Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhạc. Hiển thị tất cả bài đăng
Liệu Freddie Mercury có thực sự điên khùng như bộ phim Bohemian Rhapsody đã mô tả không?
Hãy cùng nhớ lại những thứ điên khùng nhất mà Freddy Mercury đã từng làm khi còn sống:
1. Ông từng cải trang cho công chúa Diana thành người đồng tính để đưa cô tới một quán bar đồng tính.
2. Trong album riêng của mình, Mr Bad Guy, ông có viết lời tựa thế này: “Album này được dành cho con mèo Jerry của tôi. Cả Tom, Oscar, Tiffany và những người yêu mèo khắp giải ngân hà nữa. !#$%#^ bọn còn lại!”
3. Ông viết bài “Crazy Little Thing Called Love” khi đang tắm. Khi đang trong phòng tắm, Freddy chợt nảy ra cảm hứng, thế là ông cho người mang đàn piano đến bồn tắm để sáng tác.”
4. Khi Brian May nói rằng Freddy không thể ghi âm bài “The Show Must Go On” bởi lúc đó ông đã yếu đến mức không đi nổi, thì Freddy làm một hụm vodka, và nói “Anh sẽ làm nó cưng ạ.” Brian không còn gì để nói.
5. Do quá lo lắng rằng ý tưởng trong đầu sẽ biến mất trước khi ông kịp ghi lại, Mercury đã cho lắp đàn piano ở đầu giường! Không chỉ có vậy, cái đàn đó còn có 2 đầu, để ông thậm chí không cần phải quay người lại để chơi đàn.
6. Khi một khán giả hét lên phỉ báng trong một buổi diễn của Queen, ông cho dừng buổi diễn lại, lệnh cho đội kỹ thuật chiếu đèn vào người đó, và nói “Cưng nói lại anh nghe cái.” Người đó im lặng.
7. Ông từng đến một buổi tiệc mang theo một đám người lùn đội trên đầu những cái khay chứa ma tuý.
“Liệu Freddie Mercury có thực sự điên khùng như bộ phim Bohemian Rhapsody đã mô tả không?” thì tôi nghĩ là không. Tôi cho rằng bộ phim đó đã giảm nhẹ đi sự điên khùng thật sự của ông. Dù tôi phải công nhận, rằng màn trình diễn của Rami Malek đã mang đến thành công cho phim, và việc anh phải diễn như vậy là để giữ cho nhịp phim ổn định và giữ được đánh giá PG-13.
Bản dịch: Trung Nguyen - Quora Vietnam Group - https://www.facebook.com/groups/vietnamquora/permalink/2311671755732614/
Essential Baroque
Essential Baroque là album nhạc gần như hôm nào mềnh cũng nghe (nhất là khi chú tâm làm việc), album này do Decca phát hành năm 2006 với 02 đĩa CD, và cũng đã chia sẻ ở post "Thư viện nhạc của Quỳnh đặt ở 360 cloud-disc"
Vậy trong trong post này mềnh chỉ nhúng cái player của Zing MP3 để hầu quý bạn nghe luôn, còn muốn download (nhất là file MP3 chất lượng cao thì xem thêm cái post: Download file MP3 chất lượng cao (320kbps) từ website Zing MP3)
Nhạc Baroque
Theo Wikipedia, các giai đoạn của nhạc cổ điển phương Tây được người ta chia ra như sau:
- Trung cổ: thông thường được coi là giai đoạn trước 1450. Giai đoạn này đặc trưng bởi thể loại Thánh ca (Chant), còn gọi là đồng ca nhà thờ hay Thánh ca Gregory.
- Phục hưng (khoảng từ 1450 - 1600): đặc trưng bởi sử dụng nhiều sự phối dàn nhạc và nhiều loại giai điệu.
- Baroque (khoảng 1600 - 1760): đặc trưng bởi việc dùng đối âm việc phổ biến của nhạc phím và nhạc dàn.
- Cổ điển (khoảng 1730 - 1820): là một giai đoạn quan trọng đã đặt ra nhiều chuẩn biên soạn, trình bày cũng như phong cách.
- Lãng mạn (1815 - 1910): là một giai đoạn mà âm nhạc đã vào sâu hơn đời sống văn hoá và nhiều cơ quan giảng dạy, trình diễn và bảo tồn các tác phẩm âm nhạc đã ra đời.
- Thế kỷ 20: thường dùng để chỉ các thể loại nhạc khác nhau theo phong cách hậu lãng mạn cho đến năm 2000, bao gồm Hậu Lãng Mạn, Hiện Đại và Hậu Hiện Đại.
- Âm nhạc đương đại: thuật ngữ thường được dùng để gọi âm nhạc tính từ đầu thế kỷ 21.
- Tiếp đầu ngữ tân thường được dùng để chỉ âm nhạc thế kỷ 20 hay đương đại được soạn theo phong cách của các giai đoạn trước đây, như cổ điển, lãng mạn, v.v... Ví dụ như tác phẩm Classical Symphony của Prokofiev được coi là một tác phẩm “Tân Cổ Điển”.
Việc chia các thời kỳ âm nhạc phương Tây chỉ có tính quy ước tương đối, ở một mức độ nào đó là không hoàn toàn chặt chẽ, bởi các giai đoạn thường gối lên nhau. Ngoài ra mỗi giai đoạn lại có thể được chia nhỏ theo thời gian hoặc phong cách.
Từ “baroque” xuất xứ từ “barroco” của Bồ Đào Nha, có nghĩa là “ngọc trai xấu xí”, một từ…tiêu cực mô tả thể loại âm nhạc trang trí công phu so với trước đó và tên “Baroque”cũng được dùng để chỉ nghệ thuật kiến trúc cùng thời điểm ấy.
Baroque có thể coi như nền móng tạo thành một phần lớn các tác phẩm của nhạc cổ điển. Các nhà soạn nhạc của thời đại baroque bao gồm:
Johann Sebastian Bach, George Frideric Handel, Alessandro Scarlatti, Antonio Vivaldi, Georg Philipp Telemann, Jean-Baptiste Lully, Arcangelo Corelli, François Couperin, Denis Gaultier, Claudio Monteverdi, Jean-Philippe Rameau và Henry Purcell.
Trong giai đoạn này, các nhà soạn nhạc và nghệ sĩ biểu diễn sử dụng âm nhạc phức tạp hơn thời trước đó, thực hiện thay đổi các ký hiệu âm nhạc, và phát triển các kỹ thuật mới của nhạc cụ, và opera cũng được thành lập như là một thể loại âm nhạc.
Nhiều thuật ngữ âm nhạc và các khái niệm từ kỷ nguyên này vẫn còn giá trị và được sử dụng đến ngày nay.
Số album baroque nầy mềnh cũng có một mớ, đã chia sẻ ở post "Thư viện nhạc của Quỳnh đặt ở 360 cloud-disc"
Còn bây giờ, mời quý bạn thưởng thức một số nhạc phẩm (như lại qua video) được hosted ở YouTube:
Thư viện nhạc của Quỳnh đặt ở 360 cloud-disc
Vì share thư viện nhạc xong thì lại phải đi hướng dẫn download về như thế nào. Vậy nên viết lại vào một file để ai muốn dùng có thì luôn đỡ phải hỏi han.
Download thông tin từ đây về: http://1drv.ms/1BbwXIt
Tool lấy nhạc từ Zing MP3 về hiện chạy không được nữa do Zing MP3 đổi mã HTML, sẽ sửa lại trong thời gian sớm nhất (chửa biết lúc nào vì chưa tìm thấy code để ở chỗ nào nữa).
Danh sách nhạc MP3 của Quềnh
Danh mục nhạc MP3 hiện tại đã có:
- @Instrumentals
- @Picked Collections
- @Relaxation & Meditation
- Aerosmith
- Amethystium
- Enigma
- Frank Sinatra
- Guns N' Roses
- IL Divo
- Iron Maiden
- Linkin Park
- Metallica
- Michael Jackson
- Modern Talking
- Nirvana
- Ozzy Osbourne
- Pink Floyd
- Queen
- Secret Garden
- The Beatles
Công cụ chuẩn bị:
- Máy tính cá nhân với Microsoft Windows (tốt nhất là đã dùng Windows 7 trở đi)
- Đã cài đặt IDM (Internet Download Manager), tìm trên net đầy các loại, đã có "thuốc" lẫn cả virus :-P
- Sử dụng công cụ MP3 DirectLinks mà lấy download links về, có thể xem thêm tips & tricks tại đây.
Giờ thì bắt đầu khai mào nhé, với folder đầu tiên là @Instrumentals (nhạc không lời, nghe thư giãn là chính)
- NhacSo.NET: 56 Everlasting Love Songs On Guitar - http://nhacso.net/nghe-album/56-everlasting-love-songs-on-guitar.W1FTUkpf.html
- Zing MP3: Romantic Guitar - http://mp3.zing.vn/album/Romantic-Guitar-Various-Artists/ZWZA09UC.html
- Zing MP3: The Very Best Of Richard Clayderman - http://mp3.zing.vn/album/The-Very-Best-Of-Richard-Clayderman-Richard-Clayderman/ZWZ9ZZBU.html
- Zing MP3: Richard Clayderman's Greatest Hits
- CD-1: http://mp3.zing.vn/album/Richard-Clayderman-s-Greatest-Hits-CD-1-Richard-Clayderman/ZWZAEEFA.html
- CD-2: http://mp3.zing.vn/album/Richard-Clayderman-s-Greatest-Hits-CD-2-Richard-Clayderman/ZWZAEEFB.html
- CD-3: http://mp3.zing.vn/album/Richard-Clayderman-s-Greatest-Hits-CD-3-Richard-Clayderman/ZWZAEEFC.html
- CD-4: http://mp3.zing.vn/album/Richard-Clayderman-s-Greatest-Hits-CD-4-Richard-Clayderman/ZWZAEEFD.html
- CD-5: http://mp3.zing.vn/album/Richard-Clayderman-s-Greatest-Hits-CD-5-Richard-Clayderman/ZWZAEEFF.html
- Zing MP3: Kenny G (all albums: http://mp3.zing.vn/nghe-si/Kenny-G/album)
- Breathless - http://mp3.zing.vn/album/Breatless-Kenny-G/ZWZ9ZA6E.html
- Love Songs - http://mp3.zing.vn/album/Love-Songs-Kenny-G/ZWZAB6C6.html
- Rhythm & Romance - http://mp3.zing.vn/album/Rhythm-Romance-Kenny-G/ZWZ9ZA7O.html
Từ từ sẽ liệt kê ra đây đủ cả... (kiên nhẫn nhá)
Dòng nhạc Chill-Out và nó thế nào trong âm nhạc (lẫn người nghe) Việt
Thế nên loăng quăng tý để có thông tin, giờ pốt ở đây series về thứ này (bài của TT&VH từ lâu rồi) để đọc chơi, cũng là để làm tư liệu tham khảo "đấu khẩu tý".
---------------------------
Giới thiệu
Chill-out là một phân nhánh dịu dàng nhất của nhạc điện tử (electronica) và có biên giới không rạch ròi với trip hop, lounge, đôi lúc dòng soul/jazz kiểu mới vẫn được xem như chill-out. Là một khái niệm phái sinh từ một từ lóng của relax, thư giãn, chill-out xuất hiện từ khoảng đầu những năm 90 thế kỷ 20, ban đầu được coi như tổng hợp các loại nhạc êm dịu, tiết tấu chậm được sáng tạo bởi các nhạc sĩ của dòng nhạc điện tử hiện đại (elctronica). Về sau, dòng chill-out đã mở rộng không gian ảnh hưởng ra thị trường âm nhạc đại chúng và rất được ưa chuộng, được coi như một liệu pháp âm thanh giúp người nghe thư thái, lấy lại cân bằng giữa cuộc sống quá bận rộn.
Chill-out bắt đầu được du nhập vào Việt Nam trong vài năm gần đây và được đón nhận khá ổn định. Tuy nhiên, các sản phẩm chill-out “made in Vietnam” vẫn còn là một khoảng trống rất lớn, một sân chơi đang rất thiếu anh tài. Sự xuất hiện các sản phẩm âm nhạc của DJ Trí Minh, Nguyệt Ánh đang đóng vai những người mở đường và không biết đến bao giờ con đường ấy sẽ có nhiều người bước đi.
Series các bài viết:
- Chill-Out, khoảng trống của nhạc Việt
- Những album Chill-out đáng nghe nhất
- Nhạc sĩ Đỗ Bảo: Từng bị ảnh hưởng từ chill-out
- Nguyệt Ánh: Chill-out là thương hiệu của tôi
Nguyệt Ánh: Chill-out là thương hiệu của tôi
Chủ đề cuộc gặp lần này xoay quanh dự án Nguyệt Ánh Chill-out của Nguyệt Ánh đang được chú ý trên báo chí, trong các forum âm nhạc và cả ở quán cà phê nơi chúng tôi đang trò chuyện.
Tự hào về Nguyệt Ánh Chill-Out
* Album Nguyệt Ánh Chill-out phát hành từ 20/10, thời gian vừa qua, chị thấy phản hồi từ công chúng ra sao?
- Album tạo hiệu ứng rất tốt, được đánh giá cao, mọi người đã nghĩ khác về tôi nhiều. Dễ thấy nhất là trên trang nghe nhạc trực tuyến lớn nhất, số lượt nghe album của tôi lên đến gần 500.000 lượt cùng nhiều lời khen và vẫn tiếp tục tăng lên, nói thật là gấp mấy chục lần số lượt nghe của hai album trước. Điều đấy chứng tỏ công chúng đã quan tâm đến âm nhạc của Nguyệt Ánh nhiều hơn, và cũng cho thấy sau hơn một tháng phát hành, thông qua album này, bây giờ người nghe nhạc Việt ít nhiều đã biết thêm về thể loại nhạc chill-out, dù có thể họ chưa hiểu rõ lắm về nó. Có những lúc tôi đi diễn hoặc dạo chơi trên phố, nhiều bạn trẻ gọi bảo “Chào cô chill-out”. Đấy là tín hiệu rất đáng mừng và cũng là thành công của album, của ê-kíp, mở đường cho những album chill-out trong tương lai của tôi cũng như của những ca sĩ khác đến gần với công chúng hơn, như sắp tới đây Nguyên Thảo sẽ ra album chill-out nhạc Trịnh làm cùng nhạc sĩ Võ Thiện Thanh chẳng hạn.
* Giới chuyên môn có phản hồi nào về album với chị?
- Người xung quanh, ngay cả những người trước đây không thích tôi - về âm nhạc hay tính cách - cũng có lời khen. Trong tất cả những album tôi làm thì đĩa này được quan tâm nhất, từ những bạn trẻ yêu nhạc đến những người có chuyên môn trong nghề đều tỏ ra có thiện cảm, dù chưa hẳn họ đã hoàn toàn hài lòng. Anh Võ Thiện Thanh đánh giá đó là một trong những album anh ấy yêu thích của 2011. Bên cạnh đó, các anh chị làm kinh doanh bảo là nghe album rất dễ chịu, thư giãn. Có rất nhiều yếu tố để một sản phẩm âm nhạc được biết đến, nhưng cốt yếu là bản thân sản phẩm phải đạt chất lượng đã. Đến bây giờ thì tôi nghĩ là tôi có quyền tự hào về những gì mà mình và ê-kíp gồm Đỗ Bảo, Laurent Jaccoux, Hieu Sol và Thành Nhân đã làm được.
* Những điểm tốt, điểm hay của Nguyệt Ánh Chill-out thì bản thân chị và nhiều báo khác đã nói nhiều, vậy có gì chưa được hay ở album mà chị có thể nhìn nhận sau khi hoàn tất nó?
- Một số ý kiến cho rằng album hơi thiên về pop chứ không thuần chill-out. Thật ra điều đó nằm trong ý đồ của chúng tôi, chill-out pha pop, như một sự chuyển tiếp nhằm đến gần với người nghe hơn, để mọi người quen dần với dòng nhạc mới, nên đây là một bước khởi đầu cần có, tuy không tinh tuyền chill-out nhưng tinh thần của nó vẫn rất chill-out, nghĩa là mang đến sự thư giãn, thoải mái khi nghe. Đến album sau, cũng với ê-kíp hiện tại, chúng tôi sẽ không lấy lại những ca khúc quen thuộc phối mới nữa mà sẽ sáng tác những ca khúc riêng để đúng với chất chill-out. Ngoài ra tôi cảm giác mình có thể hát tốt hơn nếu được thu âm lại.
* Về giọng hát của chị, bản thân tôi thấy rằng album Nguyệt Ánh Chill-out khá hay, nhưng nếu thay bằng một giọng hát khác phù hợp hơn, như Hà Trần chẳng hạn, thì album sẽ rất hay. Chị nghĩ sao?
- Nếu thay bằng giọng chị Hà Trần thì album lại ra một tinh thần khác mất rồi. Chắc chắn chị ấy hát sẽ xuất sắc hơn, kỹ thuật hơn, nhưng chưa chắc chị ấy đã mang lại tinh thần chill-out thảnh thơi nhẹ nhàng và đầy sức sống như tôi. Có nhiều người nhận xét là giọng hát Nguyệt Ánh nghe cũng được nhưng chưa hoàn thiện, còn nhiều chỗ va vấp, tôi thừa nhận. Tôi biết giọng hát của tôi không xuất sắc, nên nếu mọi người đòi hỏi một giọng hát thật hay, thật kỹ thuật thì tôi không đáp ứng được. Nhưng bù lại, tôi có một giọng hát nghe đáng yêu, dễ chịu, trong trẻo bay bay, không bị phô, không lên gân, người nghe không phải suy nghĩ nhiều. Tôi cũng phải cân đong đo đếm kỹ càng để lựa chọn một dòng nhạc phù hợp với chất giọng của mình rồi. Ngoài ra một số chương trình truyền hình gần đây như Còn mãi với thời gianyêu cầu tôi hát sống với ban nhạc ca khúc nhạc phim Moon River trong bộ phim Ăn sáng ở Tiffany (diễn viên Audrey Hepburn) và ca khúc Que Sera Sera, chứng tỏ họ cũng tin tưởng khả năng của tôi đấy chứ.
Ca sĩ Nguyệt Ánh. Ảnh: Phạm Hoài Nam
Muốn nhắc đến Nguyệt Ánh là nhắc đến chill-out
* Chị xác định từ giờ trở đi sẽ chỉ chuyên tâm với chill-out mà chia tay pop và R&B - đam mê của chị trước đây?
- Chill-out sẽ là sự ưu tiên đặc biệt, vì nó không chỉ phù hợp với chất giọng, sở thích của tôi mà còn giúp tôi cân bằng được giữa âm nhạc, cuộc sống và kinh doanh. Tôi đã chững chạc rồi, không thể cứ nhảy tưng tưng trên sân khấu hay chạy show ào ào được. Tôi muốn làm âm nhạc tử tế để chứng tỏ sự chín chắn của bản thân. Dĩ nhiên sẽ có những lúc tôi làm mới bằng cách này hay cách khác, nhưng đó chỉ là nét điểm xuyết mà thôi. Tôi muốn khi nhắc đến Nguyệt Ánh là nhắc đến chill-out và một sự thư giãn thoải mái, cân bằng trước những áp lực cuộc sống. Có thể xem chill-out là thương hiệu của Nguyệt Ánh. Như đã nói, sau Tết chúng tôi sẽ bắt tay vào thực hiện album chill-out tiếp theo dành tặng cho những người yêu quý và ủng hộ Nguyệt Ánh với dòng nhạc này, đem đến những điều mới mẻ hơn.
* Qua những gì chị đã chia sẻ, tôi có cảm giác chị có tham vọng làm một… cuộc cách mạng về thói quen nghe nhạc ở ta?
- Không hẳn là tham vọng, mà là mong muốn đem đến cho công chúng Việt Nam những gì mới mẻ. Thế giới đang rộng mở, chill-out là một thể loại văn minh, giới trẻ không có lý do gì không được nghe cả. Theo tôi, nghệ sĩ không nên chỉ chạy theo đáp ứng ý thích công chúng mà phần nào còn có trách nhiệm định hướng nữa. Dĩ nhiên có thể công chúng sẽ không thích mình, nhưng đôi lúc ta cũng phải mạo hiểm với sự lựa chọn của mình. Rõ ràng là bước đầu Saigon Loungetrước kia và Nguyệt Ánh Chill-out bây giờ đã được đón nhận, nên theo tôi, vấn đề là ai dám làm cái mới và làm cái mới ấy như thế nào.
* Vừa nãy chị nói nhạc sĩ Võ Thiện Thanh cũng sắp ra một đĩa nhạc chill-out cùng ca sĩ Nguyên Thảo. Vậy là chị bắt đầu có đối thủ cạnh tranh rồi.
- Xem đó là một sự cạnh tranh thì cũng tốt. Nếu trên thị trường chỉ có mình tôi thì cũng chán, và đơn lẻ như tôi chưa chắc đã tạo ra được một trào lưu âm nhạc. Nên nếu tôi làm rồi người khác cũng làm thì sẽ tốt cho công chúng yêu nhạc, họ sẽ có nhiều lựa chọn hơn.
* Nói là thế, nhưng nếu sản phẩm của nhạc sĩ Võ Thiện Thanh thành công hơn Nguyệt Ánh Chill-out của chị thì sao?
- Tôi tin là mỗi sản phẩm sẽ có một xu hướng khác nhau. Dù gì đi nữa,Nguyệt Ánh Chill-out có ưu thế tiên phong nên đang và sẽ ghi được dấu ấn sâu đậm trong thể loại chill-out Việt, Như chị Mỹ Linh với R&B trước đây cũng vậy, nhắc tới R&B Việt là nhắc đến Anh Quân - Mỹ Linh. Sự cạnh tranh sẽ tạo áp lực cho tôi phải làm tốt hơn nữa. Mình tiên phong nghĩa là sẽ có người đi cùng con đường với mình, chứng tỏ là mình đúng và được ủng hộ, chứ làm một mình mãi mà không ai làm theo thì hóa ra mình không được đón nhận rồi.
Tôi mong muốn để mọi người khám phá một xu hướng - một thị hiếu âm nhạc mới, cùng nghe nhạc chill-out “made in Vietnam” thay choBuddha Bar, Café Del Mar, Secret Garden… quốc tế. Thậm chí không chỉ nghe ở cà phê hay ở nhà mà còn có thể sử dụng ở nhiều nơi khác. Tại sao trong các buổi trình diễn thời trang không sử dụng chill-out Việt thay cho nhạc quốc tế khi chúng ta đã có những sản phẩm Việt đạt chất lượng? Trong thời điểm này, tôi khuyến khích mọi người sử dụng Saigon Lounge và Nguyệt Ánh Chill-out trên sàn catwalk hay ở các event, dạ hội, dĩ nhiên là hoàn toàn miễn phí.
Nhạc sĩ Đỗ Bảo: Từng bị ảnh hưởng từ chill-out
Nhạc sĩ của những bản tình ca Đỗ Bảo thừa nhận anh từng bị ảnh hưởng từ chill-out.
Chill-out được nhiều người gọi nôm na là nhạc thư giãn, tôi nghĩ thế cũng đúng thôi. Ngày nay, sự thư giãn là một trong những nhu cầu dần trở nên quan trọng trong nhịp sống của con người hiện đại, thậm chí quan trọng tới mức nó có thể được tổ chức như một nghi thức riêng của mỗi người, bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó nghe nhạc chill-out đang là một lựa chọn tất yếu.
Làm ra một bản nhạc thư giãn là rất khó, cũng khó như làm ra bất cứ một tác phẩm ở thể loại nào khác. Nhạc chillout có những đặc điểm chuyên biệt riêng, và đối với người nhạc sĩ, những đặc điểm ấy luôn là những thách thức thường trực mỗi khi anh ta khởi công sáng tác một bản chill-out.
Theo tôi, nhạc chill-out rất cần được sáng tạo từ ban đầu, thay vì đôi khi ta thấy những bản chill-out được chuyển soạn, khai triển từ một ca khúc (như tôi đã làm với Nguyệt Ánh Chill-Out) hay một tác phẩm âm nhạc cổ điển, bởi chill-out rất cần có những motif giai điệu vuông vắn, tròn trịa, cân phương chuyên biệt để vang lên xuyên suốt cả tác phẩm, tính cô đọng, tính kết tinh ở chill-out là sự khác biệt của nó so với các thể loại khác. Khác với khái niệm giai điệu ở một ca khúc, một bản độc tấu nhạc cụ, giai điệu của chill-out mà tôi nhắc đến là tính giai điệu tổng hòa, gồm nét nhạc, hòa thanh và tiết tấu, thậm chí là hiệu ứng - kỹ xảo âm thanh. Sự pha trộn ở mức độ nào để tất cả những thành phần ấy trở thành một loại giai điệu bắt tai là một câu chuyện dài, đầy khó khăn đối với nghệ sĩ sáng tác hay chuyển soạn.
Khoảng 10 năm trước, lần đầu tôi nghe chill-out là tại Hong Kong, trong một quán bar, khi ấy tôi không biết mình đang nghe cái gì nữa..., chỉ thấy lạ thôi. Thì ra một số sáng tác nhạc pop của tôi, trước và sau đó có ảnh hưởng vô thức ít nhiều từ cách tư duy sáng tác ấy, cả những bản phối khí từ hồi làm Nhật thực của Hà Trần (1999), hay Những ô màu khối lập phương của Tùng Dương (2006). Tôi cảm thấy khâm phục những người đã tạo ra lounge và chill-out, một rẽ nhánh của âm nhạc New Age, giống như cách những nghệ sĩ thế giới khác đã tạo ra những thể loại âm nhạc khác. Ở đây, với chillout, họ thực sự sáng tạo ra, đẩy mạnh và duy trì một hình thái âm nhạc với ngôn ngữ khác biệt, ngôn ngữ để ta nghe, mạnh mẽ hay nhẹ nhàng nhưng đều êm đềm, lôi cuốn, và ta thấy mình có thể thư giãn được.
Hai album của DJ Trí Minh và Nguyệt Ánh
Nhạc sĩ Trí Minh: Chill-out Việt nên thể hiện cá tính Việt
Với tôi, nhạc chill-out hoặc nhạc thư giãn Việt nói riêng và các thể loại âm nhạc của Việt Nam nói chung nên thể hiện được cá tính Việt trong âm nhạc của mình. Những âm sắc đặc trưng của Việt Nam như những bản nhạc dân gian, cũng như những nét giai điệu thuần Việt được pha trộn tinh tế sẽ làm cho nhạc chill-out Việt có đặc trưng riêng và tạo nên cá tính của mình. Tôi đã làm như vậy với Hanoi Love Stories.
Album Chuyện Tình Hà Nội/Hanoi Love Stories là những tuyển tập mẫu âm thanh, những câu chuyện, không gian sống và những trải nghiệm về một Hà Nội cũ kỹ với những hoài niệm thời thơ ấu nhưng cũng rất hiện đại với những hoài bão của mình. 10 tracks nhạc trong album là một chuỗi các câu chuyện được kể không tách rời, bằng những ngẫu hứng về âm thanh và về những suy nghĩ rất riêng tư của các nghệ sĩ về Hà Nội. Bắt đầu bằng Hà Nội Buổi Sáng với tiếng kèn saxophone của nghệ sĩ Đan Mạch Anders T Andersen được thu âm vào một buổi sáng tại Copenhagen. Tiếng đường phố Hà Nội, tiếng nói chuyện, tiếng chim chích chòe lửa được hòa quyện lại để tạo nên những không gian sống rất Hà Nội. Track nhạc cuối như một bản nhạc chia tay đầy nuối tiếcMột thế giới không biệt ly do nghệ sĩ Đan Mạch Michael Moller thu tại Hà Nội.
Những album Chill-out đáng nghe nhất
Có thể bạn đã nghe mòn tai những Café Del Mar hay Buddha Bar…, những album chill-out được nhiều người biết đến nhưng dưới đây sẽ là những album đáng nghe hơn cả.
Chill-Out, The KLF, 1990
Chill-out của KLF chắc chắn là một trong những album hàng kinh điển của chill-out, bởi sự đột phá trong âm thanh và thời điểm ra đời. 14 ca khúc tiếp nối nhau, không ngắt quãng, xuyên suốt album 44 phút, mô tả chuyến hành trình thâu đêm từ Texas đến Louisiana. Từng ca khúc mở đầu cho ca khúc kế tiếp và kết lại ca khúc trước đó một cách liền lạc, và điểm thú vị nhất chính là toàn bộ đều được thu trong một lần chứ không hề qua biên tập, xen giữa những sample vô cùng sáng tạo từ những cái tên quen thuộc như Fleetwood Mac, Elvis Presley hay Van Halen và những cái tên khác hoàn tòa xa lạ. Thành quả của nhiều giờ đồng hồ ngẫu hứng sáng tác miệt mài, chill-out có mặt trên hầu hết các bảng xếp hạng tên tuổi về nhạc điện tử nói riêng và âm nhạc nói chung với thứ hạng chót vót, trong đó trang web MigMax đã xếp chill-out vào Top 5 album nhạc dance xuất sắc nhất mọi thời đại.
Dummy, Portishead, 1994
Dummy của Portishead quy tụ tất cả những gì tinh túy nhất của dòng nhạc nhóm có công hình thành và phổ biến - trip hop. Bằng chứng là không chỉ thành công về mặt doanh thu (vị trí thứ 2 trong bảng UK Album Chart) mà nó còn dành được những giải thưởng vô cùng danh giá như giải Mercury Music và nhận được không ngớt khen ngợi từ những tạp chí, trang web vô cùng khắt khe như BBC, Rolling Stone,… Giọng hát sầu não và quyến rũ của Beth Gibbons, tiếng piano và programming mê hoặc các loop nhạc, khôn cưỡng của Geoff Barrow là những ấn tượng mạnh mẽ ngay từ lần nghe đầu tiên.
Protection, Massive Attack, 1994
Không thể không nhắc tới Protection của Massive Attack mỗi khi nhắc đến chill-out “nguyên bản”. Tạp chí danh tiếng Rolling Stone cho rằng đây là “một album tuyệt vời dành cho bất kỳ ai đang lái xe vào lúc 4 giờ sáng”. Protection cũng có tên trong cuốn sách “1.001 album phải nghe trước khi chết”. Album này có chất nhạc điển hình của Massive Attack, pha trộn từ blues, tới R&B, cả rap/hiphop nhưng vẫn tạo ra một hỗn hợp riêng có của mình.
Moon Safari, Air, 1998
Là sản phẩm đầu tay của bộ đôi tài năng Air đến từ Pháp, Moon Safariđã đạt được những thành công ngoài mong đợi khi nhận được rất nhiều đánh giá tích cực từ các nhà phê bình và các trang web uy tín. Ra mắt người yêu nhạc lần đầu năm 1998. Đến nay bất chấp lời ra tiếng vào, Moon Safari vẫn là lựa chọn số một của những tín đồ chill-out trung thành nhất. Tạp chí NME cho rằng đây là sự kế tục các chuyến hành trình bằng âm thanh của Beach Boys ngày trước. Air không theo lối mòn tìm kiếm các chất liệu phương Đông hay Brazil xa xôi, mà lại khai thác trên chính những chất liệu thuần da trắng, của nhạc nền, nhạc phim Ý và nhạc lounge xưa.
Play, Moby, 1999
Vừa ra mắt, Play đã được coi như một hiện tượng trong làng giải trí âm nhạc khi thống trị các bảng xếp hạng trên thế giới suốt 2 năm liên tiếp với chuỗi 9 single trở thành hit (trên 18 ca khúc). Theo các nhà phân tích, bí quyết thành công của Play là đã khéo léo kết hợp giữa những giai điệu gospel với các đoạn nhạc folk, và thêm vào cả một chút âm hưởng hiện đại của các loại nhạc đương thời như big house... Tính đến thời điểm này, Play vẫn giữ vị trí số 1 trong số các album chill-out bán chạy nhất trên thế giới với con số 38 triệu đĩa bán ra.
Chill-Out, khoảng trống của nhạc Việt
Hoàn toàn có thể xem On The Floor, bài hit “đỉnh” của “Nữ hoàng Latin” Jennifer Lopez, là một trong những biểu hiện toàn diện và toàn cầu nhất (và hầu như không mấy thay đổi) về đời sống chè chén tiệc tùng của giới trẻ ngày nay. Tương tự, sau gần 2 thập niên xuất hiện, thuật từ chill-out vốn đã bao trùm nhiều thể loại và phong cách, cũng lại gần như không thay đổi, trái ngược với những biến thể vô cùng khác của nhạc điện tử, nếu có chỉ là những mục đích phục vụ có mới mẻ hơn đôi chút.
Hễ êm là được
Vượt khỏi mục đích khá tầm thường là xoa dịu dân đi sàn sau nhiều giờ đồng hồ đắm mình trong điệu nhạc và XTC (chất gây nghiện), những âm thanh du dương ru ngủ bị đám đông mệt lử thờ ơ cuối cùng cũng tìm được chỗ đứng. Vì sao? Ra đời ngay giữa cuộc cách mạng nhạc dance giữa thập niên 1990, chill-out là một cái tên quá bắt tai và tất nhiên là một công cụ hái ra tiền của bất kỳ nhà kinh doanh nào có chút bạo dạn mang thứ âm thanh giàu tiềm năng ấy ra khỏi cái nôi không mấy sáng sủa ban đầu. Từ đó, chill-out xuất hiện trên truyền hình, được quảng bá rộng rãi, ghép vào những lời hứa hẹn sẽ nâng cao chất lượng cuộc sống, sử dụng hình ảnh những bờ biển thanh bình ảo diệu, những cặp uyên ương nhẹ bước cùng nhau, thậm chí còn gán vào mác mặc khải tôn giáo nửa vời, không khác gì với New Age trước đó.
Radiohead và Chill-out
Không ít các nhà phê bình thậm chí còn cho rằng giới kinh doanh tung ra những hợp tuyển (compilation) chill-out chẳng chill một chút nào khi lên danh sách vừa Massive Attack (chuyên nhạc điện tử) lẫn Radiohead (chuyên rock), rằng ngay cả người khổng lồ Sony cũng chẳng hề biết chill - out thực tế là “cái” gì khi nhét vào cả Dido và Sade (và sau này còn cả Coldplay). Mặc kệ, thành công vượt bậc, tính theo đơn vị hàng triệu, của Enya, Enigma hay Deep Forest khiến các nhà kinh doanh tiếp tục đẻ ra những cái tên mỹ miều mới như pure mood(tạm dịch thuần cảm xúc), trở thành một món hàng cao cấp, bóng bẩy trong giới thưởng thức lẫn thưởng ngoạn. Thừa cơ, các hãng đĩa vét những tác phẩm vừa êm vừa dịu trước đó bị xếp xó, có thể là R&B chơi chậm, bossa nova của Brazil, nhiều khi là electronica, trip hop đem vào tuyển tập. Buddha Beats, Karma Collection, những cái tên váng vất tôn giáo chất lừ lại khéo léo xuất hiện không quá lâu sau sự kiện 11/9 bi thảm, như thể sẵn sàng để xoa dịu mọi vết thương lòng.
Nói cách khác, chill-out đã trở thành một bộ dạng mới của thời đại, của mọi người, chứ không chỉ của riêng đám đông tiệc tùng, miễn là có thể khiến người nghe thấy thư giãn. Chính Phil Meadly, người thực hiệnZen And The Art Of Chilling cũng chua chát thừa nhận “nhiều tác phẩm trong các đĩa hợp tuyển khiến người ta nhầm tưởng phong cách này với thứ mood music chỉ dành cho thang máy”, khác rất xa thứ âm thanh sáng tạo của Alex Paterson và The Orb đã dày công tạo ra.
Ít đất cho sáng tạo
Năm 2005, chill-out được công nhận rộng rãi, có mặt trên toàn bộ các tạp chí lớn về nhạc dance ở Anh. Hàng trăm hợp tuyển chill-out đã ra đời, cả một nền văn hóa chill-out được dựng nên, bắt đầu từ các quán bar, club hợp thời trang mang dáng dấp kiến trúc hoặc là retro, hoặc là vị lai. Hàng loạt những ban nhạc và hãng đĩa chuyên trị chill-out xuất hiện, thậm chí kênh radio dành riêng cho “thể loại” này cũng trình làng. Festival toàn tập Big Chill hàng năm diễn ra tại lâu đài Eastnor, điểm tụ hội quen thuộc của các dân đi club lẫn các gia đình đồng đạo.Café Del Mar, khi ấy đã trở thành thánh địa Mecca của chill-out, trở thành cái tên cửa miệng của người nghe lẫn không nghe các âm thanh nặng màu sắc hưởng thụ (và thụ động), còn những kiến trúc đậm đặc thiên nhiên của Luis Guell khiến quán bar trở thành một trong những thiên đường giải trí hằng ao ước ở bờ Tây của Địa Trung Hải thơ mộng, điểm đến của những DJ, nghệ sĩ, khách VIP cùng các tay chơi hàng đầu.
Bìa trước bộ đĩa Chill-out Sessions
Trào lưu hoài cổ, retro và vintage ngày càng nở rộ, theo đó là những sáng tác mẫu mực của pop xưa và jazz, nay khoác vào lớp áo sâu sắc thâm trầm, ngay lập tức trở thành một món ăn mới mà không lạ, đặc biệt trong giới trẻ. Một vòng tròn vô hình như đã khép lại, khi lounge, một nhánh của chill-out, một lần nữa trở thành thứ âm nhạc trang trí không hơn cho những không gian sang trọng, những quán bar hiện đại hay dành cho thưởng thức tại gia. Có thể mô tả xu hướng này bằng một câu trong Sound of Silence, một tác phẩm thuộc hàng mẫu mực của Simon & Garfunkel: People hearing Without listening (thiên hạ nghe mà không lắng). Vay mượn các ảnh hưởng từ world music, nhấn nhá bằng những nhạc cụ đơn lẻ như piano, hoặc thoang thoảng nhạc điện tử, hay lẫn lộn các thuật ngữ với nhau vô tội vạ, lounge trở thành phiên bản nửa vời dễ dàng chinh phục đám đông thiếu thời gian nghe nhạc nhưng lại có thừa đam mê dành cho vẻ hào nhoáng.
Giữa thời đại của chứng kém tập trung cao độ, khi những phong cách, thể loại và những tư tưởng chán ngắt đằng sau của nó mãi mãi không còn là ưu tiên của người nghe, chill-out và lounge vẫn hoàn toàn có thể ung dung thống trị các kệ đĩa. Âm nhạc một khi đã xem như không khí chúng ta hít thở hàng ngày hay đôi khi là một liều thuốc chữa căng thẳng khó lòng mang một giá trị sâu sắc, nó lọt thỏm giữa vô vàn những chọn lựa khác trong cuộc sống. Cây bút âm nhạc Shane Keller của trang Deep Intense xem nhạc chill-out là một lối sống của thế hệ X. “Nó cũng giống như trôi qua cuộc sống cũng như âm nhạc trồi lên sụt xuống vào trong cảm xúc và tình cảm của chúng ta, là quây quần với bạn bè và chia sẻ những thời khắc vui vẻ với nhau”. Có thể điều ấy đúng, nhưng để thưởng thức âm nhạc gọi theo cách chung chung là đích thực, tinh túy, thuần chất, bên ngoài kia hãy còn rất nhiều những âm thanh khác, cho dù thoạt đầu khá nghịch nhĩ, kỳ quặc. Bởi lẽ, theo cách nói của người Anh, cái gì dễ đến cũng dễ đi.
Album nằm trong chuỗi Erotic Lounge, đĩa thứ 4
Không khó để chỉ ra những trào lưu đang thịnh hành trên thế giới, không khó để nhắc tới những bộ sưu tập gắn mác made-in-Ibiza nhưCafé Del Mar hay Buddha Bar, hay những cái tên đã có sự bảo chứng toàn cầu như Tiësto, Alex Paterson (The Orb). Nhạc điện tử có thể là tất cả những gì nằm giữa không gian sâu lắng nhất và ồn ã nhất, có thể biểu hiện và truyền đạt những cảm xúc bất định, khó nắm bắt nhất của con người, bởi ngay giữa các khoảng lặng thực ra vẫn luôn có “âm thanh”.
Và những buổi hội hè vẫn miên man, từ Brazil đến Morocco, từ London đến Ibiza, từ L.A, New York, Las Vegas đến châu Phi, như trong phần lời ca khúc On The Floor.
Đọc nhiều nhất
-
Tại sao nhà Tây Sơn sụp đổ?
© Giang Lê - The X file of History Trong lịch sử Việt Nam tồn tại không ít các cuộc khởi nghĩa nông dân; tuy nhiên đỉnh cao nhất phải kể ... -
Đường Định mệnh (Sự nghiệp/May mắn)
Dẫn nhập: ngày trước cũng tò mò về cái chủ đề chỉ tay, rồi xem tay, rồi tự đọc và tìm hiểu loạn xị cả lên, thực ra kết quả chính là để loè g... -
Vui là chính: Ngựa khiêu vũ
Ngồi cả ngày ở nhà một mình với nhiệm vụ trông... đủ thứ. Làm việc mãi cũng chán, cắt tóc xong cũng chửa có việc gì làm, thế nên mở FunLis... -
Nếu không có thực lực, bạn chỉ là kẻ ăn bám
Dựa vào núi núi đổ, dựa vào người người chạy, chỉ có tự dựa vào chính mình mới là đáng tin cậy nhất. Ba mẹ có là ông nọ bà kia đi chăng nữa... -
10 kỹ năng & nguyên tắc giúp bạn trở thành chuyên gia
Kiến thức là vô cùng quan trọng và một điều tuyệt nhiên luôn đúng là nếu muốn thành công, bạn cần có một nền tảng kiến thức vững chắc. Tuy... -
Phim: Buddha – Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca
Bộ phim Buddha về cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ đản sanh đến niết bàn. Bộ phim lấy cảm hứng ( hoặc cũng có thể gọi là được chuyển t... -
Thiền Anapana là gì?
“Tâm trí này cứ đi lang thang bất cứ đâu mà nó muốn, bất cứ đâu nó mong cầu, bất cứ đâu nó cảm thấy dễ chịu, đầu tiên ta sẽ làm cho nó khôn...
Tham khảo
Liên kết web
Phân loại
Báo chí
(55)
Văn hoá
(33)
Tâm lý
(29)
Tán nhảm
(27)
Công nghệ
(25)
Blog
(17)
Xã hội
(16)
Nghề nghiệp
(15)
Phim
(15)
Quora
(14)
Con người
(13)
Kinh doanh
(13)
Nhạc
(13)
Cuộc sống
(11)
Kỹ năng
(11)
Marketing
(11)
Công cụ
(10)
Lập trình
(10)
Lịch sử
(10)
Sách
(10)
Cặp đôi
(9)
Phát triển
(9)
Thiền
(8)
Tình yêu
(8)
Tản mạn
(7)
Sức khoẻ
(6)
Chính trị
(5)
Giáo dục
(5)
Hạnh phúc
(4)
Kim Dung
(4)
Kiếm hiệp
(4)
Mạng xã hội
(4)
Phát triển cá nhân
(4)
Phần mềm
(4)
Tiền tệ
(4)
Tài chính
(4)
Thực hành
(3)
Tâm linh
(3)
Quản lý công việc
(2)
Quản lý thời gian
(2)
Tiếp thị
(2)
Chăm sóc khách hàng
(1)
Làm việc
(1)
Lãnh đạo cá nhân
(1)
Nguỵ biện
(1)
Quản lý cá nhân
(1)
Thương hiệu
(1)
Tình dục
(1)