Hiển thị các bài đăng có nhãn Quora. Hiển thị tất cả bài đăng
10 kỹ năng & nguyên tắc giúp bạn trở thành chuyên gia
Kiến thức là vô cùng quan trọng và một điều tuyệt nhiên luôn đúng là nếu muốn thành công, bạn cần có một nền tảng kiến thức vững chắc.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng kiến thức là tất cả những gì đảm bảo để bạn đạt được thành công. Một điều rất quan trọng mà bạn phải luôn nhớ, đó là trau dồi những kỹ năng.
Phẩm chất nào của con người thường bị đánh giá thấp?
Ngày đầu tiên đi học, thầy cảnh báo 300 sinh viên trong lớp rằng bạn sẽ không thể nào qua môn nếu như học tất cả vào đêm cuối trước khi thi đâu. Tôi cười thầm, nghĩ rằng thật lố bịch làm sao. Giáo viên nào cũng nói như vậy, còn tôi môn nào cũng qua!
Trước khi thi một hôm tôi mới bắt đầu học, và tôi trượt! Chưa bao giờ tôi trượt một cách ấm ức thế này cả! Tôi tính toán lại, và nhận ra hóa ra bài tôi làm nhận được điểm C là cùng. Tôi sẽ không thể tốt nghiệp được, và tôi cũng không còn tiền để học lại.
Tôi cực kỳ thất vọng, và hoàn toàn không muốn đi trước mặt 300 bạn cùng lớp lên chỗ thầy để ký giấy báo trượt (drop slip).
Tôi quyết định email cho thầy:
Thầy và em chưa gặp nhau. Đây là lỗi của em... Em muốn báo với thầy là em sẽ nghỉ khóa học của thầy. Việc trượt môn là lỗi của em. Em xin phép hẹn thầy tại văn phòng để thầy ký giấy báo trượt cho em được không ạ? Em cực kỳ xấu hổ. Lần sau em sẽ thay đổi cách học hành. Nhưng mà, giờ điều kiện tài chính nên phải đến năm sau em mới đi học lại được.
Thầy trả lời, và bảo tôi gặp thầy sau giờ học. Không nghĩ gì cả, tôi chờ các bạn đi hết và mang giấy báo trượt đến chỗ thầy.
Thầy: Em là Hailey phải không?
Tôi: Dạ vâng. Đây là giờ báo trượt của em.
Thầy: Lần đầu tôi thấy email như của em đó. Em có biết bao nhiêu sinh viên trách tôi vì tôi đánh trượt họ mặc dù tôi đã bảo các bạn phải làm gì để qua môn chưa? Tôi sẽ ký cho em giấy chưa hoàn thành. Nó sẽ giúp em học lại môn này vào kỳ sau mà không phải đóng tiền. Nhưng, em phải đọc giáo trình và đi học đầy đủ, và đừng để nước đến chân mới nhảy. Và đừng làm tôi hối hận vì đã giúp em như thế này!
Tôi cực kỳ sửng sốt. Tôi không xứng đáng với những gì thầy đã làm cho tôi. Trải nghiệm này đã giúp tôi tạo thói quen để có thể hoàn thành việc học xuất sắc ở trường. Bằng cách làm việc chăm chỉ, tôi đã qua môn với số điểm tốt.
Tôi nhận ra một phẩm chất hay bị đánh giá thấp: khả năng xin lỗi và thừa nhận rằng mình đã sai.
Trải nghiệm này khiến tôi phải khiêm tốn đi nhiều. Tôi là một người học giỏi, kiêu hãnh, và cực kỳ tệ trong việc xin lỗi.
Tôi cực kỳ tôn trọng những người có khả năng xin lỗi. Thừa nhận rằng mình đã sai là một việc cực kỳ khó.
Đây là một phẩm chất thường bị đánh giá thấp; nó không làm ta cảm thấy yếu ớt hơn, mà cho thấy sự khéo léo và sức mạnh.
Tại sao một vài lập trình viên đôi khi tỏ ra xấu tính đối với những người mới?
Lập trình là một trong những thứ mà cảm giác chán nản và dành hàng giờ sửa các bug từng chút từng chút một (hacking away endlessly), là một phần tất yếu của nó.
Đa số mọi người không thể chịu được việc đó. Họ bí và ngay lập tức quyết định đi nhờ ngừoi khác giúp đỡ hoặc từ bỏ hoàn toàn.
Bạn đáng ra không nên tìm kiếm sự trợ giúp. Bạn đáng ra phải vắt óc suy nghĩ hàng giờ cho tới khi bạn hoàn toàn bí tới nỗi mà bạn không còn lựa chọn nào khác ngoài việc nhờ người giúp đỡ.
Và khi bạn nhờ người khác giúp, bạn nên đặt câu hỏi cho thật tốt vào. Nếu bạn chỉ nói với tôi rằng "nó không chạy" và ném đống code của bạn vào mặt tôi (hoặc tệ hơn nữa, bạn chả cho tôi xem tí code nào; đúng thế, có người làm vậy đó; không, tôi không biết tại sao họ làm vậy nữa), thì rõ ràng là bạn chỉ đang nhờ chúng tôi debug code giùm các bạn và cho thấy rằng chả có tí nỗ lực nào từ phía bạn cả, nỗ lực tỉ lệ thuận với quyền được nhờ giúp đỡ của bạn.
Đó là lý do vì sao Stack Overflow có nổi tiếng về việc xấu tính. Đó không phải là "xấu tính", đó là do những người mới thường hỏi đi hỏi lại những câu hỏi lặp đi lặp lại. Nên khi một người mới học Android đăng bài trên Stack Overflow hỏi "Làm cách nào để canh giữa một TextView?" chúng tôi tự nhiên cảm thấy ngứa mắt và khó chịu và đóng post của cậu ta mà không kèm theo câu trả lời nào. Bởi vì nếu như cậu ta chịu bỏ ra 30 giây để tự mình tìm cách làm, cậu ta đã có thể tìm thấy câu trả lời và học được điều gì đó khi làm thế. Nhưng thay vào đó, cậu ta quyết định làm tốn thời gian của mọi người.
Đừng như cậu ta.
Sử dụng Google một cách hiệu quả. Học cách giải quyết vấn đề. Đó là bước đầu tiên để viết phần mềm. Tất cả lập trình viên thành công đều phải trải qua quá trình này. Nó rất gian truân. Và có thể khá khó chịu khi thấy những người mới cố gắng phá vỡ quy trình này.
________________
Tác giả: Kevin Ossia - Quora
Dịch giả: Việt Anh - Quora Vietnam
Việc đọc giúp ích gì cho não bộ ngoài việc gia tăng vốn từ?
1. Việc đọc (sách, báo, mọi thứ) nâng cao chức năng của trí não. Một khảo sát của Đại học Emory cho thấy rằng việc đọc có thể tăng cường liên kết trong não bộ, tạo nên những hoạt động trao đổi (tín hiệu) thần kinh tương tự như việc vận động cơ bắp của trí nhớ vậy.
2. Ngăn ngừa các chứng bệnh nghiêm trọng và không thể chữa được, như là bệnh Alzheimer hay điên loạn, mất trí. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người lớn tuổi tham gia vào các hoạt động giải trí mang tính kích thích trí não, như là việc đọc (sách, báo, v.v…), có ít khả năng mắc phải bệnh Alzheimer hơn. Não của chúng ta cũng là một cơ quan trong cơ thể như bất kỳ bộ phận khác, vậy nên nếu như tập thể dục giúp trái tim khỏe mạnh hơn, thì việc đọc cũng giúp bộ não có nhiều sức khỏe hơn.
3. Đại học Sussex đã chứng minh rằng việc đọc giúp loại bỏ stress. Người ta đã thực hiện các bài kiểm tra với đối tượng là người lớn trưởng thành đã làm việc và học tập từ rất sớm, lượng stress (ở những người này) đã tích tụ lâu dài và tàn phá sức khỏe thần kinh của họ đến mức dường như “khó cứu chữa”. Trong các thí nghiệm đó, việc đọc là phương pháp hiệu quả nhất giúp những người tham gia này vượt qua và giảm thiểu mức độ căng thẳng, lo âu một cách đáng kể. Một khi đã có thể giúp triệt hạ stress ở những người làm việc và học tập từ khi mới sinh ra như vầy, điều tương tự cũng có thể áp dụng được cho bất kì ai khác.
4. Đọc một cuốn sách hay là một trong số những cách hiệu quả nhất để tĩnh tâm và có giấc ngủ ngon. Ánh sáng mạnh từ các thiết bị điện tử làm não bộ nhận tín hiệu như là đến lúc phải thức dậy rồi. Trong khi đó thì đọc sách với ánh sáng dịu nhẹ mang đến hiệu ứng ngược lại, nó đưa não ta vào chế độ nghỉ ngơi.
5. Bạn cũng có thể trở nên cảm thông và nhạy bén, tinh tế. Đây có thể là ưu điểm hoặc khuyết điểm tùy vào cách nhìn nhận. Nếu bạn đọc (thường xuyên), bạn sẽ dễ thấu hiểu, thông cảm cho những khó khăn nhọc nhằn của người khác. Một nghiên cứu cho thấy sự nhập tâm trong lúc đọc tiểu thuyết giúp gia tăng lòng thấu cảm dành cho người khác. Trí thông minh cảm xúc này dễ dàng được truyền tải vào các mối quan hệ ngoài đời thực của ta.
6. Người đọc nhiều hơn cũng có học thức hơn và thông minh hơn, không có quá nhiều người như vậy, vì thế nên họ cũng được xem trọng bởi xã hội. Tổ chức chính phủ el Fondo Nacional de las Artes (Argentina) có thực hiện một nghiên cứu chỉ ra rằng những người đọc nhiều có xu hướng tham gia cao hơn đối với tất cả các hình thức hoạt động văn hóa. Hơn nữa, một điều mà chúng ta ai cũng biết. Sự tinh thông về ngôn ngữ sẽ giúp bạn trở thành một người thú vị ở mọi nơi.
7. Bất cứ khi nào ta đọc một cuốn sách, một phần ghi nhớ mới sẽ được tạo ra và ta lúc đó đang “tập thể dục” cho trí não mình. Bất cứ khi nào não được vận động, các khớp thần kinh mới sẽ được hình thành giúp duy trì ký ức chính xác, cho phép lưu trữ một lượng lớn, nhiều thông tin hơn trong đầu. (Vậy nên là ta có) trí nhớ tốt hơn.
8. Đại học California có phát hiện rằng khi ta đọc cuốn sách mình yêu thích, kỹ năng viết của tác giả sẽ được ta tiếp nhận một cách vô thức. Ta nâng cao được chính tả văn viết của mình mà bản thân còn không nhận ra.
9. Nhiều nghiên cứu thần kinh học chỉ ra rằng người có thói quen đọc thường xuyên sẽ sản xuất ra nhiều chất trắng ở não bộ hơn, đây là thành phần cực kỳ quan trọng cho quá trình tiếp thu kiến thức. Chất trắng giúp ta học tập, kể cả việc học những thứ khó khăn nhất trong thời gian kỷ lục. Ví dụ như là học một ngôn ngữ mới.
Tranh: Karina Cocq via bibliolectors
Bản dịch: Minh Thanh - Quora Vietnam
Vì sao mọi người lại ưa thích bộ phim "Forrest Gump" nhiều như vậy?
Bộ phim sản xuất từ năm 1994 tới giờ vẫn là một trong những bộ phim yêu thích nhất của hàng triệu người trên toàn thế giới, và có khá nhiều lý do cho điều này. Từ tác phẩm truyện đầy cảm hứng và cảm xúc của Forrest, đan xen những khoảnh khắc hài hước mà chúng ta nhìn thấy trên phim.
Đây là 11 lí do khiến Forrest Gump "Luôn làm bạn cảm thấy ấm áp", và luôn là một trong những bộ phim "Hay nhất mọi thời đại".
1. Niềng chân kinh hoàng
Với chỉ số IQ vỏn vẹn 75, Forrest là một đứa trẻ khập khiễng với đôi niềng chân, tưởng tượng bạn là một đứa trẻ với cái hình ảnh "bị kì thị", thậm chí bị xa lánh vì sự kỳ quặc ở một cấp độ khác. Đó là chính xác là những gì mà học sinh tiểu học này cần có.
Chi tiết này sẽ gợi nhớ cho bạn về những vấn đề xảy ra với chính cơ thể mình, với những vấn đề về cơ thể mà mọi người ai cũng có thể nhìn thấy. Và một người đàn ông sẽ luôn cảm thấy ổn thỏa khi mọi chuyện qua đi.
2. Chẳng ai muốn ngồi cạnh bạn, trừ Jenny
Bạn sẽ biết rằng, không thể đánh đồng mọi thứ với nhau, khi bạn nói đến toàn bộ trẻ em trên Trái Đất, và cô gái đặc biệt này: Jenny. Chưa đề cập đến vẻ đẹp mê hoặc của cô ấy, nhưng cô ấy đã chào đón thân thiện trong khi tất cả mọi người dưng dưng với Forrest. Jenny đã trở thành một "thứ gì đó đặc biệt", dù rằng khi đó chưa thể gọi đó là tình yêu.
3. Ngay cả Elvis Presley cũng trở thành vị khách của họ
Mẹ của Forrest quản lý một cái B&B (Tran: Chắc kiểu dạng hôm sờ tâ... nhầm Homestay). Và trong tất cả những vị khách trú lại chỗ họ, người đàn ông chơi Guitar này trở thành một trong những điều thú vị nhất của Forest. Một ngày nọ, anh nhảy theo giai điệu của cậu, và rồi họ nhìn thấy chàng trai đó trên TV. Hóa ra, người đàn ông đó đã trở thành huyền thoại của mọi thời đại!.
4. Lần đầu tiên của "Run Forrest, Run"
Đây không phải là một câu chuyện hài hước. Lần đầu tiên khi chúng ta nghe được câu nói trở thành siêu phẩm bất hủ từ bộ phim này này là khi những đứa trẻ ở trường bắt đầu tìm và bắt nạt Forrest trong rừng, vào một buổi chiều mà cậu đang dành thời gian cho Jenny. Ngay khi Jenny thấy cậu bị thương, cô la lên "Chạy ngay đi, Forrest, chạy đi" (Tran: Trước khi mọi chuyện tồi tệ hơn...) và một cuộc rượt đuổi với đôi niềng chân bắt đầu.
Khoảnh khác khi hệ thống niềng chân văng ra để giải phóng Forrest, là khi người xem có cảm giác lo lắng vì điều đó có thể gây ra đau đớn, nhưng cũng hoàn toàn giải phóng cho cậu ta khỏi điều đó. Sau đó một chuỗi vận động xảy ra, và Forrest đã trở nên vô cùng tuyệt vời vào lúc đó.
5. Tốt nghiệp và gia nhập quân đội
Bất chấp những nghi ngờ và thách thức mà mẹ cậu được cảnh báo về vấn đề giáo dục của Forrest, Forrest vẫn hoàn thành chương trình học tập khá tốt. Và ngay khi tốt nghiệp, Forrest nhận ngay một lời mời gia nhập quân đội cho cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Bạn có thể thấy việc cậu ấy nhận lời đơn giản thế nào, khi thách thức của cậu chẳng có gì ngoài nguy hiểm đối mặt. Nhưng Forrest không có IQ của một "người bình thường". Và đó là điều khiến cậu không hề sợ hãi
6. Một tâm hồn đồng điệu
Trên đường đi tới trại quân đội, trên chiếc xe buýt di chuyển, Forrest đã gặp Bubba, một người đánh bắt tôm đăng ký đi lính. Bubba cũng ở tầm thấp khi nói về vấn đề não bộ, cũng như việc chẳng biết nói về gì khác ngoài kinh doanh và đánh bắt tôm. Tò mò về những gì bạn có thể làm với Tôm? Bubba sẽ liệt kê ra một đống không cần nghỉ ngơi.
Và trong tất cả các cuộc thảo luận về tôm, Bubba đã đề nghị Forrest về kinh doanh tôm cùng với mình khi họ trở về nhà.
Và bất kể điều gì xảy ra, Forrest đã hứa danh dự với Bubba.
7. Một tình bạn không giống ai
Giữa mưa bom, bão đạn, mọi người cố gắng tìm chỗ ẩn nấp, nhưng Forrest vẫn cố gắng trụ lại đó để di chuyển đồng đội mình tới địa điểm an toàn. Và dù cho bất cứ vấn đề gì xảy ra, những nguy hiểm khi rời khỏi khu vực an toàn , Forrest tiếp tục quay trở lại khu vực mà anh đã nhìn thấy Bubba lần cuối.
Và cuối cùng khi cậu tìm được Bubba, người xem có thể nhìn thấy đã quả muộn để có thể làm gì.
Và không ai có thể biết được điều gì sắp xảy ra, cũng như việc không ai có thể ngờ được rằng ước nguyện của Bubba sẽ trở thành hiện thực
8. Không dè dặt câu từ, không sỉ nhục
Một khu vực tiếp khách được đưa ra để tự phục vụ, cố gắng thử Dr.Pepper, cơn nghiện của Gump trỗi dậy và anh ta đã uống hàng đống soda trước khi được vào phỏng vấn với tổng thống John F. Kennedy. Vậy nên lúc chờ cho đoạn giới thiệu trên TV, anh đã quên mất việc phải đi vệ sinh và lúc nhớ ra thì đã muộn. Chính vì thế, cuộc đối thoại vui nhộn này diễn ra.
- John F. Kennedy: Xin chúc mừng, bạn cảm thấy thế nào?
- Forrest Gump: Tôi buồn đái.
- John F. Kennedy: [quay sang camera] Tôi tin rằng anh ấy vừa nói anh ấy phải đi đái. Chàng trai, cậu có ước muốn trở thành như anh ta không ?
Gặp gỡ tổng thống, không cần phải cân nhắc từ ngữ khi trò chuyện. Điều này không tuân thủ quy tắc giao tiếp của "người bình thường". Và sự thiếu nghiêm túc và qui tắc ứng xử xã hội là thứ khiến bạn cười và yêu mến Forrest Gump. Bởi đơn giản là bạn không thể tưởng tượng rằng bạn có thể thoải mái như anh ta ngay cả khi đứng trước ông sếp của bạn, dù xung quanh không có ai ngoài ông sếp và bạn. Trong khi đó Forrest làm vậy ở ngay trước mặt của tổng thống Mỹ.
9. Quân tử nhất ngôn, kể cả khi anh ta không biết được mình đang làm cái gì
Với số tiền quảng cáo trực tuyến mà anh ấy có được từ việc trở thành gương mặt của một công ty vợt bóng bàn cho bao bì và sản phẩm của họ, Gump được trả 25 nghìn đô và ra đi ngoài để giữ lời với người bạn quá cố Bubba.
Khi tất cả mọi người nói rằng chẳng có bất cứ lí do hợp lí nào để anh tham gia kinh doanh tôm, cuộc sống lại bắt đầu tạo ra một ván bài để ủng hộ anh, và một phép màu lại diễn ra theo cách hài hước nhất có thể.
Chúng ta sẽ không nói cho bạn biết chính xác điều gì xảy ra, nhưng chúng ta có thể tin rằng phần nào của câu chuyện sẽ luôn ở trong tâm trí mỗi doanh nhân, những người trong lúc nào đó đã từng nản lòng.
10. Tình yêu là sự tồn tại mãi mãi
Sau nhiều lần cô rời đi mà không có một lời nhắn, sau tất cả những lựa chọn tồi tệ và bao nhiều lần cô không chịu mở lòng với anh, Jenny luôn là người duy nhất trong tim của Forrest. Anh luôn ở bênh cạnh cô khi chống lại những hành vi ngược đãi của cha cô, khi cô đưa ra những lựa chọn tồi tệ, khi cô bị đối xử không tôn trọng và phải hứng chịu bạo hành, Forest vì cô chống lại cả thế giới.
Tình yêu vô điều kiện anh dành cho Jenny thực sự đáng ghen tỵ, một thứ mà rất nhiều người khao khát. Nhưng đối với một người có quá khứ khổ đau từ lạm dụng và bạo hành, không quá khó để hiệu Jenny. Khi bạn không thấy mình xứng đáng với tình cảm như vậy, thật khó để chấp nhận tình cảm mà bạn được trao cho.
11. Câu hỏi đầu tiên mà anh ấy hỏi khi gặp con trai của mình
Khi Jenny mời Forrest qua sau nhiều năm xa cách, cô giới thiệu với anh con trai mình..., nope, con trai của họ - Forrest Jr., điều đầu tiên mà Forrest hỏi sau cú sốc ban đầu ... "Thằng bé là một trong những tuyệt tác đẹp nhất anh từng được nhìn thấy. Nhưng thằng bé có thông minh không? Hay là...". Gần như không thể nào ngăn nước mắt bạn chạy ra.
Đây là một câu hỏi đưa ra bởi một người đàn ông mà đã sống cùng với sự "thiếu thông minh" trong suốt cuộc đời. Một người đàn ông đã làm được những điều mà những người thông minh hơn anh ta chưa bao giờ mơ tới. Một người đàn ông nhìn mọi thứ đều màu hồng trong cuộc sống của anh ấy. Và cũng là một người đàn ông rất giỏi trong việc chạy trốn khỏi thứ gì đó.
"Điều gì có thể khiến cho anh ấy lo lắng về khả năng đó?"
Bạn có thể tự hỏi chính mình. Và liệu bạn nên tự hỏi rằng mình may mắn thế nào khi không bị thiểu năng? Trở thành một người chạy bộ không giới hạn, một người quân tử nhất ngôn, một người bạn trung thành vô điều kiện, hay một người thực sự biết cách yêu? Bộ não của bạn mang đến điều gì? Và liệu một ai đó khác biệt với bạn có thể khiến bạn mạnh mẽ hơn?
-------------
Tác giả: Adithya Sarma Singampalli - Quora
Dịch giả: Trần Vũ Quân - Quora Việt Nam
Tâm lý đằng sau những người phụ nữ luôn muốn khoe cơ thể trên Instagram là gì?
- Đàn ông thích tình dục.
- Phụ nữ thì thích sự chú ý.
Phương tiện truyền thông xã hội đang tràn ngập hàng triệu người đàn ông beta (ND: beta male => đàn ông không thành công hay quyền lực như những người đàn ông khác, trái ngược với alpha male – theo Từ điển Cambridge), những người sẵn sàng dành cho phụ nữ tất cả sự chú ý trên thế giới này.
Đổi lại, người đàn ông này mong đợi tình dục cho sự chú ý đó.
Điều mà những người đàn ông beta này lại không nhận ra là phụ nữ chỉ đơn giản là đang dắt mũi họ và ra sức cố gắng thu hút càng nhiều sự chú ý từ họ càng tốt. Phía đàn ông, vẫn như thế, vẫn tiếp túc đáp ứng những chiếc bánh chú ý cho thú cưng của mình.
Đây là lý do chính yếu khiến phụ nữ phô trương bản thân trên các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook và Instagram. Tâm lý nằm sâu bên trong là phụ nữ muốn được người khác thèm muốn. Họ muốn đàn ông theo đuổi họ và theo đuổi họ không ngừng - đơn giản vì điều đó khiến cuộc sống họ trở nên thú vị hơn và cảm giác thích thú của việc được theo đuổi khiến họ cảm thấy mình trở nên đặc biệt và đáng ngưỡng mộ.
Nhưng thật không may, bản ngã của phụ nữ rất mỏng manh dễ vỡ. Những gì ẩn giấu bên dưới vẻ bề ngoài kia thường lại là những người phụ nữ cảm thấy rất bất an, tuyệt vọng, thiếu thốn với lòng tự trọng thấp. Họ cần đến sự công nhận của những đàn ông khác bởi vì họ không thể chịu được khi nhìn thấy con người thực sự của mình.
Người đàn ông thông minh sẽ nhận ra rằng vẻ đẹp thực sự là cả bên trong lẫn bên ngoài. Phụ nữ phô trương cơ thể của họ chỉ là một vẻ đẹp bên ngoài. Điều đó chỉ giúp phụ nữ chạm vào bề mặt của vấn đề. Phụ nữ dường như không nhận ra rằng họ đã hạ thấp giá trị cốt lõi của mình với một người đàn ông thông minh bằng cách tỏ ra tuyệt vọng đến mức họ cảm thấy cần phải phô trương bản thân theo cách như vậy.
Hy vọng điều này giúp ích.
--------------------------------
Yêu là một cảm xúc hay là một lựa chọn?
Yêu là một cảm xúc hay là một lựa chọn ư?
Nó bắt đầu là một cảm xúc, nhưng theo thời gian, yêu dần trở thành một lựa chọn.
Khi mới bắt đầu, chúng ta thường bị nhầm lẫn yêu với phải lòng.
Phải lòng là khi mọi thứ vẫn còn đang mờ nhạt. Bạn không nghĩ theo hướng lâu dài. Nó vẫn chưa bật ra trong đầu bạn. Tất cả mọi thứ mà bạn làm là nhìn vào đôi mắt người đó, nắm lấy tay của họ và nghĩ “Ồ, hóa ra yêu là như thế này.”
Không phải đâu.
Yêu không hề giống nó một chút nào.
Yêu khó hơn thế rất nhiều.
Yêu bắt đầu khi thời kì trăng mật phai dần đi và bạn bắt đầu phải trải qua những điều cơ bản nhất của một mối quan hệ. Đó là khi những đêm dài nằm trên đi văng, những cuộc cãi vã dài hàng tuần liền, những sự hiểu lầm thường xuyên trở thành thứ quen thuộc đối với bạn.
Yêu là khi nhìn vào người đó, bạn nhận ra rằng: Yêu thực ra là một lựa chọn.
Đó là một quyết định có ý thức. Yêu không còn là thứ cảm xúc ấm áp, mơ hồ nữa. Nó trở thành một bổn phận. Nó là yêu kể cả khi bạn không muốn.
Chúng ta thường xuyên tô đẹp và lãng mạn hóa việc yêu, nhưng về lâu về dài, nó cũng chả khác gì một thứ mà ta phải để tâm đến trong cuộc sống thường ngày.
Khi bạn thực sự yêu một ai đó, bạn sẽ chịu đựng được mọi khuyết điểm và tật xấu của họ. Bạn sẽ ở bên cạnh họ dù cho tất cả những gì mà bản thân mình muốn làm là rời đi.
Yêu là cái cách mà bạn nhìn thấy tia sáng trong người bạn đời của mình, dù cho họ có mờ nhạt đi theo năm tháng.
Sau tất cả những đêm và ngày dài, sau tất cả những khó khăn và trở ngại, bạn nhìn vào người mình yêu, người mà bạn chọn để yêu.
Và bạn thầm nghĩ: “Ồ, hóa ra yêu là như thế này đó.”
Yêu là một lựa chọn. Tuy có khó khăn và mệt mỏi, nhưng chỉ cần chọn đúng người, nó có thể trở thành một trong những trải nghiệm tuyệt vời nhất của cuộc đời.
Source: Lee Lin - Quora => https://www.quora.com/Is-being-in-love-a-feeling-or-a-choice/answer/Lee-Lin-40?ch=10&share=e13bbcf7&srid=hNq5N
Bản dịch: Phạm Tuấn Việt - Quora Vietnam => https://www.facebook.com/groups/vietnamquora/permalink/2514581648774956/
20 nghịch lý trong cuộc sống nhưng nó lại là sự thực
Bản gốc: 20 PARADOXES THAT ARE TRUE
Bản dịch tiếng Việt của Quora Vietnam
1. Bạn càng ghét một đặc điểm nào đó ở người khác, càng có nhiều khả năng bạn đang phủ nhận đặc điểm đó của chính mình. Carl Jung tin rằng những điều bạn không thích ở người khác chính là sự phản ánh những đặc điểm mà bản thân chúng ta đang phủ nhận. Freud gọi nó là “phép phản chiếu”. Mọi người thường sẽ gọi đó là “khốn nạn”. Ví dụ, một người phụ nữ tự ti về cân nặng của mình sẽ chê người khác mập. Một người đàn ông tự ti về tài chính của mình sẽ phán xét thu nhập của người khác.
2. Những người không thể tin ai, thì không thể tin tưởng được. Những người luôn cảm thấy bất an trong các mối quan hệ sẽ có nhiều khả năng phá hỏng các mối quan hệ đó. Đây được gọi là "Hội chứng Good Will Hunting", những người này sẽ bảo vệ bản thân tránh bị tổn thương bằng cách làm tổn thương người khác trước.
3. Bạn càng cố gây ấn tượng với mọi người, họ sẽ càng ít ấn tượng. Chẳng ai thích một tên “cố quá thành quá cố” cả.
4. Bạn càng thất bại nhiều, bạn càng có khả năng thành công hơn. Nghe cứ như là mấy câu truyền cảm hứng của người nổi tiếng nhỉ. Chắc bạn đã nghe nhiều rồi. Edison đã thử hơn 10.000 mẫu bóng đèn trước khi cho ra mắt công chúng. Michael Jordan đã bị loại khỏi đội bóng cấp ba của mình. Thành công đến từ sự cải thiện và sự cải thiện lại đến từ thất bại. Không có lối tắt cho điều này đâu.
5. Bạn càng sợ điều gì, bạn càng nên đối mặt với nó. Ngoại trừ các hoạt động thực sự đe dọa đến tính mạng hoặc gây hại cho bản thân, phản ứng chiến-hay-chuồn được kích hoạt trong cơ thể khi chúng ta đối diện với những tổn thương trong quá khứ hoặc khi muốn hiện thực hóa một bản thể mà chúng ta mơ ước. Ví dụ: khi nói chuyện với một người hấp dẫn; khi gọi hỏi xin việc; nói trước đám đông; bắt đầu kinh doanh; đề cập đến một chủ đề gây tranh cãi; báo tin buồn với ai đó v.v. Đây là tất cả những điều khiến bạn sợ hãi, và chúng làm bạn sợ hãi vì chúng là những việc nên làm.
6. Bạn càng sợ chết, bạn càng ít tận hưởng cuộc sống hơn. Giống như một trong những câu nói yêu thích của tôi, “Cuộc đời ngắn lại và dài ra theo tỉ lệ của lòng dũng cảm”.
7. Càng học nhiều, bạn càng nhận ra mình biết ít như thế nào. Mỗi khi đạt được một tầm cao hiểu biết mới, bạn sẽ thấy càng nhiều câu hỏi được đặt ra hơn là câu trả lời.
8. Bạn càng ít quan tâm đến người khác, bạn càng ít quan tâm đến bản thân hơn. Tôi biết điều này có thể đi ngược lại với mọi nhận thức mà bạn đã từng có về một kẻ không cần ai bên cạnh, nhưng con người đối xử với những người xung quanh theo cách họ đối xử với chính bản thân mình. Bên ngoài có thể không rõ ràng, nhưng những người đang tàn nhẫn với những người xung quanh là tàn nhẫn với chính họ.
9. Chúng ta kết nối nhiều hơn, nhưng lại cảm thấy cô đơn hơn. Nhờ các thiết bị liên lạc hiện đại, chúng ta giao tiếp nhiều hơn, nhưng nghiên cứu lại tìm thấy sự gia tăng đáng kể của chứng cô đơn và trầm cảm trong vài thập kỉ qua.
10. Bạn càng sợ thất bại, bạn càng dễ thất bại. Đây được gọi là lời tiên đoán tự thực hiện (self-fulfilling prophecy).
11. Bạn càng thúc đẩy một thứ gì đó, bạn sẽ càng cảm thấy khó đạt được. Khi chúng ta cho rằng một điều gì đó là khó khăn, chúng ta thường vô thức làm cho nó trở nên khó khăn hơn. Chẳng hạn, trong nhiều năm, tôi từng cho rằng bắt chuyện với một người lạ là điều gì đó rất bất thường và vô cùng khó. Vì vậy, tôi đã dành rất nhiều thời gian để lên chiến lược và nghiên cứu nhiều cách để có thể tiếp cận với những người mà tôi không biết. Tôi không hề nhận ra tất cả những gì mình phải làm chỉ là nói “Xin chào” và sau đó hỏi một câu hỏi đơn giản; điều đó giúp tôi thành công khoảng 90%. Nhưng vì cảm thấy khó khăn, tôi đã tự làm khó mình.
12. Bạn đang có thứ gì, bạn sẽ càng ít trân trọng nó. Con người có sự thiên vị với những thứ xa vời hơn là những thứ trước mắt. Chúng ta vô thức cho rằng những thứ khan hiếm là có giá trị và những thứ có sẵn thì không. Điều này hoàn toàn sai.
13. Cách tốt nhất để tìm được tình yêu là không cần phải ở bên người khác. Trong thực tế, cách tốt nhất để tìm kiếm một mối quan hệ tình cảm là hãy hạnh phúc khi vẫn còn độc thân, và đầu tư nhiều hơn vào bản thân.
14. Bạn càng trung thực về lỗi lầm của mình, mọi người sẽ càng nghĩ bạn hoàn hảo. Điều tuyệt vời nhất về những sai lầm của bản thân chính là bạn càng chấp nhận những thiếu sót của mình, mọi người sẽ càng bỏ qua thiếu sót của bạn.
15. Bạn càng cố gắng giữ chặt ai đó, bạn càng đẩy họ ra xa. Đây là lý do khiến sự ghen tuông trong các mối quan hệ trở nên vô nghĩa: một khi hành động hoặc cảm xúc trở thành nghĩa vụ, chúng sẽ mất hết ý nghĩa. Nếu bạn gái của bạn cảm thấy bị ép buộc phải dành ngày cuối tuần cho bạn, thì thời gian hai bạn ở bên nhau đã trở nên vô nghĩa.
16. Bạn càng cố gắng tranh cãi với ai đó, bạn càng ít có khả năng thuyết phục họ đồng ý với quan điểm của mình. Lý do bởi vì hầu hết các cuộc tranh luận có bản chất bị chi phối bởi cảm xúc. Cảm xúc sẽ nảy sinh khi những giá trị hoặc lòng tự tôn của một người bị xúc phạm. Logic chỉ được sử dụng để xác nhận những niềm tin và giá trị đã tồn tại từ trước. Các cuộc tranh luận thông thường hiếm khi đề cập đến những sự thật khách quan thay vào đó mọi người lại cố gắng thay đổi quan điểm của đối phương. Đối với bất kỳ cuộc tranh luận đúng nghĩa thực sự nào, cả hai bên phải bỏ qua cái tôi của mình và chỉ được đả động đến vấn đề cần bàn. Điều này là rất hiếm, cứ hỏi nất kỳ ai từng tham gia thảo luận trên mạng là biết (như QRVN chẳng hạn)
17. Bạn càng có nhiều sự lựa chọn, bạn càng ít hài lòng với lựa chọn của mình. Đây gọi là “Nghịch lý sự lựa chọn”. Nghiên cứu chỉ ra rằng khi chúng ta có rất nhiều lựa chọn, chúng ta có chi phí cơ hội cao hơn đối với mỗi lựa chọn của mình. Do đó, chúng ta ít hài lòng hơn với quyết định của bản thân.
18. Một người càng nghĩ rằng mình đúng, họ càng chẳng biết gì. Có một mối tương quan trực tiếp giữa mức độ cởi mở của một người đối với các quan điểm trái chiều và mức độ mà người đó thực sự hiểu rõ về bất kỳ chủ đề cụ thể nào. Như nhà triết học Bertrand Russell từng nói: “Vấn đề của thế giới này chính là bọn ngốc thì lại kiêu căng còn bọn thông minh thì lại đa nghi”.
19. Điều chắc chắn duy nhất là không có gì là chắc chắn (Trans: Ngoại trừ cái chết và thuế nhỉ).
20. Thứ duy nhất vĩnh hằng chính là sự thay đổi. Một câu nghe có vẻ thực sự sâu sắc nhưng lại vô nghĩa. Nhưng nó vẫn đúng!
Vì sao việc học rất quan trọng?
Cách đây khoảng 4000 năm về trước, có một người vô tình tìm thấy một loại hợp kim của đồng và thiếc, con người lần đầu tiên biết đến đồng điếu.
Đồng điếu là phát minh quan trọng lúc bấy giờ. Nó nhanh chóng giữ vai trò chủ chốt trong chiến tranh.
Đồng điếu đã đưa Ai Cập lên ngôi vị bá chủ.
Để trả lời câu hỏi của bạn, chúng ta hãy nhìn về quá khứ một chút nhé.
Bạn có biết thứ duy nhất có thể ngăn cản một đội quân Ai Cập là gì không? Là một đội quân khác cũng được trang bị vũ khí đồng điếu.
Khi các thế lực quân sự khác bắt đầu biết trang bị vũ khí đồng điếu cho đội quân của mình, thiếc và đồng bắt đầu trở nên khan hiếm.
Để thoát khỏi nguy cơ suy vong, các triều đại cần có sự đổi mới. Sự đổi mới đã đưa con người bước vào Thời kì đồ sắt.
Luyện kim là kĩ năng tối quan trọng trong cả một thời kì dài của lịch sử, nhưng việc thành thạo kĩ năng này lại chẳng mấy dễ dàng. Để đưa quặng lên đến nhiệt độ nóng chảy, cách duy nhất là sử dụng than làm chất đốt.
Đó là kĩ thuật bí truyền đấy!
Trong nhiều thập kỉ sau, sắt vẫn là vũ khí chiến tranh quan trọng hàng đầu. Ngay cả những người lính tinh nhuệ nhất trong Thời đại đồ đồng cũng không có cơ may chiến thắng nếu phải đối đầu với lính được trang bị vũ khí bằng sắt - một loại kim khí nhẹ và cứng hơn rất nhiều.
Đây là bước đột phá đầu tiên trong sản xuất. Với sự xuất hiện của đồ sắt, cán cân quyền lực bắt đầu có sự thay đổi lớn. Có những đế chế phát triển cường thịnh, cũng có những đế chế trở nên suy tàn rồi sụp đổ.
Kiến thức về luyện kim trở thành tài sản quý giá nhất trong Thời kì đồ sắt.
Những hiểu biết về thuật luyện kim đã tạo ra cách biệt đáng kể giữa các quốc gia.
Xã hội càng tiến bộ, kiến thức càng trở nên quan trọng.
Chúng ta đang sống trong thời đại kĩ thuật số. Những thay đổi trong cơ cấu quyền lực đang diễn ra trong tất cả các ngành trên phạm vi toàn cầu.
Vậy, tại sao việc học rất quan trọng? Đây là lí do:
Nguồn: Hector Quintanilla, người sáng lập DigitalAgeEducation.com (https://www.quora.com/Why-is-studying-so-important-in-life/answer/Hector-Quintanilla)
Bản dịch: Đỗ Nhược Vy - Quora Vietnam (https://www.facebook.com/groups/vietnamquora/permalink/2428074807425641/)
- Trong thời đại nông nghiệp, sự giàu có đến từ thiên nhiên.
- Trong thời đại công nghiệp, sự giàu có đến từ máy móc.
- Trong thời đại kĩ thuật số, sự giàu có đến từ nguồn thông tin và kiến thức.
Nguồn: Hector Quintanilla, người sáng lập DigitalAgeEducation.com (https://www.quora.com/Why-is-studying-so-important-in-life/answer/Hector-Quintanilla)
Bản dịch: Đỗ Nhược Vy - Quora Vietnam (https://www.facebook.com/groups/vietnamquora/permalink/2428074807425641/)
Tại sao mọi người lại nói miếng bít tết hoàn hảo là chỉ ở mức tái chín?
Hỏi: Khi đi ăn nhà hàng tôi hay gọi bít tết và muốn nó được nấu chín hoàn toàn. Tại sao mọi người lại nói miếng bít tết hoàn hảo là chỉ ở mức tái chín?
Nguồn: Quora
Bản dịch: Anh-TuanPhan - Group QRVN
Nếu bạn là một người thích ăn bít tết chín hoàn toàn, bạn đã có đóng góp to lớn vào quá trình nấu nướng của nhà hàng, bởi vì đầu bếp chuyên nghiệp Anthony Bourdain đã viết trong quyển sách nổi tiếng "Bí mật nhà bếp":
Tôi nói như vậy không có nghĩa là cứ mỗi lần bạn gọi món bít tết nấu chín là bạn đang trả tiền để giúp bếp trưởng xử lý miếng thịt chất lượng kép trong bếp của họ, ý của tôi đó là rủi ro bạn gặp điều đó sẽ cao hơn nhiều so với những người ngồi chung bàn với bạn và gọi bít tết tái hoặc tái chín.
Các đầu bếp biết rằng một khi một miếng bít tết đã được nấu chín hoàn toàn thì chẳng còn chút nước thịt gì trong đó cả (nấu quá tay), và khi đó thực khách sẽ chẳng biết được miếng thịt đó nó như thế nào. Thịt tươi, thịt lâu ngày, chẳng có gì khác biệt cả. Và điều đó khiến bạn trở thành một thực khách quý giá của nhà hàng. Bạn đã giúp việc quản lý đồ ăn của nhà hàng trở nên dễ dàng hơn.
Chỉ khi bạn tự nấu ở nhà bạn mới đảm bảo rằng bạn trả đúng giá tiền cho thứ bạn muốn.
Tôi có những người bạn không thít thịt tái hoặc tái chín, và thường lý do mà họ đưa ra là vì họ không thích cái chất lỏng màu hồng trông giống "máu" ở giữa miếng thịt. Điều đó là dễ hiểu.
Tuy nhiên đây là một sự hiểu nhầm. Phần chất lỏng màu đỏ ở trong miếng thịt không phải là máu. Đó là myoglobin, một loại protein mà khi tiếp xúc với không khí thì sẽ trở thành hồng hoặc đỏ. Trong miếng bít tết đó chẳng có giọt máu nào cả. Đó là nước thịt. Nó là dấu hiệu cho thấy miếng thịt đã được nấu đúng cách. Đây là điều bạn nên cân nhắc khi gọi món, nếu nó là nguyên nhân khiến bạn liên tục gọi món thịt được nấu chín đến độ bên trong trở thành màu xám.
Tôi cũng muốn ủng hộ bạn lắm vì tôi nghĩ rằng mọi người nên ăn những gì mà họ thấy hợp với họ, món đó được chuẩn bị theo ý họ muốn, cho dù người khác không đồng tình với điều đó. Cho dù thâm tâm tôi nói rằng bạn đã gọi món sai cách, thì bạn có quyền gọi món theo ý bạn muốn, do bạn tự chọn. Đây là quốc gia tự do mà.
Nhưng mà tôi cũng đồng cảm với những người bạn của bạn, những người bạn rủ đi ăn chung, bạn bè hay những người khác vốn phản đối việc bạn muốn miếng thịt được nấu "chín hoàn toàn", họ coi đó là một cách nấu thịt tồi tệ. Khi họ ăn với bạn, khả năng cao là miếng thịt của họ có chất lượng cao hơn của bạn.
Tuy nhiên do bạn đã gọi món bít tết nấu chín rồi thì hẳn bạn đâu có biết được miếng thịt đó là tươi hay không tươi đâu đúng không? Không biết thì ăn vẫn ngon mà. Ai cũng được lợi cả.
Nguồn tham khảo:
Những người gọi bít tết chín hẳn là một miếng mồi béo bở cho những đầu bếp có ý thức về chi phí trong ngành này: họ trả tiền cho đặc quyền được ăn thùng rác của chúng tôi. Ở rất nhiều bếp, có một nghi thức truyền thống được gọi là “để dành cho chín hẳn”. Khi một trong số đầu bếp tìm ra một miếng thịt bít-tết đặc biệt chả được ai ưa—dai, lắm gân và dây thần kinh, đoạn cuối thịt thăn gần lưng và hông, có hơi bốc mùi từ mấy hôm—anh ta vung vẩy nó trong không khí và nói, “Sếp ơi, giờ làm gì với của nợ này?”. Bếp trưởng có ba lựa chọn. Ông ta có thể bảo đầu bếp của mình ném thứ ghê tởm này vào thùng rác, nhưng thế hơi phí, và trong ngành nhà hàng, mỗi thứ được chế biến hay chuẩn bị phải kiếm được gấp ba lần chi phí bỏ ra để mua nó nếu như bếp trưởng muốn tính chi phí chính xác. Hoặc ông ta có thể quyết định dùng nó để chiêu đãi “cả nhà”—những nhân viên lau dọn vệ sinh, nhưng như thế cũng chẳng khác gì vứt đi. Nhưng không, cái ông ta sẽ làm là niệm câu thần chú của mọi bếp trưởng tính toán khác: “Để dành cho chín hẳn.” Ông ta biết rằng bọn phàm phu tục tử mà gọi bít-tết chín hẳn sẽ chẳng nhận ra được sự khác biệt giữa đồ ăn và một miếng gỗ nổi trên biển.
Tôi nói như vậy không có nghĩa là cứ mỗi lần bạn gọi món bít tết nấu chín là bạn đang trả tiền để giúp bếp trưởng xử lý miếng thịt chất lượng kép trong bếp của họ, ý của tôi đó là rủi ro bạn gặp điều đó sẽ cao hơn nhiều so với những người ngồi chung bàn với bạn và gọi bít tết tái hoặc tái chín.
Các đầu bếp biết rằng một khi một miếng bít tết đã được nấu chín hoàn toàn thì chẳng còn chút nước thịt gì trong đó cả (nấu quá tay), và khi đó thực khách sẽ chẳng biết được miếng thịt đó nó như thế nào. Thịt tươi, thịt lâu ngày, chẳng có gì khác biệt cả. Và điều đó khiến bạn trở thành một thực khách quý giá của nhà hàng. Bạn đã giúp việc quản lý đồ ăn của nhà hàng trở nên dễ dàng hơn.
Chỉ khi bạn tự nấu ở nhà bạn mới đảm bảo rằng bạn trả đúng giá tiền cho thứ bạn muốn.
Tôi có những người bạn không thít thịt tái hoặc tái chín, và thường lý do mà họ đưa ra là vì họ không thích cái chất lỏng màu hồng trông giống "máu" ở giữa miếng thịt. Điều đó là dễ hiểu.
Tuy nhiên đây là một sự hiểu nhầm. Phần chất lỏng màu đỏ ở trong miếng thịt không phải là máu. Đó là myoglobin, một loại protein mà khi tiếp xúc với không khí thì sẽ trở thành hồng hoặc đỏ. Trong miếng bít tết đó chẳng có giọt máu nào cả. Đó là nước thịt. Nó là dấu hiệu cho thấy miếng thịt đã được nấu đúng cách. Đây là điều bạn nên cân nhắc khi gọi món, nếu nó là nguyên nhân khiến bạn liên tục gọi món thịt được nấu chín đến độ bên trong trở thành màu xám.
Tôi cũng muốn ủng hộ bạn lắm vì tôi nghĩ rằng mọi người nên ăn những gì mà họ thấy hợp với họ, món đó được chuẩn bị theo ý họ muốn, cho dù người khác không đồng tình với điều đó. Cho dù thâm tâm tôi nói rằng bạn đã gọi món sai cách, thì bạn có quyền gọi món theo ý bạn muốn, do bạn tự chọn. Đây là quốc gia tự do mà.
Nhưng mà tôi cũng đồng cảm với những người bạn của bạn, những người bạn rủ đi ăn chung, bạn bè hay những người khác vốn phản đối việc bạn muốn miếng thịt được nấu "chín hoàn toàn", họ coi đó là một cách nấu thịt tồi tệ. Khi họ ăn với bạn, khả năng cao là miếng thịt của họ có chất lượng cao hơn của bạn.
Tuy nhiên do bạn đã gọi món bít tết nấu chín rồi thì hẳn bạn đâu có biết được miếng thịt đó là tươi hay không tươi đâu đúng không? Không biết thì ăn vẫn ngon mà. Ai cũng được lợi cả.
Nguồn tham khảo:
- https://en.wikipedia.org/wiki/Kitchen_Confidential_(book)
- https://www.newyorker.com/magazine/1999/04/19/dont-eat-before-reading-this
Đọc nhiều nhất
-
Tại sao nhà Tây Sơn sụp đổ?
© Giang Lê - The X file of History Trong lịch sử Việt Nam tồn tại không ít các cuộc khởi nghĩa nông dân; tuy nhiên đỉnh cao nhất phải kể ... -
Đường Định mệnh (Sự nghiệp/May mắn)
Dẫn nhập: ngày trước cũng tò mò về cái chủ đề chỉ tay, rồi xem tay, rồi tự đọc và tìm hiểu loạn xị cả lên, thực ra kết quả chính là để loè g... -
Vui là chính: Ngựa khiêu vũ
Ngồi cả ngày ở nhà một mình với nhiệm vụ trông... đủ thứ. Làm việc mãi cũng chán, cắt tóc xong cũng chửa có việc gì làm, thế nên mở FunLis... -
Nếu không có thực lực, bạn chỉ là kẻ ăn bám
Dựa vào núi núi đổ, dựa vào người người chạy, chỉ có tự dựa vào chính mình mới là đáng tin cậy nhất. Ba mẹ có là ông nọ bà kia đi chăng nữa... -
10 kỹ năng & nguyên tắc giúp bạn trở thành chuyên gia
Kiến thức là vô cùng quan trọng và một điều tuyệt nhiên luôn đúng là nếu muốn thành công, bạn cần có một nền tảng kiến thức vững chắc. Tuy... -
Phim: Buddha – Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca
Bộ phim Buddha về cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ đản sanh đến niết bàn. Bộ phim lấy cảm hứng ( hoặc cũng có thể gọi là được chuyển t... -
Thiền Anapana là gì?
“Tâm trí này cứ đi lang thang bất cứ đâu mà nó muốn, bất cứ đâu nó mong cầu, bất cứ đâu nó cảm thấy dễ chịu, đầu tiên ta sẽ làm cho nó khôn...
Tham khảo
Liên kết web
Phân loại
Báo chí
(55)
Văn hoá
(33)
Tâm lý
(29)
Tán nhảm
(27)
Công nghệ
(25)
Blog
(17)
Xã hội
(16)
Nghề nghiệp
(15)
Phim
(15)
Quora
(14)
Con người
(13)
Kinh doanh
(13)
Nhạc
(13)
Cuộc sống
(11)
Kỹ năng
(11)
Marketing
(11)
Công cụ
(10)
Lập trình
(10)
Lịch sử
(10)
Sách
(10)
Cặp đôi
(9)
Phát triển
(9)
Thiền
(8)
Tình yêu
(8)
Tản mạn
(7)
Sức khoẻ
(6)
Chính trị
(5)
Giáo dục
(5)
Hạnh phúc
(4)
Kim Dung
(4)
Kiếm hiệp
(4)
Mạng xã hội
(4)
Phát triển cá nhân
(4)
Phần mềm
(4)
Tiền tệ
(4)
Tài chính
(4)
Thực hành
(3)
Tâm linh
(3)
Quản lý công việc
(2)
Quản lý thời gian
(2)
Tiếp thị
(2)
Chăm sóc khách hàng
(1)
Làm việc
(1)
Lãnh đạo cá nhân
(1)
Nguỵ biện
(1)
Quản lý cá nhân
(1)
Thương hiệu
(1)
Tình dục
(1)