Đổi giao diện cho blog - chu kỳ 5 năm ;-)
Chuyện là thế này, blog thì tạo ra từ hồi 2004, tất nhiên lúc đầu là rất hăng, viết loạn xạ, cọp loạn xạ về. Và theo thời gian là cứ nhạt dần nhạt dần...
Một số blogs thú vị (2016)
- Action.vn: thông tin về startup
- iSocial: cộng đồng iSocial trên Facebook (về online marketing và mạng xã hội)
- Online Marketing của EQVN: same same iSocial (dưng không ngon và nhiều bằng)
Công nghệ, Lập trình, Web:
- ABSTRACTION HUB - của ông ẻm Trương Đắc Bình, khá nhiều bài hay về UI/UX, cafe, book review
- Lập trình & Cuộc sống: chủ yếu dịch bài từ blog công nghệ của các bạn Mẽo
- TechMaster Blog: giống VinaCode, đôi khi anh em ở VinaCode lại quẳng lên đây trước
- Hanoi Scrum: thực hành scrum ở đất Hà Nội
- Tạp chí Lập trình: tùm lum cả
- Kipalog: Keep a log - tùm lum cả, dưng chủ yếu ngó cái Javascript/Angular
- Awwwards: nhanh mục web đẹp (đoạt giải)
- Webdesign Inspiration: web đẹp, tham khảo bét nhè
- Agile Hobo: .NET, Xamarin, Visual Studio,....
Thông tin & Nghiên cứu:
- Blog của GS. John Vu về khởi nghiệp & STEM (GS. John Vu chính là Dịch giả Nguyên Phong của cuốn sách Hành trình về Phương Đông)
- Nghiên cứu Quốc tế: kho tư liệu hay ho của nó
- Trạm Đọc (Read Station): cho các con mọt sách
- 3 SÀM: cho các loại thông tin "lề dân"
Tools & Toys:
- Video Grabber: tải video online (Youtube, Vimeo) về máy xem chơi (cái này là tool, éo phải blog)
- Tải với VIP link (FShare, ....) trực tiếp: linksvip.net - fastheme.com
- Xem bóng đá với AceStream/SopCast: LiveSport.ws (tiếng Nga) - TopBongBa
Khác:
- Phan Phương Đạt: nhân sự, đồ gỗ tự chế, nuôi trẻ - hay nhất: làm phòng cho bé gái
- The X file of History: lịch sử với cái nhìn mới (Facebook page, éo phải blog)
- Tolkien Legendarium Việt Nam: thế giới trong The Lord of The Rings (Facebook page, éo phải blog)
- Game Of Thrones (VN): về phim là chính, còn truyện đọc cả gần 10 năm nay mà vẫn chưa có đến tập cuối (Facebook page, éo phải blog)
- Hướng dẫn làm máy bay giấy: hình ảnh từ Google Search, Maker Space Flight (Pinterest)
Mười năm trước cũng có một cái post dư thế lày, giờ xem lại danh sách thì chết sạch, chỉ còn lại một vài cái là:
- Viet-Studies của GS. Trần Hữu Dũng (đội dư lợn viên phá cũng nhiều, cướp domain cũng lắm nên truy cập rất tậm tịt)
- Cái Tôi thì chuyển sang thành Tâm Ngã
- Thuận VietSpider thì đổi sang thành Tôi học Java
- Blog của bác TanNg thì chuyển sang WordPress, dưng giờ cũng chẳng mấy khi viết.
Vậy nên post ra đây để lúc nào cần lại mở cho nhanh vậy (rồi để 5-10 năm nữa review lại xem còn mấy cái sống)
Tại sao Blogspot - WordPress bị chặn và cách vượt qua mà không phải dùng VPN hoặc đổi DNS
Thế nhưng Blogspot và WordPress đều bị các ISP ở Việt Nam chặn toàn bộ (chặn DNS, đổi sang dùng Google DNS hoặc Open DNS là được), nghĩa là các web/blog có địa chỉ dạng .blogspot.com hay .wordpress.com đều không thể "truy cập bình thường" ở Việt Nam.
Vậy nên bài viết này đi tìm câu trả lời cho 2 câu hỏi:
- Tại sao Blogspot/WordPress bị chặn?
- Làm cách nào để vượt qua mà không phải dùng VPN hoặc thay đổi DNS? (để bất kỳ người dùng nào cũng có thể truy cập được).
1. Tại sao Blogspot/WordPress bị chặn?
Thông thường thì các dịch vụ kiểu này sẽ bị chặn khi:- Vi phạm pháp luật của Việt Nam
- Vi phạm "thuần phong mỹ tục" của Việt Nam
- Là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với các ISP ở Việt Nam
Vậy "chính trị" ở đây là gì? Là do hai cái nền tảng này ngon quá nên có kha khá các blog "không vừa mắt" theo quan điểm của Nhà nước Việt Nam, phần lớn là các blog kiểu "báo lề dân" đối lập với hơn 600 "báo lề đảng", điểm ra thì cũng được vài cái như: Boxit, Dân Làm Báo, Quan Làm Báo, Chân Dung Quyền Lực (Blogspot) hay Anh Ba Sàm (WordPress). Trước thì cũng không chặn, dưng hai cái hệ thống này lại ngon, khó/không hack vào được, tấn công cũng không xong, cướp cũng không nổi, thế nên có cái mệnh lệnh "từ nơi lạ" là chặn lại, vậy là chặn thôi (và đừng có hỏi hay thắc mắc).
Giờ thì rõ rồi chứ, vậy làm thế nào để không bị chặn nhỉ? Có mấy cách như sau:
- Google (Blogspot)/WordPress kiện Nhà nước Việt Nam về việc hạn chế sản phẩm của họ
- Nhà nước Việt Nam "tự dưng" thay đổi (hay còn gọi là "tự diễn biến") nên bỏ mệnh lệnh chặn đi.
Thế nên buộc phải chấp nhận, và tìm cách khác thôi.
2. Vượt qua như thế nào?
Thực ra đây mới chỉ là chặn DNS (cho đến tháng 12/2016), nghĩa là cái ISP ở Việt Nam mỗi khi có yêu cầu (request) vào các sites/blogs .blogspot.com hoặc .wordpress.com thì trả về lỗi là không tìm thấy nên người dùng bình thường sẽ thấy trình duyệt web báo lỗi (nên sẽ không vào nữa). Do đó để vượt qua một cách đơn giản thì đổi DNS của máy tính/điện thoại sang sử dụng máy chủ DNS của nước ngoài chứ không dùng máy chủ DNS của các ISP ở Việt Nam nữa. Ví dụ như:- Google DNS: 8.8.8.8 và 8.8.4.4
- Open DNS: 208.67.222.222 và 208.67.220.220
- Symantec (Norton) DNS: 199.85.126.20 và 199.85.127.20
Nếu dùng máy tính, trình duyệt là Chrome thì cài cái extension có tên là "Hotspot Shield" vào là xài được ngay, còn trên mobile thì có cả mớ, nhưng nên dùng loại app trả tiền cho nó xịn (trên iOS thì nên bỏ $3 ra mua cái VPN Master Pro là ngon, còn không thì cứ tìm cái app miễn phí Hotspot Shield là cũng đủ ngon).
Gọi là "đơn giản" nhưng thực ra không đơn giản vì người dùng bình thường không biết làm cái món này. Vậy liệu có cách thức nào đơn giản hơn nữa để người dùng "bình thường" có thể "truy cập bình thường"? Câu trả lời là CÓ.
Để thực hiện được câu trả lời này thì cần làm 2 bước sau:
Bước 1:
Chuyển sang sử dụng tên miền (domain) riêng chứ không dùng mặc định ở .blogspot.com hoặc .wordpress.com nữa. Khi đó thì cần chi phí mua một cái tên miền, khoảng 250k/năm rồi đưa vào hệ thống blogging.
Đối với Blogspot thì miễn phí (giống như cái blog này là dùng tên miền riêng - tyrionguyen.com), còn đối với WordPress thì phải sử dụng bản trả phí ($3/tháng - ít nhất là cho bản Personal)
Bước 2: (thực ra bước này chỉ áp dụng đối với Blogspot)
Do các tài nguyên ảnh khi biên tập nội dung trong Blogspot sẽ được upload lên máy chủ của Google, sẽ có các địa chỉ là bp.blogspot.com, điều này dẫn tới có dùng tên miền riêng thì vẫn bị chặn không hiển thị được ảnh (vì tất cả các địa chỉ kết thúc với .blogspot.com là bị chặn tuốt tuột, không phân biệt đó là cái gì cả), thế nên mới cần dùng "mẹo" để xử lý tình huống này.
Và cái "mẹo" này là chỉnh ảnh trỏ sang địa chỉ khác (chỉ là địa chỉ khác của Google, còn vẫn là hệ thống máy chủ này), và cái mẹo này đòi khỏi phải cập nhật vào mẫu (template) một vài dòng code Javascript, thế nên cần biết một chút "kỹ thuật" để sửa mã HTML của mẫu (template), còn hem biết thì tìm ai đó biết mà nhờ thôi 😛😛😛😛😛
Cụ thể là đổi các địa chỉ ảnh từ ".bp.blogspot.com" sang "lh4.googleusercontent.com" hoặc "lh5.googleusercontent.com", vì bản chất đây là hệ thống máy chủ dùng để host các nội dung của người dùng, nhưng có nhiều tên miền khác nhau (để sử dụng cho các dịch vụ khác nhau mà).
Cụ thể hơn thì chính là đoạn code Javascript tý xíu ở dưới (với giả định sử dụng jQuery - $):
$('img').each(function(){Đơn giản thế thôi, test thử bằng cách dùng điện thoại (tắt wifi đi rồi dùng 3G - của MobiFone hoặc VinaPhone) truy cập lại chính cái blog này sẽ thấy ngon lành và tất cả các ảnh đều hiển thị tốt 😃😃😃
this.src = this.src.replace(/[0-9]+.bp.blogspot.com/, 'lh4.googleusercontent.com');
});
Hoặc là có cách đơn giản hơn, nếu thấy cái template "Simple Magazine" hiện tại của blog này đủ ngon để dùng, thì chỉ cần lấy về dùng là xong (trong template có sẵn cái đoạn mã trên để điều chỉnh ảnh và cả những thứ khác liên quan rồi), thế thôi.....
Thuật ngữ Blog có nguồn gốc từ đâu?
“Blog” là một thuật ngữ có nguồn gốc từ cặp từ “Web Log” hay “Weblog” dùng để chỉ một tập san cá nhân trực tuyến, một quyển nhật ký dựa trên nền web hay một bản tin trực tuyến nhằm thông báo những sự kiện xảy ra hàng ngày về một vấn đề gì đó.
Nội dung và chủ đề của “blog” thì rất đa dạng, nhưng thông thường là những câu chuyện cá nhân, bản tin, danh sách các liên kết web, những bài tường thuật, phê bình một bộ phim hay tác phẩm văn học mới xuất bản và cuối cùng là những sự kiện xảy ra trong một nhóm người nào đó.
Blog la gi?
Trên thế giới, bình quân mỗi giây có 1 trang blog mới ra đời. Cứ mỗi 5 tháng, số lượng blog tăng lên gấp đôi.
Gần đây, giới báo chí truyền thông, nhất là trong lĩnh vực tin học thường nói nhiều về “blog”. Thậm chí, người ta gọi blog là loại hình trang nhà (homepage) của thế kỷ 21. Vậy thực ra “blog” là gì?
Thông thường thì một blog sẽ được thiết kế dựa trên cách tổ chức như sau: những tin mới nhất sẽ nằm trên cùng, để người xem blog dễ theo dõi và cập nhật thông tin. Mỗi “post” (bản tin) sẽ gồm có ba thuộc tính chính: tiêu đề (Tiltle) giống như tựa của mỗi bài báo, cho biết chung về nội dung bản tin, thời điểm gởi bài (Date/Time) cho biết ngày giờ bản tin được gửi hay cập nhật thông tin, và dĩ nhiên không thể thiếu phần nội dung bản tin (Main) nói lên thông tin muốn gửi đến mọi người. Do tính chất cá nhân của blog, nên những ý kiến hay câu chuyện này thường được viết theo kiểu “Theo ý kiến tôi”, hay “Tôi thấy rằng”… Ngoài ra, một phần nữa được xem là một đặc tính của “blog”, đó là “Comment” mang những thông tin phản hồi từ người đọc tin và dính liền với mỗi bản tin.
Có một câu hỏi được đặt ra là nếu cùng được ai đó tạo ra để đưa thông tin cá nhân lên Internet, và người đọc cũng dùng trình duyệt và cũng phải gõ vào một đường dẫn URL để có thể đọc được chúng, thì đâu là điểm khác biệt giữa hai thuật ngữ “blog” và “website cá nhân” này?
Điểm khác biệt đầu tiên là “blog” thường thay đổi nội dung nhanh hơn “website cá nhân”, sự thay đổi nội dung của “blog” xảy ra ngay khi có một bản tin mới với ngày cập nhật mới hơn bản tin trên cùng. Còn “website” thì ngược lại, thường được thiết kế theo dạng tĩnh, chậm thay đổi, và việc cập nhật của “website” thường thay đổi cả trang chứ không dựa trên bản tin mới như “blog”.
Thứ hai, dù rằng có rất nhiều công cụ trực quan để tạo web, nhưng người xây dựng và cập nhật web cá nhân vẫn còn phải hiểu biết rất nhiều loại định dạng tập tin và khuôn mẫu. Trong khi đó, rất nhiều máy chủ chứa “blog” cho phép người tạo “blog” cập nhật thông tin trực tuyến mà gần như chẳng phải làm gì cả. Chỉ cần vào trang chủ “blog”, gõ thông tin muốn cập nhật, sau đó bấm vào một nút có dạng như “Publish…” hoặc tương tự, và mọi việc hoàn tất.
Điểm khác biệt thứ ba là vấn đề giao tiếp giữa người đưa tin và người đọc tin trong “blog”. Dù có rất nhiều trang web cá nhân vẫn duy trì tính năng ghi sổ lưu niệm (guestbook), thì “blog” khuyến khích cao độ mối giao tiếp giữa người xem tin và người đưa tin dựa trên cùng lúc nhiều công cụ như “Comment”, “trackbacks”, “tag boards”…
Do tính thời sự của “blog”, có khi người ta dùng từ “blog” như một từ chỉ hành động đưa một sự kiện cá nhân nào đó lên Internet, kiểu như: “Đi du lịch cả tháng à? Có gì hay nhớ “blog” lên nhé!”
Làm thế nào để xoá các ảnh đã upload lên Blogspot (Blogger)?
Thường thì giải pháp của Google là dùng cái Picasa Web, dưng từ ngày có cái Google Photos thì cái Picasa này lại éo chạy được "bình thường".
Vậy nên muốn vào thì phải có đường dẫn đặc biệt, và đây là đường dẫn để vào quản lý các ảnh của Picasa, trong đó có phần ảnh đã upload lên Blogger rồi (tất nhiên xoá được).
URL: http://picasaweb.google.com/lh/myphotos?noredirect=1
Cứ thế mà chiến thôi
Đăng bài trên blog bằng cách gửi email
Để thực hiện được thì phải vào phần cài đặt email của blog chỉ định một địa chỉ email có địa chỉ @blogger.com, sau đó gửi nội dung vào đó.
Cái post này là nhằm để thử nghiệm tính năng này, email được gửi từ BlackBerry Passport.
Bổ sung: không đặt nhãn được, không có ảnh, nhưng dùng iPad cập nhật lại được. Củ chuối...
Mẫu (template) cho Blogspot dạng tạp chí đơn giản
Giờ đã hoàn thành ngon lành, để dùng một mình thì phí nên share ra đây để ai cần dùng thì cứ lấy về mà dùng.
Mẫu này có mấy tính năng sau:
- Hiển thị dạng tạp chí: hiển thị dạng slider (chỉ ở trang chủ - nhớ chỉnh cấu hình và nhập 1 dòng vào nội dung HTML ở phần bố cục, đó là cái nhãn sẽ tìm kiếm các bài nổi bật), chữ to, ảnh to, dãn cách lớn
- Hiển thị danh sách nội dung có hình ảnh lớn và chữ to
- Chia sẻ nội dung với một số mạng xã hội (Facebook, Twitter, Google+, Linked In, Pinterest)
- Hộp tìm kiếm
- Danh sách bài cùng chủ đề (cùng nhãn)
- Danh sách bài khác (bài mới nhất)
- Danh sách bài đọc nhiều nhất
- Danh sách nhãn/phân loại (labels/tags/categories)
- Đặt sẵn icon để sửa bài (khi xem chi tiết - nhớ chỉnh cấu hình để cho hiển thị cái edit icon này)
- Phân trang danh sách nội dung, mặc định 10 bài/trang (nhớ chỉnh cấu hình để cho hiển thị 10 bài trên trang chính)
- Hiển thị hệ thống bình luận của Facebook phía trước danh sách bình luận của Blogspot 😂😂😂 Thế nên muốn quản được còm thì cần đăng ký một cái app ở Facebook, đặt rõ ID của app và của account ở phần meta tags, còn nếu không muốn dùng hệ thống còm của Facebook thì tìm trong mẫu dòng sau và xoá đi là xong (<div class="comments fb-comments" data-colorscheme="light" data-numposts="7" data-width="100%"/>)
- Dạng responsive, chạy tốt trên tất cả các thiết bị từ mobile tới máy tính (sử dụng Bootstrap 3)
- Tự điều chỉnh menu thành 2 cấp (chỉ định các mục menu cấp 2 bằng cách đặt dấu gạch chân [ _ ] - underscore) ở vị chí đầu tiên
- Khi xử lý các nhãn, thì nhãn có nội dung "Nổi bật" sẽ được bỏ qua (vì đây là nhãn dùng cho hiển thị bài nổi bật dạng slide ở trang chủ)
- Sử dụng font Roboto của Google Fonts để đem lại cách hiển thị tốt nhất khi đọc nhanh
- Các icon đều sử dụng Font Awesome 4, độ phân giải cao mà dung lượng lại bé 😋
- Cuối cùng (và cũng là hay ho nhất) 😍😍😍: tất cả các ảnh (nội dung, nền, link, ...) đang hosted ở địa chỉ "bp.blogspot.com" sẽ được "chuyển" sang sử dụng "lh.googleusercontent.com" để tránh bị chặn bởi ISP Việt Nam (vì ISP Vietnam "nhận lệnh lạ" để chặn DNS của tất cả các site .blogspot.com hoặc .wordpress.com)
- Minified: đã nén toàn bộ CSS và Javascript để trang chủ còn khoảng 20KB (tải nhanh nhất đối với mobile)
- Original: không nén CSS và Javascript, để vọc hoặc muốn xem tui làm gì (kích thước các trang web sẽ tăng lên khoảng 2-3 lần)
Viết gì cho năm 2017?
20 năm làm nghề (IT) phục vụ cho doanh nghiệp, năm 2017 vẫn phục vụ cho doanh nghiệp nhưng sẽ tập trung nhiều vào marketing và bán hàng chứ không còn công nghệ nữa. Ngoài ra cá nhân thì tham gia đầu tư tài chính (Forex).
Mặt khác trong 20 năm thì cũng đọc linh tinh cả, áp dụng linh tinh cả (lúc được lúc không), và tất yếu là muốn có nhu cầu nói/viết ra, vừa chia sẻ vừa đỡ quên.
Giờ phần tán nhảm, tút tát linh tinh thì đã có Facebook (cho 5-6 năm nay rồi, chắc còn kéo dài nữa), thế nên blog lại trở về đúng vị trí là sẽ là nơ lưu trữ các bài viết dài, cần đọc sâu hoặc cần sử dụng lại (để tra cứu sau này).
Vậy năm 2017 sẽ viết về những gì?
- Quản trị/quản lý doanh nghiệp
- Ứng dụng công nghệ trong marketing (online marketing)
- Tips/tricks hoặc kết quả đầu tư tài chính (Forex)
- Các nỗi đau đầu lẫn know-how của việc phát triển web/app (.NET Core open source đã ra đời, dự sẽ là hot trends trong vòng 15 năm tới - tương tự như .NET Framework của 15 năm trước).
Đổi giao diện cho blog
Dưng có ông anh nhờ làm cho một cái website, sau một bữa nhậu thì quyết định nên dùng Blogger.com với các mẫu có sẵn để chạy cho ngon, thế là làm. Làm xong mới thấy cái blog cũ này để lâu quá rồi không có gì mới nên quyết định làm lại cái giao diện tý.
Giờ thì hòm hòm rồi, có vẻ ngon hơn, chạy trực tiếp trên mobile luôn (dùng responsive mà).
Mặt khác, cũng master luôn cái cơ chế template của Blogger (Blogspot), hí hí...
Thế nên viết một cái post chơi để ghi dấu lại.
I'm comming home...
Chẳng là tui làm theo cái hướng dẫn của Blogger, đặt lại ngày tháng cho một cái post tại phần "Post Options" ở ngay dưới (như hình bên) nhưng thế quái nào đó mà lúc nào nó cũng lấy thời gian hiện tại (ngày và giờ lúc bấm vào cái nút "Publish") để đặt cho các post cũ đã chỉnh sửa này. Thế là một loạt các post bị toán loạn, có cái từ đời tám hoánh nào rồi thì sau khi sửa lại nhảy tót lên đầu, thế có điên không?
Sau vài lần như vậy, gửi issue cho Blogger, rồi cả cho supporter của Google thì chỉ nhận được email trả lời cảm ơn và hứa hẹn sửa, nhưng sau 2 tháng thì vẫn thế, và bờ-nốc của tui loạn hết cả. Bực cái thái độ (thực ra là cú vì không có cách nào can thiệp được), thế nên hạ béng nó xuống cho rảnh nợ. Và cứ thế, gần 1 tháng đã qua...
Hôm nay rảnh rang cái đầu, nghĩ thấy có thể do mình đặt ngôn ngữ là tiếng Việt, thế nên ngày tháng cũng là kiểu tiếng Việt nên có thể thằng Blogger.com này không có hiểu được (phọt phẹt nhở), thế là mở trở lại, vào phần Settings đặt lại ngôn ngữ là English (United States) một phát, chuyển ngày tháng kiểu Mỹ là tháng/ngày/năm thử cái xem, bốp, hố hố, được ngay.... Hoá ra thế, vậy nên tui hăm hở cho bờ-nốc quay trở lại, và hí hoáy viết cái post này để công bố: "I'm comming home... I'm come back...."
Blogs Việt, thế giới ảo, và những thói xấu
Trước hết là băn khoăn không hiểu sao lại gọi các thói xấu đó là "ngộ nghĩnh"? Không hiểu "cái con bò" nào nó giật cái tít này đây cho dù là bài báo nhằm phê phán các thói xấu này.
Đọc xong, liên hệ cái vụ làm pageviews "rởm" tới chuyện cách đây vài năm có rất nhiều chú tìm cách "câu sao" ở forum TTVNOL. "Câu sao" ở đây là mấy chú đó tìm cách câu kéo để nhiều người vote (cho điểm bình chọn, 1 sao tương đương 1 điểm, mỗi lần vote cao nhất là 5 điểm), thậm chí đăng ký đến cả trăm nick khác nhau để tự vote, sau đó đem đi khắp nơi khoe cái thành tích ảo đó, coi đó là một bằng chứng được nhiều người trên forum quan tâm và yêu thích. Mấy năm đã qua mà mình vẫn chưa hiểu cái vinh hạnh ảo đầy phô phang đó đem lại điều gì ngoài sự nhảm nhí đầy hổ thẹn. Mà cũng lạ, cả cái forum to đùng ai cũng biết là thông tin bố láo, nhưng ai cũng giả vờ không biết, chủ nhân thì biết là mọi người biết nhưng lại giả vờ là mọi người không biết và cứ thế vênh vang.
Vậy có thể hiểu được cái sự háo danh nó khủng khiếp thế nào, cho dù cái danh đó chỉ là trên thế giới ảo (còn ngoài đời thực, xin lỗi, có con chó con mèo nào nó thèm ỉa đái vào mấy chú "chíp" này đâu).
Và cuối cùng, cái sự bờ-lốc của giới trẻ Việt Nam cũng buồn cười, nó gắn liền với Blogs Yahoo 360 (vì Yahoo Messenger thông dụng nhất ở Việt Nam mừ), và ngày càng có xu thế nói đến blog ở Việt Nam là người ta nghĩ tới Yahoo 360, mà cái thứ đó thì ôi thôi, kém đủ mọi thứ từ khả năng điều chỉnh (customize) tới gửi thông tin, rồi phát tán thông tin (cái url thì ôi thôi, rồ hết cả người)... Và cái phọt phẹt nhất là khả năng customize nửa mùa khiến cho các em chã bé con thi nhau đưa các themes nhảm hết sức lên, rồi sau đó viết lung tung hoặc cọp pi từ đâu đó, dăm bữa nửa tháng 1 cái, hoạ hoằn lắm mới có người xem (mà quanh đi quẩn lại thì toàn ... người quen), thế nên lại có cái trò "câu kéo", và dồi ôi... lại đi tìm thứ danh hão trên thế giới ảo.... Tuy cũng có một số ít các blog hay hoặc viết rất nghiêm túc, nhưng nó cứ như là lá mùa thu và thường là chìm nghỉm trong cái đống hỗn loạn trên. Rồi tự nhiên trong đầu mình lúc này đã hằn thành cái nếp nghĩ "Blog Yahoo 360 là dành cho bọn nhóc (teen-ages) và những điều nhảm nhí".
Để kết thúc cái post chuối này, tui liệt kê một vài bài của VNE về vụ này đọc tham khảo chơi:
- Viết blog không cần 'tâm trạng khi yêu'
- Những tính xấu 'ngộ nghĩnh' trên blog Việt
- Dân chơi blog Việt lên YouTube để... tải file
Cái vụ "dzui" này chắc sẽ còn nhắc đến nhiều, post này tạm như vậy đã, sau cập nhật thêm khi "chạm mặt"....
Giao diện mới, tinh thần mới, ... và nhiều cái mới...
Chuyển sang một giao diện mới chắc chắn sẽ đi kèm với một tinh thần mới, và nhiều cái mới nữa... (kể bây giờ không được vì chửa có nghĩ ra cái gì). Nhưng kể ra cái weblog này cũng viết linh tinh được 200 posts, tính ra cũng kha khá (vì viết một nửa, copy và bình luận một nửa), thế nên nghĩ cái đoạn re-publish cũng thấy oải vì server dạo này đông người quá. Nhưng ơn trời, đã re-pulish xong (cũng khá khá thời gian).
Vậy viết vài dòng lăng nhăng để tạm thay cho cái thông báo "mẹt" mới, giờ "ngất" phát đã, sáng còn "đi khách"....
Một số blogs thú vị trên Internet
Và nếu có thể, mời quí bạn ghé thăm một chút.
- Viet-Studies.org - Trang riêng của GS. Trần Hữu Dũng - viet-studies.net - Khó có thể gọi đây là một blog, vì đơn giản nó không phải là blog mà chỉ là nơi ghi chép riêng của GS. Trần Hữu Dũng bằng cách liệt kê các bài báo hay hoặc có giá trị về mặt tri thức của người Việt hoặc liên quan đến Việt Nam trên mạng Internet. Tuy vậy, nhưng tôi vẫn đưa vào đây đơn giản là vì nó rất có giá trị để tham khảo.
- TânNg - Innovation and Leadership (anh em hay gọi là bác Tân Ngố) - tanng.spaces.live.com - nhiều kiến thức thú vị, bình luận cũng thú vị, và hay nhất là về sách.
- Người Tập Viết - www.nguoitapviet.info - của một chú em trẻ tuổi thích thiết kế web và phim Hàn, khá thú vị với những ai quan tâm đến thiết kế web, công nghệ mới (kiểu như AJAX hay CSS & Tableless design, ...)
- Sonny Motives - sonnymotives.com - cũng là trường phái về thiết kế web như trên, và cũng có một số điều thú vị.
- Cái Tôi - caitoi.blogspot.com - bình luận và nhận xét khá hay, về nhiều chủ đề
- Joe (Mai Văn Dâu) - 360.yahoo.com/mrdautay - một chú người Canada viết blog tiếng Việt về Việt Nam...
- Như Thuận - VietSpider - nhuthuan.blogspot.com - dành cho ai quan tâm về Java và sản phẩm bóc tách thông tin VietSpider
- PCDinh (Phạm Công Định) - phpvietnam.net/blog - nếu định cãi nhau với chú em này về Java vs M$ thì chọn đúng người rồi, nhưng tôi thích cãi cọ với chú em này về ... chính trị. Ngoài ra có thể học hỏi được nhiều thứ về Java, PHP5 và cả chuẩn thiết kế web ;)
- Web 2.0 Vietnam - web2vietnam.wordpress.com - dành cho ai quan tâm về Web 2.0 (web thế hệ mới) và cả những ứng dụng, ví dụ, bình luận liên quan đến Web 2.0
Nếu bạn lạc vô đây và thấy cái weblog nào thú vị, xin vui lòng post một cái comment để tui cập nhật tiếp nhé, thanks...
Cọp bi bờ lốc giữa trưa hè
Do đó, cọp lại vào đây để chia sẻ. Mời quý bạn đọc chơi
Hai câu chuyện ghi từ blog
Nguồn: Sài Gòn Tiếp Thị - Đăng lại: VietNamNet
Dẫn nhập: Hai câu chuyện tình cờ ghi được từ thế giới nhật ký cá nhân trên mạng (blog) của hai người trẻ tuổi lại cho thấy một không gian sống đang rộng lớn hơn, một thế hệ đang tư duy rất khác so với trước đây.
Câu chuyện thứ nhất: Trăn trở "thế mạnh"
(Ghi từ blog của một giám đốc IT 29 tuổi có nick là Dr Neo)
Hôm nay, đi ăn tối với Amit Jalali - Senior Business Manager, International Operations của QAI. Thực sự bị sốc. Anh chàng còn trẻ quá, chắc mới chỉ 35 là cùng. Vậy mà... biết 12 thứ tiếng khác nhau. Và rất biết tạo ấn tượng ban đầu.
Nói chuyện về việc hợp tác giữa hai công ty, anh chàng khen công ty mình hết lời. Và đã rất khôn khi khen một cách gián tiếp qua việc kể lại lời của người khác. Dù biết vậy nhưng mình cũng cảm thấy nở mày nở mặt lắm. Theo anh ta, đối với giới gia công phần mềm Ấn Độ, chỉ có một công ty Việt Nam duy nhất có khả năng trở thành đối thủ của họ là công ty mình.
Tuy vậy, người khách hỏi một câu làm mình suy nghĩ rất nhiều sau đó, kể cả khi đã về đến nhà: Việt Nam sẽ dựa vào cái gì để có thể theo kịp Ấn Độ? Đâu là lợi thế cạnh tranh của Việt Nam, và của công ty mình?
Người đối tác chia sẻ với mình về khía cạnh văn hoá: tại sao người Mỹ chuyển việc gia công sang Ấn Độ chứ không phải nơi khác, người Nhật sang Trung Quốc, người Anh sang Ireland còn người Đức thì lại sang Nga? Đó là vì sự tương đồng về văn hoá. Người ta cảm thấy hoàn toàn thoải mái và tin tưởng khi hiểu rõ văn hoá của nhau. Rất dễ hiểu cho ba trường hợp sau: Nhật chịu ảnh hưởng Trung Hoa rất nặng suốt mấy ngàn năm, Ireland chịu rất nhiều ảnh hưởng của Anh, còn Đức và Nga đều là hai nước mang nặng dấu ấn văn hoá Đông Âu - Slave.
Nhưng còn trường hợp giữa Ấn Độ và Mỹ? Ấn Độ không tự cô lập mình bởi cái gọi là văn hoá riêng. Người Ấn Độ, trong công việc, đồng hoá văn hoá của mình với văn hoá khách hàng. Họ luôn luôn "say yes". Khách hàng muốn họ làm CMMI-L3, họ làm ngay. Và thậm chí còn làm hơn như vậy nữa, họ làm CMMI-L5. Sau khi làm xong, họ thậm chí còn dạy lại cho người Mỹ cách làm những cái CMMI-L4/5. Bởi vậy, trong công việc, người Mỹ hoàn toàn không thấy sự khác biệt về văn hoá, về ngôn ngữ... Họ thấy hoàn toàn tin tưởng và thoải mái...
1. Tôi tự hỏi chính bản thân mình: Điều đó có thể áp dụng ở Việt Nam hay không?
Câu trả lời là không... Và không chỉ là Việt Nam, mà thậm chí ở cả Trung Quốc cũng vậy. Điều khác biệt đã được chứng minh bằng thực tế và bằng lịch sử. Nếu như người Ấn Độ làm việc rất chuyên nghiệp (văn hoá Tây phương - đúng hơn là văn hoá Mỹ) nhưng cuộc sống xã hội rất đậm bản sắc văn hoá truyền thống. Thì ở Việt Nam hay Trung Quốc, người ta đang bắt đầu sống thực dụng theo kiểu xã hội phương Tây (một bộ phận, đặc biệt là giới trẻ) trong khi lại làm việc theo kiểu rề rà không chuyên nghiệp mà mình vẫn tự ru ngủ mình mỗi ngày: theo văn hoá phương Đông, theo kiểu truyền thống, theo những giá trị gia đình, có tình cảm...
Sự thay đổi, nhất là về văn hoá là khó kinh khủng… Nhưng có thật là không thể được?
2. Tôi chợt nhớ lại những lời của chính bản thân mình trước đây: văn hoá phương Tây chú trọng về khoa học, về tính thực tế, và chính vì vậy họ đi rất nhanh về kinh tế. Còn văn hoá phương Đông chú trọng về mối quan hệ giữa người với người và giữa con người với vũ trụ, với thiên nhiên nên họ duy trì được những nền văn hoá nhiều bản sắc, sản sinh những nhà tư tưởng lỗi lạc và tất cả những tôn giáo chính của thế giới. Thế giới không thể không có phương Tây vì lúc đó thế giới sẽ trì trệ không phát triển. Và thế giới không thể không có phương Đông, vì khi ấy thế giới sẽ trở nên cực đoan, thái quá và thực dụng. Cũng giống như một chiếc compa, phải có cả hai chân: cả chân trụ và chân xoay đều quan trọng. Cũng giống như một gia đình, cả người chồng và người vợ đều quan trọng.
Và như trong một gia đình, muốn hạnh phúc, mỗi người cần phải tự thay đổi cho phù hợp với vai trò mới: là vợ hay là chồng, là cha hay là mẹ...
Áp dụng lại vào trong trường hợp này: Chúng ta đã thực sự biết mình muốn gì hơn chưa? Và chúng ta đã chuẩn bị được cái tâm thế cần thiết để có được cái điều mà mình lựa chọn hay chưa?
Nếu chúng ta muốn có một nền kinh tế mạnh, muốn con cái mình sống sung sướng, muốn xoá được nỗi nhục của một nước "nghèo" và "nhỏ", thì từng người trong chúng ta phải sẵn sàng cho nó. Chúng ta phải thay đổi tâm thế của mình: thay vì tâm thế "phán xét" hay "phản kháng", chúng ta hãy lựa chọn tâm thế "tiếp nhận" và "cộng tác". Thay vì tâm thế "bị động", chúng ta hãy sẵn lòng với tâm thế "chủ động".
Yêu cầu về sự thay đổi tâm thế ấy không chỉ dừng lại ở góc độ từng cá nhân riêng biệt: các doanh nghiệp, các tổ chức và cả chính phủ nữa, đến lượt mình, cũng phải "học" cách thay đổi tâm thế. Cái cách mà chúng ta đối xử, giáo dục nhân viên hay xã hội giáo dục thế hệ trẻ sẽ phải khác. Cái cách mà chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp cũng sẽ phải khác. Tại sao, ở Trung Quốc, chính phủ sẵn sàng hỗ trợ 50% chi phí để các doanh nghiệp phần mềm lấy những chứng chỉ chất lượng quốc tế. Tại sao, Chính phủ Trung Quốc sẵn sàng lập ra một vài uỷ ban hay các công ty lớn sẵn sàng bỏ ra vài ông tiến sĩ chỉ để ngồi học những cái hay mà Ấn Độ đang làm để áp dụng, còn mình thì không? Tại sao những thành tựu khoa học công nghệ mới nhất đều được người Ấn tổ chức học hỏi, cập nhật ngay trong tháng, thậm chí trong tuần, trong khi ở đây mình lại đóng cửa "cho rằng mình hay", và thậm chí còn cố gắng "try to invent the wheel"?
Cái tâm thế ấy cũng sẽ phải là cái tâm thế vươn đến tầm cao chứ không phải là cái "trung bình chủ nghĩa" đã ăn sâu vào đến tận xương tuỷ của xã hội: học vừa đủ để đậu, để ra trường có việc làm, làm vừa đủ để còn được tăng lương, lãnh đạo vừa đủ để dự án/phòng ban của mình không bị than phiền. Khi mà phần lớn nhân viên đều chỉ lo cho nồi cơm của riêng mình, thì cái doanh nghiệp ấy sẽ đi về đâu? Khi mà phần lớn mọi người đều an phận thủ thường thì cái xã hội của những con người ấy sẽ đi về đâu?
Một ngày tôi sẽ thấy nền IT Việt Nam từ chối những hợp đồng cỡ chục triệu đô vì quá nhỏ!
Và một ngày tôi sẽ thấy từng hàng người nối đuôi nhau vào Việt Nam để học hỏi cái hay của một đất nước, của một dân tộc muốn và dám thay đổi!
Nếu như, vâng nếu như ngày hôm nay từng người trong chúng ta thay đổi tâm thế của mình...
Câu chuyện thứ hai: Những sự vận động
(Ghi từ blog của một chàng thạc sĩ 24 tuổi có nick là King Kong)
Tiếc là mình đã hỏi câu "Tại sao em chọn trường ấy?" hoặc "Em học trường ấy thì sẽ định ra làm gì?" nhiều lần, hầu hết đều khúc xạ đến các đấng sinh thành hoặc không trả lời được. Rất ít em xác định hoặc mong muốn được đầu ra sẽ thế nào. Hi, hình như ngày xưa mình cũng thế? Cả một sự thiệt thòi và lãng phí. Những tháng năm tự do, mạnh mẽ, sáng tạo, máu hiếu chiến hiếm có của cuộc đời.
Nhiều khi đi trên đường nhìn xe cộ tấp nập, chợt nhớ câu của một đại ca "Anh đang đi giữa dòng đời", lại lan man kiểu "Có khi nào trên đường đời tấp nập, ta vô tình đi lướt qua nhau?". Chiều hôm trước thấy một anh bán than, để vợ ngồi trong xe và đẩy đi, vừa đi vừa huýt sáo. Cũng lúc ấy, có một chàng cực “xì tin xì khói” cưỡi con SH đèo một em bé nõn nà phi qua, miệng chúm chím như cũng đang huýt sáo. Chả biết ai hạnh phúc hơn, nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu vợ mình phải ngồi trong xe than nhỉ?
Chợt những chuyện lan man đó làm mình phải nghĩ đến một số người, một số câu chuyện quanh mình.
Thằng em thân tín, tài năng và ngoan ngoãn đã tự động rời bỏ một chỗ làm mà bạn bè và mình mất bao nhiêu thời gian mới tìm ra và hỗ trợ được, không một lời nhắn nhủ hay giải thích. Công việc đúng sở thích và sở trường, hoàn toàn tự do về giờ giấc, làm với những người giỏi, thu nhập không tệ, công ty hoành tráng, tương lai ngon... nói chung cậu tự nhận xét là rất ổn. Cũng chẳng biết sẽ làm gì tiếp theo, rồi đi đâu về đâu. Gần 2 năm luyện sắt không thành. Vừa đến tận nhà cu cậu. Cậu không xác định được. Thiếu sức chiến đấu, thiếu động lực, thiếu tầm nhìn và khát vọng. Khó. Rất khó. Trước khi về, nhắc cậu một câu: "Anh sẽ không hỏi chú nữa, khi nào chú cần giúp gì thì qua anh, luôn luôn rộng cửa. Nhưng nếu anh qua nhà chú, mà chú không đủ khả năng kiếm cơm phải để vợ lo, thì đừng có mời anh uống rượu". Cuộc sống đang từng giờ chuyển động, sao lại đứng?
Di chuyển blog sang server khác do bị chặn :(
Rất là xin lỗi (có lẽ phải thay mặt VDC và cả cái đơn vị ra lệnh cho VDC phải chặn lại xin lỗi quý bạn về vấn đề này :P). Khi nào tình hình thay đổi thì lại chuyển về địa chỉ trên BlogSpot.com vậy...
Nhân tiện, xin mời đọc qua bài phỏng vấn ông Đỗ Quý Doãn, Thứ trưởng Bộ Văn Hoá - Thông tin về Tự do báo chí tại Việt Nam trên BBC Vietnamse để thông cảm có cái blog vớ vỉn của tui bị chặn, hix, hix, ...
Giới thiệu một chút về bản thân
Tên Quỳnh, họ Nguyễn. Chính vì thế mọi người vẫn gọi là Quỳnh Nguyễn, gọi mãi thành quen, đôi khi có người thấy viết là Quynh Nguyen, lại tưởng tên mình là Nguyên.
Sinh ngày 24 tháng 4 tại Hà Nội.
Hiện tại làm việc trong ngành máy tính (computer science), nói thế cho nó rộng, chứ ngành hẹp là làm phần mềm. Bắt đầu học tin học năm 1991, học được khá nhiều về các lĩnh vực khác nhau trong ngành máy tính là ở trường Đại học Thăng Long. Còn học làm phần mềm thực sự là qua các dự án khác nhau ở các công ty.
Bắt đầu đi làm là mở một trung tâm đào tạo về tin học ;), tên của nó là Trung tâm Tin Học & Bạn (IT&Y), hị hị, được khoảng nửa năm thôi. Sau đó tiếp tục cùng hợp tác & làm việc với các sinh viên khác của trường ĐH Thăng Long tại Trung tâm Tin học Thành Công (SIC) trong khoảng thời gian 1 năm.
Bắt đầu làm phần mềm thực sự là tại Công ty VIT-INFOTECH, thuộc tập đoàn VIT từ tháng 7 năm 1997 đến tháng 2 năm 2000. Trong khoảng thời gian đó, làm được 2 việc đáng kể là:
- Thiết kế và xây dựng Hệ thống Thông tin Điều Hành Tác Nghiệp. Đây là sản phẩm của Tiểu ban Tin học hoá & Quản lý Hành Chính Nhà nước, Ban Chỉ Đạo Chương Trình Quốc Gia về CNTT (IT 2000) giai đoạn 1996 - 2000 nhằm phục vụ công tác lưu trữ & quản lý công văn giấy tờ, trao đổi thông tin hoạt động tác nghiệp hàng ngày cho UBND Tỉnh/TP và các bộ ngành. Hệ thống được viết trên nền tảng Lotus Notes/Domino 4.5. Và đã được ứng dụng thành công tại một số nơi như: UBND Tỉnh Bình Định, UBND Tỉnh Kon Tum, UBND Tỉnh Pleyku, UBND Tỉnh Bắc Giang, VP Bộ Thương Mại, VP Bộ Giao Thông Vận Tải, VP UB Dân số & Kế hoạch hoá Gia đình, UB Chăm sóc & Bảo vệ Bà mẹ & Trẻ em Việt Nam, VP Cục Dự Trữ Quốc Gia, Trung tâm Khoa học Tự Nhiên & Công nghệ Quốc gia, ...
- Tổ chức đội ngũ làm việc và phân tích nghiệp vụ cho dự án xây dựng Hệ thống Thông tin Bảo Hiểm Nhân Thọ của BẢO VIỆT (Tổng Công ty Bảo Hiểm Việt Nam). Hệ thống này được xây dựng trên nền tảng Oracle 8 và hiện tại đang được sử dụng rất hiệu quả tại Bảo Việt và các chi nhánh trên toàn quốc. Về sau đội ngũ làm việc ở đây phân tán đi khắp nơi, có người đến 24mB, người thì sang VietSoftware Inc, người thì sang CMCSoft (bây giờ các thành viên này chính là nhóm phát triển sản phẩm thư viện điện tử iLib), người thì ra nước ngoài học hay làm việc gì đó....
Từ tháng 3 năm 2000, tớ rời khỏi VIT-INFOTECH và cùng 3 người nữa lập ra Công ty Phát triển Phần mềm 24mB, đây là một công ty con với vốn đầu tư của công ty Software Visioneer LLC. ở Chicago, USA. Thời gian ở 24mB chủ yếu xây dựng các hệ thống thông tin trên nền tảng web (web-based applications), nghiên cứu các quy trình phát triển phần mềm (software development process) như RUP (Rational Unified Process), XP (eXtreme Programming). Thời gian rảnh rỗi thì thi một số chứng chỉ như MCSD (Microsoft Cetificate for Solution Developer), BrainBench Professional, nghiên cứu về "7 thói quen của những người đạt hiệu quả cao" (7 habits for highly effective people) và "Phương pháp luận sáng tạo" (ARIZ & TRIZ). Trong thời gian đó, cũng đã tham gia & xây dựng được một số sản phẩm, đáng để kể ra đây chỉ vài ba cái như:
- Onlineflow 1.0 - Hệ thống tự động hoá quy trình (workflow automation system) trên ASP 3.0 & JavaScript. Điểm nổi bật của Onlineflow là cho phép xây dựng quy trình một cách trực quan như Domino Workflow của Lotus bằng cách kéo & thả (híc, nghĩ lại thấy mệt quá vì viết toàn bộ tương tác đó trên JavaScript). Sản phẩm cũng đã được đưa lên hoạt động chính thức tại địa chỉ www.onlineflow.com, nhưng bây giờ không được chăm sóc chắc website đó tèo rồi.
- Onlineflow 2.0 - Chính là nâng cấp phiên bản của Onlineflow 1.0 nhưng cái này được xây dựng trên công nghệ .NET. Thời điểm bắt đầu của sản phẩm là vào tháng 1 năm 2001, khi đó Microsoft mới đưa ra phiên bản beta 1 của .NET 1.0. Sau 6 tháng làm việc, sản phẩm cũng được đưa lên hoạt động tại website www.onlineflow.net nhưng bây giờ thì không còn cái site đó nữa. Sau đó Microsoft đưa ra bản beta 2 của .NET, và cuối cùng là bản chính thức với một số sửa đổi, nhưng những sửa đổi đó lại là bỏ bớt đi một số đối tượng hệ thống (system objects) đã được sử dụng trong Onlineflow 2.0, báo hại anh em phải sửa code chết thôi :(
- QTC Framework System (QTC nghĩa là Quality - Time - Cost) - Hệ thống tự động hoá quy trình dành cho các đơn vị phát triển phần mềm, trên nền tảng ASP 3.0 và COM. Thực chất hệ thống là mô phỏng lại các bước quan trọng trong RUP và cho phép nhóm phát triển tự thêm/bớt các tác vụ khác nhau. Nhưng vì quá khó sử dụng, rắc rối và chẳng QTC (Quality - Time - Cost) tý nào cả nên sản phẩm chẳng được áp dụng vào đâu, chỉ có các thành viên tham gia thì hiểu rõ RUP hơn, tất nhiên trong đó có tớ!!!. Nhưng giám đốc của 24mB đi đâu cũng khoe um cả lên ;) (hi hi, không nói nhiều nữa)
- FRMS (Funiture Rental Management System) - Hệ thống quản lý thông tin bán & cho thuê đồ nội thất cho công ty Swingles tại Chicago, USA. Hệ thống phục vụ hoạt động bán hàng, quản lý kho, phân phối hàng hoá... giữa các chi nhánh của Swingles trên toàn nước Mỹ, nói tóm lại đây là một hệ thống phức tạp và là một thành phần lớn của ERP. Không hiểu lúc đó nghĩ thế nào mà ngài giám đốc của 24mB lại nghĩ nó đơn giản, lại yêu cầu mọi người áp dụng cái thứ gì gọi là Command Pattern vào viết code. FRMS được viết trên ASP 3.0 với mô hình Fuesbox, viết COM bằng Visual Basic 6.0 với cái command pattern chết tiệt, từ web đi xuống dữ liệu phải qua đến 5 tầng đối tượng. Híc, tý nữa thì dự án sụp đổ. Cái học được thú vị nhất qua dự án này là đối với khách hàng Mỹ, phải trả lời thư điện tử ngay khi nhận được, cái này tớ chưa biết nên bị sếp lớn ở Mỹ (tên của sếp là Andy Bùi) gọi điện về xạc cho một trận ra trò. Về sau công ty Swingles hết kinh phí nên dự án bị dừng lại, chẳng biết đến lúc nào sẽ được đem ra dùng nữa :(
Tháng 11 năm 2001 tớ rỗi việc nên viết loảng xoảng một chuỗi các bài trên diễn đàn TTVNOnline, rồi đến tháng 3 năm 2002 tớ tạo ra trang web cá nhân này và đặt ở địa chỉ quynhnguyen.netfirms.com, nhưng sau trong vòng gần 1 năm thì cũng chẳng cập nhật thông tin nhiều.
Tháng 6 năm 2002, tình hình tài chính từ Chicago khó khăn nghiêm trọng nhưng giấc mộng làm giàu của ngài giám đốc 24mB thì quá lớn và muốn nhảy vào nhiều lĩnh vực khác nhau để kiếm nhiều xiền, thế nên 24mB được đổi tên thành Công ty Phát triển Giải pháp Đa công nghệ (Multi-Tech Solution Development) và chuyển văn phòng đến khách sạn La Thành trên đường Đội Cấn. Không biết tư duy kinh doanh của giám đốc Multi-Tech Solution Development như thế nào nữa khi thì viết tên công ty là MTSD (chắc là nhái lại cái MCSD, chứng chỉ của Microsoft), khi thì viết là Multi-Tech. Và đến ngày hôm nay, chính các thành viên của công ty đó và tớ cũng chẳng biết được chính xác tên viết tắt là gì nữa, một quá trình branding tuyệt vời!!!
Trong thời gian 1 năm ở MTSD, tớ thực sự là mệt mỏi vì công việc quá nhiều (nói chính xác là việc quá nhiều vì giấc mộng làm giàu lớn hay là muốn có nhiều xiền của ngài giám đốc), trong khi đó số % sở hữu của tớ cứ bị ỉm dần đi, không thấy nhắc đến nữa. Tuy vậy, trong một năm vất vả, cũng làm được 2 cái đáng kể:
- Xây dựng website của Buckingham Technology trên nền tảng sản phẩm QTC đã nói ở trên. Họ nói là muốn sử dụng nó để tracking các projects sẽ là việc sau này, thực ra họ chấp nhận bỏ ra 15,000 USD để thử tay nghề của anh em. Và dự án đã thành công, rồi sau đó Buckingham cũng mang lại cho MTSD một vài dự án khác, trị giá khoảng 80,000 USD. Nhưng bây giờ chẳng hiểu lý do gì mà Buckingham Technology cũng đã giải tán, và tất nhiên chẳng còn dự án nào cả.
- Nghiên cứu các hệ thống quản lý nội dung web (web-based content management system). Các kiến thức tìm hiểu được chủ yếu là từ website www.cmswatch.com và các sản phẩm open source trên SourceForge như Zope, phpNuke, phpCMS... Sau đó tớ cải tiến và Việt hoá cái sản phẩm Absolute News Manager v3.0 (bản ASP - mua của XIGLA Inc.) trở thành MTSD E-Content Engine 2002, hiện tại đang được sử dụng ở các website mà MTSD xây dựng, và sau này lại là một sản phẩm chủ đạo của MTSD và được đổi tên thành Multi-Tech xxx Online gì đó, mà hình như ngài giám đốc của MTSD vẫn khoe khắp nơi khi có cơ hội thì phải.
Sau một thời gian sử dụng (khoảng 5 tháng gì đó), tớ thấy sản phẩm này chỉ dùng được cho các đơn vị nhỏ (khoảng dưới 20 người), nên đề nghị nâng cấp, chính xác là xây dựng hệ thống content management khác có thể dùng cho doanh nghiệp cỡ vừa với số lượng người dùng nhiều hơn. Ngài giám đốc cũng đã đồng ý, lại còn ép tớ phải đặt tên là QWebSuite 2003, nhưng đang định làm thì đầu tháng 4/2003 ngài đã ra lệnh dừng lại giữa chừng và xếp xó, nhưng chẳng hiểu sao về sau ngài giám đốc lại già mồm bảo rằng tớ ăn cắp trí tuệ của MTSD khi viết WEB++!!!??? (mà ở đây hay hơn nữa là có vài thằng ngu copy cái đoạn này ra hoạnh hoẹ, hé hé). Và còn nữa, thậm chí ngài giám đốc còn bắt tớ không được dùng VBScript/ASP để phát triển sản phẩm, vì cái ngôn ngữ/công cụ này tớ bắt học và sử dụng khi đang làm việc ở 24mB, thế nên ngài giám đốc coi đó là "tài sản trí tuệ của MTSD" và tớ không được dùng ($#@^&*?/`!@#), tớ thật chẳng hiểu nổi nữa!!!???
Từ sau Tết năm 2003, tớ bắt đầu ngán ngẩm với các lời hứa hão huyền của ngài giám đốc MTSD, cùng với việc các cam kết về sở hữu khi xưa bị lờ tịt và cuối cùng là công việc mệt mỏi. Mặt khác, ngài giám đốc lại muốn hướng sản phẩm chiến lược vào kế toán & quản lý tài chính doanh nghiệp trong khi đó lại tuyên bố trước mặt mọi người trong công ty là không biết một tý gì về kế toán, thậm chí ngài đọc bản báo cáo tài chính mà chửa có hiểu gì cả!!!??? Chán quá!
Ngoài ra, ngài giám đốc cũng muốn tống cổ tớ khỏi công ty để đỡ khỏi phải chia lợi nhuận và do tớ đã dám hỏi một câu: "Tại sao tiền của công ty đi đâu hết?". Vậy là tớ bỏ MTSD về nhà ngồi chơi xơi nước vào cuối tháng 6 năm 2003, chấp nhận vứt đi số cổ phần sở hữu của mình ở MTSD. Vì nếu tính ra thì số cổ phần đó không thấm tháp vào đâu so với số cổ phần của Software Visioneer LLC đầu tư và sở hữu nhưng đã được "chùi sạch".
Suốt gần 2 tháng ở nhà (đúng ra là ngồi nhà vừa làm, vừa ngẫm và vừa chửi rồi cả vừa tính toán thêm nữa :D), tớ cùng 2 người nữa ngồi lại với nhau bàn chuyện lâu dài và lập ra Công ty Cổ phần Phần mềm Hà Nội (Hanoi Software JSC). Và tớ đem các kiến thức đã tìm hiểu được về content management cùng với các yêu cầu khác nhau, xây dựng thành sản phẩm quản lý nội dung website & thương mại điện tử có tên là WEB++, và hiện tại đã có khá nhiều khách hàng sử dụng sản phầm này như: FPT Elead Computer, Sở Du Lịch Hà Nội, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp ...
Đến trước Tết Giáp Thân 2004 vừa rồi, tớ có thu nhặt thêm được một số thông tin, tài liệu, phần mềm... đủ thứ linh tinh nhưng khá thú vị và rất muốn chia sẻ với mọi người, thế nên tớ lập website tại địa chỉ quynhnguyen.chungta.com, chuyển hết những gì ở NetFirms về đây, đưa lên thêm những thứ khác.
Hiện tại công ty tớ cũng đã đi qua giai đoạn start-up, bây giờ bắt đầu củng cố & phát triển. Và một số ý tưởng kinh doanh và công nghệ đang được thử nghiệm trước khi tung ra. Vậy sẽ cập nhật thông tin sau nhé!
Hơn một năm qua, tớ cũng đang xây dựng một sản phẩm khác chạy trên nền web, cũng có chút liên quan đến CMS nhưng CMS ở đây chỉ chiếm một tỷ trọng rất ít. Sản phẩm này hướng tới cộng tác và quản trị nội bộ dựa trên nền web nhiều hơn, nhưng nó cũng có thể dùng cho một website với khối lượng lớn thông tin, nghĩa là xây dựng một cái cổng (portal), và tới đặt tên nó là VIE Portal, thông tin chi tiết tớ đặt ở site www.vieportal.net, có gì qua đó xem nhé.
Ngoài ra, tớ cùng một anh nữa thu thập các thông tin, tri thức "rất thú vị" ở khắp nơi về (tất nhiên là cũng mất kha khá thời gian, tính theo năm) và đã đưa lên Internet chia sẻ với mọi người khắp nơi, mời ghé thăm ChúngTa.com để xem qua nhé, đảm bảo là sẽ thích.
Cũng đã gần cuối năm 2006, và sắp đi vào khoảng thời gian công việc nhiều và bận nhất trong năm rồi. Giữ gìn sức khoẻ, luyện tập tay nghề, chuẩn bị chiến đầu. Đến Tết Nguyên đán nghỉ luôn thể ;)
Nhoằng một cái thì giờ đã là quý 4 của năm 2021, cái blog được di sang domain riêng này cũng gần 5 năm rồi. Giờ chỉ sửa lại format của cái post này (lần trước là 2/12/2006) rồi cho hiển thị lại.
Cảm ơn bạn đã quan tâm,
Tyrion Q. Nguyen (aka Quỳnh Nguyễn)
(Cập nhật lần cuối lúc 2:30 ngày 15/10/2021)
Mục đích của blog
Trước hết, cảm ơn bạn đã bỏ chút thời gian quý báu ghé qua thăm cái blog ở nơi heo hút này ;)
Hồi trước (năm 2001) cũng ti toe làm một cái site cá nhân và đặt website ở NetFirms.com (quynhnguyen.netfirms.com), nhưng do hãng đó chỉ cho phép đưa file HTML (tự soạn rất cực khổ, không khoái như cái Blogger này), mà các file đó thì chỉ có dung lượng nhỏ thôi. Trong khi đó tớ lại có nhiều thông tin muốn chia sẻ với mọi người lại khá lớn nên chuyển sang địa chỉ quynhnguyen.chungta.com (toàn cái hay à, nào là Kama Sutra, nào là Tố Nữ Kinh, ...).
Khi đó các file được upload hết lên cái hosting miền phí web1000.com (vì cái thằng này nó cho 50Mb một host), nhưng sau đó bà con download ác quá nên chỉ sau 1 tuần đã bị cắt (kiểm tra log thì thấy ngày đầu tiên download là hết hơn 8Gb bandwidth). Mặt khác, công việc cũng bận bù đầu nên chẳng mấy khi cập nhật thêm thông tin.
Do đó, cái blog này mục đích chính là ghi chép những gì tớ thích hoặc cảm thấy thú vị. Sẽ có người thấy nó có giá trị nhưng cũng có người thấy nhảm nhí, nhưng không sao cả, ghi chép cho vui, thi thoảng đọc lại để giữ kỷ niệm thôi. Và cũng nhắc các bác các chú là đừng có "xin" những resources ngày trước nữa nhé, giờ chẳng cái server nào cho tui upload lên cả, được vài ngày thì hết toi nó band-width của người ta.
Một lần nữa, cảm ơn quý bạn đã ghé thăm nơi "thâm sơn cùng cốc" này! :D
(Cập nhật lần cuối lúc 0:34 AM ngày 03/02/2007)
Đọc nhiều nhất
-
Đường Định mệnh (Sự nghiệp/May mắn)
Dẫn nhập: ngày trước cũng tò mò về cái chủ đề chỉ tay, rồi xem tay, rồi tự đọc và tìm hiểu loạn xị cả lên, thực ra kết quả chính là để loè g... -
Phim: Buddha – Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca
Bộ phim Buddha về cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ đản sanh đến niết bàn. Bộ phim lấy cảm hứng ( hoặc cũng có thể gọi là được chuyển t... -
Xem phim "Analyze This" của Robert De Niro
Hôm nọ có xem cái phim "Analyze This" của Robert De Niro về xem, thấy vui vui, nay giới thiệu sơ sơ với mọi người... -
Nguyệt Ánh: Chill-out là thương hiệu của tôi
Chủ đề cuộc gặp lần này xoay quanh dự án Nguyệt Ánh Chill-out của Nguyệt Ánh đang được chú ý trên báo chí, trong các forum âm nhạc và cả ở ... -
Nếu không có thực lực, bạn chỉ là kẻ ăn bám
Dựa vào núi núi đổ, dựa vào người người chạy, chỉ có tự dựa vào chính mình mới là đáng tin cậy nhất. Ba mẹ có là ông nọ bà kia đi chăng nữa... -
Tại sao nhà Tây Sơn sụp đổ?
© Giang Lê - The X file of History Trong lịch sử Việt Nam tồn tại không ít các cuộc khởi nghĩa nông dân; tuy nhiên đỉnh cao nhất phải kể ... -
36 câu hỏi để yêu nhau
20 năm trước, nhà tâm lý học người Mỹ Arthur Aron đã tự soạn ra một bộ 36 câu hỏi, với mục đích khiến cho hai người hoàn toàn xa lạ yêu nhau...