Hiển thị các bài đăng có nhãn Nghề nghiệp. Hiển thị tất cả bài đăng
Tại sao một vài lập trình viên đôi khi tỏ ra xấu tính đối với những người mới?
Lập trình là một trong những thứ mà cảm giác chán nản và dành hàng giờ sửa các bug từng chút từng chút một (hacking away endlessly), là một phần tất yếu của nó.
Đa số mọi người không thể chịu được việc đó. Họ bí và ngay lập tức quyết định đi nhờ ngừoi khác giúp đỡ hoặc từ bỏ hoàn toàn.
Bạn đáng ra không nên tìm kiếm sự trợ giúp. Bạn đáng ra phải vắt óc suy nghĩ hàng giờ cho tới khi bạn hoàn toàn bí tới nỗi mà bạn không còn lựa chọn nào khác ngoài việc nhờ người giúp đỡ.
Và khi bạn nhờ người khác giúp, bạn nên đặt câu hỏi cho thật tốt vào. Nếu bạn chỉ nói với tôi rằng "nó không chạy" và ném đống code của bạn vào mặt tôi (hoặc tệ hơn nữa, bạn chả cho tôi xem tí code nào; đúng thế, có người làm vậy đó; không, tôi không biết tại sao họ làm vậy nữa), thì rõ ràng là bạn chỉ đang nhờ chúng tôi debug code giùm các bạn và cho thấy rằng chả có tí nỗ lực nào từ phía bạn cả, nỗ lực tỉ lệ thuận với quyền được nhờ giúp đỡ của bạn.
Đó là lý do vì sao Stack Overflow có nổi tiếng về việc xấu tính. Đó không phải là "xấu tính", đó là do những người mới thường hỏi đi hỏi lại những câu hỏi lặp đi lặp lại. Nên khi một người mới học Android đăng bài trên Stack Overflow hỏi "Làm cách nào để canh giữa một TextView?" chúng tôi tự nhiên cảm thấy ngứa mắt và khó chịu và đóng post của cậu ta mà không kèm theo câu trả lời nào. Bởi vì nếu như cậu ta chịu bỏ ra 30 giây để tự mình tìm cách làm, cậu ta đã có thể tìm thấy câu trả lời và học được điều gì đó khi làm thế. Nhưng thay vào đó, cậu ta quyết định làm tốn thời gian của mọi người.
Đừng như cậu ta.
Sử dụng Google một cách hiệu quả. Học cách giải quyết vấn đề. Đó là bước đầu tiên để viết phần mềm. Tất cả lập trình viên thành công đều phải trải qua quá trình này. Nó rất gian truân. Và có thể khá khó chịu khi thấy những người mới cố gắng phá vỡ quy trình này.
________________
Tác giả: Kevin Ossia - Quora
Dịch giả: Việt Anh - Quora Vietnam
Công việc IT: được mô tả thú vị qua việc thay cái bóng đèn hỏng
Nguồn: IT Jobs Explained With A Broken Lightbulb
Làm lập trình viên hay không làm lập trình viên?
Hợ, làm gì có cái nghề nào gọi là "nhàn và nhiều tiền", đứng núi này trông núi nọ thì đến chết vẫn chưa hiểu chuyện gì cả.
Phán thế thôi, copy về đây để đờ cờ (đ/c) nào lạc qua đọc tý chơi
Được nghỉ 3 ngày nên ngồi suy ngẫm về cái nghiệp lập trình viên mà mình đang theo đuổi.
Tường thuật từ một buổi ăn trưa
Một dịp hiếm hoi tôi được ngồi ăn trưa với mấy đứa bạn học chung hồi đại học. Cả bọn đều đang làm cho các công ty phần mềm lớn, ngót ngét cũng được hơn 2 năm rồi.
- Dạo này bên mày "cày" dữ không?
- Cũng như trước. Bị bên kia nó dí giữ quá.
.......
- Bây giờ tao nhận ra rằng đi làm phần mềm là một sai lầm. Tưởng rằng lương cao chứ thật ra chẳng bằng ai. Tao thấy mấy đứa bạn đi làm mấy ngành khác sướng hơn nhiều. Mấy đứa đi làm sales giàu quá trời.
- Còn mấy đứa bạn tao đi làm bên ngành ngân hàng cũng đã lắm.
- Tính ra thì học y hoặc dược hơi cực nhưng bây giờ đứa nào cũng ngon lành.
Câu chuyện tiếp tục với đề tài liên quan đến các ngành nghề khác. Ở thời buổi này thì cả bọn thấy làm nghế gì cũng sướng hết, vừa có thu nhập cao lại vừa lý thú, trừ cái nghề lập trình viên mà cả bọn đang theo đuổi!
Hỡi ôi! Cái nắng đổ lửa của Sài Gòn cũng không làm tôi choáng bằng nỗi băn khoăn về cái nghề mà mình đang theo đuổi. Ai cũng đổ xô đi học công nghệ thông tin, ai cũng nói ngành này là "hot" nhất, triển vọng nhất, tốt nhất, và sướng nhất. Thế mà ngay ở đây, những kỹ sư phần mềm mà kinh nghiệm làm việc còn ít hơn cả "kinh nghiệm" ngồi trên ghế giảng đường Đại học, với bao ước mơ, hoài bão và nhiệt huyết, lại có cái nhìn thực tế thật phũ phàng vậy.
Ok. Phần "tâm trạng" mở đầu như vậy là đủ rồi. Bây giờ tôi thử liệt kê những cái "nghĩ quẩn" của mình về nghề lập trình viên (hay là kỹ sư phần mềm, hay là chuyên viên phát triển phần mềm, hay là thợ code, hay là công nhân kỹ thuật cao, hay là những chuyên viết chat Yahoo! lén,...)
1) Làm phần mềm không có thu nhập cao
Đây là thực thế phũ phàng nhất đang đè nặng lên đầu óc của các lập trình viên chúng ta, nặng đến nỗi đôi lúc có người không thể đè nỗi phím Shift trên bàn phím.
Vâng, theo tất cả các khảo sát về tiền lương thì làm việc trong ngành CNTT sẽ có mức lương cao nhất.
Điều đó đúng nhưng chưa đủ. Mức lương khởi đầu thì cao thật, nhưng sau đó thì... Làm sao ta có thể toàn tâm toàn ý fix bug được nếu như biết được đứa bạn cấp III của mình bây giờ đang làm cho các tập đoàn kinh tế nước ngoài với mức thu nhập trên 10 triệu. Làm sao không thể nóng đầu được nếu như biết được lúc mới ra trường mức lương của nó chỉ bằng phân nửa của ta.
Vâng, lương khởi điểm thì cao nhưng tăng không nhanh. Có tăng thì cũng tăng không nhiều. Có nơi chịu tăng nhiều thì không có thưởng. Ngoài những cái đó thì chẳng còn thu nhập nào khác, cũng ít có cơ hội để "đánh lẻ" bên ngoài vì công việc chính đã quá bận rộn rồi.
2) Làm phần mềm lại rất cựcCái cực đầu tiên là áp lực thời gian. Điều này thì không cần phải nói nhiều rồi.
Bây giờ nói đến môi trường làm việc. Nếu ai chưa từng làm phần mềm thì có thể hình dung thế này.
Thử tưởng tượng bạn bước vào một khu nhà rộng lớn, rất yên tĩnh và hoàn toàn cách biệt với thế giới bên ngoài. Bạn bước đến cửa ra vào và biết rằng ở đây những người bảo vệ làm việc 24 giời/ngày, suốt 365 ngày/năm. Bước vào bên trong nữa, bạn sẽ thấy ở đấy không khí rất âm u, hoàn toàn không có ánh sáng tự nhiên. Cũng dễ hiểu thôi, vì mọi nơi ở đây đều không có cửa sổ. Nếu có cửa sổ thì cũng luôn bị đóng kín lại.
Bạn bước vào sâu hơn nữa và thấy các căn phòng được ngăn ra, bên trong từng căn phòng lại được ngăn ra thành từng buồng nhỏ hơn nữa. Mỗi buồng đều có diện tích như nhau, rất chật hẹp, và được bài trí, trang bị vật dụng giống hệt nhau. Trong đó có đặt ít nhất một bộ máy vi tính, nhưng vì diện tích không gian quá nhỏ nên nó chiếm gần hết khoảng không, chỉ còn lại vừa đủ cho bạn ngồi vào đó. Bạn sẽ không thể đi lại thoải mái được, không thể nằm ra, thậm chí xoảy trở vận động cũng khó khăn vì quá chật hẹp.
À, bạn cũng phải đeo một cái thẻ có ghi một mã số trên túi áo. Bạn sẽ nhận ra rằng mọi người ở đây cũng đều đeo thẻ có mã số như vậy. Và bạn chỉ có thể tự do trong khoảng không gian chật hẹp của mình; bạn không được tự do đi sang khu vực khác, thậm chí không được sang buồng bên cạnh và đụng đến bất kỳ vật dụng gì ở đó.
Chưa hết, bạn không được làm ồn và ảnh hưởng, dù nhỏ nhất, đến những buồng xung quanh.
Và mỗi ngày sẽ có một người có chức vụ ở đây (tạm gọi là đốc công) đến giao cho bạn một số nhiệm vụ phải hoàn thành. Bạn sẽ làm việc trong buồng của mình, với những dụng cụ cung cấp sẵn. Không như những công việc ở thế giới bên ngoài, ở đây họ thực thi chế độ làm việc "tự do giờ giấc". Điều đó có nghĩa là gì? Điều đó có nghĩa là có những người ở cấp cao hơn nữa giao cho những viên đốc công các nhiệm vụ, và định các nhiệm vụ đó theo đơn vị thời gian là ngày, tuần, hoặc tháng. Đến phiên các đốc công này sẽ chia nhỏ các nhiệm vụ đó ra rồi giao lại cho những người như bạn. Điều kỳ lạ mới xảy ra ở đây. Cái mà viên đốc công nhận là một công việc cần n ngày, nhưng vì bạn được quản lý theo chế độ "tự do giờ giấc", cho nên cái gọi là n ngày đó hoàn toàn không có ý nghĩa đối với bạn. Bạn có thể phải bỏ ra n nhân với 8 giờ để hoàn thành nó, hoặc có thể phải cần đến n nhân với 12 giờ, hoặc n nhân với 18 giờ, hoặc là (n+x+y+z) nhân với 18 giờ. Cái mà viên đốc công cần ở bạn là kết quả cuối cùng.
Được rồi. Tôi tạm dừng ở đây để hỏi bạn một câu:
Bạn nghĩ xem mình đang ở đâu?
Tôi tin rằng chín trên mười người được hỏi sẽ có cùng một câu trả lời: đó là cái nhà tù. Nơi mà người ta tách biệt mọi người ra riêng rẽ; nơi mà hoạt động suốt ngày, suốt đêm, suốt năm; nơi mà người ta nhét thật nhiều người vào ở theo nguyên tắc tối ưu hóa tối đa về diện tích sử dụng và sẵn sàng y sinh mọi yếu tố khác; nơi mà người ta chỉ quan tâm đến công việc có được hoàn thành hay không, chứ không cần chú ý đến chất lượng và thời gian bỏ ra; và là nơi mà với tất cả sự hy sinh và chịu đựng như vậy, những người bỏ ra gần hết thời gian của họ ở đó sẽ chỉ được tưởng thưởng rất ít; và việc tưởng thưởng sẽ phải đợi cho đến khi xong nhiệm vụ, hoặc đến một ngày cố định nào đó trong năm (gọi là ngày ân xá, hay còn gọi là đợt performance appraisal) - (hãy nhớ đến cách mà ba mẹ tưởng thưởng cho bạn: trước, trong khi, và sau khi làm xong việc đều được cả, và thưởng một cách vô điều kiện, nếu bạn đậu đại học vào tháng 8 thì ba mẹ không bao giờ phải đợi đến tháng 12 mới thưởng cho bạn, thậm chí ngay từ tháng 5, tháng 6 cũng có thể khích lệ cho bạn rồi; bây giờ hãy so sanh với cách mà nhà tù trên thưởng cho bạn Bạn thhích cái nào hơn? Nhưng ngoài chín người đó vẫn còn một người có câu trả lời hoàn tòan khác: nơi đây là một công ty phần mềm. Người đó không ai khác là một lập trình viên.
3) Nghề lập trình chẳng giúp gì cho gia đình được
Người Việt mình đi làm ngoài chuyện kiếm tiền là mục tiêu đầu tiên, còn sau đó thì muốn có thể "giúp đỡ" cho gia đình, họ hàng vào những dịp quan trọng. Ví dụ: chồng của con của em ruột của bà ngoại của tôi làm một chức lớn trong ngành hàng hải ở ngoài Hà Nội, nên gia đình tôi có "vấn đề" gì về chuyển hàng hóa đi nơi khác là OK liền ; hoặc nếu như chị họ của chị dâu của anh họ xa của bạn làm ở phòng tín dụng ngân hàng, bạn sẽ dễ dàng vay tiền để mua nhà hơn; hoặc là bạn học cũ hồi cấp II của mẹ tôi có một người bạn thân có người em gái ruột làm ở bộ phận Răng - Hàm - Mặt bệnh viện Chợ Rẫy, nên khi đứa cháu trai của anh rể của tôi cần đi nhổ một cái răng sâu, chắc chắn nó sẽ được ưu tiên vào trước mà không phải đợi lâu; ngoài ra, cháu bé này khi xin vào lớp 1 cũng rất dễ dàng vì một người họ hàng xa ở ngoài Bắc của tôi là bạn thời chiến đấu với vợ của ông hiệu trường của trường cấp I trọng điểm trong khu vực.
Vậy, tôi có thêm một câu hỏi dành cho bạn:
Tính từ lúc đi làm lập trình viên đến giờ, hãy kể ra một lần nào đó mà gia đình hay họ hàng của bạn đã "nhờ vả" bạn được việc gì đó?
Tôi tin rằng phần lớn các lập trình viên đều không trả lời được câu hỏi này. Vậy một câu hỏi dễ hơn:
Hãy nhìn xung quanh trong công ty phần mềm mà bạn đang làm, kể cả những người có chức vụ và thâm niên cao nhất, bạn có thấy họ "giúp đỡ" được cho gia đình việc gì chưa?
Hầu hết các lập trình viên cũng không thể trả lời được câu hỏi này. Bởi vì khi bạn dành gần hết thời gian trong ngày của mình ngồi trước máy vi tính để viết chương trình, bạn sẽ chẳng có được một "lợi thế" nào khác trong cuộc sống, ngay trước mắt và về sau này. Thậm chí một người bạn của tôi đi làm marketing cho tập đoàn hóa mỹ phẩm, thoạt nhìn cũng chẳng có "ưu thế" gì đặc biệt, nhưng thật ra hằng tháng cũng được công ty cho nào là dầu gội đầu, sửa tắm, kem đánh răng, sản phẩm riêng dành cho chi em phụ nữ ,... hoàn toàn miễn phí. Ông bác làm bảo vệ kiêm soát vé ở sân vận động thì thỉnh thoảng đem được nhiều vé mời về cho gia đình. Người bạn khác làm kiến trúc sư thì có thể vẽ nhà dùm tôi với giá hữu nghị mà chất lượng thật bảo đảm. Còn bạn, bạn có thể đem được cái gì về? Đem cái chương trình mà ngay cả bạn dù viết ra nó cũng không hình dung người ta sẽ sử dụng ra sao? Hay là giúp đỡ họ hàng mình khi họ cần fix một vài cái bug trong một cái phần mềm nào đó. Thậm chí, một số bạn của tôi, đi du học lên cao để chuyên tâm làm nghiên cứu, thoạt nhìn thì có vẻ "vô tích sự" đối với gia đình, nhưng ngẫm lại thì cũng đem về nhà được cái danh là "ông tiến sĩ", "ông thạc sĩ". Còn nếu bạn đi làm lập trình viên, dù có được ra nước ngoài đi công tác, thì bà hàng xóm bên cạnh nhà cũng chỉ biết rằng: "thằng đó nó đi xuất khẩu lao động".
4) Làm phần mềm thì sẽ ít cơ hội được giao tiếp với bên ngoài
Bởi vì bạn phải dành gần hết thời gian trong cuộc đời của mình trong một không gian chật hẹp, với phía trước là làm màn hình vi tính, hai bên trái và phải là hai vách ngăn, còn ngay phía sau lại là một lập trình viên khác cũng đang ngồi trong thế tù túng giống bạn. Đấy, thế giới của bạn hạn hẹp như thế. Bạn rời mắt khỏi màn hình, nhìn ra xa xăm, và chẳng phải đợi lâu khi mắt của bạn bị dội ngay lại bởi bức tường trước mặt. Lần cuối cùng mà bạn thấy ánh sáng mặt trời khi đang làm việc là khi nào? Phần lớn những người không bao giờ hình dung nổi mình có thể sống trong một căn nhà không bao giờ có ánh sáng tự nhiên, thế mà họ không nhận ra rằng mình dành hết thời gian ban ngày ở một môi trường khủng khiếp như vậy.
Đáng buồn thay, ở trong một mội trường như vậy còn khiến cho bạn ít có cơ hội tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Bạn sẽ ít khi gặp được những người mà bạn yêu thương, ít có điều kiện làm quen được với những người có thể giúp thay đổi cuộc đời hay sự nghiệp của bạn một cách tích cực. Khi bộ óc của bạn lúc nào cũng chỉ hoạt động trong 2 trạng thái: suy nghĩ logic (lúc bạn làm việc và đi học thêm vào buổi tối) và ngủ, chắc chắn bạn sẽ bị thui chụt đi rất nhiều khả năng cảm nhận cảm xúc của người đang nói chuyện với mình, hay khả năng biểu lộ suy nghĩ của mình một cách mạch lạc và đầy xúc cảm.
Ồ không, bạn không hề cô đơn trong thế giới riêng của mình, vì bây giờ khoa học kỹ thuật đã phát triển rất cao. Có 2 phát minh vĩ đại có thể giúp cho bạn tiếp xúc với thế giới bên ngoài dù bạn ở bất kỳ đâu, bất kỳ khi nào: điện thoại di động và online messenger (ở VN thì có thể gọi luôn là Yahoo! Messenger, hay IM, vì nó quá phổ biến). Nhưng thật ra thì chúng chỉ làm cho thế giới của người lập trình viên tồi tệ thêm thôi. Hãy nghĩ về người mà bạn yêu thương nhất. Có thể bạn đã quá quen thuộc với khả năng gọi đến người đó, hay là nghe được giọng nói của người đó bất kỳ lúc nào, bất kỳ ở đâu. Hãy nghĩ lại thử xem. Thế ngoài giọng nói của người đó, bạn có thể nghe được tâm trạng, đọc được cảm xúc trên khuôn mặt người đó, nghe không chỉ bằng tai mà còn bằng trái tim của mình không? Hãy nghĩ lại thử xem. Có bao giời bạn thấy buồn cười không khi bạn trao đổi với người đó hằng ngày, mà người đó cũng không ở xa bạn, nhưng đến một hôm bạn chợt nhận ra người đó đã ốm đi rất nhiều, có vẻ mệt mỏi hơn rất nhiều, khi bạn có được thời gian hiếm hoi gặp mặt. Hãy thử nghĩ lại xem. Bạn có thể gọi đến người đó bất kỳ khi nào bạn muốn, nhưng liệu điện thoại di động có giúp cho bạn biết đúng lúc nào đó mà người đó cần bạn đến nhất không. Không thể rồi. Chỉ có ánh mắt, cử chỉ, khuôn mặt, hơi thở của người đó mới giúp bạn nghe ra được điều đó. Những tín hiệu này thì còn rất lâu khoa học kỹ thuật mới có thể giúp bạn được.
Hay như tôi đây, trước khi biết đến YM, tôi có thể viết một hơi mười mấy trang giấy, biểu lộ cảm xúc của mình qua từng từ ngữ, chấm câu, ngắt đoạn. Còn bây giờ tôi dùng phần lớn thời gian để suy nghĩ xem chèn cái emotion nào (, , , , ) để thay cho sự bất lực trong cách thể hiện cảm xúc của mình.
Tóm lại, bất kỳ ai cũng cần một cuộc sống cân bằng, vừa có thế giới riêng tư vừa có thể giới bên ngoài. Công việc lập trình viên có thể khiến cho cuộc sống của bạn mất cân bằng. Bạn có thể giải quyết bằng cách chữa trị đúng vào nguyên nhân của vấn đề (sự mất cân bằng), hoặc bạn có thể chọn cách chữa trị vào các triệu chứng (ít giao tiếp, tách biệt với thế giới bên ngoài). Phần lớn lập trình viên đều chọn cách thứ hai, và họ dành thật nhiều thời gian cho điện thoại di động và YM. Bất kỳ ai cũng hiểu điều đơn giản này: không thể tin vào một bác sĩ chỉ biết chữa bệnh bằng cách tìm mọi cách dứt cho được triệu chứng, cái mà bệnh nhân cần là chuẩn đoán tìm ra nguyên nhân và chữa được nguyên nhân của căn bệnh.
Điện thoại di động và YM chỉ giúp lập trình viên chữa trị các triệu chứng. Nó là những phương tiện thông tin tốt, đặc biệt tốt với những ai có cuộc sống cân bằng. Nhưng nó là một thảm họa đối với những ai có cuộc sống không cân bằng. Hầu hết mọi lập trình viên đều có cuộc sống không cân bằng.
5) Làm lập trình viên không "cao cấp" như mọi người nghĩ
Mọi người thương quan niệm ngành CNTT là ngành khoa học trình độ cao, hay là kỹ thuật cao (high-tech). Bởi vậy ai cũng cho rằng làm phần mềm là ngành kỹ thuật cao. Ở đâu sắp mở khu công nghệ cao, ở đấy người ta sẽ tìm cách chào đón các công ty phần mềm vào đầu tiên.
Thực sự không phải như vậy. Làm phần mềm không phải là kỹ thuật cao, ngược lại là khác, nó chính là ngành kỹ thuật thấp (low-tech). Công việc mà tôi đang làm là gì? Đó là chuyển những yêu cầu chưa rõ ràng của khách hàng thành những mã lệnh của máy vi tính. Chấm hết. Chẳng có gì là high-tech cả. Nếu nói thông dịch viên là một ngành kỹ thuật cao thì thật là buồn cười, còn tôi thấy nói rằng làm phần mềm là một ngành kỹ thuật đỉnh cao thì còn buồn cuời hơn.
CNTT là một ngành high-tech, và một khoa học cao cấp. Chính xác.
Nhưng làm phần mềm không phải là CNTT, và càng không phải là high-tech.
Những người nghiên cứu chuyên sâu về các lý thuyết lập trình, về các khoa học cơ bản cho ngành phần mềm là high-tech. Các lĩnh vực về compiler, database, AI (trí tuệ nhân tạo), robot, kể cả về cấu trúc dữ liệu và thuật toán,... đều có thể xem là high-tech. (À, mà hiện nay ở Việt Nam người ta đổ xô học lên cao để đi theo những cái high-tech này, nhưng có thật họ có làm những việc high-tech ở trong đó không thì tôi sẽ có dịp trình bày sau ).
Còn làm phần mềm lại ở một cấp thấp hơn rất nhiều. Tất cả mọi việc tôi cần làm để chuyển yêu cầu thành các mã lệnh là sử dụng các cấu trúc dữ liệu, các thuật toán đã sẵn có. Chẳng có gì là high-tech cả. Làm phần mềm mà một kỹ nghệ (engineering) chứ không phải là khoa học (science) hay là nghiên cứu (research) gì cả.
Bây giờ trở lại với công việc thực tế của lập trình viên. Các sinh viên ngành CNTT đều mơ mộng về một công việc rất high-tech, trong đó mình có thể tìm ra những thuật toán mạnh mẽ, những lý thuyết mới mẻ, những mô hình độc đáo, sáng tạo. Những chỉ sau 1,2 năm làm việc thì đều vỡ mộng vì thấy rằng công việc thực tế lại quá low-tech, quá "cơ bắp".
Sử dụng lý thuyết sẵn có để làm ra phần mềm chính là kỹ nghệ phần mềm, cái này thì chằng có gì là high-tech theo như cách hiểu của mọi người cả.
Còn nếu muốn tìm ra những lý thuyết mới thì đó là một lĩnh vực hoàn toàn khác. Có thể rất high-tech, nhưng ở VN có lẽ có rất ít công ty tạo điều kiện để làm việc này. Còn ở nước ngoài có thể vào những bộ phần nghiên cứu phát triển ở các công ty lớn mà làm. Mà công việc đó thì cũng không còn được gọi là software engineering nữa.
Vậy thì bị kịch của lập trình viên là gì? Đó là phải làm một công việc rất low-tech trong khi đầu óc lại luôn mơ về một công việc high-tech. Hậu quả: công việc cực khổ, cơ bắp, nhàm chán, và chẳng có gì mới mẻ.
Có thể hiễu nỗi khổ này của lập trình viên bằng cách hình dung một anh chàng lúc nào cũng mơ mộng trở thành một nhà toán học lỗi lạc, trong khi công việc hằng ngày là phải tính toán sổ sách cho một cửa hiệu tạp hóa.
ooOoo
Nãy giờ tôi nhìn vào nghề lập trình viên bằng suy nghĩ phiến diện, tiêu cực. Bây giờ thử bỏ chiếc mũ màu đen trên đầu, bỏ cả cặp mắt kính đen ra, đội chiếc mũ màu vàng vào, ngước lên bầu trời trên cao, nhìn thấy ánh sáng mặt trời vàng rực. Vậy thử tìm cách nhìn nghề lập trình viên bằng con mắt lạc quan xem thế nào.
Nhưng trước hết thì phải đi uống nước ép trái cây đã.
Tường thuật từ một buổi ăn tối
Lại có một dịp khác tôi có dịp đi ăn tối với các người bạn của một người bạn của tôi. Thành phần thì đủ cả: dược sĩ, nhân viên bán hàng, marketing, giáo viên, người không có việc làm và người chưa có việc làm.
- Biết vậy hồi trước tao học ngành CNTT thì bây giờ sướng rồi.
Tôi giật mình và tiếp tục chăm chú lắng nghe.
- Ừ! - Một người khác nói. - Làm cái đó lương cao mà không phải lo lắng, chạy vạy nhiều.
- Làm ngành của tao nhìn bên ngoài thì đã thật, nhưng nhiều cái mình không thích nhưng cứ phải ráng mà chịu đựng, nhìn bọn làm phần mềm thảnh thơi mà thấy thèm.
À há! Khi mình thay đổi cách nhìn vào cùng một việc, mình sẽ thấy được nhiều điều quan trọng hơn. Vậy thì thử đội mũ vàng vào và nhìn mọi việc một cách tích cực và yêu đời xem.
1) Làm phần mềm thật là vui
Không có nhiều công việc trên đời này tự bản thân nó đem lại niềm vui như khi làm phần mềm.
Bằng chứng thì rất dễ tìm thấy. Hãy đến một công ty phần mềm vào buổi tối, vào ngày cuối tuần, thậm chí là ngày lễ, bạn sẽ thấy có một vài nhân viên vẫn đang ở công ty mày mò tìm hiểu, viết thêm một số phần mềm chẳng liên quan đến công việc, cũng chẳng để kiếm tiền. Họ mày mò chỉ đơn giản vì họ thích, vì nó hay, vì nó vui. Ngoài ra, những công nghệ mới liên quan đến phần mềm, và ngay cả bản thân chiếc máy vi tính, đều có thể đem lại niềm vui và sự thích thú cho người sử dụng. Tôi luôn thấy nhiều nhân viên ở lại công ty để duyệt web, chơi game bằng máy vi tính. Ngoài ra còn có vô số điều lý thú khác để làm với máy vi tính.
Ngược lại, tôi chưa bao giờ thấy một nhân viên kế toán hay tài chính ở lại công ty để "chơi" với mấy cái sổ sách cả. Tôi cũng chưa thấy ở nhà máy nào có công nhân tình nguyệnở lại để "quậy" với mấy cái máy mọc cả. Hay những người làm sales, họ sẽ làm gì sau khi hoàn thành công việc? Chẳng có gì trong công việc để "giải trí" cho họ cả. Có lẽ bia, rượu, thuốc lá, đồ nhắm thì vui hơn chăng?
Dĩ nhiên cũng có người ở lại để mày mò tìm hiểu thêm về công việc. Nhưng mục đích chủ yếu là để nâng cao kiến thức chuyên môn và thăng tiến. Đây là một phạm trù khác. Cái mà tôi muốn nói đến là niềm vui, là động lực tự nhiên, vô tư.
Tôi còn nhớ khi mình tham gia đội dự tuyển bóng đá ỏ trường hồi cấp II, sau giờ tập luyện mệt nhọc, tất cả chúng tôi đều ở lại để chia làm hai phe đá banh tiếp. Chẳng phải để rèn luyện gì cả, chỉ bởi vì đá banh thì vui, chơi với bạn bè thì rất vui.
Tôi còn quen một anh bạn làm nhân viên trong bệnh viện, chưa hề đi học chính thức về tin học, nhưng khi rảnh rỗi vẫn tự đọc sách để việt máy chương trình bằng VB để phục vụ cho công việc của mình và đồng nghiệp. Hay một ông bác tự mày mò học viết chương trình đơn giản, học thiết kế đồ họa để tự làm web cho mình. Thật là vui và thật là say mê. Họ cũng rất vui nếu tôi tặng họ những cuốn sách hay hay gửi cho họ những chương trình mẫu hữu ích.
Ngược lại, tôi chưa có dịp tặng những cuốn sách kiểu như "Nhập môn kế toán", "Nghệ thuật bán hàng" cho ai đó mà tôi quen, để họ có thêm thú vui tiêu khiển.
Một công việc mà bản thân nó có thể đem lại niêm vui, sự thích thú một cách tự nhiên, vô tư, thì đó chắc chắn là một công việc tốt về lâu dài.
2) Làm phần mềm hướng mình đến những mục tiêu tốt đẹp
Ở bất kỳ công ty phần mềm nào, nhân viên luôn được khuyến khích:
- Nâng cao và cập nhật kiến thức chuyên môn.
- Rèn luyện ngoại ngữ.
- Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, kỹ năng trình bày,...
- Chăm chỉ, có trách nhiệm,....
Những công việc khác thì thế nào? Ai cũng hiểu mục tiêu của ngành y là cao đẹp, nhưng để bảo đảm cuộc sống tốt đẹp thì phần lớn bác sĩ phải thực hiện những kế hoạch chẳng tốt đẹp tí nào. Bây giờ thì thầy cô giáo cũng phải chạy xô, ép buộc học sinh rất nhiều. Thậm chí cũng có những công việc mà cả mục tiêu và kế hoạch đều không cao đẹp tí nào cả. Chẳng hạn mục tiêu cuối cùng là phải rút ruột được khách hàng, chén ép người khác,....
Nói dễ hiểu hơn, môi trường làm phần mềm bản thân nó là nơi tạo điều kiện cho mọi người nỗ lực vì những mục tiêu cao đẹp, để mọi bên đều có lợi (Win/Win). Còn nhiều công việc khác, nếu muốn tốt cho mình thì phải bon chen, thủ đoạn, nói chung lợi cho mình thì hại cho người khác và ngược lại (Win/Lose hoặc Lose/Win).
3) Làm phần mềm có thể giúp đem lại thu nhập cao
Lương bổng của kỹ sư phần mềm thì không thể giúp mình làm giàu được. Tính ra lại không bằng những ngành khác. Nhưng thử nghĩ lại xem, có ai làm giàu chỉ bằng đồng lương của mình không?
Trước tiên, hãy xem lại mục tiêu của bạn là gì?
- Kiếm một công việc có lương cao nhất?
- Có được tài chính để mình đạt được những mục tiêu khác trong cuộc sống?
Còn để đạt được mục tiêu thứ 2, bạn cần làm tốt 3 điều:
- Biết cách kiếm tiền.
- Biết cách tiêu tiền.
- Biết cách dùng số tiền còn dư lại để sinh ra nhiều tiền hơn.
Điều tuyệt vời là thế này: làm phần mềm là công việc rất tốt để bạn hoàn thành tốt điều thứ nhất trong 3 việc trên. Tuyệt vời hơn nữa là bạn có thể kiếm tiền một cách lương thiện.
Nếu muốn có nhiều tiền hơn, cái mà bạn cần không phải là một công việc mới, mà là học và làm thật tốt hai điều còn lại. Dĩ nhiên, trên đời cũng có thể có công việc có mức lương quá tốt đến nỗi bạn không cần quan tâm đến hai điều còn lại. Nhưng nó sẽ rất hiếm, và dù sao thì thực hiện tốt cả 3 điều vẫn dễ dàng và căn cơ hơn là chỉ cần làm đều thứ nhất.
Khi nào có thời gian, tôi sẽ nói nhiều hơn về vấn đề "cơm áo gạo tiền này".
4) Làm phần mềm tạo điều kiện có được cuộc sống cân bằng
Muốn sống hạnh phúc thì chúng ta phải khỏe mạnh về thể chất lẫn đầu óc. Mà đối với mỗi thứ, cách tốt nhất để nó khỏe mạnh là phải vận động.
Làm phần mềm là cách tốt nhất để vật động đầu óc. Nói chung các công việc liên quan đến dịch vụ, làm việc văn phòng, dạy học, nghiên cứu, ít nhiều cũng giúp vận động đầu óc. Sau khi kết thúc công việc, bạn có thể sử dụng thời gian rảnh để vận động tay chân, chơi thể thao, làm những việc khác để bồi bổ cơ thể. Thật là dễ dàng (dĩ nhiên nếu bạn chịu cố gắng ).
Những người làm công việc tay chân, cơ bắp thì không được thuận lợi như vậy. Tôi từng có thời gian làm rồi nên biết rõ. Sau một ngày làm việc đầu óc mệt nhoài, tôi có thể dễ dàng vận động gân cốt cho cân bằng. Nhưng sau một ngày làm việc tay chân rã rời, thật không dễ tí nào để dành thêm thời gian để vận động đầu óc. Đọc sách, chơi ô chữ, luyện vài bài toán Không đời nào làm được. Khả thi nhất là nằm dài xuống và coi một bộ phim lê thê, ướt át của Hàn Quốc. Cái đó thì thật ra chẳng giúp vận động đầu óc được một tí gì hết.
Một số công việc khác cũng độc hại không kém. Làm sếp chẳng hạn, hay đi tiếp khách để bán hàng cũng vậy. Bia rượu, thuốc lá, và có khi thêm mấy cái khoản nếu-không-nói-ra-thì-ai-cũng-hiểu, thật là một tai họa cho thể chất lẫn đầu óc. Uống xong một chai bia phải mất gần 1 giờ đồng hồ chạy bộ để khắc phục sự cố; nếu uống hết một két bia chắc phải mất hết một ngày không ăn uống gì để chạy bộ.
5) Và thử suy nghĩ tích cực về những suy nghĩ tiêu cực trước đó
Nếu mình làm phần mềm thì gia đình không "nhờ vả" gì được. Nhưng nếu nghĩ kỹ lại, thì thật là tốt. Ai trong chúng ta đều có gia đình, họ hàng, bạn bè, người quen để có thể "nhờ vả" những dịp như vậy. Thế thì khi nào mình cần, hay gia đình mình cần, thì cứ việc nhờ những người đó giúp đỡ.
Tôi muốn làm công việc mà mình yêu thích, làm người thực sự có ích; còn mấy việc "linh tinh và rắc rối" đó, chắc chắn có rất nhiều người có thể giúp đỡ tôi. Điều ngược lại thì tôi không muốn làm tí nào. Còn bạn thì sao?
Còn muốn tiếp xúc với bên ngoài nhiều hơn? Công việc lập trình đúng là không cho phép bạn tiếp xúc với nhiều người bên ngoài, nhưng đó là trong công việc. Lập trình không hề ngăn cản bạn sử dụng thời gian còn lại để làm những việc đó.
Đối với tôi, điều tuyệt vời nhất của công việc là nó không cho phép tôi gặp quá nhều người. Có nghĩa là nó sẽ giúp tôi không phải gặp những người mà tôi không thích, những người mà tôi và họ không đem lại sự thay đổi tốt đẹp cho nhau. Có nghĩa là nó giúp tôi quý trọng thời gian của mình, thời gian mà lẽ ra tôi phải dành cho những người tôi yêu thương nhất, những người yêu thương tôi nhất, những người có ý nghĩa đối với tôi nhất trong gia đình, công việc, sở thích,... Khi nhìn ra xung quanh, tôi thấy mình không thể làm một số công việc đơn giản bởi vì để làm tốt những việc đó, tôi phải hy sinh những điều có ý nghĩa nhất đối với tôi, để có được những điều mà thật ra chẳng có ý nghĩa gì về lâu dài cả, tôi phải làm bởi vì người ta yêu cầu tôi làm, hay là vì muốn được bằng như những người khác.
Vậy làm phần mềm thì lý thú hay là quá "cơ bắp"? Cũng nói về phần mềm, có người làm những việc rất high-tech, nhưng có người lại làm việc rất low-tech.
Thế nào là high-tech? Bạn có thể đọc cuốn sách "Nghệ thuật lập trình máy tính"
Thế nào là low-tech? Bạn thử đọc qua cuốn sách "Code Complete" Tôi đã đọc gần hết cuốn Code Complete, và đã từng cố gắng đọc cuốn "Nghệ thuật lập trình máy tính", nhưng chỉ được vài chương của tập I là bỏ cuộc. Từ đó tôi hiểu mình thích hợp với phần low-tech khi làm phần mềm.
Điều hấp dẫn khi làm mấy cái low-tech này là gì? Đó là tư duy để hiểu đúng vấn đề cần giải quyết, phân tích những giải pháp có thể rồi chọn là giải pháp tốt nhất, dùng những kiến thức và công nghệ hiện có (những cái hiện có thôi, còn muốn tìm ra cái mới thì không thuộc về phạm trù ở đây nữa) để thiết kế giải pháp đó, hiện thực, rồi kiểm tra. Tất cả những việc trên luôn đặt dưới áp lực thời gian, áp lực về chất lượng.
Dĩ nhiên, nếu công việc lập trình là đáng chán thì nguyên nhân không phải bởi vì bản chất công việc là đáng chán; mà nguyên nhân là có sự khác biệt giữa nguyện vọng của bạn và thực tế bạn đang làm. Trong trường hợp đó, cái mà bạn cần không phải là một chức vụ mới (tôi không bao giờ muốn làm sếp để sai những người cấp dưới làm những việc mà bản thân tôi cũng thấy "è lưỡi"), không phải là một công ty mới, mà là một trong 3 cách:
- Một công việc hoàn toàn mới, để thay đổi cái hiện tại.
- Một suy nghĩ hoàn toàn mới, để thay đổi cái nguyện vọng.
- Cả 1 và 2.
Lời kết
Lâu lắm rồi mới tập viết lại, thật là đã. Ở đây tôi chỉ mới đội mũ đen và mũ vàng để nhìn vào công việc mà mình đang làm. Khi nào rảnh chắc phải thử đội mũ trắng (dữ kiện, khách quan), hay các mũ màu khác để xem sao. Hay là có bạn nào giúp tôi làm việc này với.
Dự án CNTT dưới những góc nhìn khác nhau
Lang thang trên net thấy cái hình này hay hay về các góc nhìn khác nhau của một dự án IT nên hứng khởi post lên đây, vừa để ngẫm vừa để vui
Bill Gates thích gì?
Tôi vĩ đại hơn cả điều tôi mong muốn: "Tôi không mong muốn mình là một người vĩ đại, tôi vĩ đại hơn cả những điều mình mong muốn trở thành. Tôi muốn co lại một chút. Tôi cũng bình thường như tất cả mọi người, cũng phải chịu đựng những chuyến bay bị hoãn, cũng ngồi cùng ghế chờ... Có những trang web tôi chưa từng xem đến. Có những tôn giáo mà tôi không theo. Tôi nghĩ, chúng ta ai cũng có một mảnh đời riêng".
Làm: Không thích kinh doanh
Bill Gates khẳng định, ông chỉ dành 10% đầu óc để kinh doanh. Ông không muốn đặt chữ "businessman" vào trong card của mình. "Tôi là một nhà khoa học, khi tôi đọc sách về những nhà khoa học lớn như Crick và Watson phát hiện ra ADN, tôi thấy lý thú vô cùng. Các câu chuyện về sự thành công trong kinh doanh không hấp dẫn tôi như thế.
Chơi: Toàn xài bóng Golf cũ
Tiền bạc rủng rỉnh, Gates đã tiêu xài thế nào đối với những sở thích của mình? Ông nói vui: "Tôi nuốt những đồng 25 xu, đốt các hóa đơn đô la vậy đấy" Còn trên thực tế, Gate lại là người dè dặt trong tiêu dùng. Là người đã thiết lập lên nhiều quỹ học bổng rất lớn, nhưng khi mua những trái bóng chơi golf, Gates mua những trái bóng đã dùng rồi. Và Gates coi đấy là thú tiêu khiển của mình. Việc chơi golf đối với Gates rõ ràng là theo lối "học đòi". Mới chỉ từ những năm 90, ông mới có thói quen này do bị "lây nhiễm" từ các thành viên khác trong gia đình. Chơi nhiều đâm ra Gates cũng hơi nghiền cái trò chơi quý tộc này.
Xem: Mê mẩn phim hoạt hình
"Khi ở trong phòng khách sạn, tôi cũng bật kênh tanh tách như mọi người vậy. Tôi thích xem hoạt hình trên Nickelodeon vào ngày chủ nhật, hay lắm". Những phim hoạt hình mà Gate yêu thích là "Ren & Stimpy và Rugats". Gate hào hứng: "Hay tuyệt, hoạt hình đã thay đổi nhiều từ lúc tôi còn nhỏ. Tôi không thể miễn dịch trước sức hấp dẫn của truyền hình. Tôi chỉ cố gắng rời xa nó bởi vì tôi thích đọc".
Đọc: Thích sách báo nhưng ác cảm với tiểu thuyết
Gates thường "nghiền" những cuốn sách về gene, sinh học, nguyên tử. Ông đọc tất cả các trang của The Economist, The Wall Street Journal và Business Week, Gates cũng thích đọc Time và USD Today. Nếu đang trên đường đi công tác thì thế nào ông cũng đọc people. Ông thích chơi ô chữ trên những báo này. Tiểu thuyết thì ông chỉ đọc một cách ngẫu hứng, chỉ vì chị gái của Gates thích đọc những cuốn sách "vớ vẩn" này (từ dùng của Bill Gates) và cũng khuyên ông nên đọc. Thành ra, Gates cũng có một số vốn liếng về tiểu thuyết nhưng chỉ toàn là những ác cảm. "Tôi chẳng thích thú gì với những cái hiện có. Chúng hoàn toàn không chính xác"
Viết: Hồi ký đó là một kiệt tác
Nhiều người đã khuyên Gates viết hồi ký về những kinh nghiệm trong đời. Với uy tín và quyền lực của mình, chắc chắn cuốn sách đó sẽ vô cùng ăn khách. Nhưng Gates chưa hề có ý định đó. "Giờ mà tôi làm thì tôi sẽ viết về tương lai chứ không phải quá khứ. Khi nào tôi đã đứng tuổi rồi, 60 tuổi chẳng hạn, tôi có thể sẽ viết tiếp". " Khi tôi làm thì phải hay gấp trăm lần các sách hiện có" Gates tự tin hứa.
Ăn: Học ăn chay, chọn ăn nhanh
Có một thời kỳ, Gates tự nhiên thích ăn chay và kiên trì theo đuổi nó tới 3 năm trời. Nhưng đó chỉ là để chứng minh cho mọi người ông có thể làm được điều đó mà thôi. Nhu cầu công việc đã buộc Gates phải tìm đến đồ ăn nhanh. Gates thừa nhận là ăn đồ McDonald nhiều hơn mọi người. Cho nên, về thức ăn nhanh và những vấn đề văn hóa về thức ăn nhanh thì ông tự thừa nhận là "rất sành điệu".
Mặc: Nhờ mẹ tư vấn
Gates không chú tâm nhiều đến việc ăn mặc của mình hàng ngày. Có lúc, mẹ ông phải "tư vấn" về mẫu áo gì hợp với ca vát gì. Ông rất tôn trọng ý kiến của mẹ vì đơn giản trong lĩnh vực này ông không thể rành bằng mẹ mình.
Di chuyển: Khoái đi nhờ máy bay
Gates cũng tự lái xe và vẫn mua vé ở khoang hành khách khi đi công tác tại Mỹ. Nhưng khi đến Châu Âu, ông lại bay theo vé của doanh nhân. Còn khi đi chơi với Paul Allen, Gates lại bay nhờ bằng máy bay của bạn.
Chuyện "những người làm thuê số 1 Việt Nam"
Dẫn nhập: Tôi là một người thuộc thế hệ 7X. Trong quan hệ công việc và bạn bè, tôi quen một số bạn 7X làm việc cho các công ty nước ngoài tại Việt Nam. Đa số những người tôi biết có lương từ 500 đến 2.000 đô Mỹ một tháng. Có lẽ số lương này chưa đủ tiêu chuẩn để là những người làm thuê số 1 theo tiêu chí của báo Tuổi Trẻ. Nhưng so sánh với mặt bằng lương của đa số người Việt, tôi xin tạm xếp họ vào hàng ngũ làm thuê số 1 theo tiêu chí của tôi.
Tôi chỉ nói về 7X trong giới hạn những người mà tôi biết. Ðể có cái nhìn đầy đủ hơn, có lẽ chúng ta cần một cuộc điều tra lấy mẫu vài ngàn người, nhưng hiện tôi chưa có điều kiện để làm việc đó. Xin để ngỏ cho các bạn sinh viên ngành xã hội học. Nói theo các nhà khoa học thì mẫu của tôi nhỏ, lệch lạc và sẽ là sai lầm nếu rút ra những kết luận nào đó. Nếu bạn nghĩ mình nằm trong số đó và nổi giận thì đó là ngoài ý muốn của tôi. Hãy nghĩ bạn là người ngoại lệ, không phải là những người mà tôi nói đến.
Tôi cũng không muốn phủ nhận hay chê cười các bạn làm thuê số 1 trên báo Tuổi Trẻ. Các bạn rất tài năng và tôi khâm phục các bạn. Người tài cũng như người đẹp, vốn không có nhiều trên tinh cầu bé nhỏ này. Chúng ta nên yêu mến họ. Trong tầm quan sát, hiểu biết hạn hẹp của tôi, ở đây tôi chỉ đề cập đến những người làm thuê số 1 khác mà tôi biết. Những người này chẳng liên quan gì đến các bạn trên báo Tuổi Trẻ.
Nhân tiện cũng post một loạt các bài về "Những người làm thuê số 1 tại Việt Nam" của báo Tuổi Trẻ để tiện hầu quý bạn tham khảo.
- Người của những sự kiện!
- Câu chuyện anh thợ giặt trở thành giám đốc
- Ra đi để mang về...
- “Người buôn tiền” của HSBC
- “Sếp IT” của Tập đoàn Unilever VN
- Người “bắt mạch” những giếng dầu
- Hương Lúa - cô gái bạc tỉ!
- Người “của” Bill Gates
- Từ 50.000đ/tuần đến 6.000USD/tháng
Đọc nhiều nhất
-
Đường Định mệnh (Sự nghiệp/May mắn)
Dẫn nhập: ngày trước cũng tò mò về cái chủ đề chỉ tay, rồi xem tay, rồi tự đọc và tìm hiểu loạn xị cả lên, thực ra kết quả chính là để loè g... -
Tại sao nhà Tây Sơn sụp đổ?
© Giang Lê - The X file of History Trong lịch sử Việt Nam tồn tại không ít các cuộc khởi nghĩa nông dân; tuy nhiên đỉnh cao nhất phải kể ... -
Xem phim "Analyze This" của Robert De Niro
Hôm nọ có xem cái phim "Analyze This" của Robert De Niro về xem, thấy vui vui, nay giới thiệu sơ sơ với mọi người... -
Nếu không có thực lực, bạn chỉ là kẻ ăn bám
Dựa vào núi núi đổ, dựa vào người người chạy, chỉ có tự dựa vào chính mình mới là đáng tin cậy nhất. Ba mẹ có là ông nọ bà kia đi chăng nữa... -
Phim: Buddha – Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca
Bộ phim Buddha về cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ đản sanh đến niết bàn. Bộ phim lấy cảm hứng ( hoặc cũng có thể gọi là được chuyển t... -
Hiệu ứng domino và bí quyết tạo lập chuỗi các thói quen tích cực trong cuộc sống
Các hành vi của con người đều có mối liên hệ tương tác lẫn nhau Hãy lấy ví dụ về trường hợp của Jennifer Lee Dukes. Sau hơn 2 thập kỷ, từ k... -
Để yêu bất kì người nào, hãy làm những điều sau
Hơn 20 năm trước, nhà tâm lý học Arthur Aron đã thành công trong một thí nghiệm vô tiền khoáng hậu: làm cho 2 người xa lạ yêu nhau. Hè năm n...
Tham khảo
Liên kết web
Phân loại
Báo chí
(55)
Văn hoá
(33)
Tâm lý
(29)
Tán nhảm
(27)
Công nghệ
(25)
Blog
(17)
Xã hội
(16)
Nghề nghiệp
(15)
Phim
(15)
Quora
(14)
Con người
(13)
Kinh doanh
(13)
Nhạc
(13)
Cuộc sống
(11)
Kỹ năng
(11)
Marketing
(11)
Công cụ
(10)
Lập trình
(10)
Lịch sử
(10)
Sách
(10)
Cặp đôi
(9)
Phát triển
(9)
Thiền
(8)
Tình yêu
(8)
Tản mạn
(7)
Sức khoẻ
(6)
Chính trị
(5)
Giáo dục
(5)
Hạnh phúc
(4)
Kim Dung
(4)
Kiếm hiệp
(4)
Mạng xã hội
(4)
Phát triển cá nhân
(4)
Phần mềm
(4)
Tiền tệ
(4)
Tài chính
(4)
Thực hành
(3)
Tâm linh
(3)
Quản lý công việc
(2)
Quản lý thời gian
(2)
Tiếp thị
(2)
Chăm sóc khách hàng
(1)
Làm việc
(1)
Lãnh đạo cá nhân
(1)
Nguỵ biện
(1)
Quản lý cá nhân
(1)
Thương hiệu
(1)
Tình dục
(1)