráy tai quá rắn, lấy ra rất đau, thầy thuốc phải bơm thuốc tê vào ống tai ngoài, rồi mới từ từ lấy ra được.
Nếu chú ý một chút, ta có thể thấy: một số người có tai rất khô, rất sạch, thơm tho; còn một số người khác thì lỗ tai luôn luôn ươn ướt, thậm chí còn bốc ra thứ mùi “là lạ”. Y học gọi trường hợp đầu là “ráy tai khô”, trường hợp sau là “ráy tai ẩm”. Xét về mặt giải phẫu sinh lý, tuyến ráy tai và tuyến nách thuộc cùng một loại - đều là những “tuyến mồ hôi lớn” trong cơ thể. Nếu trong mồ hôi có nhiều chất béo và chất đạm, khi phân giải sẽ phát ra một thứ mùi hôi đặc biệt (mùi hôi nách). Số liệu thống kê cho thấy, trong số những người có “ráy tai ẩm”, khoảng 93% đồng thời bị mắc chứng hôi nách. Cho nên, chỉ cần quan sát kỹ lỗ tai cũng có thể biết gần như chính xác một người có bị chứng hôi nách hay không. Số liệu thống kê y học còn cho thấy, đa số người châu Âu và châu Phi có ráy tai ẩm; trong khi đó đa số người châu Á có ráy tai khô (90-96%).
Các nghiên cứu còn phát hiện thấy, tế bào tuyến sữa ở phụ nữ và tế bào tuyến ráy tai ở trẻ sơ sinh cũng thuộc cùng một loại. Và điều đặc biệt có ý nghĩa là: nếu như hài nhi có ráy tai ít và mềm thì người mẹ lại có quá nhiều sữa. Khi đó, tuyến sữa của người mẹ hoạt động quá mạnh và nguy cơ bị mắc ung thư vú cũng sẽ tăng lên. Như vậy, ráy tai còn có thể sử dụng như một phương pháp đơn giản để chẩn đoán và dự phòng bệnh tật.
Trong Đông y, từ xưa ráy tai còn được sử dụng để chữa bệnh. Sách Nhật Hoa Tử chư gia bản thảo (thế kỷ thứ 10) viết, ráy tai có thể chữa chứng điên cuồng và tật nghiện rượu. Sách Thính kiến lục cũng nói về việc sử dụng ráy tai để chữa chứng sâu quảng, thuật lại chuyện một người ăn mày đã lấy ráy tai đắp lên vết thương ở chân, sáng hôm sau tỉnh dậy thấy vết thương đã hết mưng mủ, có thể đi lại như cũ.
Sách Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân (bộ bách khoa toàn thư về dược học phương Đông) viết: "Ráy tai có thể dùng để trừ côn trùng, rắn rết. Lý Thời Trân lý giải: tai là khiếu của thận, thận khí nhập vào tai, nếu thông thì tai không có ráy, không thông thì ráy tai lấp kín lỗ tai. Trong Nho môn sự thân, danh y Trương Tòng Chính viết: Muốn trị bệnh “phá thương phong”, lấy ráy tai, móng tay đã cạo vụn trộn với nước bọt của bệnh nhân, bôi vào chỗ vết thương, lập tức kiến hiệu, nếu trên da không có vết loét thì rất khó sử dụng cách này. “Phá thương phong” là chứng bệnh do da thịt bị tổn thương nhiễm trùng gây nên, với các triệu chứng mặt môi xanh tái, nhăn nhó, cơ thịt co giật từng cơn, khó thở...
Còn sách Phổ tế phương có chép lại phương thuốc chữa trẻ khóc dạ đề (khóc đêm) như sau: Dùng ráy tai người 5 phân, thạch liên tâm, nhân sâm mỗi thứ 5 tiền, nhũ hương 2 phân, đan sa 1 phân, dùng 5 phân bạc hà sắc lên để chiêu thuốc.
Như vậy, có thể thấy ráy tai không những chẳng phải thứ bỏ đi, mà còn là một thứ rất đáng tìm hiểu và nghiên cứu một cách nghiêm túc.
Đọc nhiều nhất
-
Tại sao nhà Tây Sơn sụp đổ?
© Giang Lê - The X file of History Trong lịch sử Việt Nam tồn tại không ít các cuộc khởi nghĩa nông dân; tuy nhiên đỉnh cao nhất phải kể ... -
Đường Định mệnh (Sự nghiệp/May mắn)
Dẫn nhập: ngày trước cũng tò mò về cái chủ đề chỉ tay, rồi xem tay, rồi tự đọc và tìm hiểu loạn xị cả lên, thực ra kết quả chính là để loè g... -
Phim: Buddha – Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca
Bộ phim Buddha về cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ đản sanh đến niết bàn. Bộ phim lấy cảm hứng ( hoặc cũng có thể gọi là được chuyển t... -
Nếu không có thực lực, bạn chỉ là kẻ ăn bám
Dựa vào núi núi đổ, dựa vào người người chạy, chỉ có tự dựa vào chính mình mới là đáng tin cậy nhất. Ba mẹ có là ông nọ bà kia đi chăng nữa... -
Vui là chính: Ngựa khiêu vũ
Ngồi cả ngày ở nhà một mình với nhiệm vụ trông... đủ thứ. Làm việc mãi cũng chán, cắt tóc xong cũng chửa có việc gì làm, thế nên mở FunLis... -
Hiệu ứng domino và bí quyết tạo lập chuỗi các thói quen tích cực trong cuộc sống
Các hành vi của con người đều có mối liên hệ tương tác lẫn nhau Hãy lấy ví dụ về trường hợp của Jennifer Lee Dukes. Sau hơn 2 thập kỷ, từ k... -
10 kỹ năng & nguyên tắc giúp bạn trở thành chuyên gia
Kiến thức là vô cùng quan trọng và một điều tuyệt nhiên luôn đúng là nếu muốn thành công, bạn cần có một nền tảng kiến thức vững chắc. Tuy...
Tham khảo
Liên kết web
Phân loại
Báo chí
(55)
Văn hoá
(33)
Tâm lý
(29)
Tán nhảm
(27)
Công nghệ
(25)
Blog
(17)
Xã hội
(16)
Nghề nghiệp
(15)
Phim
(15)
Quora
(14)
Con người
(13)
Kinh doanh
(13)
Nhạc
(13)
Cuộc sống
(11)
Kỹ năng
(11)
Marketing
(11)
Công cụ
(10)
Lập trình
(10)
Lịch sử
(10)
Sách
(10)
Cặp đôi
(9)
Phát triển
(9)
Thiền
(8)
Tình yêu
(8)
Tản mạn
(7)
Sức khoẻ
(6)
Chính trị
(5)
Giáo dục
(5)
Hạnh phúc
(4)
Kim Dung
(4)
Kiếm hiệp
(4)
Mạng xã hội
(4)
Phát triển cá nhân
(4)
Phần mềm
(4)
Tiền tệ
(4)
Tài chính
(4)
Thực hành
(3)
Tâm linh
(3)
Quản lý công việc
(2)
Quản lý thời gian
(2)
Tiếp thị
(2)
Chăm sóc khách hàng
(1)
Làm việc
(1)
Lãnh đạo cá nhân
(1)
Nguỵ biện
(1)
Quản lý cá nhân
(1)
Thương hiệu
(1)
Tình dục
(1)