Hiển thị các bài đăng có nhãn Con người. Hiển thị tất cả bài đăng
Chuyện tử tế - Trần Văn Thuỷ
Đạo diễn Trần Văn Thuỷ
Những ngày qua đã có quá nhiều post về những điều không tích cực (chủ yếu về công ty lừa đảo Thiên Ngọc Minh Uy), vậy đóng lại năm 2016 này bằng một nội dung tích cực đã có cách đây 30 năm (tất nhiên xem xong thì vẫn nặng đầu thôi).
Bộ phim "Chuyên tử tế" - 1985 (gồm cả nội dung giới thiệu)
Đọc thêm: Đạo diễn Trần Văn Thuỷ nói về chuyên tử tế ngày nay (trả lời phỏng vấn RFA, đã có trong clip trên)
Clip giao lưu của ông Trần Văn Thuỷ nhân sự kiện 30 năm bộ phim "Chuyện tử tế" - Truyền hình VOV
Bộ phim "Hà Nội trong mắt ai" - 1982 - Được gọi là tập 1 của "Chuyện tử tế" (dù không liên quan gì)
"Cần cù là huyền thoại, hiếu học là ngộ nhận"
“Không thể tự khen là cần cù được”
Cần cù và hiếu học lâu nay được xem là niềm tự hào của người Việt chúng ta. Nay ông kết luận rằng những phẩm chất này chỉ là huyền thoại thì quả là một cú sốc...- Nếu chỉ là một công dân, đúng là tôi cũng nghĩ rằng cần cù và hiếu học là những phẩm chất đáng tự hào vì hầu như đâu đâu và ai ai cũng nói như vậy. Và có lẽ sẽ có cảm giác bất bình với kẻ dám kết luận rằng những phẩm chất này chỉ là huyền thoại.
Nhưng tôi là nhà khoa học và người làm khoa học thì phải có trách nhiệm đi tìm sự thật và tôn trọng sự thật.
Vậy thì về mặt khoa học, sự thật này như thế nào?
- Cần cù, hiếu học thường được xem là những phẩm chất chung của Đông Á. Cùng là cần cù, hiếu học nhìn bề ngoài thấy giống nhau, thực ra là giữa Việt Nam với Đông Bắc Á rất khác nhau.
Mọi phẩm chất của con người đều là do hoàn cảnh sống tạo nên. Điều kiện tự nhiên Đông Bắc Á rất khắc nghiệt nên người Đông Bắc Á thật sự cần cù − Nhật Bản, Hàn Quốc là những điển hình của đức tính cần cù ấy.
Còn Việt Nam và Đông Nam Á là khu vực vốn được thiên nhiên ưu đãi nên không thể có phẩm chất ấy.
Sở dĩ lâu nay các học giả Việt Nam và cả nhiều người nước ngoài nghĩ rằng người Việt cần cù là do bị đặc điểm của nghề trồng lúa nước đánh lừa.
Trồng lúa nước là nghề mang tính thời vụ rất cao. Gặp lúc gieo cấy hay vào vụ gặt thì hình ảnh dễ thấy là người nông dân Việt đầu hôm sớm mai bán mặt cho đất, bán lưng cho trời – đúng là cần cù thật. Nhưng xong việc thì lại chơi.
Khoảng thời gian giữa cấy và gặt rất dài, là lúc chúng ta nghỉ ngơi, ăn chơi liên miên: “Tháng giêng là tháng ăn chơi/ Tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè/ Tháng tư đong đậu nấu chè/ Ăn tết Đoan Ngọ trở về tháng năm...”.
Bây giờ vẫn thế. Con người nông dân đi vào công sở, cộng với tổ chức quản lý kém..., nên người Việt về cơ bản vẫn ham chơi bời, lễ hội, đàn đúm, “buôn dưa lê” và nhậu nhẹt. Nên mới có tình trạng 30% công chức sáng cắp ô đi tối cắp ô về.
Ở một dân tộc cần cù thì các quán cà phê sẽ không đông khách đến tận 9 - 10h sáng, và buổi chiều thì từ 4h chiều trở đi các quán nhậu sẽ không nghẹt cứng hết cả như ở Việt Nam. Mà số lượng các quán cà phê và quán nhậu ở các thành phố Việt Nam thì rất nhiều.
Ở các đô thị Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ… đều không có nhiều quán ăn chơi đến thế và không đông khách quanh năm suốt ngày đến thế.
Người Việt Nam có ham ăn đến thế không? Không hề. Đấy là ăn chơi, ăn để chơi chứ không phải ăn để làm việc. Tất nhiên là sống thì phải có ăn có chơi nhưng ham ăn chơi như thế thì không thể tự khen là cần cù được!
Hiếu học là sự ngộ nhận
Còn sự hiếu học thì sao, thưa ông? Tại sao ông cho rằng nó là huyền thoại chứ không phải là thực tại?- Hiếu học cũng được xem là một giá trị truyền thống của văn hóa Á Đông. Song cần phải phân biệt hiếu học với hiếu danh.
Lớp học thầy đồ xưa (Ảnh tư liệu)
Sự khác biệt giữa hiếu học với hiếu danh thể hiện ở chỗ người hiếu học đi học trước hết quan tâm đến việc nâng cao tri thức và năng lực, còn người hiếu danh đi học là nhằm để có địa vị cao trong xã hội.
Ở các nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo đều có tình trạng hiếu danh này. Song ở các nước Đông Bắc Á, nhờ xã hội được quản lý tốt nên muốn có địa vị cao thì phải có tri thức. Cộng thêm lối tư duy của người Đông Bắc Á vừa có tính chủ toàn giống ta nhưng cũng vừa có tính phân tích giống phương Tây, đồng thời họ cũng là những dân tộc thực sự cần cù, cho nên để có danh, họ phải học hành đến nơi đến chốn.
Kết quả là trong lịch sử, các quốc gia Đông Bắc Á đều có những phát minh khoa học, những sáng tạo đóng góp vào quá trình phát triển của dân tộc và nhân loại.
Khác với Đông Bắc Á, người Việt đi học nhưng ít quan tâm đến việc tiếp thu kiến thức, tiếp thu phương pháp mà chỉ quan tâm nhiều đến việc lấy điểm, lấy bằng. Lấy được bằng rồi thì quan tâm đến việc dùng tấm bằng ấy để lấy được một địa vị, bất kể địa vị đó có phù hợp với năng lực sở trường của mình hay không.
Thời xưa người Việt đi học chỉ cốt để làm quan, cốt thoát khỏi cảnh chân lấm tay bùn. Vì vậy mà câu dạy con thường gặp là “Không học thì lớn lên đi cày!”. Thời Lê - Trịnh có 724 người đỗ tiến sĩ thì có tới 712 người (chiếm 98,3%) làm quan, 12 người còn lại thuộc số chưa kịp vinh quy đã mất hoặc không có thông tin.
Trên báo Cứu quốc ra ngày 17-10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nêu ra chuyện một ông chủ tịch Ủy ban xã nọ khoe rằng thôn ông trong tháng vừa qua đã bán các chức vị như chánh phó lý, khán thủ..., thu được một món tiền khá lớn. Người đã kịch liệt phê phán việc này và nói rằng “Làm tiền bằng cách bán ngôi thứ tức là gây cho dân chúng có óc hiếu danh”.
Thời nay, sau khi tốt nghiệp THPT, ai cũng cố gắng vào đại học, nhưng vào được rồi thì phần lớn sinh viên đều không muốn phải đọc nhiều, học nhiều, trong khi thích tranh thủ kiếm thêm vài cái bằng nữa. Nhiều người đi học hệ tại chức (vừa học vừa làm), thậm chí cả cao học, nghiên cứu sinh, cũng chỉ cốt lấy bằng nên mới sinh ra nạn học giả bằng thật...
Sở dĩ người Việt đi học mà không coi trọng tiếp thu kiến thức, phương pháp là do hàng loạt nguyên nhân, đều có nguồn gốc từ văn hóa truyền thống. Thứ nhất, là do tầm nhìn gần - xưa học để đi thi, làm quan, nay học để đi thi, lấy bằng.
Thứ hai, là do bệnh đối phó - chỉ tập trung vào mục tiêu trước mắt là đi thi.
Thứ ba, là do bệnh sĩ diện – “tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại”, không “vạch áo cho người xem lưng” - nên học mà dấu dốt, không hỏi.
Thứ tư, là do tổ chức xã hội kém, quản lý không nghiêm, cùng với lối sống trọng tình nên chỉ cần có bằng cấp và có quan hệ tốt thì dù dốt, dù năng lực kém cũng vẫn có thể có được địa vị cao trong xã hội.
Kết quả là trong lịch sử của mình, Việt Nam không có một phát minh khoa học nào. Những phát minh khoa học, nếu có, đều được hoàn thành trong môi trường nước ngoài, như Hồ Nguyên Trừng với súng thần công, Nguyễn An với thiên tài kiến trúc đều hoàn thành ở Trung Quốc.
Những nhà khoa học, nghệ sĩ đạt tới tầm cỡ thế giới đều là nhờ phương Tây đào tạo - Ngô Bảo Châu được đào tạo ở Pháp, Đặng Thái Sơn được đào tạo ở Nga.
Các thói hư tật xấu chủ yếu trong đời sống văn hóa Việt Nam đương đại (Trần Ngọc Thêm 2015)
Giáo dục nhìn từ văn hóa
GS Trần Ngọc Thêm cho rằng “Bệnh ưa thành tích và bệnh giả dối trong giáo dục rất nặng. Người Việt có câu “Ra đường hỏi già, về nhà hỏi trẻ” nhưng ở trường thầy cô dạy phải biết khôn để giành phần thắng, đóng kịch trong những tiết dự giờ, những lúc có tranh tra... Học sinh học yếu kém cỡ nào thì cũng lên lớp, tỷ lệ tốt nghiệp cao ngất ngưởng"…
"Sự dối trá phổ biến đến nỗi người lớn quên rằng mình đang nói dối. Giả dối trong suy nghĩ thì tự an ủi mình, giả dối trong lời nói được khen là khéo léo, giả dối trong hành động được xem là khôn ngoan”.
Do đâu mà ông lại nặng lời với giáo dục như vậy?
- Không nên nói tôi nặng lời hay không, mà hãy kiểm tra xem điều tôi nói có đúng hay không.
Chỉ cần vào mạng gõ từ khóa “học thuê”, ta sẽ thấy tràn ngập các thông tin như: “Học hộ, học thuê: Nghề mới cho cử nhân thất nghiệp”, “Hội Nhận Đi Học Thuê Đại Học”, “Dịch vụ học hộ, học thuê tại Hà Nội”, “Dịch vụ học, thi hộ tràn lan trong giới sinh viên”, “Nhức nhối nạn học thuê thi hộ”...
Nạn học thuê, thi thuê, thuê viết luận văn, luận án; nạn mua bán bằng cấp... trong nhà trường và các nạn chạy bằng cấp, chạy chức, chạy quyền, chạy huân chương... ngoài xã hội chẳng phải chính là những biểu hiện của bệnh thành tích, bệnh giả dối, bệnh hiếu danh đấy sao?
Vậy, theo ông, tại sao nền giáo dục của chúng ta lại trở nên như vậy?
- Đúng là nền giáo dục của chúng ta vốn không đến nỗi như vậy. Mỗi giai đoạn lịch sử của một xã hội đều tạo ra một nền giáo dục đáp ứng những yêu cầu lịch sử của mình. Nền giáo dục truyền thống của Việt Nam đã từng phục vụ tốt cho nhu cầu của xã hội Việt Nam truyền thống...
Nhu cầu của xã hội Việt Nam truyền thống là gì và nền giáo dục truyền thống có đặc điểm gì, thưa ông?
- Toàn bộ lịch sử của dân tộc Việt Nam là lịch sử của một nền văn minh lúa nước. Nghề trồng lúa nước là nghề phải lệ thuộc vào thiên nhiên ở mức độ cao nhất. Người trồng lúa nước gắn bó với đất, với làng, cả đời không ra khỏi làng, lúc nào cũng chỉ mong được yên ổn. Văn hóa của người trồng lúa nước là văn hóa rất âm tính, văn hóa hướng đến ổn định.
Để đáp ứng nhu cầu của một xã hội ưa ổn định thì nền giáo dục có mục tiêu là đào tạo ra những con người giúp xã hội giữ được ổn định. Xã hội ổn định cần người biết nghe lời, vâng lời.
Biết nghe lời, vâng lời được gọi là “ngoan” - "con cãi cha mẹ trăm đường con hư". Vì vậy giáo dục truyền thống của Việt Nam từ gia đình ra đến xã hội, vào đến nhà trường đều chỉ khuyến khích phẩm chất ngoan, vâng lời. Trong gia đình dạy con cái vâng lời cha mẹ, ra ngoài xã hội khuyến khích người dưới vâng lời người trên.
Như vậy, “ngoan” là phẩm chất mục tiêu của giáo dục Việt Nam truyền thống. Còn năng lực mà giáo dục Việt Nam truyền thống hướng tới là gì? Đó là “giỏi”.
Giỏi được hiểu là thuộc bài. “Thuộc” đây là học thuộc lòng. Ở nhà, cha mẹ hỏi “Con đã học thuộc bài chưa?”. Đến trường, thầy cô hỏi “Có trò nào chưa thuộc bài giơ tay?”. Thuộc bài thì khi trả bài phải làm theo đúng mẫu - cái gì cũng có “mẫu”: bài tập mẫu, bài văn mẫu... - sẽ đạt thành tích cao.
Triết lý giáo dục Việt Nam truyền thống có thể tóm gọn trong 4 chữ là “con ngoan - trò giỏi”. Con ngoan trò giỏi là mục đích phấn đấu của mỗi học sinh, đó là con đường dẫn tới thành công. Thành công ngày xưa là thi đỗ làm quan, bây giờ là thi đỗ lấy bằng. Mục đích chỉ có thế, rất cụ thể và rất thiển cận.
Kết quả và hậu quả của "con ngoan trò giỏi"
Triết lý giáo dục “con ngoan trò giỏi” đã mang lại những kết quả gì, thưa ông?
- Trong gia đình, mục tiêu ngoan theo nghĩa biết vâng lời khiến cho người Việt Nam từ xưa đến nay hầu như chưa bao giờ được là chính mình.
Đứa con khi còn nhỏ đi học vì cha mẹ, chọn trường chọn nghề theo ý cha mẹ, lấy vợ vì cha mẹ, đẻ con, nuôi con có khi cũng vì cha mẹ, theo ý cha mẹ. Nếu cha mẹ còn sống thì dù có lên ông lên bà rồi nhưng làm gì cũng vẫn phải hỏi ý kiến các cụ.
Nhờ thế mà có kết quả là gia đình cực kỳ ổn định, êm thấm, dù đôi khi chứa đựng cả một bi kịch bên trong.
Trong nhà trường, mục tiêu giỏi theo nghĩa thuộc bài đã đẻ ra các căn bệnh học gạo, học tủ, học lệch..., đẻ ra nghề luyện thi và các lò luyện thi... Nhờ thế mà có nhiều người đỗ đạt, nhận bằng. Xã hội có nhiều người thành đạt nhờ thuộc bài và biết vâng lời như thế là một xã hội rất ổn định.
Tóm lại, triết lý “con ngoan trò giỏi” đã giúp cho Việt Nam trong một thời gian dài có một nền văn hóa cực kỳ ổn định mà không một cuộc xâm lăng nào có thể phá đổ. Nền giáo dục theo triết lý “con ngoan trò giỏi” đã thực hiện được sứ mệnh xây dựng văn hóa bảo tồn đất nước, chống ngoại xâm.
Và ngày nay triết lý “con ngoan trò giỏi” để lại những hậu quả gì?
- Từ sau đổi mới chúng ta hướng đến một xã hội phát triển. Từ truyền thống “trọng tĩnh”, ở một số phương diện nào đó chúng ta đã chuyển sang “trọng động”. Ngày xưa giàu có phải giấu đi nhưng giờ thì khoe ra, phải tự hào. Dân giàu nước mạnh, triết lý sống đã thay đổi.
Trong khi đó thì triết lý giáo dục vẫn như cũ, không thay đổi gì cả. Với triết lý “con ngoan trò giỏi” thì mọi thứ đều bị rập khuôn (bài mẫu, cách giải mẫu, đề mẫu...), mọi hoạt động đều mang tính đối phó.
Sự độc lập suy nghĩ có thể được khuyến khích một cách hình thức, còn thực chất là thường bị thủ tiêu. Sự sáng tạo thường bị dập tắt. Độc lập suy nghĩ tất sẽ hình thành thói quen phản biện, mà phản biện thì sẽ không còn ngoan và biết vâng lời. Sáng tạo thì sẽ mới lạ, độc đáo, không theo khuôn mẫu nào. Không theo mẫu, không đúng đáp án là không thuộc bài, ít thầy cô dám xem là trò giỏi.
Để yên ổn, ổn định thì mọi người phải giống nhau. Nếu trồi lên khác người thì sẽ phá vỡ sự ổn định và do vậy sẽ bị dập xuống…
Nền giáo dục của chúng ta đã tạo được một số trường chuyên rất nổi tiếng. Các trường này có thể có tỉ lệ 100% (hoặc gần 100%) thi đỗ đại học, có thể có nhiều học sinh đoạt giải cao trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế. Những học sinh này đều là những người rất giỏi, thông minh, nhưng điểm lại hầu như chẳng có mấy ai trở thành nhà khoa học lớn.
Những tài năng như GS.VS. Trần Đại Nghĩa, GS. nhạc sĩ Trần Văn Khê, GS. Ngô Bảo Châu…, nếu không được đào tạo tiếp nhiều năm ở phương Tây thì chắc cũng chẳng thành danh.
Văn hóa phương Tây là văn hóa hướng đến phát triển nên xã hội phương Tây khuyến khích học trò tranh luận, phản biện. Có phản biện, có tranh luận thì mới có phát triển.
Nhu cầu xã hội của Việt Nam thời nay là phát triển, nhưng nền giáo dục vẫn bị triết lý giáo dục thuở xưa chi phối, không thay đổi bao nhiêu, cho nên không còn thích hợp.
Cần có quan niệm khác về "con ngoan trò giỏi"? (Ảnh Đinh Quang Tuấn)
Cải cách giáo dục cần bắt đầu từ triết lý
Ông nói rằng giáo dục vẫn không thay đổi gì cả, trong khi giáo dục đã và đang trải qua những cuộc cải cách, đổi mới đấy chứ?
- Tôi nói giáo dục không thay đổi là nói về triết lý giáo dục.
Trong khi các cuộc cải cách giáo dục lâu nay chỉ lo thay đổi những cái bề ngoài như cấu trúc hệ thống (10 năm, 12 năm); chương trình (thay đổi số môn bắt buộc/ tự chọn, có hay không có phân ban); SGK (mỗi lần lại tổ chức viết lại SGK); phương thức học (niên chế hay tín chỉ, thầy hay trò là trung tâm), phương thức thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh đại học (Bộ hay trường ra đề, thi riêng hay thi gộp)...
Mọi thứ chúng ta đều có nghiên cứu, tham khảo, đi học thế giới.
Học theo thế giới trong khi điều quan trọng nhất rất ít được để ý là xuất phát điểm của thế giới rất khác với ta. Những nền giáo dục tiên tiến của các nước phát triển xây dựng trên xuất phát điểm là họ đã có một xã hội đô thị hóa rồi, công nghiệp hóa rồi, bây giờ người ta chỉ còn lo hiện đại hóa và hội nhập.
Còn xuất phát điểm của chúng ta là xã hội nông thôn, con người nông dân. Mà giữa nông thôn với đô thị, nông dân với thị dân, nông dân với công nhân thì văn hóa (suy nghĩ, hành động, ứng xử...) khác nhau rất nhiều. Tức là chúng ta bị hụt hẫng, có một khoảng cách rất xa về văn hóa - con người.
Ở các nước phát triển, khi người ta đã có xã hội công nghiệp - đô thị rồi thì con người rất tự giác, trung thực, tổ chức xã hội rất ổn định, nề nếp. Dễ hiểu là vì sao người ta chỉ cần lo phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường.
Còn chúng ta không được như vậy… Thế nên, có đổ bao nhiêu tiền vào giáo dục cũng như muối bỏ bể. Bởi khoảng hụt hẫng giữa ta và thế giới là hụt hẫng về văn hóa - con người, chứ không phải là chương trình, SGK, càng không phải là tiền bạc. Mà xây dựng văn hóa - con người với những phẩm chất cần có của một xã hội đô thị và công nghiệp thì phải bắt đầu từ việc thay đổi một cách cơ bản triết lý giáo dục.
Trong các cuộc cải cách giáo dục cũng đã có bàn đến triết lý giáo dục, có đề ra một loạt những phẩm chất muốn hướng tới. Ông có ý kiến gì về điều này?
- Những phẩm chất và triết lý từng được nêu ra đều là tham khảo của thế giới.
Chẳng hạn, triết lý giáo dục mà nhiều người thường nhắc đến là triết lý do UNESCO đề xuất: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.
Rất hay, rất thực tế, nhưng là thực tế phù hợp với xuất phát điểm của thế giới chứ không phù hợp với xuất phát điểm của ta, vì vậy mà càng cải cách càng rối.
Thực tế phù hợp với xuất phát điểm của chúng ta là như thế nào, thưa ông?
- Nếu xuất phát điểm của chúng ta là văn hóa - con người nông nghiệp - nông thôn và triết lý giáo dục xây dựng nên văn hóa - con người ấy là “con ngoan, trò giỏi”, thì cần xây dựng một triết lý mới bám sát vào thực tế ấy mới tạo nên được sự thay đổi. Con ngoan cần đổi thành con có bản lĩnh, trò giỏi cần đổi thành trò sáng tạo.
Hệ giá trị Việt Nam truyền thống cốt lõi (Trần Ngọc Thêm 2015)
Bởi vì nếu ngoan là biết vâng lời, thì có bản lĩnh là biết và dám phản biện.
Cần dạy cho trẻ em suy nghĩ bằng cái đầu của mình về tất cả những gì mà cha mẹ, thầy cô nói ra, về mọi thứ mà các em quan sát thấy ngoài xã hội.
Dạy cho các em cách suy nghĩ, cách bình luận, phê phán, đưa ra ý kiến của mình, tức là sáng tạo. Giỏi không phải theo kiểu học thuộc bài nữa mà có ý kiến riêng, có tìm tòi, tức là sáng tạo.
Cha mẹ, thầy cô phải khuyến khích điều đó. Tập cho trẻ cách tư duy sao cho sắc sảo, lập luận sao cho chặt chẽ, thuyết phục.
Bản lĩnh là “dũng”, sáng tạo là “trí”, mang cái “trí” và “dũng” ấy phục vụ cho cộng đồng là “nhân”.
Đi đến ba chữ “dũng-trí-nhân” không phải là trở lại với Nho giáo (kiểu Hán Nho: “Nhân-lễ-nghĩa-trí-tín”), cũng không hoàn toàn là trở lại với Khổng tử.
Khổng tử bắt đầu bằng “nhân” vì văn hóa phương Bắc vốn quá thiên về dũng mà thiếu tình người. Còn văn hóa chúng ta thì ngược lại, mọi thứ đều lấy tình cảm làm đầu nên phải bắt đầu từ “dũng”.
10 giá trị cốt lõi để “lấp khoảng trống”
Hệ giá trị định hướng cốt lõi trọng điểm (Trần Ngọc Thêm 2015)
Vậy thì những giá trị nào mà con người Việt Nam cần có trong giai đoạn hiện nay, cũng như để hướng tới sự hội nhập toàn cầu, thưa ông?
- Trong công trình của mình, tôi có đề xuất hệ giá trị định hướng cốt lõi toàn diện gồm 35 giá trị, và hệ giá trị định hướng cốt lõi trọng điểm gồm mười giá trị.
Mười giá trị này chia thành năm cặp, bao gồm một cặp giá trị xã hội và bốn cặp giá trị cá nhân.
Cặp hai giá trị xã hội “dân chủ” và “pháp quyền” là cặp rất quan trọng. Dân chủ là tổ chức xã hội từ dưới lên trên. Pháp quyền là tổ chức xã hội từ trên xuống dưới. Quản lý phải theo đúng luật, mọi thứ tình cảm phải để ra ngoài. Thực hiện được cặp giá trị xã hội này sẽ là nền tảng cho việc thực hiện những giá trị khác, và bảo đảm cho việc lấp đầy khoảng hụt hẫng về văn hóa - con người.
Còn lại bốn cặp giá trị con người cá nhân là gì?
- Cặp thứ nhất là nhân ái và yêu nước. Đây là hai giá trị truyền thống điển hình, nhưng phải thay đổi nội hàm của nó. Yêu nước truyền thống là yêu nước trong chiến tranh. Yêu nước mới phải là cả trong chiến tranh và hòa bình. Nhân ái truyền thống là nhân ái của văn hóa làng xã giữa những người quen thân nhau, với người lạ thì vô cảm. Nhân ái mới phải là nhân ái trên tinh thần trách nhiệm, ý thức xã hội, đi ra đường cũng phải thương yêu giúp đỡ nhau.
Cặp thứ hai là trung thực và bản lĩnh. Thời hội nhập con người rất cần những giá trị này; không trung thực không làm việc được với ai, không có niềm tin làm gì có bạn bè. Và để trung thực cần phải bản lĩnh, biết suy nghĩ bằng cái đầu của mình.
Cặp thứ ba là trách nhiệm và hợp tác, là hai giá trị của con người trong quan hệ với đồng loại.
Cặp thứ tư là tính khoa học và sáng tạo. Thời buổi kinh tế tri thức làm việc phải khoa học, cái gì cũng phải xem xét tính toán cân nhắc sao cho logic chặt chẽ.
Năm cặp giá trị này là những giá trị tối thiểu; tùy theo yêu cầu cụ thể, có thể có những bổ sung. Năm cặp giá trị này cần được thực hiện không chỉ trong giáo dục mà cần đưa vào tất cả các cơ quan đoàn thể, các cấp các ngành. Nếu đâu đâu cũng thực hiện được năm cặp giá trị này, chắc chắn sẽ thành công.
Xin cảm ơn ông.
GS. Nguyễn Thế Hữu, nguyên Giám đốc ĐH Huế, có bày tỏ sự ngạc nhiên khi giáo dục của chúng ta không nhắc đến phẩm chất cao thượng của con người. Ông Hữu đặt câu hỏi: “Vì chúng ta quên hay vì chúng ta không còn lòng tin con người có thể cao thượng?”.
Nếu câu hỏi này đặt ra cho ông, ông sẽ trả lời như thế nào?
- Tôi không thích lắm phẩm chất “cao thượng”. Tôi thích từ mà đạo diễn Trần Văn Thủy từng dùng làm tiêu đề cho phim của mình hơn – đó là sự “tử tế”. “Cao thượng” xác lập vị thế đứng trên và cho đi. Còn “tử tế” là quan hệ giữa những người cùng chung sống.
Văn hóa âm tính hay nói đến sự cho đi, nhưng thực ra cho đi vẫn chứa đựng suy nghĩ về lấy lại. Ở Việt Nam ta, mỗi khi nhà ai có cưới hỏi, tang ma thì mọi người thân quen đều xúm lại giúp đỡ. Nhưng đừng quên rằng sau mỗi cuộc tang ma hay hôn nhân, gia chủ sẽ phải ngồi lại ghi sổ từng người một đã giúp mình bao nhiêu, để sau này còn có trách nhiệm trả lại bằng hoặc cao hơn.
Vì sao người Việt Nam ngồi ăn với nhau anh nào cũng tranh nhau trả tiền? Có phải hoàn toàn vì cao thượng hay không? Thực ra là vì trong tiềm thức có nguyên nhân từ văn hóa: Người trồng lúa nước vốn ở yên một chỗ, gắn bó lâu dài. Trong quan hệ ngang bằng, ai chi tiền thì người đó nắm lợi thế, tạo ra ơn nghĩa để thắt chặt quan hệ. Người kia mang mặc cảm của người mắc nợ và phải tìm cơ hội để mời lại. Nếu có người nào đi ăn mà cứ để người khác trả tiền vài lần thì sẽ bị mang tiếng là keo kiệt, “ăn chùa”.
Còn người Phương Tây cùng ăn với nhau xong thì cưa đôi, phần ai người ấy trả, rất tự nhiên và vô tư, vì văn hóa của họ là văn hóa đi, con người luôn di chuyển. Hôm nay gặp nhau đây mà có khi không có cơ hội gặp nhau lần thứ hai, vì vậy ứng xử sòng phẳng, không nợ nần, sẽ khiến cho cả hai đều thấy thoải mái.
Nếu câu hỏi này đặt ra cho ông, ông sẽ trả lời như thế nào?
- Tôi không thích lắm phẩm chất “cao thượng”. Tôi thích từ mà đạo diễn Trần Văn Thủy từng dùng làm tiêu đề cho phim của mình hơn – đó là sự “tử tế”. “Cao thượng” xác lập vị thế đứng trên và cho đi. Còn “tử tế” là quan hệ giữa những người cùng chung sống.
Văn hóa âm tính hay nói đến sự cho đi, nhưng thực ra cho đi vẫn chứa đựng suy nghĩ về lấy lại. Ở Việt Nam ta, mỗi khi nhà ai có cưới hỏi, tang ma thì mọi người thân quen đều xúm lại giúp đỡ. Nhưng đừng quên rằng sau mỗi cuộc tang ma hay hôn nhân, gia chủ sẽ phải ngồi lại ghi sổ từng người một đã giúp mình bao nhiêu, để sau này còn có trách nhiệm trả lại bằng hoặc cao hơn.
Vì sao người Việt Nam ngồi ăn với nhau anh nào cũng tranh nhau trả tiền? Có phải hoàn toàn vì cao thượng hay không? Thực ra là vì trong tiềm thức có nguyên nhân từ văn hóa: Người trồng lúa nước vốn ở yên một chỗ, gắn bó lâu dài. Trong quan hệ ngang bằng, ai chi tiền thì người đó nắm lợi thế, tạo ra ơn nghĩa để thắt chặt quan hệ. Người kia mang mặc cảm của người mắc nợ và phải tìm cơ hội để mời lại. Nếu có người nào đi ăn mà cứ để người khác trả tiền vài lần thì sẽ bị mang tiếng là keo kiệt, “ăn chùa”.
Còn người Phương Tây cùng ăn với nhau xong thì cưa đôi, phần ai người ấy trả, rất tự nhiên và vô tư, vì văn hóa của họ là văn hóa đi, con người luôn di chuyển. Hôm nay gặp nhau đây mà có khi không có cơ hội gặp nhau lần thứ hai, vì vậy ứng xử sòng phẳng, không nợ nần, sẽ khiến cho cả hai đều thấy thoải mái.
Chi Mai (Vietnamnet) thực hiện
Xem thêm trao đổi của Lương Hoài Nam: Người Việt có quan tâm đến 'giáo dục thật'?
Những tủ sách bị khoá trái...
Đọc note "Những tủ sách bị khoá trái..." của TS. Thuỵ Anh (Chủ nhiệm CLB Đọc sách cùng con) trên Facebook, thấy hay và gần ghi nhớ một số điểm nên pốt lại ở đây.
Nguồn: FB Thuỵ Anh (https://www.facebook.com/notes/10152489753716814/)
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Có một hình ảnh khiến tôi lâu nay vẫn day dứt khi nghĩ về cái gọi là “văn hóa đọc” của Việt Nam. Đó là một ngày cách đây gần 5 năm, khi tôi đến chơi nhà một người bạn. Anh chị đang đốc thúc con học. Góc nhà có một tủ đầy ắp sách nhưng bị khóa chặt. Bố mẹ quyết định chỉ được đọc khi … nghỉ hè để không ảnh hưởng đến việc học. Mà kỳ nghỉ hè của chúng thì giờ đây bị “cắt giảm” chỉ còn vẻn vẹn một tháng! Các cô cậu nhỏ phải tập trung học kiến thức, đắm chìm vào các kỳ thi, rảnh ra chút nào lại đăng ký học các lớp kỹ năng sống, lấy đâu ra thời gian cho sách!
Vậy đấy! “Những cuộc phiêu lưu kỳ thú của tuổi nhỏ” bị nằm im trong tủ sách, trong thư viện nhà trường, để rồi sau đó, chúng ta lại la lên trên mặt báo về một văn hóa đọc đang đi xuống, rằng mỗi người Việt đọc trung bình 0,8 cuốn sách một năm!... (!) (Số liệu mà Bộ Văn hóa-Thể thao- Du lịch đưa ra tháng 4/2013)
Điều gì có thể cản trở văn hóa đọc?
Đó là một thái độ xã hội đối với việc đọc sách. Việc không kết nối được sách với chương trình học tập nặng nề của trẻ cũng là môt cách cản trở văn hóa đọc. Cách dạy đọc hiểu ở trường theo quy trình khô cứng, không hoặc ít tương tác cũng sẽ dần triệt tiêu cảm xúc đọc của trẻ, khiến chúng ta mất đi một thế hệ bạn đọc mới ngay từ khi họ chớm tiếp cận với thế giới văn chương.
Điều này không chỉ xảy ra ở Việt Nam. Một nhà giáo, diễn giả, một chuyên gia về văn hóa đọc của Tổ chức đọc sách quốc tế (IRA) ở California – Kelly Gallangher năm 2009 đã phân tích và đưa ra 4 nguyên nhân dẫn đến việc “triệt tiêu năng lực đọc”, trong đó đặc biệt cần chú ý đến 2 nguyên nhân: nhà trường chú trọng việc luyện thi cho học sinh hơn là dạy chữ dạy người; cấu trúc quyền lực trong nhà trường và lớp học, phương pháp giảng dạy tiêu cực đã làm suy giảm trải nghiệm việc đọc tự do và chân thành của trẻ (theo thông tin của nhà nghiên cứu Trương Huyền Chi).
Ngoài ra, nhiều người gần đây bày tỏ sự lo lắng chính đáng về sức hấp dẫn của thế giới nghe nhìn phong phú – những games, những phim ảnh, mạng xã hội sẽ chiếm một thời lượng lớn trong cuộc sống con người, để góc của những cuốn sách giấy đương nhiên bị thu hẹp. Nếu không thận trọng ngay từ bước đầu cho trẻ tiếp cận các phương tiện công nghệ, những say mê không đúng cách với thế giới ảo có khả năng thủ tiêu mãi mãi mối liên hệ giữa trẻ và sách.
Đọc sách là tự học
Trên thực tế, những cuốn sách bị khóa kia hoàn toàn có thể hỗ trợ bọn trẻ trong việc học, chưa nói là có thể trở thành một người thày thực sự, với dẫn dắt mềm mại của mình khiến đứa trẻ tham gia vào quá trình tự học, tự đào tạo một cách tự nhiên nhất. Trước hết là mở rộng vốn từ, sử dụng các cấu trúc ngữ pháp nhuần nhuyễn từ lúc nào không biết thay vì khổ sở với mớ lý thuyết “danh từ, cụm danh từ, động từ và cụm động từ...” mà trẻ phải học ra rả để trả bài thi. Từ vựng của nhà văn được đặt trong không gian câu chuyện, khơi gợi tưởng tượng và cảm nhận thế giới bằng mọi giác quan. Chẳng hạn, khi các bé tiểu học đọc “Những chiếc áo ấm” của Võ Quảng theo phương pháp tương tác, các bạn nhanh chóng nhớ những từ và cụm từ “mưa phùn”, “gió bấc”, “lất phất”, “run lên bần bật”. Các em có thể minh họa bằng động tác cơ thể cho mỗi từ, mỗi hình ảnh và sau đó ngay lập tức có thể dùng chúng cho lời nói, câu văn của mình vừa chính xác, vừa tràn ngập cảm xúc. Có em nói: “Vừa nghe đến từ MƯA PHÙN là con đã run hết cả lên vì lạnh, nhưng cũng thích thích vì nghĩ đến Tết!”. Và đây chính là điều tuyệt vời nhất mà sách có thể mang đến cho trẻ: cảm xúc! Khả năng rung động trước một tác phẩm văn học, trước cái đẹp, trước những câu chuyện giữa con người và con người – đó chẳng phải là điều mà môn Văn trong nhà trường hướng tới sao?
Sách còn có thể là... trợ giảng đắc lực của thày cô. Tôi còn nhớ, ngày chúng tôi học về Trần Hưng Đạo, về “ba lần chiến thắng quân Nguyên”, cô giáo Sử khuyên đọc “Trăng nước Chương Dương”, “Trên sông truyền hịch” (Hà Ân). Và tôi đọc. Cảm xúc hào hùng của thời đại lập tức bao bọc lấy tôi. Những con người, những nhân vật lịch sử cười nói, giận hờn, thao thức... khiến tôi cứ trả bài môn Sử là lại nhìn thấy họ đâu đó xung quanh. Điều này khiến tôi nhớ bài nhanh hơn cả khả năng tôi thường nhớ được. Những trang sách ấu thơ như thế mãi là “suốt đời đi vẫn nhớ/ Như đám mây ngũ sắc ngủ trong đầu” (Bằng Việt)...
Từ những cảm xúc nhiều cung bậc có thể nhận được qua sách, trẻ được hướng dẫn về các giá trị sống và kỹ năng xã hội. Có thông điệp nào mà trẻ không thể nhận được qua sách?! Tình yêu thương, tình mẫu tử, phụ tử, sự trung thực, lòng quả cảm, niềm trắc ẩn... và nhiều giá trị nhân văn khác nữa! Nó sẽ có hiệu quả mạnh hơn hàng trăm, hàng ngàn lần so với việc trẻ phải ra rả các kết luận của bài học Giáo dục công dân. Một bạn nhỏ đọc xong cuốn “Anaruk, cậu bé ở Greenland” (Czeslaw Centkiewicz) đã chia sẻ rất ngây thơ: “Con đọc xong thấy quý những... món ăn mẹ nấu hơn.” Bạn khác lại bảo: “Con sẽ bắt chước người Eskimo, kể chuyện cười để khỏi cãi nhau với bạn! Vừa vui lại thoải mái, không làm ai buồn.” - đó là cách giải quyết mâu thuẫn của các bạn nhỏ ở Bắc cực. Cách hành xử của nhân vật, những câu chuyện nhà văn kể lại luôn có mục đích mà dễ hiểu, dễ tiếp thu thông qua rung cảm cá nhân giúp cho trẻ có nhiều trải nghiệm mới, từ đó xây dựng cho mình một bộ giá trị tinh thần – điều mà việc đánh giá hạnh kiểm ở trường không thể bao quát được.
Ở xã hội hiện đại bây giờ, khi mà những thông tin về hiện tượng trẻ bị trầm cảm hay nạn tự tử ở thanh thiếu niên tăng lên, thì sách còn nâng đỡ đứa trẻ trong tuổi khủng hoảng dậy thì, giúp nó tìm được sự cân bằng và những ý nghĩa tích cực của cuộc sống.
Để sách và các em được tự do đến với nhau
Như mặt trời mọc lên mỗi sáng, sách và những đứa trẻ dù sớm dù muộn cũng cần được tìm đến với nhau tự nhiên và giản dị nhất. Nếu thay đổi cách tiếp cận, thay đổi phương pháp hướng dẫn trẻ, chúng ta sẽ đạt được điều này. Ngay cả công nghệ thông tin với e-books và nhiều phương tiện khác nữa cũng sẽ đóng góp tích cực vào việc đưa trẻ vào thế giới kỳ diệu của sách, thế giới tri thức phong phú và tinh tế về cảm xúc, là một trong những gốc rễ bền vững của việc xây dựng con người sáng tạo và tử tế trong tương lai.
Hãy để những tủ sách chứa những cuốn sách sẽ là thày, là bạn thân thương của các em không bao giờ còn bị khóa trái!
TSGD Nguyễn Thụy Anh, chủ nhiệm CLB Đọc sách cùng con.
Bài đăng trên Tuổi trẻ số ra ngày 22/12/2014
Google tuyển dụng như thế nào?
Nguyễn Vũ - TBKTSG Online
Thomas Friedman, cây bút bình luận chính trị - kinh tế nổi tiếng của tờ New York Times hôm nay bỗng nhảy sang một lãnh vực mới: viết về cách Google tuyển dụng nhân viên!
Nhưng đây không phải là bài viết bày cách xin việc với những lời khuyên thường thấy trên các báo quản trị nhân lực. Friedman, qua bài này, muốn nói lên những thay đổi trong xu hướng tuyển dụng, trong giáo dục - đào tạo hay trong việc hình thành con người của thế kỷ 21 nói chung.
Đầu tiên là chuyện không mới: Google không coi trọng bằng cấp hay điểm tốt nghiệp. Laszlo Bock, phó chủ tịch phụ trách nhân sự ở Google từng nói với tờ New York Times: “Điểm tốt nghiệp là vô giá trị khi xem nó là tiêu chí tuyển dụng, điểm kiểm tra cũng vô giá trị. Chúng tôi thấy điểm không dự báo được điều gì cả”. Bock cho biết tỷ lệ người chưa từng học đại học ở Google đang tăng dần theo thời gian – có bộ phận đã lên đến 14%.
Đó là xuất phát điểm để Thomas Friedman đến phỏng vấn thêm Laszlo Bock về chuyện tuyển dụng ở Google.
Gặp Friedman, Bock “nói lại cho rõ” rằng “điểm cao không phải là chuyện gì xấu”. Nhiều công việc ở Google đòi hỏi kỹ năng toán, tin học và lập trình nên nếu điểm cao phản ánh người xin việc giỏi về các lãnh vực đó thì rõ ràng điểm là lợi thế. Nhưng Google chú trọng nhiều đặc điểm hơn.
Có 5 đặc điểm tuyển dụng mà Google tập trung đánh giá ứng viên. “Với mọi công việc, điều số 1 mà chúng tôi tìm kiếm là năng lực nhận thức nói chung. Nó không phải là chỉ số thông minh (IQ). Nó là khả năng học hỏi. Nó là khả năng xử lý tại chỗ. Nó là khả năng sắp xếp lại những mẩu thông tin rời rạc [thành bức tranh chung]” Bock giải thích.
Điểm thứ nhì là “tính lãnh đạo – mà phải là tính cách lãnh đạo đang hình thành so với loại lãnh đạo truyền thống”, Bock nhấn mạnh. “Lãnh đạo truyền thống là, bạn có từng làm chủ tịch câu lạc bộ cờ tướng? Bạn từng là phó tổng giám đốc tiếp thị? Bạn thăng tiến nhanh nhờ đâu? Chúng tôi không quan tâm mấy chuyện đó. Điều chúng tôi quan tâm là, khi phải đối diện với một vấn đề và bạn là thành viên trong một nhóm, vào thời điểm thích hợp, bạn có nhảy ra và dẫn dắt hay không? Và cũng quan trọng không kém, bạn có biết lùi lại, ngưng dẫn dắt, và để người khác lãnh đạo không? Bởi vì để làm một nhà lãnh đạo hữu hiệu trong môi trường này, quan trọng là bạn phải biết từ bỏ quyền lực”.
Còn gì nữa? Đó là sự khiêm cung và tính làm chủ. “Đó là cảm giác về tính trách nhiệm, tính làm chủ thúc đẩy bạn phải bước ra, cố gắng giải quyết bất kỳ vấn đề nào nổi lên cũng như sự khiêm cung để lùi lại và chấp nhận ý tưởng hay hơn của người khác” – Bock nói.
Không phải chỉ là sự khiêm cung trong quan hệ, để người khác đóng góp mà còn là khiêm cung về trí tuệ. Vì thế những người tốt nghiệp ở các trường danh tiếng thường không có đột phá, không xuất chúng. “Người thông minh, thành công ít khi trải qua thất bại nên không học được từ thất bại”, Bock lý giải.
Thay vào đó, họ phạm phải sai lầm cơ bản là gán ghép; thành công thì ghép cho mình – thất bại thì gán cho người khác. Ông kể những người thành công nhất ở Google chuyên cãi lại, hăm hở tranh luận, bảo vệ chính kiến nhưng khi được trình bày những dữ kiện mới họ sẽ sẵn sàng thay đổi ý kiến để dung nạp ý mới. “Cần cái tôi to và cái tôi nhỏ trong cùng một con người vào cùng một thời điểm”, Bock kết luận.
Điểm ít quan trọng nhất mà Google tìm kiếm là “tay nghề chuyên môn”, xếp cuối cùng.
Như vậy cách Google tuyển người là thừa nhận tài năng thể hiện dưới rất nhiều hình thức khác nhau, cho nên nhà tuyển dụng phải biết cách đánh giá tài năng bằng những thước đo khác ngoài danh tiếng của trường vừa tốt nghiệp hay điểm tốt nghiệp. Ngược lại, Thomas Friedman cũng rút ra kết luận cho riêng mình, dù làm việc ở Google hay ở bất kỳ nơi nào khác: Thế giới chỉ quan tâm và trả tiền để sử dụng điều mà bạn có thể làm được với kiến thức của bạn (học ở đâu, học từ đâu thiên hạ cũng không quan tâm).
Nguồn: TBKTSG Online
Nói tiếp chuyện Google tuyển dụng như thế nào
Cách đây hai tháng, cây bút nổi tiếng của tờ New York Times là Thomas Friedman có bài viết “Google tuyển dụng như thế nào?” đã tạo ra một làn sóng bàn tán về nhu cầu nhân lực đang thay đổi sẽ tác động như thế nào lên việc đào tạo ở các trường đại học.Lúc đó đại diện của Google là Laszlo Bock, phó chủ tịch phụ trách nhân sự cho rằng Google không coi trọng bằng cấp hay điểm tốt nghiệp.
Nay Thomas Friedman, cũng là tác giả của các cuốn sách nổi tiếng như “Thế giới phẳng”, “Chiếc Lexus và cây ô-liu” lại vừa mới tung ra phần hai bài viết này.
Cơ sở của việc Friedman quay trở lại gặp Bock là vì Google, nơi mỗi tuần tuyển dụng chừng 100 nhân viên mới, có thể xem là đại diện cho giới doanh nghiệp không quan tâm về kiến thức của người được tuyển dụng cũng như danh tiếng của ngôi trường mà họ từng tốt nghiệp. Quan điểm của Google cũng như quan điểm của nhiều doanh nghiệp khác là bạn sẽ tạo ra giá trị gì với kiến thức bạn học được. Vậy lời khuyên cụ thể mà Bock dành cho những sinh viên mới ra trường, đang chật vật xin việc làm là gì?
Điều đầu tiên khi còn ngồi ở ghế nhà trường, kiến thức là quan trọng nhưng phải xem kiến thức là nền tảng để từ đó xây dựng cho mình những kỹ năng – bằng cấp chỉ xác nhận kiến thức chứ chưa chắc đã thay thế cho những kỹ năng hay phẩm chất cần thiết cho công việc.
Những phẩm chất đó là gì? Bock cho rằng đầu tiên là sự kiên định. Lật qua chồng hồ sơ của chừng 100 người mà Google tuyển dụng tuần đó, Bock giải thích: “Tôi đến trường nói chuyện với một sinh viên đang học ngành tin học và toán nhưng muốn chuyển sang ngành kinh tế vì tin học khó quá. Tôi nói với sinh viên này chẳng thà làm sinh viên tin học điểm B còn hơn làm sinh viên môn văn điểm A+ bởi vì điều đó chứng tỏ tư duy của bạn có sự nghiêm túc, kiên định với một môn khó nuốt. Người sinh viên này sẽ được nhận vào thực tập với chúng tôi trong mùa hè này”.
Điều đầu tiên Google muốn tìm kiếm ở người tuyển dụng là khả năng nhận thức, khả năng học điều mới và giải quyết vấn đề. Những khả năng này không nhất thiết đến từ một bằng tin học. “Tôi học thống kê ở trường kinh doanh và nó làm chuyển biến nghề nghiệp của tôi,” Bock nói. “Được huấn luyện cách phân tích giúp cho bạn những kỹ năng giúp bạn nổi bật lên so với nhiều người khác trên thị trường lao động”.
Rất nhiều công việc ngày nay đòi hỏi bạn phải giỏi nghề là một, sau đó là phải biết thích ứng nhanh chóng với những nhóm kỹ năng cơ bản sao cho hôm nay bạn làm ở trung tâm phục vụ khách hàng nhưng ngày mai vẫn có thể đọc hiểu một bản kết quả quét MRI.
Thế còn sự sáng tạo?
Bản chất con người đã có tính sáng tạo nhưng lại không tự nhiên mà có tư duy lô-gích, có lý lẽ; đây là kỹ năng cần phải học. Vì thế Bock cho rằng nếu bạn có cả hai thì càng có nhiều chọn lựa nhưng theo ông ngày càng ít có người vừa có khả năng tư duy lớp lang lại có óc sáng tạo.
Vậy lối giáo dục nhân văn có còn quan trọng không? Cực kỳ quan trọng, đặc biệt khi bạn kết hợp chúng với các môn khác. Ví dụ cách đây 10 năm kinh tế học hành vi ít khi được nhắc đến, rồi sau đó mọi người áp dụng khoa học xã hội vào kinh tế học và thế là nảy sinh một lãnh vực hoàn toàn mới. Lý tưởng nhất là người biết tư duy tổng thể, có nền tảng giáo dục nhân văn và có những kỹ năng sâu sắc.
Với những câu hỏi cụ thể như cách viết một bản lý lịch tốt, Bock cho rằng công thức là nói rõ tôi đạt được điều này, liên quan điều kia, nhờ biết điều nọ. Tức là sắp xếp cho người ta thấy sự liên quan giữa những thông tin bạn cung cấp. Ví dụ thay vì viết “Tôi từng viết báo cho tờ New York Times” thì nên viết “Được in 50 bài trong ba năm qua so với mức bình quân 6 bài của hầu hết mọi người khác nhờ có kiến thức sâu về những lãnh vực sau…”
Hay với câu, ông có lời khuyên gì cho những người đi phỏng vấn xin việc, Bock khuyên nên theo trình tự: "Đây là những phẩm chất tôi sẽ chứng minh là mình có; đây là câu chuyện chứng minh điều đó và đây là lý do vì sao câu chuyện đó chứng minh được phẩm chất đó”. Bock cho rằng nhiều người khi đi phỏng vấn không nói rõ cái quá trình tư duy đằng sau những việc họ làm được hay mặc dù có câu chuyện rất hấp dẫn để kể, cũng quên nói rõ cái quá trình tư duy đằng sau câu chuyện đó. Ý ông muốn nói đến sự nhận thức cách tạo ra giá trị thông qua những việc đã làm – đó mới quan trọng chứ không phải bản thân việc đã làm.
Bệnh Tà dâm - nay đã ầm ĩ ở Việt Nam
Khi trước đọc báo, thấy việc chữa trị bệnh này hoàn toàn là chữa tâm lý, và các nước phương Tây cũng đã chữa trị từ lâu rồi. Gần đây thấy xuất hiện ở VN, nhưng chửa thấy nói đến việc chữa & trị thế nào. Nay đọc cái bài về bệnh tà dâm này trên Thanh Niên Online thì thấy khá kỳ quái, nhưng không bất ngờ.
Cuộc sống, xã hội sô bồ bận bịu nhiều, nhiều thứ bệnh sinh ra, nhiều suy nghĩ quái đản nảy sinh, nhưng mỗi cái ở VN hình như người ta chưa có chuẩn bị cho vấn đề này thì phải, mãi đến giờ cái nghề bác sỹ tâm lý chưa thấy phát triển mạnh ở Việt Nam, thế thì bấu víu vào đâu đây? Hay lại dzô cái khoa Tâm Thần của các bệnh viên?....
Để thêm thời gian, nhìn xem xã hội phản ứng ra sao....????!!!!
43% nhân viên 'chat chit' nhiều hơn thời gian làm việc
Oái, mà mình cũng pót cái này trong giờ ;)
Nguồn: VnExpress.net/IOL
Nghiên cứu mới đây của công ty Hewlett Packard cho thấy gần một nửa nhân viên ở Anh giao tiếp online 4 giờ mỗi ngày tại văn phòng. Có tới 83% thừa nhận tán gẫu trực tuyến là nguyên nhân gây rò rỉ, mất mát thông tin chứ không phải do lỗi máy tính
"Bạn đang tập trung làm việc bỗng nghe thấy tiếng 'ping' quen thuộc. Chỉ còn một tiếng nữa phải nộp báo cáo, nhưng bạn vẫn hướng mắt lên màn hình và xem ai vừa gửi thông điệp", Chris Sopp, Giám đốc quản lý dữ liệu của Hewlett Packard, cho hay. "Rồi những cửa sổ chat mới xuất hiện. 15 phút trôi qua... có thể kế hoạch đi chơi cuối tuần của bạn đã hoàn thành nhưng bản báo cáo thì vẫn chưa đâu vào đâu".
E-mail, tin nhắn đang tiêu tốn ngốn hàng giờ làm việc của mọi người và khiến các doanh nghiệp trên toàn thế giới thâm hụt hàng tỷ USD do năng suất làm việc giảm sút hoặc những lỗi ngớ ngẩn xảy ra bởi sự sao lãng của nhân viên.
Chris Sopp gọi hiện tượng này là "gót chân Asin của doanh nghiệp" còn e-mail, IM và SMS chính là kẻ cắp thời gian trong cuộc sống hiện đại.
Cũng theo Sopp, trước đây, công việc kết thúc khi mọi người rời công sở, nhà máy và cửa hàng. Còn bây giờ công việc theo chân mọi người về nhà, vào bếp, phòng ăn và cả phòng ngủ.
Phải chăng người ta đang lạm dụng lòng nhân ái?
Nhớ cách đây mấy tháng, có một chú dẫn theo một người khiếm thị bẩu ở Hà Tây đến công ty, bị mình chửi cho té tát vì cái tội đưa người tàn tật đi lang thang, sau đó tống lên xe buýt trả tiền xe cho bác tài và dặn đến Hà Tây mới cho xuống. Nay đọc cái tạp văn này của bác Nguyễn Hoà, nhớ ra chuyện cũ và cả chuyện mới, vậy cọp lại giới thiệu quý bạn đọc chơi.
Nguồn: Tạp văn số 9 của Nguyễn Hoà trên Viet-Studies.org của GS. Hữu Dũng
Làm lập trình viên hay không làm lập trình viên?
Hợ, làm gì có cái nghề nào gọi là "nhàn và nhiều tiền", đứng núi này trông núi nọ thì đến chết vẫn chưa hiểu chuyện gì cả.
Phán thế thôi, copy về đây để đờ cờ (đ/c) nào lạc qua đọc tý chơi
Được nghỉ 3 ngày nên ngồi suy ngẫm về cái nghiệp lập trình viên mà mình đang theo đuổi.
Tường thuật từ một buổi ăn trưa
Một dịp hiếm hoi tôi được ngồi ăn trưa với mấy đứa bạn học chung hồi đại học. Cả bọn đều đang làm cho các công ty phần mềm lớn, ngót ngét cũng được hơn 2 năm rồi.
- Dạo này bên mày "cày" dữ không?
- Cũng như trước. Bị bên kia nó dí giữ quá.
.......
- Bây giờ tao nhận ra rằng đi làm phần mềm là một sai lầm. Tưởng rằng lương cao chứ thật ra chẳng bằng ai. Tao thấy mấy đứa bạn đi làm mấy ngành khác sướng hơn nhiều. Mấy đứa đi làm sales giàu quá trời.
- Còn mấy đứa bạn tao đi làm bên ngành ngân hàng cũng đã lắm.
- Tính ra thì học y hoặc dược hơi cực nhưng bây giờ đứa nào cũng ngon lành.
Câu chuyện tiếp tục với đề tài liên quan đến các ngành nghề khác. Ở thời buổi này thì cả bọn thấy làm nghế gì cũng sướng hết, vừa có thu nhập cao lại vừa lý thú, trừ cái nghề lập trình viên mà cả bọn đang theo đuổi!
Hỡi ôi! Cái nắng đổ lửa của Sài Gòn cũng không làm tôi choáng bằng nỗi băn khoăn về cái nghề mà mình đang theo đuổi. Ai cũng đổ xô đi học công nghệ thông tin, ai cũng nói ngành này là "hot" nhất, triển vọng nhất, tốt nhất, và sướng nhất. Thế mà ngay ở đây, những kỹ sư phần mềm mà kinh nghiệm làm việc còn ít hơn cả "kinh nghiệm" ngồi trên ghế giảng đường Đại học, với bao ước mơ, hoài bão và nhiệt huyết, lại có cái nhìn thực tế thật phũ phàng vậy.
Ok. Phần "tâm trạng" mở đầu như vậy là đủ rồi. Bây giờ tôi thử liệt kê những cái "nghĩ quẩn" của mình về nghề lập trình viên (hay là kỹ sư phần mềm, hay là chuyên viên phát triển phần mềm, hay là thợ code, hay là công nhân kỹ thuật cao, hay là những chuyên viết chat Yahoo! lén,...)
1) Làm phần mềm không có thu nhập cao
Đây là thực thế phũ phàng nhất đang đè nặng lên đầu óc của các lập trình viên chúng ta, nặng đến nỗi đôi lúc có người không thể đè nỗi phím Shift trên bàn phím.
Vâng, theo tất cả các khảo sát về tiền lương thì làm việc trong ngành CNTT sẽ có mức lương cao nhất.
Điều đó đúng nhưng chưa đủ. Mức lương khởi đầu thì cao thật, nhưng sau đó thì... Làm sao ta có thể toàn tâm toàn ý fix bug được nếu như biết được đứa bạn cấp III của mình bây giờ đang làm cho các tập đoàn kinh tế nước ngoài với mức thu nhập trên 10 triệu. Làm sao không thể nóng đầu được nếu như biết được lúc mới ra trường mức lương của nó chỉ bằng phân nửa của ta.
Vâng, lương khởi điểm thì cao nhưng tăng không nhanh. Có tăng thì cũng tăng không nhiều. Có nơi chịu tăng nhiều thì không có thưởng. Ngoài những cái đó thì chẳng còn thu nhập nào khác, cũng ít có cơ hội để "đánh lẻ" bên ngoài vì công việc chính đã quá bận rộn rồi.
2) Làm phần mềm lại rất cựcCái cực đầu tiên là áp lực thời gian. Điều này thì không cần phải nói nhiều rồi.
Bây giờ nói đến môi trường làm việc. Nếu ai chưa từng làm phần mềm thì có thể hình dung thế này.
Thử tưởng tượng bạn bước vào một khu nhà rộng lớn, rất yên tĩnh và hoàn toàn cách biệt với thế giới bên ngoài. Bạn bước đến cửa ra vào và biết rằng ở đây những người bảo vệ làm việc 24 giời/ngày, suốt 365 ngày/năm. Bước vào bên trong nữa, bạn sẽ thấy ở đấy không khí rất âm u, hoàn toàn không có ánh sáng tự nhiên. Cũng dễ hiểu thôi, vì mọi nơi ở đây đều không có cửa sổ. Nếu có cửa sổ thì cũng luôn bị đóng kín lại.
Bạn bước vào sâu hơn nữa và thấy các căn phòng được ngăn ra, bên trong từng căn phòng lại được ngăn ra thành từng buồng nhỏ hơn nữa. Mỗi buồng đều có diện tích như nhau, rất chật hẹp, và được bài trí, trang bị vật dụng giống hệt nhau. Trong đó có đặt ít nhất một bộ máy vi tính, nhưng vì diện tích không gian quá nhỏ nên nó chiếm gần hết khoảng không, chỉ còn lại vừa đủ cho bạn ngồi vào đó. Bạn sẽ không thể đi lại thoải mái được, không thể nằm ra, thậm chí xoảy trở vận động cũng khó khăn vì quá chật hẹp.
À, bạn cũng phải đeo một cái thẻ có ghi một mã số trên túi áo. Bạn sẽ nhận ra rằng mọi người ở đây cũng đều đeo thẻ có mã số như vậy. Và bạn chỉ có thể tự do trong khoảng không gian chật hẹp của mình; bạn không được tự do đi sang khu vực khác, thậm chí không được sang buồng bên cạnh và đụng đến bất kỳ vật dụng gì ở đó.
Chưa hết, bạn không được làm ồn và ảnh hưởng, dù nhỏ nhất, đến những buồng xung quanh.
Và mỗi ngày sẽ có một người có chức vụ ở đây (tạm gọi là đốc công) đến giao cho bạn một số nhiệm vụ phải hoàn thành. Bạn sẽ làm việc trong buồng của mình, với những dụng cụ cung cấp sẵn. Không như những công việc ở thế giới bên ngoài, ở đây họ thực thi chế độ làm việc "tự do giờ giấc". Điều đó có nghĩa là gì? Điều đó có nghĩa là có những người ở cấp cao hơn nữa giao cho những viên đốc công các nhiệm vụ, và định các nhiệm vụ đó theo đơn vị thời gian là ngày, tuần, hoặc tháng. Đến phiên các đốc công này sẽ chia nhỏ các nhiệm vụ đó ra rồi giao lại cho những người như bạn. Điều kỳ lạ mới xảy ra ở đây. Cái mà viên đốc công nhận là một công việc cần n ngày, nhưng vì bạn được quản lý theo chế độ "tự do giờ giấc", cho nên cái gọi là n ngày đó hoàn toàn không có ý nghĩa đối với bạn. Bạn có thể phải bỏ ra n nhân với 8 giờ để hoàn thành nó, hoặc có thể phải cần đến n nhân với 12 giờ, hoặc n nhân với 18 giờ, hoặc là (n+x+y+z) nhân với 18 giờ. Cái mà viên đốc công cần ở bạn là kết quả cuối cùng.
Được rồi. Tôi tạm dừng ở đây để hỏi bạn một câu:
Bạn nghĩ xem mình đang ở đâu?
Tôi tin rằng chín trên mười người được hỏi sẽ có cùng một câu trả lời: đó là cái nhà tù. Nơi mà người ta tách biệt mọi người ra riêng rẽ; nơi mà hoạt động suốt ngày, suốt đêm, suốt năm; nơi mà người ta nhét thật nhiều người vào ở theo nguyên tắc tối ưu hóa tối đa về diện tích sử dụng và sẵn sàng y sinh mọi yếu tố khác; nơi mà người ta chỉ quan tâm đến công việc có được hoàn thành hay không, chứ không cần chú ý đến chất lượng và thời gian bỏ ra; và là nơi mà với tất cả sự hy sinh và chịu đựng như vậy, những người bỏ ra gần hết thời gian của họ ở đó sẽ chỉ được tưởng thưởng rất ít; và việc tưởng thưởng sẽ phải đợi cho đến khi xong nhiệm vụ, hoặc đến một ngày cố định nào đó trong năm (gọi là ngày ân xá, hay còn gọi là đợt performance appraisal) - (hãy nhớ đến cách mà ba mẹ tưởng thưởng cho bạn: trước, trong khi, và sau khi làm xong việc đều được cả, và thưởng một cách vô điều kiện, nếu bạn đậu đại học vào tháng 8 thì ba mẹ không bao giờ phải đợi đến tháng 12 mới thưởng cho bạn, thậm chí ngay từ tháng 5, tháng 6 cũng có thể khích lệ cho bạn rồi; bây giờ hãy so sanh với cách mà nhà tù trên thưởng cho bạn Bạn thhích cái nào hơn? Nhưng ngoài chín người đó vẫn còn một người có câu trả lời hoàn tòan khác: nơi đây là một công ty phần mềm. Người đó không ai khác là một lập trình viên.
3) Nghề lập trình chẳng giúp gì cho gia đình được
Người Việt mình đi làm ngoài chuyện kiếm tiền là mục tiêu đầu tiên, còn sau đó thì muốn có thể "giúp đỡ" cho gia đình, họ hàng vào những dịp quan trọng. Ví dụ: chồng của con của em ruột của bà ngoại của tôi làm một chức lớn trong ngành hàng hải ở ngoài Hà Nội, nên gia đình tôi có "vấn đề" gì về chuyển hàng hóa đi nơi khác là OK liền ; hoặc nếu như chị họ của chị dâu của anh họ xa của bạn làm ở phòng tín dụng ngân hàng, bạn sẽ dễ dàng vay tiền để mua nhà hơn; hoặc là bạn học cũ hồi cấp II của mẹ tôi có một người bạn thân có người em gái ruột làm ở bộ phận Răng - Hàm - Mặt bệnh viện Chợ Rẫy, nên khi đứa cháu trai của anh rể của tôi cần đi nhổ một cái răng sâu, chắc chắn nó sẽ được ưu tiên vào trước mà không phải đợi lâu; ngoài ra, cháu bé này khi xin vào lớp 1 cũng rất dễ dàng vì một người họ hàng xa ở ngoài Bắc của tôi là bạn thời chiến đấu với vợ của ông hiệu trường của trường cấp I trọng điểm trong khu vực.
Vậy, tôi có thêm một câu hỏi dành cho bạn:
Tính từ lúc đi làm lập trình viên đến giờ, hãy kể ra một lần nào đó mà gia đình hay họ hàng của bạn đã "nhờ vả" bạn được việc gì đó?
Tôi tin rằng phần lớn các lập trình viên đều không trả lời được câu hỏi này. Vậy một câu hỏi dễ hơn:
Hãy nhìn xung quanh trong công ty phần mềm mà bạn đang làm, kể cả những người có chức vụ và thâm niên cao nhất, bạn có thấy họ "giúp đỡ" được cho gia đình việc gì chưa?
Hầu hết các lập trình viên cũng không thể trả lời được câu hỏi này. Bởi vì khi bạn dành gần hết thời gian trong ngày của mình ngồi trước máy vi tính để viết chương trình, bạn sẽ chẳng có được một "lợi thế" nào khác trong cuộc sống, ngay trước mắt và về sau này. Thậm chí một người bạn của tôi đi làm marketing cho tập đoàn hóa mỹ phẩm, thoạt nhìn cũng chẳng có "ưu thế" gì đặc biệt, nhưng thật ra hằng tháng cũng được công ty cho nào là dầu gội đầu, sửa tắm, kem đánh răng, sản phẩm riêng dành cho chi em phụ nữ ,... hoàn toàn miễn phí. Ông bác làm bảo vệ kiêm soát vé ở sân vận động thì thỉnh thoảng đem được nhiều vé mời về cho gia đình. Người bạn khác làm kiến trúc sư thì có thể vẽ nhà dùm tôi với giá hữu nghị mà chất lượng thật bảo đảm. Còn bạn, bạn có thể đem được cái gì về? Đem cái chương trình mà ngay cả bạn dù viết ra nó cũng không hình dung người ta sẽ sử dụng ra sao? Hay là giúp đỡ họ hàng mình khi họ cần fix một vài cái bug trong một cái phần mềm nào đó. Thậm chí, một số bạn của tôi, đi du học lên cao để chuyên tâm làm nghiên cứu, thoạt nhìn thì có vẻ "vô tích sự" đối với gia đình, nhưng ngẫm lại thì cũng đem về nhà được cái danh là "ông tiến sĩ", "ông thạc sĩ". Còn nếu bạn đi làm lập trình viên, dù có được ra nước ngoài đi công tác, thì bà hàng xóm bên cạnh nhà cũng chỉ biết rằng: "thằng đó nó đi xuất khẩu lao động".
4) Làm phần mềm thì sẽ ít cơ hội được giao tiếp với bên ngoài
Bởi vì bạn phải dành gần hết thời gian trong cuộc đời của mình trong một không gian chật hẹp, với phía trước là làm màn hình vi tính, hai bên trái và phải là hai vách ngăn, còn ngay phía sau lại là một lập trình viên khác cũng đang ngồi trong thế tù túng giống bạn. Đấy, thế giới của bạn hạn hẹp như thế. Bạn rời mắt khỏi màn hình, nhìn ra xa xăm, và chẳng phải đợi lâu khi mắt của bạn bị dội ngay lại bởi bức tường trước mặt. Lần cuối cùng mà bạn thấy ánh sáng mặt trời khi đang làm việc là khi nào? Phần lớn những người không bao giờ hình dung nổi mình có thể sống trong một căn nhà không bao giờ có ánh sáng tự nhiên, thế mà họ không nhận ra rằng mình dành hết thời gian ban ngày ở một môi trường khủng khiếp như vậy.
Đáng buồn thay, ở trong một mội trường như vậy còn khiến cho bạn ít có cơ hội tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Bạn sẽ ít khi gặp được những người mà bạn yêu thương, ít có điều kiện làm quen được với những người có thể giúp thay đổi cuộc đời hay sự nghiệp của bạn một cách tích cực. Khi bộ óc của bạn lúc nào cũng chỉ hoạt động trong 2 trạng thái: suy nghĩ logic (lúc bạn làm việc và đi học thêm vào buổi tối) và ngủ, chắc chắn bạn sẽ bị thui chụt đi rất nhiều khả năng cảm nhận cảm xúc của người đang nói chuyện với mình, hay khả năng biểu lộ suy nghĩ của mình một cách mạch lạc và đầy xúc cảm.
Ồ không, bạn không hề cô đơn trong thế giới riêng của mình, vì bây giờ khoa học kỹ thuật đã phát triển rất cao. Có 2 phát minh vĩ đại có thể giúp cho bạn tiếp xúc với thế giới bên ngoài dù bạn ở bất kỳ đâu, bất kỳ khi nào: điện thoại di động và online messenger (ở VN thì có thể gọi luôn là Yahoo! Messenger, hay IM, vì nó quá phổ biến). Nhưng thật ra thì chúng chỉ làm cho thế giới của người lập trình viên tồi tệ thêm thôi. Hãy nghĩ về người mà bạn yêu thương nhất. Có thể bạn đã quá quen thuộc với khả năng gọi đến người đó, hay là nghe được giọng nói của người đó bất kỳ lúc nào, bất kỳ ở đâu. Hãy nghĩ lại thử xem. Thế ngoài giọng nói của người đó, bạn có thể nghe được tâm trạng, đọc được cảm xúc trên khuôn mặt người đó, nghe không chỉ bằng tai mà còn bằng trái tim của mình không? Hãy nghĩ lại thử xem. Có bao giời bạn thấy buồn cười không khi bạn trao đổi với người đó hằng ngày, mà người đó cũng không ở xa bạn, nhưng đến một hôm bạn chợt nhận ra người đó đã ốm đi rất nhiều, có vẻ mệt mỏi hơn rất nhiều, khi bạn có được thời gian hiếm hoi gặp mặt. Hãy thử nghĩ lại xem. Bạn có thể gọi đến người đó bất kỳ khi nào bạn muốn, nhưng liệu điện thoại di động có giúp cho bạn biết đúng lúc nào đó mà người đó cần bạn đến nhất không. Không thể rồi. Chỉ có ánh mắt, cử chỉ, khuôn mặt, hơi thở của người đó mới giúp bạn nghe ra được điều đó. Những tín hiệu này thì còn rất lâu khoa học kỹ thuật mới có thể giúp bạn được.
Hay như tôi đây, trước khi biết đến YM, tôi có thể viết một hơi mười mấy trang giấy, biểu lộ cảm xúc của mình qua từng từ ngữ, chấm câu, ngắt đoạn. Còn bây giờ tôi dùng phần lớn thời gian để suy nghĩ xem chèn cái emotion nào (, , , , ) để thay cho sự bất lực trong cách thể hiện cảm xúc của mình.
Tóm lại, bất kỳ ai cũng cần một cuộc sống cân bằng, vừa có thế giới riêng tư vừa có thể giới bên ngoài. Công việc lập trình viên có thể khiến cho cuộc sống của bạn mất cân bằng. Bạn có thể giải quyết bằng cách chữa trị đúng vào nguyên nhân của vấn đề (sự mất cân bằng), hoặc bạn có thể chọn cách chữa trị vào các triệu chứng (ít giao tiếp, tách biệt với thế giới bên ngoài). Phần lớn lập trình viên đều chọn cách thứ hai, và họ dành thật nhiều thời gian cho điện thoại di động và YM. Bất kỳ ai cũng hiểu điều đơn giản này: không thể tin vào một bác sĩ chỉ biết chữa bệnh bằng cách tìm mọi cách dứt cho được triệu chứng, cái mà bệnh nhân cần là chuẩn đoán tìm ra nguyên nhân và chữa được nguyên nhân của căn bệnh.
Điện thoại di động và YM chỉ giúp lập trình viên chữa trị các triệu chứng. Nó là những phương tiện thông tin tốt, đặc biệt tốt với những ai có cuộc sống cân bằng. Nhưng nó là một thảm họa đối với những ai có cuộc sống không cân bằng. Hầu hết mọi lập trình viên đều có cuộc sống không cân bằng.
5) Làm lập trình viên không "cao cấp" như mọi người nghĩ
Mọi người thương quan niệm ngành CNTT là ngành khoa học trình độ cao, hay là kỹ thuật cao (high-tech). Bởi vậy ai cũng cho rằng làm phần mềm là ngành kỹ thuật cao. Ở đâu sắp mở khu công nghệ cao, ở đấy người ta sẽ tìm cách chào đón các công ty phần mềm vào đầu tiên.
Thực sự không phải như vậy. Làm phần mềm không phải là kỹ thuật cao, ngược lại là khác, nó chính là ngành kỹ thuật thấp (low-tech). Công việc mà tôi đang làm là gì? Đó là chuyển những yêu cầu chưa rõ ràng của khách hàng thành những mã lệnh của máy vi tính. Chấm hết. Chẳng có gì là high-tech cả. Nếu nói thông dịch viên là một ngành kỹ thuật cao thì thật là buồn cười, còn tôi thấy nói rằng làm phần mềm là một ngành kỹ thuật đỉnh cao thì còn buồn cuời hơn.
CNTT là một ngành high-tech, và một khoa học cao cấp. Chính xác.
Nhưng làm phần mềm không phải là CNTT, và càng không phải là high-tech.
Những người nghiên cứu chuyên sâu về các lý thuyết lập trình, về các khoa học cơ bản cho ngành phần mềm là high-tech. Các lĩnh vực về compiler, database, AI (trí tuệ nhân tạo), robot, kể cả về cấu trúc dữ liệu và thuật toán,... đều có thể xem là high-tech. (À, mà hiện nay ở Việt Nam người ta đổ xô học lên cao để đi theo những cái high-tech này, nhưng có thật họ có làm những việc high-tech ở trong đó không thì tôi sẽ có dịp trình bày sau ).
Còn làm phần mềm lại ở một cấp thấp hơn rất nhiều. Tất cả mọi việc tôi cần làm để chuyển yêu cầu thành các mã lệnh là sử dụng các cấu trúc dữ liệu, các thuật toán đã sẵn có. Chẳng có gì là high-tech cả. Làm phần mềm mà một kỹ nghệ (engineering) chứ không phải là khoa học (science) hay là nghiên cứu (research) gì cả.
Bây giờ trở lại với công việc thực tế của lập trình viên. Các sinh viên ngành CNTT đều mơ mộng về một công việc rất high-tech, trong đó mình có thể tìm ra những thuật toán mạnh mẽ, những lý thuyết mới mẻ, những mô hình độc đáo, sáng tạo. Những chỉ sau 1,2 năm làm việc thì đều vỡ mộng vì thấy rằng công việc thực tế lại quá low-tech, quá "cơ bắp".
Sử dụng lý thuyết sẵn có để làm ra phần mềm chính là kỹ nghệ phần mềm, cái này thì chằng có gì là high-tech theo như cách hiểu của mọi người cả.
Còn nếu muốn tìm ra những lý thuyết mới thì đó là một lĩnh vực hoàn toàn khác. Có thể rất high-tech, nhưng ở VN có lẽ có rất ít công ty tạo điều kiện để làm việc này. Còn ở nước ngoài có thể vào những bộ phần nghiên cứu phát triển ở các công ty lớn mà làm. Mà công việc đó thì cũng không còn được gọi là software engineering nữa.
Vậy thì bị kịch của lập trình viên là gì? Đó là phải làm một công việc rất low-tech trong khi đầu óc lại luôn mơ về một công việc high-tech. Hậu quả: công việc cực khổ, cơ bắp, nhàm chán, và chẳng có gì mới mẻ.
Có thể hiễu nỗi khổ này của lập trình viên bằng cách hình dung một anh chàng lúc nào cũng mơ mộng trở thành một nhà toán học lỗi lạc, trong khi công việc hằng ngày là phải tính toán sổ sách cho một cửa hiệu tạp hóa.
ooOoo
Nãy giờ tôi nhìn vào nghề lập trình viên bằng suy nghĩ phiến diện, tiêu cực. Bây giờ thử bỏ chiếc mũ màu đen trên đầu, bỏ cả cặp mắt kính đen ra, đội chiếc mũ màu vàng vào, ngước lên bầu trời trên cao, nhìn thấy ánh sáng mặt trời vàng rực. Vậy thử tìm cách nhìn nghề lập trình viên bằng con mắt lạc quan xem thế nào.
Nhưng trước hết thì phải đi uống nước ép trái cây đã.
Tường thuật từ một buổi ăn tối
Lại có một dịp khác tôi có dịp đi ăn tối với các người bạn của một người bạn của tôi. Thành phần thì đủ cả: dược sĩ, nhân viên bán hàng, marketing, giáo viên, người không có việc làm và người chưa có việc làm.
- Biết vậy hồi trước tao học ngành CNTT thì bây giờ sướng rồi.
Tôi giật mình và tiếp tục chăm chú lắng nghe.
- Ừ! - Một người khác nói. - Làm cái đó lương cao mà không phải lo lắng, chạy vạy nhiều.
- Làm ngành của tao nhìn bên ngoài thì đã thật, nhưng nhiều cái mình không thích nhưng cứ phải ráng mà chịu đựng, nhìn bọn làm phần mềm thảnh thơi mà thấy thèm.
À há! Khi mình thay đổi cách nhìn vào cùng một việc, mình sẽ thấy được nhiều điều quan trọng hơn. Vậy thì thử đội mũ vàng vào và nhìn mọi việc một cách tích cực và yêu đời xem.
1) Làm phần mềm thật là vui
Không có nhiều công việc trên đời này tự bản thân nó đem lại niềm vui như khi làm phần mềm.
Bằng chứng thì rất dễ tìm thấy. Hãy đến một công ty phần mềm vào buổi tối, vào ngày cuối tuần, thậm chí là ngày lễ, bạn sẽ thấy có một vài nhân viên vẫn đang ở công ty mày mò tìm hiểu, viết thêm một số phần mềm chẳng liên quan đến công việc, cũng chẳng để kiếm tiền. Họ mày mò chỉ đơn giản vì họ thích, vì nó hay, vì nó vui. Ngoài ra, những công nghệ mới liên quan đến phần mềm, và ngay cả bản thân chiếc máy vi tính, đều có thể đem lại niềm vui và sự thích thú cho người sử dụng. Tôi luôn thấy nhiều nhân viên ở lại công ty để duyệt web, chơi game bằng máy vi tính. Ngoài ra còn có vô số điều lý thú khác để làm với máy vi tính.
Ngược lại, tôi chưa bao giờ thấy một nhân viên kế toán hay tài chính ở lại công ty để "chơi" với mấy cái sổ sách cả. Tôi cũng chưa thấy ở nhà máy nào có công nhân tình nguyệnở lại để "quậy" với mấy cái máy mọc cả. Hay những người làm sales, họ sẽ làm gì sau khi hoàn thành công việc? Chẳng có gì trong công việc để "giải trí" cho họ cả. Có lẽ bia, rượu, thuốc lá, đồ nhắm thì vui hơn chăng?
Dĩ nhiên cũng có người ở lại để mày mò tìm hiểu thêm về công việc. Nhưng mục đích chủ yếu là để nâng cao kiến thức chuyên môn và thăng tiến. Đây là một phạm trù khác. Cái mà tôi muốn nói đến là niềm vui, là động lực tự nhiên, vô tư.
Tôi còn nhớ khi mình tham gia đội dự tuyển bóng đá ỏ trường hồi cấp II, sau giờ tập luyện mệt nhọc, tất cả chúng tôi đều ở lại để chia làm hai phe đá banh tiếp. Chẳng phải để rèn luyện gì cả, chỉ bởi vì đá banh thì vui, chơi với bạn bè thì rất vui.
Tôi còn quen một anh bạn làm nhân viên trong bệnh viện, chưa hề đi học chính thức về tin học, nhưng khi rảnh rỗi vẫn tự đọc sách để việt máy chương trình bằng VB để phục vụ cho công việc của mình và đồng nghiệp. Hay một ông bác tự mày mò học viết chương trình đơn giản, học thiết kế đồ họa để tự làm web cho mình. Thật là vui và thật là say mê. Họ cũng rất vui nếu tôi tặng họ những cuốn sách hay hay gửi cho họ những chương trình mẫu hữu ích.
Ngược lại, tôi chưa có dịp tặng những cuốn sách kiểu như "Nhập môn kế toán", "Nghệ thuật bán hàng" cho ai đó mà tôi quen, để họ có thêm thú vui tiêu khiển.
Một công việc mà bản thân nó có thể đem lại niêm vui, sự thích thú một cách tự nhiên, vô tư, thì đó chắc chắn là một công việc tốt về lâu dài.
2) Làm phần mềm hướng mình đến những mục tiêu tốt đẹp
Ở bất kỳ công ty phần mềm nào, nhân viên luôn được khuyến khích:
- Nâng cao và cập nhật kiến thức chuyên môn.
- Rèn luyện ngoại ngữ.
- Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, kỹ năng trình bày,...
- Chăm chỉ, có trách nhiệm,....
Những công việc khác thì thế nào? Ai cũng hiểu mục tiêu của ngành y là cao đẹp, nhưng để bảo đảm cuộc sống tốt đẹp thì phần lớn bác sĩ phải thực hiện những kế hoạch chẳng tốt đẹp tí nào. Bây giờ thì thầy cô giáo cũng phải chạy xô, ép buộc học sinh rất nhiều. Thậm chí cũng có những công việc mà cả mục tiêu và kế hoạch đều không cao đẹp tí nào cả. Chẳng hạn mục tiêu cuối cùng là phải rút ruột được khách hàng, chén ép người khác,....
Nói dễ hiểu hơn, môi trường làm phần mềm bản thân nó là nơi tạo điều kiện cho mọi người nỗ lực vì những mục tiêu cao đẹp, để mọi bên đều có lợi (Win/Win). Còn nhiều công việc khác, nếu muốn tốt cho mình thì phải bon chen, thủ đoạn, nói chung lợi cho mình thì hại cho người khác và ngược lại (Win/Lose hoặc Lose/Win).
3) Làm phần mềm có thể giúp đem lại thu nhập cao
Lương bổng của kỹ sư phần mềm thì không thể giúp mình làm giàu được. Tính ra lại không bằng những ngành khác. Nhưng thử nghĩ lại xem, có ai làm giàu chỉ bằng đồng lương của mình không?
Trước tiên, hãy xem lại mục tiêu của bạn là gì?
- Kiếm một công việc có lương cao nhất?
- Có được tài chính để mình đạt được những mục tiêu khác trong cuộc sống?
Còn để đạt được mục tiêu thứ 2, bạn cần làm tốt 3 điều:
- Biết cách kiếm tiền.
- Biết cách tiêu tiền.
- Biết cách dùng số tiền còn dư lại để sinh ra nhiều tiền hơn.
Điều tuyệt vời là thế này: làm phần mềm là công việc rất tốt để bạn hoàn thành tốt điều thứ nhất trong 3 việc trên. Tuyệt vời hơn nữa là bạn có thể kiếm tiền một cách lương thiện.
Nếu muốn có nhiều tiền hơn, cái mà bạn cần không phải là một công việc mới, mà là học và làm thật tốt hai điều còn lại. Dĩ nhiên, trên đời cũng có thể có công việc có mức lương quá tốt đến nỗi bạn không cần quan tâm đến hai điều còn lại. Nhưng nó sẽ rất hiếm, và dù sao thì thực hiện tốt cả 3 điều vẫn dễ dàng và căn cơ hơn là chỉ cần làm đều thứ nhất.
Khi nào có thời gian, tôi sẽ nói nhiều hơn về vấn đề "cơm áo gạo tiền này".
4) Làm phần mềm tạo điều kiện có được cuộc sống cân bằng
Muốn sống hạnh phúc thì chúng ta phải khỏe mạnh về thể chất lẫn đầu óc. Mà đối với mỗi thứ, cách tốt nhất để nó khỏe mạnh là phải vận động.
Làm phần mềm là cách tốt nhất để vật động đầu óc. Nói chung các công việc liên quan đến dịch vụ, làm việc văn phòng, dạy học, nghiên cứu, ít nhiều cũng giúp vận động đầu óc. Sau khi kết thúc công việc, bạn có thể sử dụng thời gian rảnh để vận động tay chân, chơi thể thao, làm những việc khác để bồi bổ cơ thể. Thật là dễ dàng (dĩ nhiên nếu bạn chịu cố gắng ).
Những người làm công việc tay chân, cơ bắp thì không được thuận lợi như vậy. Tôi từng có thời gian làm rồi nên biết rõ. Sau một ngày làm việc đầu óc mệt nhoài, tôi có thể dễ dàng vận động gân cốt cho cân bằng. Nhưng sau một ngày làm việc tay chân rã rời, thật không dễ tí nào để dành thêm thời gian để vận động đầu óc. Đọc sách, chơi ô chữ, luyện vài bài toán Không đời nào làm được. Khả thi nhất là nằm dài xuống và coi một bộ phim lê thê, ướt át của Hàn Quốc. Cái đó thì thật ra chẳng giúp vận động đầu óc được một tí gì hết.
Một số công việc khác cũng độc hại không kém. Làm sếp chẳng hạn, hay đi tiếp khách để bán hàng cũng vậy. Bia rượu, thuốc lá, và có khi thêm mấy cái khoản nếu-không-nói-ra-thì-ai-cũng-hiểu, thật là một tai họa cho thể chất lẫn đầu óc. Uống xong một chai bia phải mất gần 1 giờ đồng hồ chạy bộ để khắc phục sự cố; nếu uống hết một két bia chắc phải mất hết một ngày không ăn uống gì để chạy bộ.
5) Và thử suy nghĩ tích cực về những suy nghĩ tiêu cực trước đó
Nếu mình làm phần mềm thì gia đình không "nhờ vả" gì được. Nhưng nếu nghĩ kỹ lại, thì thật là tốt. Ai trong chúng ta đều có gia đình, họ hàng, bạn bè, người quen để có thể "nhờ vả" những dịp như vậy. Thế thì khi nào mình cần, hay gia đình mình cần, thì cứ việc nhờ những người đó giúp đỡ.
Tôi muốn làm công việc mà mình yêu thích, làm người thực sự có ích; còn mấy việc "linh tinh và rắc rối" đó, chắc chắn có rất nhiều người có thể giúp đỡ tôi. Điều ngược lại thì tôi không muốn làm tí nào. Còn bạn thì sao?
Còn muốn tiếp xúc với bên ngoài nhiều hơn? Công việc lập trình đúng là không cho phép bạn tiếp xúc với nhiều người bên ngoài, nhưng đó là trong công việc. Lập trình không hề ngăn cản bạn sử dụng thời gian còn lại để làm những việc đó.
Đối với tôi, điều tuyệt vời nhất của công việc là nó không cho phép tôi gặp quá nhều người. Có nghĩa là nó sẽ giúp tôi không phải gặp những người mà tôi không thích, những người mà tôi và họ không đem lại sự thay đổi tốt đẹp cho nhau. Có nghĩa là nó giúp tôi quý trọng thời gian của mình, thời gian mà lẽ ra tôi phải dành cho những người tôi yêu thương nhất, những người yêu thương tôi nhất, những người có ý nghĩa đối với tôi nhất trong gia đình, công việc, sở thích,... Khi nhìn ra xung quanh, tôi thấy mình không thể làm một số công việc đơn giản bởi vì để làm tốt những việc đó, tôi phải hy sinh những điều có ý nghĩa nhất đối với tôi, để có được những điều mà thật ra chẳng có ý nghĩa gì về lâu dài cả, tôi phải làm bởi vì người ta yêu cầu tôi làm, hay là vì muốn được bằng như những người khác.
Vậy làm phần mềm thì lý thú hay là quá "cơ bắp"? Cũng nói về phần mềm, có người làm những việc rất high-tech, nhưng có người lại làm việc rất low-tech.
Thế nào là high-tech? Bạn có thể đọc cuốn sách "Nghệ thuật lập trình máy tính"
Thế nào là low-tech? Bạn thử đọc qua cuốn sách "Code Complete" Tôi đã đọc gần hết cuốn Code Complete, và đã từng cố gắng đọc cuốn "Nghệ thuật lập trình máy tính", nhưng chỉ được vài chương của tập I là bỏ cuộc. Từ đó tôi hiểu mình thích hợp với phần low-tech khi làm phần mềm.
Điều hấp dẫn khi làm mấy cái low-tech này là gì? Đó là tư duy để hiểu đúng vấn đề cần giải quyết, phân tích những giải pháp có thể rồi chọn là giải pháp tốt nhất, dùng những kiến thức và công nghệ hiện có (những cái hiện có thôi, còn muốn tìm ra cái mới thì không thuộc về phạm trù ở đây nữa) để thiết kế giải pháp đó, hiện thực, rồi kiểm tra. Tất cả những việc trên luôn đặt dưới áp lực thời gian, áp lực về chất lượng.
Dĩ nhiên, nếu công việc lập trình là đáng chán thì nguyên nhân không phải bởi vì bản chất công việc là đáng chán; mà nguyên nhân là có sự khác biệt giữa nguyện vọng của bạn và thực tế bạn đang làm. Trong trường hợp đó, cái mà bạn cần không phải là một chức vụ mới (tôi không bao giờ muốn làm sếp để sai những người cấp dưới làm những việc mà bản thân tôi cũng thấy "è lưỡi"), không phải là một công ty mới, mà là một trong 3 cách:
- Một công việc hoàn toàn mới, để thay đổi cái hiện tại.
- Một suy nghĩ hoàn toàn mới, để thay đổi cái nguyện vọng.
- Cả 1 và 2.
Lời kết
Lâu lắm rồi mới tập viết lại, thật là đã. Ở đây tôi chỉ mới đội mũ đen và mũ vàng để nhìn vào công việc mà mình đang làm. Khi nào rảnh chắc phải thử đội mũ trắng (dữ kiện, khách quan), hay các mũ màu khác để xem sao. Hay là có bạn nào giúp tôi làm việc này với.
Đọc nhiều nhất
-
Đường Định mệnh (Sự nghiệp/May mắn)
Dẫn nhập: ngày trước cũng tò mò về cái chủ đề chỉ tay, rồi xem tay, rồi tự đọc và tìm hiểu loạn xị cả lên, thực ra kết quả chính là để loè g... -
Tại sao nhà Tây Sơn sụp đổ?
© Giang Lê - The X file of History Trong lịch sử Việt Nam tồn tại không ít các cuộc khởi nghĩa nông dân; tuy nhiên đỉnh cao nhất phải kể ... -
Xem phim "Analyze This" của Robert De Niro
Hôm nọ có xem cái phim "Analyze This" của Robert De Niro về xem, thấy vui vui, nay giới thiệu sơ sơ với mọi người... -
Nếu không có thực lực, bạn chỉ là kẻ ăn bám
Dựa vào núi núi đổ, dựa vào người người chạy, chỉ có tự dựa vào chính mình mới là đáng tin cậy nhất. Ba mẹ có là ông nọ bà kia đi chăng nữa... -
Phim: Buddha – Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca
Bộ phim Buddha về cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ đản sanh đến niết bàn. Bộ phim lấy cảm hứng ( hoặc cũng có thể gọi là được chuyển t... -
Hiệu ứng domino và bí quyết tạo lập chuỗi các thói quen tích cực trong cuộc sống
Các hành vi của con người đều có mối liên hệ tương tác lẫn nhau Hãy lấy ví dụ về trường hợp của Jennifer Lee Dukes. Sau hơn 2 thập kỷ, từ k... -
Để yêu bất kì người nào, hãy làm những điều sau
Hơn 20 năm trước, nhà tâm lý học Arthur Aron đã thành công trong một thí nghiệm vô tiền khoáng hậu: làm cho 2 người xa lạ yêu nhau. Hè năm n...
Tham khảo
Liên kết web
Phân loại
Báo chí
(55)
Văn hoá
(33)
Tâm lý
(29)
Tán nhảm
(27)
Công nghệ
(25)
Blog
(17)
Xã hội
(16)
Nghề nghiệp
(15)
Phim
(15)
Quora
(14)
Con người
(13)
Kinh doanh
(13)
Nhạc
(13)
Cuộc sống
(11)
Kỹ năng
(11)
Marketing
(11)
Công cụ
(10)
Lập trình
(10)
Lịch sử
(10)
Sách
(10)
Cặp đôi
(9)
Phát triển
(9)
Thiền
(8)
Tình yêu
(8)
Tản mạn
(7)
Sức khoẻ
(6)
Chính trị
(5)
Giáo dục
(5)
Hạnh phúc
(4)
Kim Dung
(4)
Kiếm hiệp
(4)
Mạng xã hội
(4)
Phát triển cá nhân
(4)
Phần mềm
(4)
Tiền tệ
(4)
Tài chính
(4)
Thực hành
(3)
Tâm linh
(3)
Quản lý công việc
(2)
Quản lý thời gian
(2)
Tiếp thị
(2)
Chăm sóc khách hàng
(1)
Làm việc
(1)
Lãnh đạo cá nhân
(1)
Nguỵ biện
(1)
Quản lý cá nhân
(1)
Thương hiệu
(1)
Tình dục
(1)