Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Trần Bạt. Hiển thị tất cả bài đăng
Văn hoá & Con người - Nguyễn Trần Bạt
"Văn hoá và con người" - như ông bộc bạch: Cuốn sách là một phần trong những cố gắng nhằm lý giải một số hiện tượng của cuộc sống xuất phát từ những đòi hỏi của chính nó. Ông không có tham vọng to tát mang tính triết học mà chỉ mong những nghiên cứu của mình như là kết quả của những suy tưởng khởi nguồn từ những ý niệm lắng lại trong tâm hồn mình, khi cuộc sống đã đi qua nó.
Chẳng hạn như về tự do, một đề tài trăn trở qua nhiều tiểu luận của ông, ông so sánh: Các công ty Mỹ như một tổ ong, có người ra và người vào, dựa trên một tiêu chuẩn nào đó với cơ chế thông thoáng. Mô hình này tốt hơn, bởi nó dựa trên sự tự do của con người, bởi vì sớm hay muộn, sự phát triển của xã hội cũng dựa trên sự thức tỉnh của các giá trị cá nhân. Toàn cầu hoá và hội nhập là một minh chứng cho sự dần mất đi của các giá trị khu trú để cho phép con người trở thành một đối tượng độc lập. Đó là cá nhân.
Lần đầu biết đến quyển sách này là sau khi đọc xong bài phỏng vấn, nhưng tìm mua thì không được, hoá ra bác Bạt không bán mà chỉ tặng, mà muốn được tặng thì phải liên hệ đến nói chuyện với bác ý, bác ý nói chuyện xong thấy ưng thì mới tặng.
Được tặng rồi gì dần dần cũng đưa cuốn sách này lên online (tại site ChungTa.com) để tất cả mọi người được đọc (tất nhiên là có sự đồng ý của bác Bạt).
Giờ note ra đây để ai cần đọc thì vào site ChungTa.com đọc (và cũng để dùng lại khi cần đọc lại).
Bìa cuốn sách "Văn hoá & Con người" và tác giả
Văn hoá và "cuộc xâm lăng văn hoá"
Bìa cuốn sách "Văn hoá & Con người" và tác giả
Khi đọc cuốn sách đó, thấy rõ ông Bạt đưa ra các khái niệm (hoặc gọi là định nghĩa cũng được) rất ngắn gọn và khúc triết cho văn hoá, và cái câu "nghiên cứu/tìm hiểu về con người chính là nghiên cứu/tìm hiểu về văn hoá" là cái câu mình rất khoái.
Trong đó có đoạn ông Bạt giới thiệu về các hình thái thể hiện của văn hoá, các yếu tố tác động vào văn hoá, và liệu có cuộc "xâm lăng văn hoá" hay không? Đọc đến đoạn đó mình rất khoái, vì bây giờ các quốc gia không còn bo bo giữ cửa, bế quan toả cảng nữa nên việc giao lưu văn hoá mạnh hơn thời kỳ trước là tất yếu, và cái cụm từ "xâm lăng văn hoá" nghe nó thật lố lăng và kỳ quái, chặc.
Trong vài năm gần đây, việc ăn mặc, nhộm tóc của thanh niên bị ảnh hưởng rất nhiều từ phim của Hàn Quốc, mình nhìn thấy thì cho là rất chuối, nhưng cũng thấy không phiền phức lắm, cho dù mình rất ghét phim Hàn. Không biết cái điều này có phải là "xâm lăng văn hoá" không nhỉ?
Gần đây loạng đọc vài nơi, sau theo một cái link thì đọc được một bài về vấn đề xâm lăng văn hoá trên báo Nhân Dân của một tác giả thi thoảng viết một số bài khá hay trên Thể thao & Văn hoá (thấy thiên hạ nói rằng tác giả này đang là một cây bút cứng mới nổi trong giới phê bình văn học VN). Mỗi cái đọc xong thì thấy "buồn cười cho cái lưỡi gỗ" nên chợt nhớ về quyển sách của ông Bạt nên viết vài dòng ra đây chơi, mong giải toả nỗi lòng bức bối.
Thời gian sau rảnh rang hơn thì có lẽ sẽ viết tiếp, bây giờ dừng ở đây.
Cập nhật: Hình ảnh ở trên là một số "ngôi sao giải trí" của Việt Nam ăn mặc bắt trước theo các nhân vật trong phim "Hậu duệ mặt trời" của Hàn Quốc (về quân đội của Hàn Quốc), và họ cũng không biết đến các tội ác mà quân đội Hàn Quốc đã gây ra tại Việt Nam trong thời kỳ Chiến tranh Việt nam (1968 - 1972). Sự xâm lăng này đã có kết quả?
Đọc nhiều nhất
-
Đường Định mệnh (Sự nghiệp/May mắn)
Dẫn nhập: ngày trước cũng tò mò về cái chủ đề chỉ tay, rồi xem tay, rồi tự đọc và tìm hiểu loạn xị cả lên, thực ra kết quả chính là để loè g... -
Tại sao nhà Tây Sơn sụp đổ?
© Giang Lê - The X file of History Trong lịch sử Việt Nam tồn tại không ít các cuộc khởi nghĩa nông dân; tuy nhiên đỉnh cao nhất phải kể ... -
Xem phim "Analyze This" của Robert De Niro
Hôm nọ có xem cái phim "Analyze This" của Robert De Niro về xem, thấy vui vui, nay giới thiệu sơ sơ với mọi người... -
Nếu không có thực lực, bạn chỉ là kẻ ăn bám
Dựa vào núi núi đổ, dựa vào người người chạy, chỉ có tự dựa vào chính mình mới là đáng tin cậy nhất. Ba mẹ có là ông nọ bà kia đi chăng nữa... -
Phim: Buddha – Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca
Bộ phim Buddha về cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ đản sanh đến niết bàn. Bộ phim lấy cảm hứng ( hoặc cũng có thể gọi là được chuyển t... -
Hiệu ứng domino và bí quyết tạo lập chuỗi các thói quen tích cực trong cuộc sống
Các hành vi của con người đều có mối liên hệ tương tác lẫn nhau Hãy lấy ví dụ về trường hợp của Jennifer Lee Dukes. Sau hơn 2 thập kỷ, từ k... -
Để yêu bất kì người nào, hãy làm những điều sau
Hơn 20 năm trước, nhà tâm lý học Arthur Aron đã thành công trong một thí nghiệm vô tiền khoáng hậu: làm cho 2 người xa lạ yêu nhau. Hè năm n...
Tham khảo
Liên kết web
Phân loại
Báo chí
(55)
Văn hoá
(33)
Tâm lý
(29)
Tán nhảm
(27)
Công nghệ
(25)
Blog
(17)
Xã hội
(16)
Nghề nghiệp
(15)
Phim
(15)
Quora
(14)
Con người
(13)
Kinh doanh
(13)
Nhạc
(13)
Cuộc sống
(11)
Kỹ năng
(11)
Marketing
(11)
Công cụ
(10)
Lập trình
(10)
Lịch sử
(10)
Sách
(10)
Cặp đôi
(9)
Phát triển
(9)
Thiền
(8)
Tình yêu
(8)
Tản mạn
(7)
Sức khoẻ
(6)
Chính trị
(5)
Giáo dục
(5)
Hạnh phúc
(4)
Kim Dung
(4)
Kiếm hiệp
(4)
Mạng xã hội
(4)
Phát triển cá nhân
(4)
Phần mềm
(4)
Tiền tệ
(4)
Tài chính
(4)
Thực hành
(3)
Tâm linh
(3)
Quản lý công việc
(2)
Quản lý thời gian
(2)
Tiếp thị
(2)
Chăm sóc khách hàng
(1)
Làm việc
(1)
Lãnh đạo cá nhân
(1)
Nguỵ biện
(1)
Quản lý cá nhân
(1)
Thương hiệu
(1)
Tình dục
(1)