Hiển thị các bài đăng có nhãn Marketing. Hiển thị tất cả bài đăng
4 điều phải có ở người kinh doanh
Nhiều người nói rằng bạn phải thông minh, hay IQ cao, hay phải học thật giỏi, rồi thì làm việc chăm chỉ, cật lực thậm chí phải “bán mạng”… nhưng tất cả những thứ này KHÔNG LIÊN QUAN tới việc bạn kiếm được tiền nhiều hay không!
“Kéo cắt lông mũi”: Bài học kinh doanh đáng suy ngẫm
Trích từ "100 thương hiệu tạo dựng thành công"
Ở Mỹ có một công ty rất nổi tiếng, tên là Cripite, kinh doanh một thứ hàng không đáng kể, nhưng nổi tiếng khắp nước Mỹ và cả nước ngoài.
Cripite chuyên kinh doanh “Kéo cắt lông mũi” chuyển qua bưu điện. Công ty thường quảng cáo trên các tạp chí có ảnh hưởng và lượng phát hành lớn. Trong lời quảng cáo dùng câu đơn giản, rõ ràng, khách hàng chỉ cần viết rõ địa chỉ và trả tiền tương đương với giá bán lẻ ở thị trường, không lâu sau sẽ nhận được chiếc kéo cắt lông mũi xinh xắn.
Quảng cáo như vậy gây sự chú ý và hiếu kỳ của đông đảo độc giả, họ không ngại bỏ ra 3 USD để thử hư thực. Quả nhiên nhanh chóng nhận được chiếc kéo cắt lông mũi của công ty Cripite gởi bưu điện tới. Kéo sắc, dễ sử dụng, không ai không trầm trồ, thương hiệu của công ty càng được lan truyền rộng.
Mọi người sẽ thắc mắc, công ty Cripite buôn bán nhỏ như vậy làm sao có lợi nhuận? Sự thật lợi nhuận của nó không ở kéo cắt lông mũi mà ở con đường do kéo cắt lông mũi mở ra.
Chúng ta đều biết, bất cứ ai cũng có thể dùng kéo bình thường để cắt lông mũi của mình, chẳng mấy ai cần đến kéo cắt lông mũi chuyện dụng. Cho dù có, họ cũng có thể mua được ở bất cứ cửa hàng nào, đâu cần thiết phải mua qua bưu điện thứ hàng nhỏ bé đó.
Công ty, khiến rất nhiều người vốn không cần thiết lắm thứ nhỏ nhặt này lại thích thú muốn thử, như vậy là mục đích của công ty đã đạt được.
Thì ra, công ty Cripite triển khai dịch vụ kiếm tiền bằng cách cho thuê danh sách khách hàng mua kéo cắt lông mũi qua bưu điện. Họ nhập tên tuổi, địa chỉ khách hàng mua qua bưu điện vào máy tính, sau đó bán cho các công ty mua bán hàng qua bưu điện khác, công ty quảng cáo, công ty dịch vụ tư vấn,…
Đồng thời công ty cũng nhận làm dịch vụ tuyên truyền quảng cáo cho các nhà kinh doanh và công ty dịch vụ quảng cáo khác, khi gởi kéo cắt lông mũi của mình thì gởi kèm đồ quảng cáo hàng hóa khác, từ đó có thể thu được một khoản tiền.
Thu lợi qua thủ đoạn kinh doanh này của Cripite hết sức khả quan. Kéo cắt lông mũi, do một công ty dụng cụ dao kéo ở New York nhận làm, thông qua bưu điện bán mỗi chiếc 2,99 USD, lợi nhuận chỉ có 6%, tương đương 0,18 USD.
Nhưng mỗi lần thực hiện thành công một vụ bán qua bưu điện thì danh sách khách hàng sẽ tăng thêm một tên mới. Danh sách này cho thuê hoặc đem bán mỗi tên có thể thu được từ 0,03 đến 0,75 USD, mỗi danh sách có thể bán được nhiều lần.
Như vậy thu nhập của nó gấp nhiều lần so với số tiền bán kéo kiếm được, cộng thêm thu nhập gởi kèm sản phẩm tuyên truyền quảng cáo khác cho khách hàng thì thu nhập càng lớn.
Kéo cắt lông mũi Cripite đều in mác Cripite. Công ty đặt đại lý bán hàng qua bưu điện ở hàng ngàn địa điểm khắp nước, khiến thương hiệu càng lan rộng. Sự thành công về kinh doanh của Cripite khiến người ta không thể hiểu nổi.
Theo một bài báo trên tập san Tiền tệ ở Washington thì: Số người mua kéo cắt lông mũi Cripite qua bưu điện đã gửi phiếu đặt tạp chí này rất nhiều và những người đó cơ bản không biết vì sao tạp chí này lại biết tên tuổi và địa chỉ của họ.
Một số blogs thú vị (2016)
- Action.vn: thông tin về startup
- iSocial: cộng đồng iSocial trên Facebook (về online marketing và mạng xã hội)
- Online Marketing của EQVN: same same iSocial (dưng không ngon và nhiều bằng)
Công nghệ, Lập trình, Web:
- ABSTRACTION HUB - của ông ẻm Trương Đắc Bình, khá nhiều bài hay về UI/UX, cafe, book review
- Lập trình & Cuộc sống: chủ yếu dịch bài từ blog công nghệ của các bạn Mẽo
- TechMaster Blog: giống VinaCode, đôi khi anh em ở VinaCode lại quẳng lên đây trước
- Hanoi Scrum: thực hành scrum ở đất Hà Nội
- Tạp chí Lập trình: tùm lum cả
- Kipalog: Keep a log - tùm lum cả, dưng chủ yếu ngó cái Javascript/Angular
- Awwwards: nhanh mục web đẹp (đoạt giải)
- Webdesign Inspiration: web đẹp, tham khảo bét nhè
- Agile Hobo: .NET, Xamarin, Visual Studio,....
Thông tin & Nghiên cứu:
- Blog của GS. John Vu về khởi nghiệp & STEM (GS. John Vu chính là Dịch giả Nguyên Phong của cuốn sách Hành trình về Phương Đông)
- Nghiên cứu Quốc tế: kho tư liệu hay ho của nó
- Trạm Đọc (Read Station): cho các con mọt sách
- 3 SÀM: cho các loại thông tin "lề dân"
Tools & Toys:
- Video Grabber: tải video online (Youtube, Vimeo) về máy xem chơi (cái này là tool, éo phải blog)
- Tải với VIP link (FShare, ....) trực tiếp: linksvip.net - fastheme.com
- Xem bóng đá với AceStream/SopCast: LiveSport.ws (tiếng Nga) - TopBongBa
Khác:
- Phan Phương Đạt: nhân sự, đồ gỗ tự chế, nuôi trẻ - hay nhất: làm phòng cho bé gái
- The X file of History: lịch sử với cái nhìn mới (Facebook page, éo phải blog)
- Tolkien Legendarium Việt Nam: thế giới trong The Lord of The Rings (Facebook page, éo phải blog)
- Game Of Thrones (VN): về phim là chính, còn truyện đọc cả gần 10 năm nay mà vẫn chưa có đến tập cuối (Facebook page, éo phải blog)
- Hướng dẫn làm máy bay giấy: hình ảnh từ Google Search, Maker Space Flight (Pinterest)
Mười năm trước cũng có một cái post dư thế lày, giờ xem lại danh sách thì chết sạch, chỉ còn lại một vài cái là:
- Viet-Studies của GS. Trần Hữu Dũng (đội dư lợn viên phá cũng nhiều, cướp domain cũng lắm nên truy cập rất tậm tịt)
- Cái Tôi thì chuyển sang thành Tâm Ngã
- Thuận VietSpider thì đổi sang thành Tôi học Java
- Blog của bác TanNg thì chuyển sang WordPress, dưng giờ cũng chẳng mấy khi viết.
Vậy nên post ra đây để lúc nào cần lại mở cho nhanh vậy (rồi để 5-10 năm nữa review lại xem còn mấy cái sống)
Facebook đang thay đổi cách thức comment, hiển thị khung cửa sổ giống như chat trong Group Messenger
Trên Facebook, chúng ta có thể comment (bình luận) trên một bài viết hay hình ảnh của bạn bè, sau đó cứ mỗi khi có một bình luận mới của người khác Facebook sẽ lại thông báo cho bạn biết. Trong một số trường hợp, các bình luận này sôi nổi giống như một group chat trong Messenger vậy.
Có lẽ chính vì lý do đó mà Facebook đang thử nghiệm việc biến cách thức comment thông thường thành một hình thức chat giống như group trong Messenger. Giám đốc nội dung Matt Navarra của trang tin TheNextWeb đã phát hiện ra sự thay đổi này lần đầu tiên vào tháng 10.
Comment kiểu cũ.
Anh nhận thấy sự kỳ lạ, khi Facebook thông báo có người comment trong một post mà anh mới đăng. Thông báo này lại được hiển thị dưới dạng khung cửa sổ nhỏ giống như khung chat, nội dung phía trên là những gì Matt đã đăng tải và phía dưới là các comment vừa có người viết.
Sau khi được hỏi, một phát ngôn viên của Facebook đã chia sẻ: “Chúng tôi đã lắng nghe ý kiến của nhiều người, khi họ muốn một cách dễ dàng hơn để tham gia tranh luận dưới một bài đăng trong khi họ vẫn có thể lướt News Feed. Chính vì vậy mà chúng tôi đang thử nghiệm một phương pháp mới, bạn có thể viết các comment để tranh luận giống như đang chat trong group hay có thể ẩn và tắt thông báo từ bài post đó nếu muốn”.
Comment kiểu mới trong khung chat.
Quả thực như trước đây, khi muốn tiếp tục comment vào một post nào đó bạn sẽ phải đi tới trang có post đó và tạm dừng việc lướt News Feed. Nếu không bạn sẽ phải mở thêm một cửa sổ trình duyệt mới cho việc đó.
Với sự thay đổi của Facebook, bạn có thể mở một khung cửa sổ nhỏ cùng vị trí với các khung chat Messenger. Từ đó, bạn có thể theo dõi các comment mới, đăng comment của mình hay tắt thông báo nếu như không muốn theo dõi nữa.
Hiện tại Facebook mới chỉ thực hiện thử nghiệm trên một số lượng người dùng hạn chế. Đại diện của Facebook cũng chưa cho biết bao giờ tính năng này mới được ra mắt. Nhưng hầu hết phản hồi của những người đã sử dụng tính năng mới này đều là rất thích thú.
Nguồn: Tri Thức Trẻ
Mẫu (template) cho Blogspot dạng tạp chí đơn giản
Giờ đã hoàn thành ngon lành, để dùng một mình thì phí nên share ra đây để ai cần dùng thì cứ lấy về mà dùng.
Mẫu này có mấy tính năng sau:
- Hiển thị dạng tạp chí: hiển thị dạng slider (chỉ ở trang chủ - nhớ chỉnh cấu hình và nhập 1 dòng vào nội dung HTML ở phần bố cục, đó là cái nhãn sẽ tìm kiếm các bài nổi bật), chữ to, ảnh to, dãn cách lớn
- Hiển thị danh sách nội dung có hình ảnh lớn và chữ to
- Chia sẻ nội dung với một số mạng xã hội (Facebook, Twitter, Google+, Linked In, Pinterest)
- Hộp tìm kiếm
- Danh sách bài cùng chủ đề (cùng nhãn)
- Danh sách bài khác (bài mới nhất)
- Danh sách bài đọc nhiều nhất
- Danh sách nhãn/phân loại (labels/tags/categories)
- Đặt sẵn icon để sửa bài (khi xem chi tiết - nhớ chỉnh cấu hình để cho hiển thị cái edit icon này)
- Phân trang danh sách nội dung, mặc định 10 bài/trang (nhớ chỉnh cấu hình để cho hiển thị 10 bài trên trang chính)
- Hiển thị hệ thống bình luận của Facebook phía trước danh sách bình luận của Blogspot 😂😂😂 Thế nên muốn quản được còm thì cần đăng ký một cái app ở Facebook, đặt rõ ID của app và của account ở phần meta tags, còn nếu không muốn dùng hệ thống còm của Facebook thì tìm trong mẫu dòng sau và xoá đi là xong (<div class="comments fb-comments" data-colorscheme="light" data-numposts="7" data-width="100%"/>)
Đặc điểm công nghệ:
- Dạng responsive, chạy tốt trên tất cả các thiết bị từ mobile tới máy tính (sử dụng Bootstrap 3)
- Tự điều chỉnh menu thành 2 cấp (chỉ định các mục menu cấp 2 bằng cách đặt dấu gạch chân [ _ ] - underscore) ở vị chí đầu tiên
- Khi xử lý các nhãn, thì nhãn có nội dung "Nổi bật" sẽ được bỏ qua (vì đây là nhãn dùng cho hiển thị bài nổi bật dạng slide ở trang chủ)
- Sử dụng font Roboto của Google Fonts để đem lại cách hiển thị tốt nhất khi đọc nhanh
- Các icon đều sử dụng Font Awesome 4, độ phân giải cao mà dung lượng lại bé 😋
- Cuối cùng (và cũng là hay ho nhất) 😍😍😍: tất cả các ảnh (nội dung, nền, link, ...) đang hosted ở địa chỉ "bp.blogspot.com" sẽ được "chuyển" sang sử dụng "lh.googleusercontent.com" để tránh bị chặn bởi ISP Việt Nam (vì ISP Vietnam "nhận lệnh lạ" để chặn DNS của tất cả các site .blogspot.com hoặc .wordpress.com)
- Minified: đã nén toàn bộ CSS và Javascript để trang chủ còn khoảng 20KB (tải nhanh nhất đối với mobile)
- Original: không nén CSS và Javascript, để vọc hoặc muốn xem tui làm gì (kích thước các trang web sẽ tăng lên khoảng 2-3 lần)
Câu chuyện ở cửa hàng của Nordstrom
...Trong một lần tôi tới Mỹ, tôi bước vào một cửa hàng của Nordstrom (một chuỗi bán lẻ nổi tiếng của Mỹ) định mua một đôi giày Adidas, cỡ 38, màu xám, được giảm giá 30%.Một câu chuyện rất đời thường, nhưng khi xử lý "bất bình thường" thì lại là một câu chuyện hoàn toàn khác, khi đó khách hàng sẽ nhớ mình mãi mãi và sẵn sàng giới thiệu cho bạn bè/người thân của họ một cách say mê. Nhiều khi cứ bỏ ra hàng đống tiền để tìm khách hàng mới, trong khi đó khách hàng cũ thì chưa có sự chăm sóc một cách chuẩn và đúng quy trình....
Tuy nhiên khi tới cửa hàng, đôi giày đã được gom vì có người khác đã mua.
Nhân viên cửa hàng đã làm một điều mà không bao giờ tôi có thể ngờ được. Họ chạy qua bên đường mua đúng đôi giày đó của đối thủ với mức giá không được giảm giá chỉ để mang về bán cho tôi với giá giảm 30%.
Với hành động này, ngay lập tức họ mất 30% giá trị đôi giày, nhưng cái họ được là khách hàng của họ (là tôi) chia sẻ câu chuyện này với hàng trăm người.
30% đôi giày Adidas sẽ vào khoảng vài chục USD, nhưng họ đã mua được sự hài lòng, và những lời quảng cáo từ chính sự hài lòng của khách hàng khi chia sẻ với bạn bè, người thân.
10 lời nói dối của “dân SEO” bạn không bao giờ được tin
Thời gian vừa rồi có chém gió nhiều với các vị làm SEO, nghe nổ tung trời (mình thì vốn chẳng bao giờ tin cả), thế nên đọc thấy cái bài viết này nên post lại để tham khảo (cũng có thể để dành cho mấy thần gió đó đọc sau)
---------------------------------------------------------------
(XHTT) Áp dụng các biện pháp SEO để cải thiện thứ hạng của website, để mọi người có thể tìm thấy website của bạn dễ hơn và truy cập vào nhiều hơn. Nếu không hiểu biết, bạn có thể cảm giác SEO là một cái gì đó thật khó nắm bắt, và vì thế, bạn có thể bị lừa gạt bởi những lời nói dối sau.
1. Tôi có thể đưa website của bạn lên số 1 trên Google
Thật khó hiểu vì sao lời nói dối trắng trợn này vẫn tiếp tục thịnh hành. Thực tế, không ai có thể đảm bảo về mặt xếp hạng website trên các công cụ tìm kiếm, có thể là trừ Google ra, nhưng bạn không phải là Google, và tất nhiên chuyên gia SEO kia cũng không phải làGoogle.
Những chỉ dẫn Webmaster Guidelines của Google cảnh báo rõ rằng bạn nên thận trọng trước những lời hứa chắc nịch của SEO và các nhà tư vấn web hoặc các công ty đảm bảo về vị trí xếp hạng số 1 trên Google. Hãy hoài nghi tất cả những ai hứa đưa bạn lên đỉnh.
2. Với kỹ thuật SEO, công ty nào cũng giống nhau
Bạn thường hỏi chuyên gia SEO: “Anh đã có kinh nghiệm làm việc với các công ty trong ngành của tôi chưa?”
Các chuyên gia SEO có thể “lừa phỉnh” bạn bằng cách nói, kỹ thuật SEO ở bất cứ ngành nào cũng giống nhau cả, vì thế họ không cần phải hiểu biết về công ty của bạn. Tuy nhiên, một cách lý tưởng nhất là chuyên gia SEO phải có chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực của bạn. Sự thật là tất cả các ngành công nghiệp đều không giống như trong thế giới SEO. Chẳng hạn, một số ngành như dịch vụ kinh doanh có mức độ cạnh tranh cao hơn nhiều đối với các từ khoá hàng đầu – trong khi đó, một số ngành khác, như sản xuất, lại ít cạnh tranh hơn và vì thế dễ áp dụng SEO hơn.
3. Sao chép nội dung vẫn "ok"
Chuyên gia hay công ty SEO mà bạn thuê có thể không phải là chuyên gia marketing nội dung. Song sẽ tốt hơn nếu họ vừa có kỹ năng SEO vừa có kỹ năng về nội dung, bởi vì nội dung cần thiết cho chiến lược SEO của bạn.
Bởi vì, đăng lại một bài viết mà bạn đã đăng ở đâu đó trên mạng xã hội hay trên blog không phải là ý tưởng hay. Đó là vì bộ lọc sao chép nội dung và các hiệu ứng của thuật toán Panda 4.0 vừa được đưa ra cách đây mấy tuần.
4. Càng nhiều link, càng tốt
Cách đây vài năm, các “chuyên gia” SEO vẫn dùng nhiều kỹ thuật spam để chèn thật nhiều link vào website khách hàng của họ, và Google vẫn chấp nhận nó. Tuy nhiên, Google không hề chính thức cho phép điều này, dù Google không làm gì để trừng phạt những ai làm như thế. Một sự thật đáng buồn là những kỹ thuật đó phát huy tác dụng khá tốt.
Tuy nhiên, những ngày đó đã qua. Mặc dù việc đưa các đường link vào website vẫn là một phần quan trọng của chiến lược SEO, song Google đã chuyển trọng tâm của họ từ số lượng sang chất lượng. Giờ đây, lượng lớn các đường link kiểu spam có thể làm tổn hại đến vị trí xếp hạng website của bạn.
5. Càng nhiều từ khoá, càng tốt
Mật độ từ khoá là điều được nói đến nhiều cách đây mấy năm, nhưng tâm điểm hiện nay lại là dùng đa dạng từ khoá và các loại từ khoá vệ tinh được rải rác một cách tự nhiên trong suốt cả bài viết.
“Tự nhiên”, bạn cần lưu ý điều này, không có nghĩa là cứ mỗi 3 từ bạn lại chèn một từ khoá vào.
6. Tôi sẽ đưa website của bạn lên hàng trăm công cụ tìm kiếm
Sẽ thật mất thời gian. Bạn có thể đưa trang của bạn lên các công cụ tìm kiếm lớn, song điều này chẳng mang lại lợi ích gì nhiều. Kỹ thuật này thực sự có thể khiến Google cảnh báo, để mắt hoặc phạt website của bạn, vì thế hãy tránh xa bất kỳ ai nói rằng họ sẽ xây dựng liên kết hoặc đưa website của bạn lên một lượng lớn công cụ tìm kiếm như vậy.
7. Kỹ thuật của tôi quá phức tạp, không thể giải thích
Bạn có thể không phải là một người am hiểu công nghệ, nhưng bạn hoàn toàn có thể hiểu phương pháp cải thiện vị trí xếp hạng của website bạn, nhất là khi bạn phải trả tiền cho điều đó. Một cách chân thành, không có gì phức tạp cả. Các chiến dịch SEO tốt đều là kết quả của sự kết hợp “kiềng 3 chân”: nội dung, đường link và truyền thông xã hội. Một mỗi “cột” đều không có gì phức tạp hay khó hiểu, chỉ là vấn đề có nguồn lực để thực hiện chúng, và có chuyên môi để thực hiện chúng một cách tốt nhất.
8. Bạn không phải lo lắng về việc cập nhật thuật toán của Google
Sự thật là, tất cả chúng ta đều cần biết về điều này và cách chúng thay đổi mọi thứ. Nói chung, nếu bạn bạn đang có các chiến dịch SEO, bạn cần để mắt đến các thuật toán của Google.
Bạn có thể xem tại đây để biết về các cập nhật thuật toán của Google.
9. Tất cả những gì bạn cần là SEO
Không một kết hoạch marketing nào thành công nếu chỉ tập trung vào một nội dung marketing. Xếp hạng website của bạn có thể được cải thiện thông qua hình ảnh tích cực của bạn trên các trang truyền thông xã hội, trên các blog và cả ở các nỗ lực marketing offline. Đừng đặt mọi quả trứng vào một cái rổ, nhưng hãy đảm bảo mọi nỗ lực marketing của bạn đều tối đa lợi ích SEO.
10. Tôi sẽ “chuẩn SEO” cho website của bạn trong 1 tháng
SEO không phải là một chiến lược “làm một lần và được mãi mãi”, nó cần được chăm sóc liên tục. Hãy nhớ rằng SEO không phải “làm rồi để đấy”. Các đối thủ của bạn liên tục cải thiện chiến lược SEO của họ, vì thế nếu bạn dừng lại, bạn sẽ tụt hậu.
Cuối cùng, bạn cần một ai đó sẵn sàng hợp tác với công ty bạn vì một tương lai có hoạch định trước, và đưa ra những đề nghị để cải thiện công việc của bạn.
6 loại hình khởi nghiệp bạn cần biết
--------------------------------------------------------------------------
Không hiểu biết và nắm vững các khái niệm về “doanh nhân” và “khởi nghiệp” (startup) là một mối nguy có thể sẽ kéo thụt lùi nền kinh tế của cả một quốc gia.
Một điều đáng buồn đó là dường như nhà nước rất ít khuyến khích và đầu tư cho startup, nếu có thì cũng không mấy hiệu quả do được chú tâm không đúng cách, nguyên nhân đơn giản bởi những nhà điều hành không nắm được các khái niệm cơ bản và trả lời được các câu hỏi sau:
Startup là gì? Nhà kinh doanh là ai? Điểm khác biệt giữa các hệ sinh thái kinh doanh? Vai trò của quỹ công và quỹ tư?
6 loại hình startup – Hãy chọn lấy 1
6 đường lối tổ chức khởi nghiệp riêng biệt dành cho các doanh nhân: kinh doanh cá thể (lifestyle business), kinh doanh nhỏ (small business), startup có khả năng mở rộng (scalable startup), startup có khả năng chuyển nhượng (buyable startup), startup trong công ty lớn (large company) và doanh nhân xã hội (social entrepreneur). Mỗi cá nhân người đứng ra tổ chức doanh nghiệp của mình đều được gọi là các “doanh nhân”, tuy nhiên giữa mỗi nhóm ngành và hệ sinh thái hỗ trợ nó đều có các đặc điểm riêng cùng những sự khác biệt then chốt cần được nắm vững.
Đối với nhà hoạch định chính sách, ưu tiên hàng đầu chính là quan sát và chọn lấy cho mình một lối đi phù hợp nhất.
1. Startup kinh doanh cá thể: Sống là để hưởng thụ
Bên bờ các bãi biển xinh đẹp tại California, ta có thể thấy có nhiều hộ kinh doanh nhỏ lẻ ở nơi đây, ví dụ như những người chơi lướt ván hoặc thợ lặn đồng thời sở hữu các quầy cho thuê dụng cụ thể thao hoặc mở lớp hướng dẫn lặn biển v…v… nhằm kiếm thêm chi phí chi trả cho các môn thể thao ưa thích của bản thân họ. Những nhà kinh doanh dạng này thuộc nhóm những người sống vì đam mê và thú vui cá nhân, làm không vì ai trừ chính họ, vừa làm vừa hưởng. Tại Silicon Valley, tương tự cũng có những lập trình viên hoặc thiết kế web tự do làm việc vì yêu công nghệ và làm việc chủ yếu để phục vụ sở thích hơn là làm giàu.
2. Startup kinh doanh nhỏ: Lao động để nuôi sống gia đình
Ngày nay, chiếm phần lớn trong số các kế hoạch kinh doanh và startup ở Mỹ vẫn là các hộ kinh doanh nhỏ lẻ. Con số trung bình là từ 5 đến 7 triệu hộ, chiếm 99.7% các công ty và tập đoàn, 50% tổng số nhân công được thuê lao động (số liệu năm 2011).
Ví dụ cho hình thức kinh doanh nhỏ lẻ bao gồm: Cửa hàng đồ gia dụng, thức phẩm, tiệm làm tóc, đại lý du lịch, chuyên gia tư vấn, cửa hàng dịch vụ internet … Nhà sáng lập cũng đồng thời là nhân công.
Họ làm việc chăm chỉ không kém những nhà kinh doanh lại Silicon Valley, ưa chuộng thuê nhân công tại địa phương hoặc trong gia đình, và đa số là không có lãi hoặc lãi rất ít. Hình thức kinh doanh này được tạo dựng không phải để mở rộng hay thay đổi quy mô mà nhằm vào mục tiêu chính của chủ sở hữu đó là “nuôi sống bản thân và gia đình”. Nguồn vốn duy nhất của họ là khoản tiết kiệm tự thân, tiền gửi ngân hàng, các khoản vay kinh doanh nhỏ và số tiền mượn được tự người thân, họ hàng. Những nhà kinh doanh thuộc nhóm này thường không trở thành tỉ phú hay xuất hiện trên các tạp chí người giàu. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ khác, chính họ lại là minh chứng sống động nhất khi nói đến “tinh thần kinh doanh” hơn bất kì ai, đến từ bất kì đâu trong 6 nhóm đã nêu.
3. Startup có khả năng tăng trưởng: Tham vọng ông lớn.
Đây là xu hướng chủ đạo mà các nhà kinh doanh và đầu tư liên doanh tại Silicon Valley hướng đến. Những ví dụ cụ thể nhất chính là Google, Skype, Facebook và Twitter. Từ giây phút đầu tiên, nhà sáng lập đã tin tưởng rằng mình sở hữu tầm nhìn có thể thay đổi thế giới. Khác với những hộ kinh doanh nhỏ đã đề cập ở trên, mục tiêu của họ ngoại trừ việc hưởng lợi nhuận còn có chú tâm vào tạo ra tính công bình bên trong tổ chức, tạo ra một công ty có giá trị liên thành, có chỗ đứng vững mạnh.
Những dự án startup dạng này rất cần đến những nhà đầu tư mạo hiểm hỗ trợ hòng tìm ra những mô hình kinh doanh mới mẻ. Họ chỉ làm việc với những người giỏi nhất. Một khi đã tìm ra một sản phẩm và một mô hình kinh doanh phù hợp, họ lại càng tập trung hơn vào hướng mở rộng và càng ra sức kêu gọi vốn đầu tư để thúc đẩy tiến độ lên mức nhanh nhất.
Những dự án startup hướng mở rộng thường tập trung quanh các “cluster” đầy đủ về vốn, nhân lực và “văn hóa” khởi nghiệp như Silicon Valley, Thượng Hải, New York hoặc Isarel … Tuy chiếm một phần rất nhỏ trong 6 hình thức startup, nhưng do lợi nhuận và hình ảnh mang lại, loại hình khởi nghiệp này thu hút mọi nguồn vốn mạo hiểm theo nguyên tắc: rủi ro tương đương với lợi nhuận.
4. Startup hướng chuyển nhượng: Từ túi này sang túi khác
Trong vòng 5 năm trở lại đây, ứng dụng web và di động đã vươn lên mạnh mẽ và việc chuyển nhượng các startup dạng này đã trở nên hết sức phổ biến, tiêu biểu là việc Facebook mua lại Instagram mới đây. Chi phí khởi nghiệp cho các dự án đồng dạng ít hơn nhiều so với dạng truyền thống, yêu cầu sự giúp đỡ của các nhà đầu tư bên ngoài; lợi thế bên cạnh đó là giảm bớt thời gian cần thiết để đưa được sản phẩm ra thị trường và có bệ đỡ sẵn. Mục tiêu chính không phải là tạo lập các tập đoàn tỷ đô, mà là nuôi lớn ý tưởng rồi bán lại cho các bên kinh doanh lớn hơn.
5. Startup trong công ty lớn: Đổi mới hoặc biến mất
Những công ty lớn sở hữu vòng đời hữu hạn. Trong hơn 1 thập kỉ qua, chúng lại càng thu hẹp hơn nữa. Đa phần chuyển hương phát triển sang hình thái duy trì và tung ra các sản phẩm phụ bên cạnh sản phẩm chính. Sự thay đổi khẩu vị của khách hàng, sự tiến bộ của công nghệ, luật pháp, các đối thủ cạnh tranh v..v.. là các tác nhân gây sức ép lên các công ty, đòi hỏi họ phải đưa ra các chính sách mới, tạo ra sản phẩm mới và tìm kiếm khách hàng mới tại các thị trường mới. Ví dụ tiêu biểu đó là Google và Sony. Những công ty, tập đoàn hiện tại thực hiện điều đó bằng cách mua lại các công ty nhỏ hơn đang trên đà phát triển, hoặc tận lực chuyển hướng kinh doanh vốn có của họ. Bất hạnh thay, kích cỡ đồ sộ của chính họ lại làm cho quá trình này trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
6. Startup hướng xã hội: Tạo nên sự khác biệt
Những doanh nhân trong lĩnh vực xã hội là những con người sở hữu lòng nhiệt tình và nguồn nhiệt huyết không hề thua kém bất kì ai trong số những nhà sáng lập nói chung. Thế những, khác với những dự án startup hướng mở rộng, mục tiêu của họ là biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn, trội hẳn so với việc làm giàu. Những dự án kiểu này có thể thuộc dạng phi lợi nhuận hoặc chỉ thu về lợi nhuận nhược tiểu.
Tổng kết: Một số điểm cơ bản cần rút ra và chú ý:
- Mỗi hình thức trong số 6 loại hình startup trên lại có yêu cầu khác biệt lớn đối với hệ sinh thái kinh doanh, các phương pháp giáo dục đặc biệt, các ưu đãi kinh tế khác nhau (thuế má, giấy tờ …), nơi ươm mầm và các nhà tư bản mạo hiểm.
- Một hệ sinh thái startup hệ mở rộng là phương thức tối thượng để thực thi tư bản chủ nghĩa. Đó không phải là việc thực thi “tính công bằng” hay ưu đãi. Thương trường là chiến trường, cuộc chơi đòi hỏi độ liều cao, ham muốn vật chất, tầm nhìn và không từ thủ đoạn. Kẻ chiến thắng chính là người hội đủ tất cả những yếu tố đó.
- Xây dựng một cụm sinh thái startup hướng mở rộng đòi hỏi sự vắng mật của chính phủ trong các vườn ươm ý tưởng kinh doanh, các quỹ đầu tư mạo hiểm và đòi hỏi quá trình chọn lựa hướng đi thật nghiêm ngặt
- Các quốc gia bắt đầu thực hiện hình thức kinh doanh tài chính công nên sở hữu riêng cho mình một lối thoát, phòng trường hợp cấp bách đồng thời xây dựng một quỹ đầu tư mạo hiểm riêng. Nếu sau 5 đến 10 năm mà dự án vẫn đòi hỏi cung ứng vốn thì đồng nghĩa với việc nó đã thất bại.
Thêm vào đó, nhà nước Israel ban đầu chỉ ứng quỹ cho 23 vườn ươm kinh doanh nhưng sau đó chuyển toàn bộ sang cho bên liên doanh sở hữu và quản lí. Tất cả những vườn ươm đó tới nay được điều hành bởi các chuyên gia kinh tế, trở thành tiền đề cho thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm.
Như vậy. trừ khi những nhà làm luật hiểu được đặc điểm cùng sự khác biệt giữa các loại hình startup và nhu cầu thiết yếu của hệ sinh thái kinh tế nhằm hỗ trợ phát triển của quốc gia; nếu không, khả năng để đất nước đó có cơ hội tiến bộ, phát triển, đổi mới, tạo nên công ăn việc làm cho người dân là vô cùng thấp.
MLM: cơ hội hay trò lừa đảo? (MLM: an Opportunity or a Scam?)
Tiếp tục câu chuyện về kinh doanh qua mạng (network marketing), còn gọi là bán hàng đa cấp (multi level marketing - MLM) và ở Việt nam gọi là "Bán hàng truyền tiêu", nay xin post lại một số bài từ mấy năm trước ở diễn đàn TTVNOL.
-------------------
MLM: cơ hội hay trò lừa đảo? (MLM: an Opportunity or a Scam?)
Judith A. Kautz - Source: http://entrepreneurs.about.com/library/weekly/1999/aa101799a.htm
Khái niệm
Các cơ hội kinh doanh theo dạng marketing đa cấp độ(MLM) dường như có mặt ở khắp nơi, không chỉ trên mạng internet mà còn len lỏi vào tận cuộc sống riêng tư của mỗi người, nó có mặt ở nơi bạn học, ở nhà thờ bạn thường tới cầu nguyện, nơi mà những nhà doanh nghiệp tích cực vận động cả đến nhóm nghiên cứu kinh thánh mua sản phẩm hay dịch vụ của họ. Thậm chí MLM cũng đã xâm nhập vào trong các văn phòng của cảnh sát. Người ta vừa phát hiện một kiểu dinh doanh theo cấu trúc hình tháp bất hợp pháp tại một trong những văn phòng của cảnh sát San Diego.
Vấn đề hay gây tranh cãi đó là MLM thực chất là gì và liệu nó có phải là một kiểu kinh doanh hợp pháp hay một hình thức lừa đảo? Tìm ra được câu trả lời trong hàng núi thông tin hỗn độn hiện nay quả thật là một việc làm nan giải. Sức lôi cuốn của một công việc kinh doanh với số vốn đầu tư tối thiểu và một hệ thống hỗ trợ tại chỗ là điều không thể phủ nhận. Nhưng đó có phải là sự thật không?
Một trong những khía cạnh rắc rối nhất của việc xem xét tính khả thi của nhiều cơ hội kinh doanh được thổi phồng lên đó là các thuật ngữ được dùng để mô tả chúng. MlM cũng thưòng đựoc gọi dưới cái tên là marketing theo mạng (Network marketing), Marketing trực tiếp đến người tiêu dùng (CDM - Consumer Direct Marketing), hay marketing có sự trợ giúp của người bán (SAM - Seller Assisted Marketing), một số những thuật ngữ khác cũng đang hình thành.
MLM là một hình thức kinh doanh trong đó việc trả hay nhận tiền bắt đầu từ cấp thứ hai. Đây là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến nhất vì định nghĩa của nó phù hợp với những hạn chế pháp luật cho loại hình kinh doanh này.
Kinh doanh theo mạng (network marketing) là việc xây dựng một mạng lưới những người phân phối cần cho công việc kinh doanh. Thông thường kiểu kinh doanh theo mạng về bản chất cũng là kinh doanh đa cấp độ ở chỗ tiền thưởng xuất hiện khi mạng có hơn một cấp. Thuật ngữ này có khi bị hiểu sai để chỉ một kiểu kinh doanh trong đó xây dựng một mạng lưới những nhà cung cấp sản phẩm nhằm đem đến nhiều khả năng lựa chọn sản phẩm hơn. Đây là cách nhằm thuyết phục khách hàng rằng dịch vụ của một công ty nào đó là ưu việt hơn hẳn những công ty khác thuộc loại này.
Marketing trực tiếp đến người tiêu dùng là một thuật ngữ lừa đảo trong đó coi mang lưới phân phối chính là người tiêu thụ chứ không phải là những người phân phối. Trong những công ty kinh doanh dạng nạy thì người phân phối phải mua sản phẩm đề tiêu dùng cho mục đích cá nhân của mình.
Những kế hoạch marketing có sự trợ giúp của người bán hàng (SAMP - Seller Assisted Marketing Plans) là một thuật ngữ thường dùng trong luật pháp California để mô tả những hình thức kinh doanh khác nhau bao gồm cả MLM. Khi khoản đầu tư cho việc kinh doanh này là 500$ trở lên thì nó được gọi là SAMP.
Các công ty MLM hoạt động dựa trên một loạt những nguyên tắc riêng có thể hiểu được. Sự lỏng lẻo của những nguyên tắc này là nguyên nhân của nhiều vụ kiện tụng từ phía những người phân phối đã mất đi khoản tiền đáng kể vào các chương trình của những công ty này. Vụ kiện điển hình là với công ty Amway vào năm 1979. Uỷ ban thương mại liên bang Mỹ đã khống chế Amway vì công ty này có tham gia vào một số hoạt động lừa đảo, nhưng vì lợi nhuận thu được là thông qua việc bán hàng nên công ty này vẫn hoạt động dù luật pháp trói buộc.
Trong cuốn "Legal Principles of Multilevel Marketing - Các nguyên tắc hợp pháp của marketing theo cấp độ", Gerald P. Nehra chỉ ra rằng, để đảm bảo hoạt động đúng pháp luật, các công ty MLM phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau:
1. Công ty phải cung cấp sản phẩm/dịch vụ
a) có thể bán lẻ
b) được bán lẻ.
2. Sản phẩm/dịch vụ đến tay người tiêu dùng cuối cùng thông qua những đại diện bán hàng trực tiếp (những nhà thầu độc lập), chứ không phải là thông qua việc bán lẻ truyền thống.
3. Chế độ đền bù của công ty
a) được thiết lập để trả cho những đại diện của công ty vì lượng hàng/dịch vụ họ bán được
b) bao gồm cả khoản thưởng thêm cho những đại diện nào giới thiệu được thêm những đại diện khác vào công ty căn cứ vào lượng hàng mà đại diện thứ hai này bán được.
Một công ty có các điều kiện 1, 2, 3a là một công ty bán hàng trực tiếp một cấp, phải có thêm 3b thì công ty đó mới là kinh doanh đa cấp độ. Phải hội đủ cả ba yếu tố trên thì một công ty mới được coi là hợp pháp, nếu thiếu bất cứ một yếu tố nào cũng bị coi là bất hợp pháp. Nếu một công ty trả tiền cho người đại diện trực tiếp hay gián tiếp chỉ vì việc giới thiệu hay tuyển những người khác tham gia vào chương trình này thì đó chính là kiểu hoạt động theo hình tháp vốn bị pháp luật ngăn cấm.
Thêm vào đó, luật tại Mỹ gần đây đòi hỏi các công ty kinh doanh theo MLM phải đảm bảo ít nhất 70% sản phẩm của công ty do những người không phân phối tiêu dùng. Ngoài những tranh cãi xung quanh MLM là gì, rất nhiều người cũng băn khoăn với vấn đề là liệu những công ty MLM có thật sự làm đúng những gì họ hứa hay không.
Những ý kiến tán thành và phản đối
Hãy xem xét những lời hứa hẹn của các công ty MLM và sự thật đằng sau những hứa hẹn đó:
1. Marketing theo mạng là một cách kiếm hàng tấn tiền.
Theo DSA (Direct Selling Association - Hiệp hội bán hàng trực tiếp) đại diện cho 200 công ty bán hàng trực tiếp vào thập niên 90 doanh số hàng năm của những công ty bán hàng trực tiếp tăng thêm 30 %, đạt con số 18 tỉ USD trong đó bán hàng theo mạng chiếm 51%. Số lượng những người bán hàng cũng tăng lên với tỉ lệ như vậy và đạt 7,2 triệu người trong đó những người bán hàng theo mạng chiếm 58%. Hơn một nửa số người làm marketing theo mạng như một công việc chính kiếm được trên 50 000$ một năm, có 10% kiếm được trên 100 000 $.
Tuy vậy, DSA cũng đã phủ nhận những tin đồn cho rằng hầu hết những nhà triệu phú đang rút khỏi công việc kinh doanh theo mạng. Chủ tịch DSA cho rằng điều đó là ngớ ngẩn.
Doanh số và mức độ đền bù trung bình cho một người khác nhau đáng kể khi so với những cơ hội kinh doanh khác. Theo DSA, excel có tỉ lệ người ra và vào mạng là 86%, đó là con số thấp nếu so sánh với những công ty kinh doanh theo mạng khác. Equinox tiết lộ rằng, những người phân phối của công ty kiếm được trung bình 756$ một năm còn ở Amway là 1056$.
2. MLM sẽ là một xu thế trong tương lai. Cuối cùng tất cả hàng hoá đều được bán theo MLM.
MLM chiếm không hơn 1% doanh số của loại hình bán lẻ. Hầu hết doanh số bán hàng đạt được do những người phân phối mới, họ mới thiết lập công việc kinh doanh của mình.
3. Hoạt động của MLM không bao gồm những khoản chi khổng lồ cho quảng cáo và marketing do vậy có thể dùng nhiều tiền hơn để phát triển sản phẩm cho ra những sản phẩm có chất lượng ngaỳ một tốt hơn mà vẫn được bán với giá thấp hơn những sản phẩm cùng loại bán theo cách thông thường.
Việc định giá sản phẩm luôn đi lên theo đường xoắn ốc một phần là vì dòng chảy ồ ạt những cơ hội kinh doanh MLM trên một thị trường đã bão hoà. Để thu hút thêm những nhà phân phối, các công ty cạnh tranh với nhau băng cách đưa ra những chế độ đền bù hậu hĩnh hơn, khi tỉ lệ sản phẩm bán được tăng lên thì hoa hồng cũng tăng lên, cũng giống như là mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với giá bán buôn vậy, và giá bán lẻ do vậy cũng tăng lên. Vào năm 1945, phần đền bù của MLM là 3% đối với 1 thế hệ trở xuống. Vào thập niên 60, tiền trả tăng lên 15-20% đối với 4 hay 5 thế hệ dưới. Trong suốt thập niên 80, tổng số tiền trả trở nên phổ biến. Hầu hết những kế hoạch đền bù ngày nay đưa ra những khoản trả chiếm 60-75% hoặc hơn nữa, mặc dù mức độ tiền thưởng nói chung là 45 -60%.
Kết quả là một lọ dầu gội đầu nặng khoảng 200g sẽ có giá là 25$ trong khi mức chi phí bán buông thông thường đối với một lọ dầu gội đầu là 9 - 12$ , quá đắt để có được một chất lượng hơn hẳn hay chi phí rẻ hơn so với một cửa hàng nào đó nơi bạn sống.
4. Sẽ có vô số người tham gia làm người phân phối cấp dưới của bạn.
Nếu mỗi người phân phối chỉ tuyển 10 người và mỗi người đó lại tuyển thêm 10 người nữa, với mạng lưới bên dưới gồm 10 cấp, sẽ có 10 tỉ người tham gia vào việc phân phối này, còn lớn hơn cả dân số của quả đất này. Đây chỉ là một con tính đơn giản cho thấy lượng dân số như thế nào là phù hợp (giả định mọi ngươì dân trên trái đẫt này mong muốn mua sản phẩm và dịch vụ đó):
1 -> 10 -> 100 -> 1000 - > 10000 - > 100000 - > 1000000 - > 10 000000...
Nếu một người thay vì tuyển 10 người chỉ tuyển 6 người thôi ở mỗi cấp, con số vẫn tăng lên rất nhanh chóng:
1 - > 6 - > 36 - > 216 - > 1296 - > 7776 - > 46 656 - > 279 936 - > 1 679 616...
Nhưng có thể bạn không phải là người số một có nghĩa bạn đã là một cấp dưới trong dây truyền này rồi. Bạn có thể sống ở một nơi nào đó mà có đủ người dân ủng hộ việc bán loại hàng này?
5. Bán hàng cho bạn bè và gia đình thì rất dễ vì họ yêu quí bạn và muốn bạn thành công.
Có vô số những câu chuyện về những người đã đánh mất những mối quan hệ xã hội của mình chỉ vì việc ép buộc bạn bè và gia đình mua sản phẩm của mình. Marketing bằng phương pháp này là áp lực đối với những mối quan hệ như thế và đến một lúc nào đó gây nên sự rạn nứt đổ vỡ không gì cứu vãn nổi. Việc bán lẻ trực tiếp cho bạn bè theo mối quan hệ một- một đòi hỏi những người bạn đó phải thay đổi thói quen mua hàng. Thay vì mua một lọ dầu gội đầu khi đang ở trong cửa hàng, họ phải sắp xếp để mua nó từ bạn và có lẽ là phải trả với giá cao hơn. Điêu đó thật bất tiện, hơn nũa thu thập từ những người bạn quả là một thử thách.
6. Có thể tiến hành việc kinh doanh theo MLM trong thời gian rỗi của bạn. Bạn có thể kiếm được hàng triệu khi đang ngủ.
Nếu muốn làm đúng, MLM đòi hỏi một sự cam kết về thời gian khá lớn. Bạn phải luôn sẵn sàng bán hàng bất cứ lúc nào. Thường thường những người thất bại là những người không có cam kết. Cam kết ở đây là xem mọi người như là những khách hàng tiềm năng là luôn luôn bán hàng, không được ngừng trệ.
Nhiều người thường ví von những gì diễn ra trong công ty MLM giống như là một sự tẩy não. Những khẩu hiệu được truyền mồm giữa những thành viên trong công ty mà người ta không nhận thức được rằng chúng lố bịch như thế nào. Có những gia đình cảm thấy rằng họ đang mất đi một thành viên của mình vì một cơ cấu MLM, đã vội đưa ra những lời khuyên răn nhằm cứu thành viên đó thoát khỏi tổ chức. Điều này không đúng đối với hầu hết những tổ chức MLM. Khi có những nghi vấn người ta thường yếu cầu đưa ra những bằng chứng thực tế. Trong những công ty đáng nghi, thay vì những bằng chứng thực tế, người ta thường che dấu dưới một hình thức nào đó.
Liệu có những công ty MLM đáng để đầu tư hay không và liệu đây có phải là phương cách để người ta kiếm sống hay không? Tất nhiên là có. Theo cảm nhận, thành công của những công ty tốt là do việc thu hút quá nhiều những kẻ có mưu đồ xấu. Tuy nhiên những con người đó lại quá hùng hồn và nhiệt tình khi chào hàng nên khó có thể tìm ra được thực chất của vấn đề trong lĩnh vực này.
Bàn luận về Marketing đa cấp độ (MLM) và bán hàng truyền tiêu...
Nguồn gốc của Marketing đa cấp độ (The Origin of Multi-Level Marketing)
Stephen Barrett, M.D.
Sự ra đời của Marketing đa cấp độ đi liền với tên tuổi của tập đoàn Amway và sản phẩm Nutrilike. Khái niệm về Nutrilike có nguồn gốc vào đầu thập niên 30 theo ý tưởng của một doanh nhân sống ở Trung Quốc từ năm 1917 đến năm 1927 tên là Carl Rehnborg. Theo những tài liệu xuất bản của Amway, chính vì lẽ đó mà Rehnborg "có cơ hội đi sâu nghiên cứu những tác động của chế độ dinh dưỡng không hợp lí, đồng thời trở nên quen thuộc với nền văn hoá ẩm thực vào thời ông sống".
Với kết luận rằng cơ thể con người rất cần một chế độ dinh dưỡng cân bằng để thực hiện tốt các chức năng của nó, ông bắt đầu hình dung ra một loại chất bổ sung dinh dưỡng có thể cung cấp cho con người những chất dinh dưỡng quan trọng bất kể thói quen ăn uống khác nhau của mỗi người.
Sau 7 năm nghiên cứu thí nghiệm, Rehnborg sản làm ra những thức ăn bổ sung dinh dưỡng và đưa cho bạn bè dùng thử. Theo con trai ông, Sam, người sau này trở thành giám đốc Nutrilike và một nhà quản lí của công ty này nói:
Cứ sau một thời gian, bố tôi lại tới thăm bạn bè của ông để xem kết quả thế nào. Thường thì ông vẫn thấy những sản phẩm của mình vẫn để ở đằng sau các giá đựng đồ trong tình trạng chưa được dùng tới và bị quên lãng. Vì chúng chẳng tốn một xu để mua nên chúng chẳng có giá trị gì.
Đến lúc ấy thì bố tôi mới chợt phát hiện ra một nguyên tắc cơ bản là-ông chỉ cần tạo cho sản phẩm có một cái giá nào đó. Sau khi ông làm việc này thì bạn bè của ông do phải trả tiền để có nó nên đã thưởng thức sản phẩm rồi trở nên thích thú và hơn nữa cũng muốn bạn bè của họ được thưởng thức chúng. Khi họ đề nghị bố tôi bán loại sản phẩm này cho bạn bè mình, ông bèn nói:" Cậu cứ bán cho họ, tôi sẽ trả cậu một khoản hoa hồng."
Vào năm 1939, công ty cung cấp thực phẩm bổ sung dinh dưỡng của Carl Rehnborg còn gọi là tập đoàn Vitamin California đã đổi tên thành Nutrilike Products. Theo tài liệu lưu trữ của Toà án địa phương, việc phân phối thực phẩm bổ sung dinh dưỡng ra nước ngoài của Nutrilike thực sự bắt đầu vào năm 1945 khi công ty do Lee S. Mytinger và William S. Caselberry điều hành trở thành nhà phân phối độc quyền trong nước. Rehnborg giờ đây đóng vai trò là một cố vấn khoa học trong kế hoạch phân phối và sẽ giải thích cho nhóm bán hàng rằng sản phẩm của ông chứa đựng bí quyết chữa bệnh theo cách không thông thường và là câu trả lời cho việc tìm kiếm sức khoẻ của con người.
Tổng doanh số bán hàng tăng lên 500.000$ một tháng, nhưng những nhà sáng lập lại gặp vấn đề rắc rối với pháp luật. Vào năm 1947, FDA khởi xuớng một chiến dịch kéo dài 4 năm buộc Mytinger, Casselberry, Rehnborg, những công ty đáng kính của họ và 15000 đại lý phân phối từ nhà này sang nhà khác dừng việc đưa ra những cam kết khoa trương về sản phẩm của mình. Những khách hàng tiềm năng được phát một cuốn sách nhỏ ghi" Làm thế nào để có sức khoẻ tốt và giữ được sức khoẻ tốt" với ý nghĩa rằng Nutrilike là phương thuốc hữu hiệu nhất nhằm chống lại hầu hết các bệnh tật: dị ứng, hen suyễn, suy sụp tinh thần, tim đập không đều, viêm amiđan và khoảng 20 bệnh khác nữa. Cuốn sách nhỏ bao gồm những bức thư cảm ơn, ngụ ý rằng những bệnh như ung thư, đau tim, lao phổi, viêm khớp và nhiều bệnh nan y khác có thể có phản ứng tốt với cách điều trị bằng Nutrilike.
Sau khi Mytinger và Casselberry, Inc phải ra trình chính quyền vì việc đưa ra những lời lẽ dễ gây ngộ nhận như vạy thì cuốn sách được xem xét lại và được thiết kế lại bằng một thứ ngôn ngữ mới, trong đó coi các loại bệnh là "một tình trạng không khoẻ mạng gây ra bởi sự mât cân bằng hoá học". Sản phẩm của Nutrilike chẳng chữa được bệnh gì- người bệnh chỉ có thể khoẻ lên khi ăn chúng. Hầu hết những lời cam kết chữa bệnh trực tiếp bị xoá bỏ, thay vào đó là những trường hợp minh hoạ trong lịch sử. Dưới áp lực của chính quyền, những trường hợp minh hoạ trong cuốn sách bị xoá bỏ nhưng vẫn còn những sự hiểu làm xung quanh nó.
Vào năm 1951, toà án bang ra lệnh cấm mọi hoạt động bán những sản phẩm Nutrilike dựa trên cuốn" Làm thế nào để có sức khoẻ tốt và để giữ được sức khoẻ tốt" và hơn 50 ấn phẩm khác thổi phồng tầm quan trọng của những sản phẩm bổ sung dinh dưỡng.
Những nhà sáng lập ra Amway, Rich DeVo và Jay Van Andel vốn là bạn bè rồi sau đó trở thành những nhà phân phối cho Nutrilike sau khi họ tốt nghiệp trường trung học. Họ đã rất thành công và xây dựng một tổ chức bán hàng với hơn 2000 người phân phối. Sợ rằng Nutrilike Products có thể sụp đổ, họ thành lập một công ty mới, tập đoàn American Way Association, sau đó đổi tên là Amway. Họ bắt đầu tiếp thị những sản phẩm như chất tẩy trùng, các sản phẩm cọ rửa gia dụng và sau đó mở rộng ra là các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp, giấy vệ sinh, đồ trang sức, đồ thiết bị nội thất, sản phẩm điện...Tổng doanh số tăng đều đặn từ nửa triệu USD năm 1959 tới hơn 1 tỉ USD vào cuối thập niên 80.
Reference: Notices of judgment under the Federal Food, Drug, and Cosmetic Act. D.D.N.J., F.D.C. 3381-3383, Issued Aug 1951.
Xem thêm: MLM: cơ hội hay trò lừa đảo? (MLM: an Opportunity or a Scam?)
“Gã nhà quê làm thương hiệu”
“Nhà quê” nhưng “chơi trội”
Trước năm 2003, trước khi bắt tay vào việc xây dựng thương hiệu cho Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel), kiến thức về thương hiêu của những lãnh đạo công ty này gần như bằng con số 0 tròn trĩnh. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Viettel cười và nói về chuyện xây dựng thương hiệu của Viettel: “Lúc đó được giao nhiệm vụ xây dựng thương hiệu, tôi cũng không biết gì nhiều về vấn đề này, chỉ hiểu láng máng là đi làm logo cho công ty”.
Tuy nhiên, ông Hùng và các đồng nghiệp của mình tại Viettel đều chung một ý nghĩ “phải thuê một công ty nước ngoài có nhiều kinh nghiệm để tư vấn”.
Cuối cùng thi JW Thomson (JWT) - công ty quảng cáo lớn nhất thế giới có mặt tại Việt Nam - đã được chọn. Đối với đại đa số các công ty Việt Nam, việc thuê một công ty quảng cáo nước ngoài làm thương hiệu là một việc làm quá “xa xỉ”. Trong trường hợp một công ty quân đội vốn có kiểu marketing “nhà quê” như Viettel thì việc thuê JWT có thể coi là một hành động “chơi trội”.
Trị giá hợp đồng của Viettel và JWT lúc đó có giá trị 45.000 USD và được thực hiện trong vòng 2 tháng (thực tế mất tới 8 tháng), được coi là một hợp đồng lịch sử về làm marketing của công ty này. Thế nhưng đó có lẽ là một trong những hợp đồng về thương hiệu hời nhất mà Viettel có được.
Khi bắt đầu làm thương hiệu, Giám đốc sáng tạo của JWT- Steve Bonnell nói với ông Hùng: “Xây dựng thương hiệu là đi tìm một triết lý sống cho công ty của các ông, đừng dễ tính với chúng tôi và chúng tôi cũng không mong điều đó”. Steve cũng không ngờ rằng sau này những người của Viettel làm việc với mình lại thực hiện một cách nghiêm túc đến mức kinh khủng câu nói của mình. Câu nói của Steve đã góp phần làm cho hợp đồng với Viettel trở thành một hợp đồng “hớ” nặng của JWT.
Đi ngược lại truyền thống
Một trong những yêu cầu cực kỳ quan trọng trong quá trình xây dựng thương hiệu của Viettel là đưa ra điểm khác biệt giữa Viettel và các công ty viễn thông khác.
Ông Hùng và các đồng nghiệp của mình đã bắt đầu bằng việc “chống lại lịch sử”. Trong nhiều năm, ngành viễn thông là một ngành độc quyền với sự thống trị hoàn toàn của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông (VNPT). Những khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông như điện thoại cố định, điện thoại di đông, internet… bị gọi là thuê bao và bị coi như những con số chứ không như những con người. Điều này dường như ít người chú ý tới bởi họ chỉ có một nhà cung cấp, không có cơ hôi để lựa chọn, cũng không có quyền phàn nàn.
Khi đưa ra ý tưởng về tầm nhìn của thương hiệu, ông Hùng nói với phía JWT: “Tôi muốn các khách hàng của Viettel được tôn trọng hơn. Họ là những cá thể riêng biệt với những đặc điểm riêng, nhu cầu riêng của họ. Họ phải được phục vụ riêng chứ không phải kiểu phục vụ đám đông. Họ là những khách hàng chứ không phải là những con số”.
Về mặt ý tưởng, Viettel thực sự đã tạo nên môt cú “đi ngược truyền thống” và đưa ra những vấn đề nhạy cảm mà mọi người chưa để tâm tới.
“Caring Innovator”
Khi cùng các chuyên gia thương hiệu của JWT làm việc, phía Viettel đã đưa ra một yêu cầu cho việc xây dựng tầm nhìn của thương hiệu (brand vision): sự kết hợp của văn hoá phương Đông và phương Tây.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng nhận xét: “Khi bắt tay vào làm thương hiệu cho Viettel thì văn hoá của công ty chưa được định hình. Vì thế chúng tôi có khát vọng đưa văn hoá của công ty vào tầm nhìn của thương hiệu, trong đó chúng tôi muốn kết hợp văn hoá Đông Tây vào đó”.
Theo ông Hùng, người phương Đông thì thường ra quyết đinh dựa trên 3 yếu tố. Thứ nhất là dựa vào cảm nhận trực quan để ra quyết định, kiểu như việc thấy “thằng này chơi được thì ký hợp đồng”. Thứ hai là nặng về tư duy tình cảm. Thứ ba là chú ý về cơ chế cân bằng.
Thế nhưng, mặt yếu của nó là thiếu tư duy phân tích, logic, tính hệ thống và sự sáng tạo mà đây là những điểm nổi bật của người phương Tây. “Sự kết hợp của văn hoá Đông - Tây sẽ là một sự bổ sung hoàn hảo cho văn hoá của Viettel”, ông Hùng nhận xét.
Dựa trên yêu cầu này, ban đầu JWT đưa ra tầm nhìn “Technology with a heart”. Khẩu hiệu này đáp ứng khá tốt yêu cầu về kết hợp văn hoá Đông Tây mà Viettel đặt ra. Thế nhưng khi JWT đưa ra một lựa chọn khác là “Caring Innovator” thì ban lãnh đạo của Viettel lại đổi ý.
Theo giải thích của Viettel, “Caring Innovator” biểu hiện hai nét văn hoá: phương Đông với “Caring” thể hiện sự quan tâm, chăm sóc, hướng nội; phương Tây với “Innovator” thể hiện sự sáng tạo, hiện đại, tính đột phá và mang hơi thở của khoa học kỹ thuật.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng giải thích về sự lựa chọn này: “Chúng tôi thấy từ Caring có nhiều cảm xúc hơn từ Heart, còn Innovator thì mạnh hơn từ Technology”. Trên thực tế, theo đánh giá của các chuyên gia về thương hiệu, việc lựa chọn giữa 2 khẩu hiệu này chỉ là theo cảm tính của người phương Đông chứ không thể phân tích một cách chính xác cái nào mạnh hơn.
Bế tắc của slogan “Đông Tây kết hợp”
Tuy nhiên, không giống như sự đồng nhất cao về tầm nhìn thương hiệu, vịêc đưa ra một slogan cho Viettel lại gặp phải rắc rối lớn khi cả Viettel và JWT không thể tìm ra một câu slogan thoả mãn cả việc cá nhân hoá nhu cầu của khách hàng và kết hợp được cả triết lý của văn hoá Đông Tây.
Nhiều slogan của JWT đưa ra như “Far become Near” hay “Closer and Closer”… đều không được chấp nhận vì bị chê là “quá tình cảm, quá thiên về văn hoá phương Đông”. Thậm chí phía Viettel còn tổ chức riêng 1 cuộc thi trong nội bộ cán bộ công nhân viên của Viettel với giải thưởng 100 triệu đồng cho ai đưa ra 1 slogan phù hợp. Thế nhưng hàng ngàn ý tưởng được đưa ra mà không có một ý tưởng nào được chấp nhận.
Việc đưa ra 1 slogan gặp bế tắc và phía JWT gần như muốn bỏ cuộc bởi hợp đồng của JWT với Viettel chỉ kéo dài 2 tháng nhưng thời gian thực hiện đã kéo dài hơn 4 tháng. Steve Bonnel, Giám đốc sáng tạo của JWT nói với ông Nguyễn Mạnh Hùng: “Chúng tôi đã bị lỗ với hợp đồng này vì các ông quá kỹ tính trong việc xây dựng thương hiệu.”
“Say it your way”
Vào thời điểm khó khăn nhất, Steve và các đồng nghiệp tại JWT đưa ra một số slogan cho Viettel trong đó có slogan “Say it your way” như một sự lựa chọn cuối cùng. Steve và các đồng nghiệp không dám chắc chắn về việc “Say it your way” sẽ được chọn bởi nó quá “Tây” mà điều này khó có thể được chấp nhận 1 cách dễ dàng với 1 công ty quân đội như Viettel.
Thế nhưng không giống như những gì các chuyên gia nhãn hiệu của JWT đã tưởng tượng, “Say it your way” được Viettel đón nhận 1 cách khá nồng nhiệt.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng nói: “Đó là 1 slogan để đời của chúng tôi, nó không chỉ đáp ứng nhu cầu hướng tới những nhu cấu riêng biệt của từng khách hàng mà còn thể hiện sự quan tâm lắng nghe của Viettel đối với nhu cầu đó. Mặt khác, đối với chính nội bộ của Viettel, slogan này cũng thể hiện sự quan tâm, lắng nghe đến các nhu cầu, ý kiến, ý tưởng sáng tạo của từng cá nhân và cho phép họ được thể hiện theo cách riêng của mình. Tuy nhiên đúng là slogan này có xu hướng thể hiện văn hóa phương Tây nhiều hơn.”
“Dấu ngoặc kép”
Vượt qua được chướng ngại vật về slogan, Viettel và JWT lại gặp rắc rối khác khi thiết kế logo. 2 bên mất gần 2 tháng mà không thể tìm ra 1 ý tưởng thích hợp cho việc thiết kế logo. Phía JWT đưa ra 1 số ý tưởng rất Việt Nam và rất quân đội cho việc thiết kế như ý tưởng thiết kế logo hình chữ V hay hình ngôi sao… nhưng đều không được phía Viettel chấp nhận vì nó không sáng tạo cho lắm và không thể hiện được tính đột phá như lời nhận xét của ông Hùng.
Vào thời điểm này phía JWT thật sự nổi giận vì sự khó tính của “gã nhà quê” Viettel. Steve cho biết: “Chúng tôi đã lỗ nặng nhưng vẫn phải tiếp tục theo đuuổi để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Họ đã làm quá đúng lời khuyên của chúng tôi ”không nên dễ tính.”
Khoảng gần 2 tháng, việc thiết kế logo cho Viettel bị hoãn lại cho đến 1 ngày Steve Bonnel chợt nghĩ ra ý tưởng về dấu ngoặc kép và gọi ngay cho ông Hùng. Không cần giải thích, ông Hùng cảm nhận ngay ý nghĩa của ý tưởng này. Ông Hùng nói: “Tôi nghĩ ngay đến sự trân trọng. nếu bạn tôn trọng câu nói của ai đó, bạn sẽ trích dẫn trong dấu ngoặc kép. Điều này cũng rất thích hợp với slogan “Say it your way” được đưa ra trước đó. Viettel quan tâm và trân trọng từng nhu cầu cá nhân của các khách hàng cũng như nhân viên mình.”
Với ý tưởng của dấu ngoặc kép logo của Viettel được thiết kế với hình elipse biểu tượng cho sự chuyển động liên tục, sáng tạo không ngừng (văn hóa phương Tây) và cũng biểu tượng cho âm dương hòa quyện vào nhau (văn hóa phương Đông).
3 màu trên logo cũng có những ý nghĩa đặc biệt: màu xanh (thiên), màu vàng (địa), và màu trắng (nhân). Theo đúng bát quái thì thiên ứng với màu đỏ nhưng đuợc đổi thành màu xanh để tông màu phù hợp với bố cục và biểu trưng của quân đội.
“Gã nhà quê lột xác”
Kể từ khi hoàn thành việc xây dựng tầm nhìn thương hiệu, slogan và logo, Viettel dường như bắt đầu 1 cuộc sống mới. Trong số các công ty viễn thông mới hoạt động, Viettel là công ty duy nhất đi vào tâm trí khách hàng với 1 ý tưởng rất khác biệt vế cá thể hóa việc phục vụ các dịch vụ viễn thông và về sự lắng nghe nhu cầu của từng khách hàng tại Việt Nam.
Theo nhận định của các chuyên gia về nhãn hiệu, Viettel có tầm nhìn về nhãn hiệu và 1 slogan tốt hơn so với các công ty viễn thông khác tại Việt Nam. Thế nhưng thế mới chỉ là bước khởi đầu của việc xây dựng 1 nhãn hiệu, thách thức lớn hơn là Viettel phải có những kinh nghiệm nhãn hiệu (brand experience) thành công.
Đây mới là điều khó khăn nhất và nó sẽ kéo dài trong suốt thời gian hoạt động kinh doanh của Viettel. “Gã nhà quê” Viettel có thực sự lột xác trong cuộc chiến tranh nhãn hiệu trong tương lai hay không. Khách hàng mới là câu trả lời chính xác nhất.
Nguồn: Tia Sáng
Đọc nhiều nhất
-
Đường Định mệnh (Sự nghiệp/May mắn)
Dẫn nhập: ngày trước cũng tò mò về cái chủ đề chỉ tay, rồi xem tay, rồi tự đọc và tìm hiểu loạn xị cả lên, thực ra kết quả chính là để loè g... -
Tại sao nhà Tây Sơn sụp đổ?
© Giang Lê - The X file of History Trong lịch sử Việt Nam tồn tại không ít các cuộc khởi nghĩa nông dân; tuy nhiên đỉnh cao nhất phải kể ... -
Xem phim "Analyze This" của Robert De Niro
Hôm nọ có xem cái phim "Analyze This" của Robert De Niro về xem, thấy vui vui, nay giới thiệu sơ sơ với mọi người... -
Nếu không có thực lực, bạn chỉ là kẻ ăn bám
Dựa vào núi núi đổ, dựa vào người người chạy, chỉ có tự dựa vào chính mình mới là đáng tin cậy nhất. Ba mẹ có là ông nọ bà kia đi chăng nữa... -
Phim: Buddha – Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca
Bộ phim Buddha về cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ đản sanh đến niết bàn. Bộ phim lấy cảm hứng ( hoặc cũng có thể gọi là được chuyển t... -
Hiệu ứng domino và bí quyết tạo lập chuỗi các thói quen tích cực trong cuộc sống
Các hành vi của con người đều có mối liên hệ tương tác lẫn nhau Hãy lấy ví dụ về trường hợp của Jennifer Lee Dukes. Sau hơn 2 thập kỷ, từ k... -
Để yêu bất kì người nào, hãy làm những điều sau
Hơn 20 năm trước, nhà tâm lý học Arthur Aron đã thành công trong một thí nghiệm vô tiền khoáng hậu: làm cho 2 người xa lạ yêu nhau. Hè năm n...
Tham khảo
Liên kết web
Phân loại
Báo chí
(55)
Văn hoá
(33)
Tâm lý
(29)
Tán nhảm
(27)
Công nghệ
(25)
Blog
(17)
Xã hội
(16)
Nghề nghiệp
(15)
Phim
(15)
Quora
(14)
Con người
(13)
Kinh doanh
(13)
Nhạc
(13)
Cuộc sống
(11)
Kỹ năng
(11)
Marketing
(11)
Công cụ
(10)
Lập trình
(10)
Lịch sử
(10)
Sách
(10)
Cặp đôi
(9)
Phát triển
(9)
Thiền
(8)
Tình yêu
(8)
Tản mạn
(7)
Sức khoẻ
(6)
Chính trị
(5)
Giáo dục
(5)
Hạnh phúc
(4)
Kim Dung
(4)
Kiếm hiệp
(4)
Mạng xã hội
(4)
Phát triển cá nhân
(4)
Phần mềm
(4)
Tiền tệ
(4)
Tài chính
(4)
Thực hành
(3)
Tâm linh
(3)
Quản lý công việc
(2)
Quản lý thời gian
(2)
Tiếp thị
(2)
Chăm sóc khách hàng
(1)
Làm việc
(1)
Lãnh đạo cá nhân
(1)
Nguỵ biện
(1)
Quản lý cá nhân
(1)
Thương hiệu
(1)
Tình dục
(1)