Hiển thị các bài đăng có nhãn Facebook. Hiển thị tất cả bài đăng
Tự do kiểu Trung Quốc
Mấy năm trước, một tay kỳ cựu trong giới công nghệ nói với tôi: Có lẽ thế hệ sau 90, 95 sẽ không còn biết Google là cái gì. Khi ấy tôi nghĩ đây là chuyện hài hước nhất trên đời. Google, công cụ tìm kiếm hữu ích và mạnh mẽ nhất trên Internet, thế hệ người Trung Quốc mới, những người sống không thể thiếu Internet, làm sao có thể không biết đến Google?
Nhưng đến hôm nay, tôi buộc phải nín cười. Bởi vì cái điều tôi tin rằng không bao giờ có thể xảy ra ấy, dần trở thành sự thật.
Không còn ai ở Trung Quốc quan tâm đến cái gọi là công cụ tìm kiếm Google nữa, người ta bằng lòng với cái gọi là baidu.com, dù sao thì họ cũng chưa được dùng Google bao giờ. Không có nó cũng chẳng chết ai. Mọi người vẫn vui vẻ lướt Weibo, Wechat, nghe nhạc, xem chương trình giải trí. Đối với những người chưa bao giờ sử dụng Google, thiếu công cụ tìm kiếm này cũng chẳng ảnh hưởng gì đến cuộc sống của họ.
Nhiều năm trước, ở Trung Quốc chúng ta vẫn có thể đăng nhập Facebook.Thực ra Facebook cũng nhàm chán như mạng xã hội xiaonei.com của chúng ta vậy. Nhưng ở đó, chúng ta biết được cuộc sống của người nước ngoài ra sao, có thể dễ dàng thăm hỏi bạn bè ở cách xa hàng vạn km. Có thể đọc rất nhiều trang mạng thú vị mà nếu lên Xiaonei bạn hầu như không bao giờ đọc được. Bạn viết bình luận bằng tiếng Trung, những người comment ngay dưới dòng comment của bạn có thể là một anh chàng người Đài, hoặc người HongKong lạ hoắc nào đó. Bạn viết bình luận bằng tiếng Anh, chưa biết chừng một anh chàng người Bắc Âu, tiếng Anh dở tệ nào đó sẽ nhảy vào bắt chuyện với bạn. Bạn có cảm giác thế giới rộng lớn bỗng nhiên thu nhỏ lại, thành cái làng mà bạn đang sống, bạn chưa kịp thò chân ra khỏi cửa, thì hàng xóm đã đẩy cửa bước vào nhà bạn.
Rồi, ở Trung Quốc không còn Facebook nữa. Lúc đầu, sự mất tích của mạng xã hội này khiến vô số người bất bình. Nhưng sau đó, tiếng nói bất bình phẫn nộ dần tan biến.
Nhiều năm trước, người Trung Quốc chúng ta cũng có thể đăng nhập Twitter. Thực ra Twitter cũng na ná Weibo của chúng ta, nơi mà những dòng tin tức chảy trôi không ngừng, ngồi cả ngày chưa chắc đọc được tin tức gì hay ho hữu dụng. Nhưng chí ít ngay lập tức bạn có thể có được tin tức nóng hổi mà bạn muốn biết. Bạn nhanh chóng biết được điều gì đang “hot” trên thế giới, mà không cần thao tác mấy thứ phức tạp như: copy nội dung, dịch nghĩa, forward, chia đoạn, lấy ý chính, loạn hết cả. Bạn sẽ được biết sự thật, sự thật 100%, chưa qua “gia công” tô hồng bôi đen một cách hoặc vô tình hoặc cố ý như trên Weibo.
Sau đó, Twitter không còn nữa. Đầu tiên là phiên bản chính, rồi đến các phiên bản mô phỏng, rồi mô phỏng của mô phỏng. Bây giờ chỉ còn lại cái bắt chước của cái bắt chước của cái bắt chước, chính là cái mà giờ đây, mỗi ngày bạn chỉ toàn nhìn thấy vô số quảng cáo trên đó.
Nhiều năm trước, chúng ta cũng có thể lên Youtube. Có người cho rằng Youtube là Youku quy mô lớn. Năm ấy, có người mạnh miệng tuyên bố: Không có Youtube cũng không sao, Trung Quốc sẽ nhanh chóng phát triển Youku vượt xa Youtube. Thế mà bao năm trôi qua, mạng Youku vẫn lag dữ dội như vậy, nội dung vẫn rác rưởi như vậy, bản quyền bị ăn cắp, nhạc bị đạo, video clip vẫn nghèo nàn tẻ nhạt đáng thương như vậy. Trên youtube bạn sẽ được xem những nghệ sỹ tài hoa nhất thế giới trình diễn, những clip hài hước nhất, những sáng tạo đỉnh cao, những bản nhạc lay động, những khoảnh khắc tuyệt vời. Còn trên Youku, bạn muốn xem 1 phút clip thì trước tiên phải xem nửa phút quảng cáo.
Và, đúng rồi, còn Instagram. Nhiều người cho rằng Instagram na ná QQ. Nhưng ở đó, tôi follow hơn 600 nghệ sỹ nhiếp ảnh, họ đều là những nhà nhiếp ảnh, ký giả xuất sắc nhất thế giới. Mỗi ngày chiêm ngưỡng tác phẩm của họ, mỗi ngày tôi cảm thấy hạnh phúc vô bờ. Cảm giác hạnh phúc lâng lâng của người được đi du lịch tại chỗ. Ở đó tôi kết bạn với một anh chàng người Nhật điển trai rất thích selfie, một bác người Hàn hay uống rượu, một ông cụ người Mỹ 10 năm trước từng đến Trung Quốc và nhiệt tình bấm like, viết comment trên mỗi bức ảnh chụp Tử Cấm Thành mà tôi post trên Instagram, một cô bạn người Nga xinh đẹp tuyệt trần. Tôi hầu như không trao đổi nhiều được với họ, vì những trở ngại về ngôn ngữ. Nhưng chỉ cần một vài câu chữ đơn giản, chúng tôi hiểu được thiện ý của nhau, thiện cảm dành cho nhau. Cảm giác ấy, đôi khi còn hưng phấn hơn cả niềm vui gặp mặt những người bạn lâu năm. Bởi vì đó là quá trình giao lưu hoàn toàn tự do của con người thuộc các dân tộc khác nhau trên toàn thế giới. Quá trình ấy thật sự thần kỳ, vô cùng kỳ diệu.
Nhưng giờ đây, nó không còn nữa. Nó không còn nữa bởi vì, bạn gõ một từ đặc biệt nào đó trong một thời điểm đặc biệt nào đó, bạn sẽ chỉ tìm thấy những bức ảnh mặc định. Mặc dù những người tìm kiếm kiểu này không nhiều, mặc dù dẫu có nhận ra điều gì khác lạ nhưng nhiều người chẳng bận tâm, họ không như tôi, cảm thấy trời đất tối sầm, rồi chợt lóe sáng, rồi trời sập. Chúng đã thật sự biến mất, Instagram đã biến mất như thế, Google đã biến mất như thế, Twitter cũng biến mất như thế, Facebook cũng vậy. Không biết người nào, ở đâu, đã nói gì, và ra nghị quyết thế nào, khiến cho hàng tỷ người giống tôi đây lâm vào tình cảnh hệt như “Gotham trên đảo hoang”, chứng kiến từng cây cầu bị bom phá, bị bom phá, lại bị bom phá. Sau rốt, không còn gì nữa cả.
Tôi thường cảm thấy rất bi ai, vô cùng bi ai. Một người tôi không quen, không biết, có thể là một nhóm nào đó đang không ngừng tước đoạt mọi thứ xung quanh tôi, mà tôi thì hoàn toàn bất lực. Tôi oán trách, nhưng họ không nghe thấy, không ai nghe thấy. Tôi tức tối gào lên, phần lớn những người xung quanh tôi đều nhìn tôi như nhìn một kẻ điên. Tôi đau đớn thét lên, tiếng thét của tôi bị chắn bởi bức tường dày cộm, đen đúa. Tiếng kêu thét của tôi trở nên yếu ớt, chẳng truyền đi được bao xa, rồi nó biến mất hệt như những thứ mà tôi bị tước đoạt, bị đánh cắp. Tôi không thấy nó nữa, như thể nó chưa từng tồn tại.
Ai thèm quan tâm đến những thứ vốn chưa từng tồn tại? Những kẻ hậu sinh làm sao thấu hiểu nỗi bi ai của những người từng có được, rồi bị tước đoạt trắng trợn. Tôi từng có tất cả, tôi từng có cả thế giới. Tôi từng được hít hà bầu không khí tự do và uống dòng nước tự do mát lành trên mảnh đất này. Nhưng rồi trong dòng đời dằng dặc bất tận, sinh mệnh tự do của tôi bị giết chết từng chút một, bị khai tử một cách bất thình lình. Nhưng tôi vẫn có cảm giác chúng đang thoi thóp, như thể chúng đang chết dần chết mòn.
Rồi thì cuối cùng chúng cũng chết thật. Và, cùng với cái chết của chúng, ngày càng nhiều chuyện xảy ra, chậm rãi thôi, lặng lẽ thôi, hầu như không ai phát giác ra. Nhưng đúng là chúng đang diễn ra.
Không có Google thì dùng Baidu, có sao đâu? Nhưng một vài kết quả tìm kiếm càng ngày càng bị đẩy lùi về những trang sau, càng ngày càng lùi về sau, và rồi biến mất. Như thể kết quả đó vốn dĩ không hề được tìm thấy vậy.
Không có Facebook thì dùng Xiaonei, có sao đâu? Nhưng những bài viết mà bạn chỉ có thể post trên Facebook sẽ nhanh chóng biến mất trên Xiaonei. Tiếp theo đó, trang xiaonei.com biến thành trang renren.com, chủ đề trên trang này trở thành những chủ đề đại chúng. Mọi người tranh nhau xem bói, tìm hiểu đời tư của người nổi tiếng, chuyện phiếm, nghe nhạc. Không ai bận tâm thứ gì đó đã biến mất, bởi dù sao thì sự tồn tại của thứ đó vốn dĩ rất mờ nhạt.
Không có Youtube thì dùng Youku, có sao đâu? Nhưng lên Youku, bạn thường “được” xem những clip đạo rẻ tiền, và người ăn cắp thì dương dương tự đắc, tự cho mình là tài ba, như thể cái ý tưởng ấy vốn dĩ là của anh ta vậy. Bạn xem và bạn không khỏi giật mình kinh ngạc, sao anh ta có thể làm được như thế nhỉ! Ăn cắp sáng tạo quá! Nhưng bạn đâu biết rằng, bạn có suy nghĩ như thế là vì bạn không hề biết trên đời còn có một trang mạng tên Youtube.
Không có Twitter thì dùng Weibo, có sao đâu? Nhưng khi bạn muốn biết chuyện gì đang xảy ra gần đây, bạn miệt mài tìm kiếm, nhưng càng tìm thì kết quả sau đây hiện ra càng rõ nét: “Theo quy định của pháp luật, kết quả tìm kiếm không được phép hiển thị”. Lâu dần, bạn nghĩ, dù sao biết được tin tức ấy cũng chẳng để làm gì, thôi thì chẳng tìm nữa, chẳng cần nữa.
Và thế là, từng cánh cửa cứ lần lượt bị đóng sập lại. Hôm nay, ở Trung Quốc bạn mở trang www.worldjournal.com, bạn không thấy nó đâu. Ngày mai, trang web mà kiến trúc sư số một thế giới chia sẻ với bạn đọc cũng biến mất. Đầu tiên là tốc độ load rất chậm, rất rùa, sau đó thì hoàn toàn mất hút. Vài hôm nữa, trang tin tức mà trước đó bạn vẫn vào đọc một số bài viết đều đặn mỗi ngày bỗng mất tăm. Những trang viết độc đáo, xuất sắc đó chỉ hiển thị mấy dòng chữ: Không thể hiển thị. Vài tháng nữa, mạng đại học bị đóng cửa, website nhiếp ảnh bị đóng cửa, thậm chí trang tìm kiếm bằng tiếng Nhật của Baidu cũng không còn.
Tiếp đó, trang truyện tranh biến mất, tiếp đó, trang phim hoạt hình không còn. Tiếp đó, trang phim Mỹ đóng cửa, ngay cả trang download phim Mỹ cũng cũng cũng cũng… hoàn toàn biến mất. Tôn trọng bản gốc, bảo vệ bản quyền ư. Thôi được, vậy thì vì sao, ngay cả trang web chia sẻ sub cũng không còn ???
Từng ngọn đèn bị dập tắt. Nguồn sáng chiếu rọi từ bốn phương biến mất. Thế giới đa sắc màu, tươi đẹp rực rỡ của chúng ta bỗng chốc biến thành một màu đen thê thảm.
Trời tối rồi à, thế thì đi ngủ thôi. Cầu cho cơn say này kéo dài mãi mãi, khỏi phải tỉnh lại.
“Vương triều từ đây vững chắc
Giang sơn từ đây thái bình.”
__________
P/S: Dịch từ một bài viết của một tác giả Tiểu Hải, người Trung Quốc. Bạn không tìm thấy bài viết này ở bất cứ trang mạng nào ở Trung Quốc nữa vì nó đã bị gỡ bỏ triệt để, chỉ tồn tại thấp thoáng trong một vài diễn đàn. Nhưng nó đã được share với tốc độ chóng mặt ở Trung Quốc.
__________
Bài của một người dùng internet Trung Quốc, so sánh với quá khứ lúc Trung Quốc chưa đóng cửa internet để kiểm duyệt thông tin trên mạng. Mấy ngày gần đây bài này được chia sẻ nhiều trên Facebook, do một page có tên “Người Trẻ Nhìn” chép lại, xóa đi mấy câu minh họa hình ảnh ở trang web gốc, và phổ biến. Bài gốc có lẽ từ một người dùng có tên “VietFact” dịch và đăng ở trang mạng Hải ngoại phiếm đàm => https://haingoaiphiemdam.com/a380/tu-do-kieu-trung-quoc
Một số blogs thú vị (2016)
- Action.vn: thông tin về startup
- iSocial: cộng đồng iSocial trên Facebook (về online marketing và mạng xã hội)
- Online Marketing của EQVN: same same iSocial (dưng không ngon và nhiều bằng)
Công nghệ, Lập trình, Web:
- ABSTRACTION HUB - của ông ẻm Trương Đắc Bình, khá nhiều bài hay về UI/UX, cafe, book review
- Lập trình & Cuộc sống: chủ yếu dịch bài từ blog công nghệ của các bạn Mẽo
- TechMaster Blog: giống VinaCode, đôi khi anh em ở VinaCode lại quẳng lên đây trước
- Hanoi Scrum: thực hành scrum ở đất Hà Nội
- Tạp chí Lập trình: tùm lum cả
- Kipalog: Keep a log - tùm lum cả, dưng chủ yếu ngó cái Javascript/Angular
- Awwwards: nhanh mục web đẹp (đoạt giải)
- Webdesign Inspiration: web đẹp, tham khảo bét nhè
- Agile Hobo: .NET, Xamarin, Visual Studio,....
Thông tin & Nghiên cứu:
- Blog của GS. John Vu về khởi nghiệp & STEM (GS. John Vu chính là Dịch giả Nguyên Phong của cuốn sách Hành trình về Phương Đông)
- Nghiên cứu Quốc tế: kho tư liệu hay ho của nó
- Trạm Đọc (Read Station): cho các con mọt sách
- 3 SÀM: cho các loại thông tin "lề dân"
Tools & Toys:
- Video Grabber: tải video online (Youtube, Vimeo) về máy xem chơi (cái này là tool, éo phải blog)
- Tải với VIP link (FShare, ....) trực tiếp: linksvip.net - fastheme.com
- Xem bóng đá với AceStream/SopCast: LiveSport.ws (tiếng Nga) - TopBongBa
Khác:
- Phan Phương Đạt: nhân sự, đồ gỗ tự chế, nuôi trẻ - hay nhất: làm phòng cho bé gái
- The X file of History: lịch sử với cái nhìn mới (Facebook page, éo phải blog)
- Tolkien Legendarium Việt Nam: thế giới trong The Lord of The Rings (Facebook page, éo phải blog)
- Game Of Thrones (VN): về phim là chính, còn truyện đọc cả gần 10 năm nay mà vẫn chưa có đến tập cuối (Facebook page, éo phải blog)
- Hướng dẫn làm máy bay giấy: hình ảnh từ Google Search, Maker Space Flight (Pinterest)
Mười năm trước cũng có một cái post dư thế lày, giờ xem lại danh sách thì chết sạch, chỉ còn lại một vài cái là:
- Viet-Studies của GS. Trần Hữu Dũng (đội dư lợn viên phá cũng nhiều, cướp domain cũng lắm nên truy cập rất tậm tịt)
- Cái Tôi thì chuyển sang thành Tâm Ngã
- Thuận VietSpider thì đổi sang thành Tôi học Java
- Blog của bác TanNg thì chuyển sang WordPress, dưng giờ cũng chẳng mấy khi viết.
Vậy nên post ra đây để lúc nào cần lại mở cho nhanh vậy (rồi để 5-10 năm nữa review lại xem còn mấy cái sống)
Facebook đang thay đổi cách thức comment, hiển thị khung cửa sổ giống như chat trong Group Messenger
Trên Facebook, chúng ta có thể comment (bình luận) trên một bài viết hay hình ảnh của bạn bè, sau đó cứ mỗi khi có một bình luận mới của người khác Facebook sẽ lại thông báo cho bạn biết. Trong một số trường hợp, các bình luận này sôi nổi giống như một group chat trong Messenger vậy.
Có lẽ chính vì lý do đó mà Facebook đang thử nghiệm việc biến cách thức comment thông thường thành một hình thức chat giống như group trong Messenger. Giám đốc nội dung Matt Navarra của trang tin TheNextWeb đã phát hiện ra sự thay đổi này lần đầu tiên vào tháng 10.
Comment kiểu cũ.
Anh nhận thấy sự kỳ lạ, khi Facebook thông báo có người comment trong một post mà anh mới đăng. Thông báo này lại được hiển thị dưới dạng khung cửa sổ nhỏ giống như khung chat, nội dung phía trên là những gì Matt đã đăng tải và phía dưới là các comment vừa có người viết.
Sau khi được hỏi, một phát ngôn viên của Facebook đã chia sẻ: “Chúng tôi đã lắng nghe ý kiến của nhiều người, khi họ muốn một cách dễ dàng hơn để tham gia tranh luận dưới một bài đăng trong khi họ vẫn có thể lướt News Feed. Chính vì vậy mà chúng tôi đang thử nghiệm một phương pháp mới, bạn có thể viết các comment để tranh luận giống như đang chat trong group hay có thể ẩn và tắt thông báo từ bài post đó nếu muốn”.
Comment kiểu mới trong khung chat.
Quả thực như trước đây, khi muốn tiếp tục comment vào một post nào đó bạn sẽ phải đi tới trang có post đó và tạm dừng việc lướt News Feed. Nếu không bạn sẽ phải mở thêm một cửa sổ trình duyệt mới cho việc đó.
Với sự thay đổi của Facebook, bạn có thể mở một khung cửa sổ nhỏ cùng vị trí với các khung chat Messenger. Từ đó, bạn có thể theo dõi các comment mới, đăng comment của mình hay tắt thông báo nếu như không muốn theo dõi nữa.
Hiện tại Facebook mới chỉ thực hiện thử nghiệm trên một số lượng người dùng hạn chế. Đại diện của Facebook cũng chưa cho biết bao giờ tính năng này mới được ra mắt. Nhưng hầu hết phản hồi của những người đã sử dụng tính năng mới này đều là rất thích thú.
Nguồn: Tri Thức Trẻ
Sử dụng Facebook để tạo ra những mối quan hệ công việc
Lời dẫn: bài này đọc thấy hay, hiện trên wall của mình ở Facebook nhưng trôi tuột đi rồi nên cọp lại ở đây, có khi sau này cần dùng đến hoặc có ích cho ai đó.
Nguồn: Notes của Baomoi.com trên FB
Phần 1:
Facebook hiện tại đang được coi là một mạng xã hội có tính giải trí cao. Quả thật tại đó bạn có thể kết nối với bạn bè, tán dóc, cập nhật thông tin của nhau, cùng nhau chơi game … Tuy vậy, nếu biết cách sử dụng Facebook một cách hợp lý thì bất cứ ai cũng có thể tạo ra cho mình những mối quan hệ công việc chứ không đơn giản chỉ là giải trí nữa. Đây là một trong những đặc tính tưởng chừng chỉ có tại các mạng xã hội như LinkedIn, Cyvee hay Caravat mà thôi.
Theo thống kê của chính Facebook thì dân số của mạng xã hội này đã vượt qua con số 250 triệu người. Nếu coi Facebook là một quốc gia thì “quốc gia” này đang có số dân cư gấp 3 lần dân số của Việt Nam và đứng thứ 8 trên toàn thế giới.
Theo CheckFacebook thì Việt Nam tuần vừa rồi vẫn đang nằm trong các nước có số lượng dân cư tăng nhanh nhất trên Facebook (thêm 96.500 người và tăng 16,89%).
Người Việt Nam chúng ta rất trọng các mối quan hệ làm ăn. Cũng giống như các mối quan hệ ở ngoài đời thường, các mối quan hệ có thể mang lại tiền bạc cho bạn trên mạng cũng phải dựa trên sự tin tưởng, mà sự tin tường thì chắc chắn không thể nào xây dựng trong ngày một ngày hai được. Vì vậy, việc đầu tiên cần làm là phải phân loại các mối quan hệ của mình một cách rõ ràng để dựa vào đó có những cách hành xử thích hợp.
I.Phân loại các mối quan hệ trên Facebook
Nếu chọn tab Friends, bạn sẽ thấy lúc đầu danh sách bạn bè của bạn chỉ có một List duy nhất là Friends.
Bạn hoàn toàn có thể tạo thêm danh sách bạn bằng cách ấn nút Create (mũi tên màu da cam). Ở đây, với danh sách bạn bè của tôi, tôi sẽ tạm phân ra thành các mục như sau :
Sau đó, tôi tiếp tục phân loại các mối quan hệ của mình vào trong từng nhóm riêng. Việc này khá đơn giản, ở đây tôi sẽ phân “Bobo Saigon” vào mục “Doanh nghiệp”.
Tiếp đến bây giờ mới là phần quan trọng nhất sau khi phân loại. Đó là việc thiết lập các quyền khác nhau dựa trên các nhóm khác nhau. Hãy vào Tab Setting -> Privacy Setting để xem Facebook hỗ trợ ta những gì.
Khá nhiều phải không bạn? Profile, Search, Feed & Wall và Application. Ở đây tôi sẽ ví dụ hai phần là Profile và Application.
I.1.Profile :
Profile là một trong những thành tố cơ bản của mạng xã hội, là ngôi nhà của mỗi một người trên mạng xã hội. Tất cả những gì liên quan đến bạn hầu như sẽ được thể hiện ra trong phần Profile này. Ví dụ, trong phần Contact Information, những người bước vào nhà bạn sẽ có thể nhìn thấy rất nhiều thông tin về bạn, bao gồm số điện thoại, địa chỉ website, địa chỉ email…
Ở đây, tôi muốn tất cả mọi người đều có thể biết và truy cập tới website của mình, vì vậy tôi sẽ thiết lập phần này là Everyone. Đối với email của mình, tôi không muốn những người nằm trong danh sách doanh nghiệp biết được email của mình (vì có thể họ sẽ gửi spam cho tôi). Vì vậy, tôi loại bỏ những người này ra khỏi danh sách có thể nhìn thấy email của mình.
Như vậy sau khi thiết lập, phần Website của tôi đã cho phép tất cả ai cũng có thể xem và phần Email thì chỉ một số người mới được xem đúng như yêu cầu của mình.
I.2.Application
Cũng như vậy với Application, tôi có thể thiết lập việc hiển thị thông tin của Application bằng cách vào trang Edit Application và thiết lập y hệt như trên.
Ở đây, tôi không muốn chia sẻ thông tin về Game Geo Challenge cho nhóm “Đồng nghiệp”, “Khách hàng” và “Bạn mới quen” vì điều này có thể ảnh hưởng tới sự đánh giá của họ với bản thân tôi.
Như vậy, bạn hoàn toàn có thể làm chủ được cách chia sẻ thông tin tới mỗi người ở mỗi nhóm khác nhau trên Facebook. Khi bạn làm chủ được cách chia sẻ thông tin, bạn sẽ bớt đi những rủi ro trong việc bị hiểu sai, hiểu lầm và có thể tạo dựng một hình ảnh tốt và tin cậy hơn đối với các mối liên lạc mới và chưa hiểu rõ về bạn. Phần 2 sẽ tiếp tục nói về việc tham gia các nhóm liên quan tới kỹ năng nghề nghiệp.
Phần 2:
Nếu như trong phần 1 chúng ta đã biết cách phân loại các nhóm contact và hiển thị thông tin phù hợp với từng nhóm contact đó thì trong phần này chúng ta sẽ xem qua về cách sử dụng Group của Facebook một cách hiệu quả.
Người phương Tây hay có câu “Fishing where the fish are”, vì vậy nếu bạn muốn tạo ra những mối quan hệ liên quan tới nghề nghiệp và các kỹ năng chuyên nghiệp của mình, tại sao không tìm và tham gia vào một vài trong hàng trăm nghìn các Group và Fan Page ở trên Facebook có liên quan?
(Một bí quyết nhỏ và đơn giản ở đây là mỗi ngày ai cũng chỉ có 24h, bạn có thể dùng tiền mua được nhiều thứ nhưng không thể mua được giờ thứ 25 trong ngày, vì vậy đừng join quá nhiều nhóm một lúc. Hãy join từ 1-3 nhóm bạn thực sự cảm thấy có ích cho mình và hãy tham gia tích cực vào hoạt động chung của các nhóm đó).
Việc tham gia vào các Group và Fan Page giúp cho chúng ta những lợi ích sau :
- Cập nhật thông tin liên quan tới nghề nghiệp
- Kết nối và biết được những người mới (nhờ xem danh sách thành viên của Group và Fan Page)
- Thảo luận với chuyên gia (thông qua hệ thống Discussion Board - hệ thống tương tự như Forum)
- Chủ động mở ra các cuộc thảo luận mới
- Mở rộng mối quan hệ nghề nghiệp (bí quyết nhỏ ở đây là hãy cố gắng mở rộng trao đổi không chỉ ở phạm vi Facebook Việt Nam mà còn cả ra ngoài thế giới. Đi một ngày đàng học một sàng khôn mà bạn)
Boris cũng gợi ý cho chúng ta biết rằng khi tham gia vào một nhóm hoặc Fan Page, bạn nên có một vài động tác điểm danh. Cũng giống như ở ngoài cuộc sống thực, khi tới một cuộc hội thảo lạ, nếu bạn không xưng danh thì làm sao tất cả mọi người đều biết được bạn (trừ khi bạn là siêu sao bự). Vậy hãy thử mấy việc đơn giản sau nhé :
- Giới thiệu về bạn trên Wall
- Post các link liên quan tới mục tiêu của nhóm mà bạn cảm thấy thích thú để chia sẻ cho người khác
- Tham gia vào các cuộc thảo luận có sẵn với tinh thần chia sẻ học hỏi
- Chủ động tạo ra các cuộc thảo luận
- Kết bạn với những người thú vị. Hãy nhớ những gì bạn đã biết ở phần 1 nhé, chia sẻ thông tin một cách phù hợp với những người bạn mới quen sẽ tốt hơn là chia sẻ mọi thông tin.
Đọc nhiều nhất
-
Đường Định mệnh (Sự nghiệp/May mắn)
Dẫn nhập: ngày trước cũng tò mò về cái chủ đề chỉ tay, rồi xem tay, rồi tự đọc và tìm hiểu loạn xị cả lên, thực ra kết quả chính là để loè g... -
Tại sao nhà Tây Sơn sụp đổ?
© Giang Lê - The X file of History Trong lịch sử Việt Nam tồn tại không ít các cuộc khởi nghĩa nông dân; tuy nhiên đỉnh cao nhất phải kể ... -
Xem phim "Analyze This" của Robert De Niro
Hôm nọ có xem cái phim "Analyze This" của Robert De Niro về xem, thấy vui vui, nay giới thiệu sơ sơ với mọi người... -
Nếu không có thực lực, bạn chỉ là kẻ ăn bám
Dựa vào núi núi đổ, dựa vào người người chạy, chỉ có tự dựa vào chính mình mới là đáng tin cậy nhất. Ba mẹ có là ông nọ bà kia đi chăng nữa... -
Phim: Buddha – Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca
Bộ phim Buddha về cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ đản sanh đến niết bàn. Bộ phim lấy cảm hứng ( hoặc cũng có thể gọi là được chuyển t... -
Hiệu ứng domino và bí quyết tạo lập chuỗi các thói quen tích cực trong cuộc sống
Các hành vi của con người đều có mối liên hệ tương tác lẫn nhau Hãy lấy ví dụ về trường hợp của Jennifer Lee Dukes. Sau hơn 2 thập kỷ, từ k... -
Để yêu bất kì người nào, hãy làm những điều sau
Hơn 20 năm trước, nhà tâm lý học Arthur Aron đã thành công trong một thí nghiệm vô tiền khoáng hậu: làm cho 2 người xa lạ yêu nhau. Hè năm n...
Tham khảo
Liên kết web
Phân loại
Báo chí
(55)
Văn hoá
(33)
Tâm lý
(29)
Tán nhảm
(27)
Công nghệ
(25)
Blog
(17)
Xã hội
(16)
Nghề nghiệp
(15)
Phim
(15)
Quora
(14)
Con người
(13)
Kinh doanh
(13)
Nhạc
(13)
Cuộc sống
(11)
Kỹ năng
(11)
Marketing
(11)
Công cụ
(10)
Lập trình
(10)
Lịch sử
(10)
Sách
(10)
Cặp đôi
(9)
Phát triển
(9)
Thiền
(8)
Tình yêu
(8)
Tản mạn
(7)
Sức khoẻ
(6)
Chính trị
(5)
Giáo dục
(5)
Hạnh phúc
(4)
Kim Dung
(4)
Kiếm hiệp
(4)
Mạng xã hội
(4)
Phát triển cá nhân
(4)
Phần mềm
(4)
Tiền tệ
(4)
Tài chính
(4)
Thực hành
(3)
Tâm linh
(3)
Quản lý công việc
(2)
Quản lý thời gian
(2)
Tiếp thị
(2)
Chăm sóc khách hàng
(1)
Làm việc
(1)
Lãnh đạo cá nhân
(1)
Nguỵ biện
(1)
Quản lý cá nhân
(1)
Thương hiệu
(1)
Tình dục
(1)