4 điều phải có ở người kinh doanh
Nhiều người nói rằng bạn phải thông minh, hay IQ cao, hay phải học thật giỏi, rồi thì làm việc chăm chỉ, cật lực thậm chí phải “bán mạng”… nhưng tất cả những thứ này KHÔNG LIÊN QUAN tới việc bạn kiếm được tiền nhiều hay không!
Người sống THỌ không phải do Ăn Uống hay Vận Động
Bà Elizabeth H. Blackburn, người đoạt giải Nobel sinh học (2009) đã chỉ ra rằng người ta sống thọ hay khỏe mạnh không phải do ăn uống tẩm bổ hay vận động tích cực; mà là do giữ được tâm lý cân bằng. Ăn uống điều độ chiếm 25%, các hoạt động trong cuộc sống chiếm 25%, tâm lý cân bằng chiếm những 50%.
10 chia sẻ của Pavel Durov nhân ngày sinh (10/10)
Khi bước sang tuổi 37, tôi đã tổng hợp danh sách 3 thứ bị đánh giá thấp và 7 thứ được đánh giá quá cao trong cuộc sống.
Thiền Vipassana chính xác là gì?
Sự phân biệt Vipassana (thiền Tuệ) với các loại thiền khác là vô cùng quan trọng và cần phải được hiểu đầy đủ. Phật giáo nêu ra hai loại thiền chủ yếu. Cả hai đều là những kỹ năng tâm lý, những thể cách vận hành hoặc những tính chất của tâm thức.
Lợi ích của thiền Vipassana trong đời sống
Thiền Vipassana là một phương pháp để giúp chúng ta có được một đời sống nội tâm lành mạnh, an lạc. Sự an lạc nội tâm được gia tăng tùy theo sự tiến triển của cá nhân về mặt tâm linh. Đức Phật đã tìm thấy lại phương pháp này trong lúc thiền định một cách sâu xa. Ngài đã giác ngộ và giải thoát trong phương pháp này. Với lòng từ bi và tình thương vô biên, Ngài đã chỉ dẫn pháp môn này để giúp chúng sinh thoát khổ.
5 thói quen khiến bạn già đi nhanh hơn
Lão hóa là quá trình chuyển đổi đáng sợ mà đến một lúc nào đó trong đời tất cả chúng ta đều phải đối mặt. Đó là lý do tại sao chúng ta bắt đầu lệ thuộc vào các sản phẩm làm đẹp và skincare đắt đỏ hòng khiến bản thân trông trẻ trung hơn. Một người phụ nữ Mỹ trung bình tiêu tốn 313 đô mỗi tháng chỉ cho vẻ ngoài của mình trong khi đàn ông mất khoảng 244 đô.
Nếu bạn thực sự muốn làm một điều gì đó, bạn nhất định sẽ tìm ra cách
Khoảng 3h sáng ngày 13/11/1953, tổng đài của đội phòng cháy chữa cháy thủ đô Copenhagen, Đan Mạch nhận được một cuộc điện thoại. Người lính cứu hỏa 22 tuổi tên là Erich đã tiếp nhận cuộc gọi: “Vâng, đây là đội phòng cháy chữa cháy”. Đầu dây bên kia không có ai trả lời nhưng Erich nghe thấy tiếng thở dốc nặng nề.
Tổng kết năm cũ và xây dựng mục tiêu cho năm mới
LTS: giờ là những giờ phút cuối của năm kỳ lạ 2020. Thời gian trôi qua không quay lại được, vậy nên việc cần làm là tổng kết lại cái năm kỳ lạ này, rồi thiết đặt mục tiêu cho năm mới 2021.
4 cách để nhận ra lời xin lỗi không chân thành
Có nhiều cách mà chúng ta thường nghe hoặc đưa ra lời xin lỗi. Chúng ta đã học cách xin lỗi khi chúng ta nhận ra rằng chúng ta đã không công bằng đối với người khác hoặc khi chúng ta cảm thấy rằng chúng ta đã vô tình khiến ai đó đau khổ.
Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra trong trường hợp chúng ta cố ý và sẵn sàng làm tổn thương ai đó? Liệu chúng ta có thể thực sự hối hận về hành động của mình không, và nếu có, làm sao người kia có thể biết được lời xin lỗi của chúng ta có phải là lời xin lỗi trung thực hay không?
Dưới đây, 4 cách có thể giải mã "một lời xin lỗi trung thực" từ "một lời xin lỗi giả".
1. Lời xin lỗi dưới hình thức phần thưởng đãi ngộ
Trước hết chúng ta cần phân biệt giữa kiểu xin lỗi chân thành và kiểu xin lỗi giống như một phần thưởng hoặc một sự đãi ngộ hơn là sự hối hận thực sự. Một lời xin lỗi không chân thành có thể xuất hiện dưới hình thức hoa, đồ trang sức, chuyến đi, sự chiều chuộng, đáp ứng tình dục.
Bằng cách này, người tiếp nhận những điều trên có thể bị nhầm lẫn, với cảm giác bị thao túng dưới hình thức nhận phần thưởng vì đã dung thứ cho hành vi không thể chấp nhận được, thay vì nhận được tình yêu và sự thấu hiểu.
2. Lời xin lỗi dưới hình thức bào chữa/biện hộ
"Tôi xin lỗi nhưng ..." là cách tiêu chuẩn để đưa ra lời xin lỗi phòng thủ. Khi ai đó bắt đầu xin lỗi, sau đó bắt đầu lý luận về chính điều mà họ đang xin lỗi, dựa trên các hành động trước đây của bên kia, thì đó là một lời xin lỗi giả.
Có nghĩa là họ không nhất thiết phải nhận ra lỗi của mình, vì họ đang biện minh cho hành động của mình dựa trên hành vi của người kia.
Lời xin lỗi biện hộ thường được nghe trong các tình huống mà ai đó thực sự cảm thấy rằng họ, bản thân họ, đã bị đối xử bất công và họ không được hiểu.
Nhưng vào cuối ngày, mọi người đều phải chịu trách nhiệm về hành động của mình độc lập với người khác => "Hành động sai trái của bạn không làm tôi sai thêm chút nào".
3. Lời xin lỗi dưới dạng kịch tính
Đôi khi một lời xin lỗi được thể hiện một cách quá kịch tính và nó được coi là một nỗ lực tuyệt vọng để cảm thấy được chấp nhận hơn là thực sự hối lỗi.
Một lời xin lỗi kịch liệt thường xuất hiện dưới hình thức khóc lóc, van xin và trong những trường hợp nghiêm trọng, nó như một lời đe dọa làm hại bản thân để đảm bảo rằng được bên kia tha thứ và chấp nhận.
Kết quả là trong những trường hợp như vậy, chúng ta có xu hướng tha thứ vì chúng ta cảm thấy có lỗi với người đó và chúng ta muốn thể hiện sự hối hận của mình đối với những đau khổ của họ.
Vì vậy, điều thường xuất phát từ điều này là phản ứng đồng cảm với nỗi đau của ai đó hơn là sự tha thứ thực sự.
4. Lời xin lỗi dưới hình thức đổ lỗi
Đổ lỗi thường được quan sát trong trường hợp ai đó xin lỗi một cách biện hộ. Bảo vệ bản thân và bảo vệ lòng tự trọng và sự chính trực của mình, đôi khi mọi người có xu hướng đổ lỗi cho người mong đợi được nghe lời xin lỗi.
Nhưng điều này, một lần nữa, là một minh chứng cho việc một người không chấp nhận lỗi lầm của mình hơn là một lời xin lỗi chân thành.
Và tất nhiên chúng ta đều hiểu rằng, một lời xin lỗi được đưa ra mà sau đó không có bất kỳ thay đổi nào thì đơn giản đó là một lời xin lỗi giả để nhằm thao túng người được xin lỗi mà thôi.
5 lý do tại sao ai đó không trả lời tin nhắn của bạn
Hành động đó phản ánh nhân cách của họ hơn là nhân cách của bạn
Những câu hỏi cứ dằn vặt tâm trí khi tôi cố tìm hiểu điều gì đã khiến cô ấy lặn không sủi tăm như vậy. Nhưng trong lúc vừa đi dạo dọc bãi biển vừa nghe một cuốn sách audio, một câu quote của Marcus Aurelis bất chợt vang lên, khiến tôi hoàn toàn thay đổi cách suy nghĩ:
“Năng lượng của bạn tồn tại trong tâm trí, không phải từ những sự kiện bên ngoài. Hãy nhớ điều này và bạn sẽ tìm thấy sức mạnh.”
Tôi đã nhận ra rằng, khi một chuyện gì đó trong đời không diễn tiến theo kế hoạch, cứ lo lắng về những tình huống ngoài tầm kiểm soát là một hành động vô nghĩa. Do đó, giải pháp tốt hơn chính là thu nhận tri thức tâm lý học để ngăn chặn điều đó tiếp tục xảy ra trong tương lai.
Dưới đây là tổng hợp các lý do tại sao ai đó miễn cưỡng trả lời tin nhắn của bạn. Sự thật mặc dù sẽ khiến bạn khó chịu nhất thời, nhưng thà như thế còn hơn cứ phải suy nghĩ mãi về một chuyện mà không đưa ra được kết luận.
Mỗi một điều tôi thấu hiểu được dưới đây đã giúp tôi nhận định được lý do đằng sau hành vi của ai đó, để rồi sau cùng tôi có thể tiếp tục tiến về phía trước. Tôi hy vọng bạn cũng có thể giống như tôi.
1. Họ nghĩ rằng bạn nhàm chán
Hầu hết mọi người đều cho rằng chuyện trò với chính bản thân họ cũng khá là thú vị đấy chứ. Vì thế khi có người nghĩ điều ngược lại, nó giống như một gáo nước lạnh dội thẳng vào cái tôi của họ vậy.
Trên thực tế, niềm vui hoàn toàn thuộc về chủ quan. Ví dụ, tôi cho rằng một cuộc đối thoại về ý nghĩa của sự sống khá là vui, nhưng những người khác lại nghĩ rằng đấy thật sự là một thử thách căng não lúc 10 giờ sáng thứ Hai đầu tuần.
Đừng nghĩ quá nhiều, hãy nhớ rằng bạn sẽ chẳng thể nào làm hài lòng tất cả mọi người trên thế gian này, vì thế chủ yếu hãy cứ tập trung vào việc làm thỏa mãn bản thân mình thôi. Theo như lời Kriss Carr: “Khi bạn quá tập trung vào việc đáp ứng tiêu chuẩn của người khác, bạn sẽ không có đủ thời gian để nâng cao tiêu chuẩn của bản thân.”
2. Hết pin
Mỗi khi tôi khởi hành tới vùng núi Canada hay những nơi hoang dã khác, điện thoại tôi thường bị mất tín hiệu khiến tôi không thể liên lạc với thế giới bên ngoài.
Thành thật mà nói, tôi vô cùng yêu thích cảm giác được tách biệt hoàn toàn khỏi xã hội hiện đại trong lúc thưởng lãm những kỳ quan thiên nhiên tuyệt đẹp. Nhưng ngay cả khi không đắm mình vào thiên nhiên, có nhiều lần điện thoại của tôi cũng bị hết pin, hoặc lỗi dịch vụ, khiến tôi khó lòng trả lời các tin nhắn.
Điều quan trọng cần nhớ: một vài người không phải lúc nào cũng mang theo sạc pin khi ra ngoài. Vì thế tôi tìm thấy một quy tắc như sau: nếu họ không nhắn tin lại trong vòng 24 giờ, có lẽ họ đang ngó lơ bạn đấy.
3. Họ đang bận như điên
Tôi hoàn toàn đồng cảm với thực trạng thời nay con người đang sống một cuộc sống cực kỳ bận rộn. Rốt cuộc, nếu chúng ta dành cả ngày chỉ để trả lời tin nhắn của người khác, chúng ta sẽ chẳng thể sử dụng thời gian của riêng mình để đạt được bất kỳ điều gì. Như thế rõ ràng không ổn.
Vì thế, điều quan trọng cần nhớ chính là: họ đang bị nhiều thứ khác choán hết tâm trí và không thể lập tức trả lời tin nhắn của bạn. Nhưng nếu đã online mấy tiếng rồi mà họ vẫn không trả lời bạn, có lẽ họ không nghĩ bạn quan trọng hay cần thiết tới mức phải cho vào lịch trình công việc của họ đâu.
4. Họ đang gây hấn thụ động
Trong thế giới lý tưởng, mọi người sẽ mở lòng với những vấn đề riêng và cùng nhau tạo ra những cuộc chuyện trò lịch sự để giải quyết bất cứ tranh chấp nào. Nhưng xui thay, tình huống đó hiếm khi xảy ra.
Tôi chú ý thấy có một vài người ưa hành xử theo cung cách gây hấn thụ động, thay vì lựa chọn trực tiếp đối mặt vấn đề.
Chẳng hạn như, họ không phản hồi lại tin nhắn của bạn suốt 2 tuần bởi họ không hài lòng với một câu nói của bạn. Nếu chuyện này từng xảy ra với bạn, chỉ cần ghi nhớ rằng hành vi kiểu đó thường thể hiện thiếu sót trong khả năng đồng cảm và trí thông minh cảm xúc khi tiếp xúc với người khác.
5. Họ chỉ lười thôi
Có vài người mất nhiều giờ để phản hồi một tin nhắn sau khi đọc xong. Mặc dù họ làm vậy nghe tức thiệt chứ, nhưng đấy đơn thuần chỉ là cách họ hành xử.
Chúng ta thường quên rằng chúng ta không thuộc top đầu trong danh sách những việc cần ưu tiên của người khác. Bởi có một sự thật phũ phàng thế này, nhiều người thích cày cả đống tập phim xong xuôi rồi mới phản hồi các tin nhắn trên mạng xã hội.
Vài người chỉ đơn giản là lười, không có động lực nhắn tin. Vì thế, nếu họ cứ không ngừng biểu lộ sự thiếu quan tâm đối với bạn một cách rõ ràng như thế, có lẽ đáp lại họ theo cách thức giống vậy cũng là một ý hay.
Thay vì dành thời gian lo lắng không biết lúc trò chuyện mình đã nói gì sai, tôi dần nhận ra rằng biến mất chính là hình ảnh phản ánh nhân cách của người đó chứ không phải của tôi.
“Chúng ta không thể kiểm soát miệng lưỡi xấu xa của người khác, nhưng một cuộc đời tốt đẹp cho phép chúng ta không cần quan tâm đến những lời lẽ xấu xa ấy.”
Nhớ kỹ là: Mặc dù chúng ta không thể kiểm soát hành động và lời nói của người khác, nhưng chúng ta chắc chắn có sức mạnh để lựa chọn nên đáp lại thế nào.
Điều đáng sợ nhất bạn từng thấy con của bạn làm là gì?
Tôi biết nghe nó thật điên rồ, tôi cũng không phải là một người mê tín. Nhưng tôi bắt đầu quan sát và để ý những hành động của con bé khi nó lớn hơn và có thể nói với tôi về những điều ấy. Sau đây là 1 số điều nổi bật:
+ Khi 4 tháng, con bé thường nhìn vào góc phòng của nó và cười một mình. Con bé chỉ ngừng lại khi chúng tôi xen vào.
+ Khi 8 tháng, con bé bắt đầu cười, lảm nhảm và bò về một góc trống vắng trong phòng. Chúng tôi có treo vài cái đèn lồng giấy ở góc đó và nó lắc lư như đang có cơn gió thổi qua. Nhưng quạt đã tắt và không có bất cứ thứ gì di chuyển gần đó cả.
+ Khi 12 tháng, Con bé chơi đùa, nói chuyện và cười với điểm cụ thể trong phòng nhưng không có ai ở đó cả. Thỉnh thoảng con bé còn nói “bạn đây rồiii”.
+ Khi 15 tháng, con bé hay nghịch trái banh dưới cũi một mình, cười và nói “oh chào người anh em thiện lành” và “Banh của bạn đây”. Lúc tôi sinh đứa thứ 2 thì chúng tôi hay gửi con bé ở nhà một người họ hàng. Khi chúng tôi tới đón bé, họ nói với chúng tôi rằng con bé thường hay nói chuyện với cái tủ quần áo, khi họ đóng cửa tủ lại thì con bé liền nói “Khônggg, mở, mở!!!”. Khi họ mở cái tủ quần áo thì con bé nói “ohhh chào đằng ấy, bạn đây rồi!!” và tiếp tục nói chuyện…
+ Khi 24 tháng, con bé nhìn sau lưng tôi khi tôi đang ngủ. Bắt đầu cười và nhìn chăm chú vào thứ gì đó không tồn tại. Rồi con bé nói “Oh chào bố, con yêu bố”. Vấn đề ở đây là bố con bé không có trong phòng và khi anh ấy bước vào thì con bé lại nói “chào bố”. Ông nội của con bé qua đời vào năm 2009 và ông ấy nhìn giống y chang chồng tôi.
+ 2 tháng trước: con bé thường đá vào tường khi đến giờ đi ngủ. Con bé làm vậy để thư giãn trước khi ngủ. Tôi đi đến phòng của 2 đứa để kiểm tra vì con bé thường xuyên đánh thức em trai của mình dậy (cái cũi của con bé nằm ở trong 1 hốc tường, vì vậy tôi lo lắng là nó có thể bị lật nếu con bé đạp đủ mạnh). Cái cũi của con bé nằm cách tường tầm 0.6m(2 ft), còn thằng bé thì vẫn đang ngủ. Tôi đoán rằng con bé đã đá liên tục cho đến khi cái cũi trượt trên tấm thảm và di chuyển ra khỏi cái hốc tường. Còn thằng bé thì đã quá mệt mỏi và chìm sâu vào giấc ngủ, nên dù có cả con tàu chạy qua phòng thì nó cũng chẳng thể tỉnh được.
Tôi chạy về phòng ngủ và gọi chồng tôi dậy, nhờ anh ấy đẩy cái cũi vào lại hốc tường và nhớ kiểm tra lại mọi thứ xem có gì nguy hiểm không. Khi chồng tôi trở lại, anh ấy cười và nói “ohh vui đấy, em gài được anh rồi. Em không cần phải làm anh lo lắng đến vậy khi gọi anh qua kiểm tra bọn trẻ đâu”. Tôi hỏi chồng về cái cũi, anh ấy bảo ổn. Và tôi lại hỏi anh ấy đã di chuyển cái cũi vào vị trí cũ chưa? Nét bối rối hiện trên khuôn mặt chồng tôi và anh ấy nói cái cũi vẫn ở vị trí cũ mà. Tôi lập tức trở lại phòng ngủ của đám trẻ, và cái cũi đã trở lại vị trí cũ của nó như chưa từng xảy ra chuyện gì. Những cái đèn lồng giấy vẫn đang lắc lư một cách quái dị.
+ Một tháng trước: con bé vẫn thường “chơi” với một người vô hình nào đó, điều này là bình thường ở độ tuổi của con bé. Nhưng mà điều đáng sợ ở đây đó là con bé thường nghịch banh với một “ai đó” ở dưới cũi của con bé, cười và nói “đến lượt bạn”.
Những chuyện này xuất hiện ngày càng nhiều, con bé thường “chơi” với “ai đó” theo nhiều cách khác nhau. Chúng tôi thì cũng đã dần quen với điều này. Tuy nhiên cũng khá là đáng sợ khi nó diễn ra vào ban đêm khi chúng tôi ở một mình :) . Nhưng điều quan trọng là con bé trông rất hạnh phúc và thoải mái, nên thôi chúng tôi cứ mặc kệ vậy!
Trả lời: Alexandria Payne, studied at The University of Tennessee - https://www.quora.com/What-is-the-creepiest-thing-youve-ever-seen-your-child-do/answer/Alexandria-Payne-3
Bản dịch tiếng Việt: Quora Việt Nam Group - https://www.facebook.com/groups/vietnamquora/permalink/2297901013776355/
Đọc nhiều nhất
-
Tại sao nhà Tây Sơn sụp đổ?
© Giang Lê - The X file of History Trong lịch sử Việt Nam tồn tại không ít các cuộc khởi nghĩa nông dân; tuy nhiên đỉnh cao nhất phải kể ... -
Đường Định mệnh (Sự nghiệp/May mắn)
Dẫn nhập: ngày trước cũng tò mò về cái chủ đề chỉ tay, rồi xem tay, rồi tự đọc và tìm hiểu loạn xị cả lên, thực ra kết quả chính là để loè g... -
Phim: Buddha – Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca
Bộ phim Buddha về cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ đản sanh đến niết bàn. Bộ phim lấy cảm hứng ( hoặc cũng có thể gọi là được chuyển t... -
Nếu không có thực lực, bạn chỉ là kẻ ăn bám
Dựa vào núi núi đổ, dựa vào người người chạy, chỉ có tự dựa vào chính mình mới là đáng tin cậy nhất. Ba mẹ có là ông nọ bà kia đi chăng nữa... -
Vui là chính: Ngựa khiêu vũ
Ngồi cả ngày ở nhà một mình với nhiệm vụ trông... đủ thứ. Làm việc mãi cũng chán, cắt tóc xong cũng chửa có việc gì làm, thế nên mở FunLis... -
Hiệu ứng domino và bí quyết tạo lập chuỗi các thói quen tích cực trong cuộc sống
Các hành vi của con người đều có mối liên hệ tương tác lẫn nhau Hãy lấy ví dụ về trường hợp của Jennifer Lee Dukes. Sau hơn 2 thập kỷ, từ k... -
10 kỹ năng & nguyên tắc giúp bạn trở thành chuyên gia
Kiến thức là vô cùng quan trọng và một điều tuyệt nhiên luôn đúng là nếu muốn thành công, bạn cần có một nền tảng kiến thức vững chắc. Tuy...