Hiển thị các bài đăng có nhãn Bệnh Tâm lý. Hiển thị tất cả bài đăng
Người sống THỌ không phải do Ăn Uống hay Vận Động
Bà Elizabeth H. Blackburn, người đoạt giải Nobel sinh học (2009) đã chỉ ra rằng người ta sống thọ hay khỏe mạnh không phải do ăn uống tẩm bổ hay vận động tích cực; mà là do giữ được tâm lý cân bằng. Ăn uống điều độ chiếm 25%, các hoạt động trong cuộc sống chiếm 25%, tâm lý cân bằng chiếm những 50%.
Tôi bỏ việc để đi học về trầm cảm. Dưới đây là những gì tôi học được.
Mày 25 tuổi và đang điều hành một công ty nhỏ. Có nhiều người gấp đôi tuổi mày còn chưa làm được như vậy mày biết không?
Con bạn tôi làm ở BBC rất bỡ ngỡ trước quyết định này. Tôi kể với nó về sự trầm cảm tôi phải đối mặt kể từ khi thành lập doanh nghiệp riêng hai năm về trước. Nhưng nó không tin. Trong suy nghĩ của cô gái trẻ, tôi đang sống một cuộc sống đáng mơ ước, trong khi cô thì mắc kẹt với công việc của mình. Nhưng tôi thì chỉ muốn nói cho nó biết là tôi đang chìm, rất nhanh. Nhưng nó không tin – cái vẻ mặt hoang mang dần dần chuyển thành những lời trách móc mà ai ai cũng đã nghe đi nghe lại đến phát chán: Mày sẽ vượt qua được thôi mà. Chỉ cần suy nghĩ tích cực thôi. Sống lạc quan lên. Học cách biết ơn đi!
Nhưng không, tôi không vượt qua được. Trầm cảm và tôi đã sống chung với nhau từ rất lâu rồi. Tôi đã từng chối bỏ nó, làm ngơ nó, và nhồi nhét nó trong suốt nhiều năm. Tôi đã từng cố chiến đấu nhưng thất bại. Và khi có vẻ như không còn lối thoát, tôi đi bộ hơn 800km vòng quanh Tây Ban Nha, hai lần, để quyết tâm hạ gục con quái vật này. Nhưng vẫn không khá hơn tí nào.
Một điều tôi học được là ngay cả ở những lúc yếu đuối nhất của bản thân, chúng ta vẫn kiên cường và cứng cáp hơn chúng ta nghĩ nhiều.
Lần này, tôi quyết định bỏ việc, bỏ cả công ty lại đằng sau, dành những năm tháng tiếp theo để trò chuyện với những nghệ sĩ, doanh nhân, bác sĩ lâm sàng, thiếu niên, gamer – tất cả những người tôi có thể tìm được mà đã từng tiếp xúc với trầm cảm và dám mở lòng để nói về điều đó. Tôi muốn biết những lý do làm con người sụp đổ, và làm thế nào để chúng ta có thể chữa lành những vết thương.
Tôi đã rất ngạc nhiên với phản ứng của mọi người về nghiên cứu đầy ngẫu hứng này của tôi. Gần như mọi người đều mở lòng với tôi, một người hoàn toàn xa lạ, họ chia sẻ những câu chuyện về sự mất mát cùng những đau khổ của mình, nhưng họ cũng nói về sự quyết tâm của bản thân, niềm vui của việc chiến đấu và sống sót. Một điều tôi học được là ngay cả ở những lúc yếu đuối nhất của bản thân, chúng ta vẫn kiên cường và cứng cáp hơn chúng ta nghĩ nhiều.
Những cuộc trò chuyện này cũng làm tôi nghĩ lại mối quan hệ giữa bản thân với sự trầm cảm. Đa số những người phức tạp, thú vị, thông minh, sáng tạo, có nét nhất mà tôi đã từng gặp đều đã từng (hoặc vẫn đang bị) trầm cảm. Đối với họ, cực đoan của sự đau khổ đã cho phép họ khám phá những nơi sâu thẳm nhất của bản thân, làm cho họ sống một cách bất khuất hơn.
Vài tháng sau khi bắt đầu nghiên cứu của mình, tôi đến dự một buổi đọc sách của tác giả người Anh Matt Haig, tại buổi đọc đó, ông giới thiệu cuốn sách Reasons to Stay Alive. Haig là một người ăn nói nhẹ nhàng, có đôi nét hơi xấu hổ - hoặc đây là cách nói khác của việc Haig rất cẩn trọng với câu chữ của mình, không muốn tiết lộ quá nhiều về nội tâm ông. Thay vì trực tiếp trả lời những câu hỏi về trầm cảm, ông đưa ra cho chúng tôi một góc nhìn mới. Ông kể rằng, đa số những lá thư từ người hâm mộ mà ông nhận được đều là từ những đứa trẻ 13 tuổi.
Nhưng tại sao? Những đứa trẻ 13 tuổi đáng lẽ phải đọc truyện tranh hay mấy cuốn tiểu thuyết giả tưởng về ma cà rồng chứ? Reasons to Stay Alive? Ở tuổi 13 á? Khi mọi người bắt đầu lầm bầm cầm sách lên cho tác giả ký, tôi ngồi đó, đực mặt ra, trong lòng bỗng cảm thấy rạo rực.
Tôi đã có thể gạt bỏ đi cảm giác khó chịu đó. Thanh thiếu niên không bị trầm cảm. Chúng là những đứa trẻ bốc đồng, thiếu chín chắn, hay tỏ vẻ ủ rũ, quá nhạy cảm với mọi chuyện và cực kỳ khó hiểu. Chúng nói về đạn dược các thứ, nhưng chỉ vậy thôi. Chúng nói về những mối tình trái ngang và sự nổi loạn tuổi teen, nghe thì có vẻ hơi tệ nhưng đấy mới thật sự là tuổi teen. Hormone rồi sẽ từ từ lắng xuống, sự điên cuồng rồi sẽ dần dần chuyển sang sự trưởng thành.
Trong nghiên cứu của mình, tôi đã phỏng vấn nhiều chuyên gia tâm lý học, và họ cũng nói rằng thanh thiếu niên không thuộc lớp đối tượng có nguy cơ mắc trầm cảm cao. Ai cũng biết rằng độ tuổi 20 – 30 mới chính là khoảng thời gian mà trầm cảm lấp ló sau cuộc sống mỗi người. Và ngoại trừ một số vụ xả súng ở trường học ra thì cuộc sống nội tâm của những đứa trẻ 13 tuổi thật sự không có gì nhiều để khám phá và thăm dò.
Nhưng tôi đã không bỏ qua được những lời nói của Haig. Nghiên cứu của tôi cũng đang dần cho ra một kết quả tương tự. Kể từ khi tôi bắt đầu nói chuyện với những nạn nhân bị trầm cảm và cuộc chiến của họ, tôi cũng đã tìm hiểu thêm về những phương pháp trị liệu, những nghiên cứu khoa học đằng sau chúng, và những trải nghiệm cá nhân. Tôi đã nói chuyện với mọi người ở những nẻo đường khác nhau của cuộc sống, và khi nhìn lại bức tranh toàn cảnh, tôi nhận thấy có một sợi chỉ đỏ liên kết họ lại với nhau.
Khi tôi hỏi họ về lúc mà mọi thứ bắt đầu rạn nứt, nhiều người chỉ điểm về những năm tháng thiếu niên của họ, khoảng thời gian họ còn là những đứa trẻ ở tuổi vị thành niên. Hồi đó, họ không hiểu hoặc không biết về khái niệm thế nào là trầm cảm. Nhận thức về căn bệnh này đến rất lâu sau khi họ đã phải khổ sở. Nhìn vào quá khứ của mỗi người, họ đều rất khổ sở để tìm ra cách diễn đạt những gì đang diến ra bên trong những cảm xúc của bản thân, và tại sao, làm thế nào mà những cảm xúc này lại ở đó. Thấy được cảm xúc thô của bản thân và cố gắng hiểu được chúng cùng những suy nghĩ đã nhạt dần trong ký ức thật sự là một điều không hề dễ dàng gì.
Về cốt lõi, trầm cảm nghe giống như là một đứa trẻ bị mất đi sự hồn nhiên của mình vậy.
Nhưng tôi vẫn đang cố gắng hiểu được những suy nghĩ và cảm xúc thô này, một phần vì sự hiếu kỳ của bản thân, và một phần vì tôi thấy được đang có một mẫu hình chung xuất hiện quanh những câu chuyện này. Mọi người kể câu chuyện của mình, nhưng họ cố gắng kiếm một hình ảnh ẩn dụ nào đó để nói lên nỗi đau của bản thân, cứ như là chỉ lời nói không thì chẳng thể nào diễn tả được hết vậy, và trong số những người tôi đã phỏng vấn, nhiều người đã có cùng một trải nghiệm: Về cốt lõi, trầm cảm nghe giống như là một đứa trẻ bị mất đi sự hồn nhiên của mình vậy.
Sự hồn nhiên ở đây chính là cách mà những đứa trẻ vô tư tồn tại, cách chúng sống thoải mái dưới lớp da của bản thân và ngây thơ tin tưởng rằng mọi thứ đều tốt đẹp và sẽ luôn như vậy. Khi sự ngây thơ này mất đi, lý do không hẳn là vì chúng ta đã lớn lên, mà do đâu đó trên đường, chúng ta đánh mất đi cảm giác rằng bản thân mình xứng đáng. Trải nghiệm này được nhà nghiên cứu Brené Brown miêu tả lại rất chi tiết: Cảm giác hoặc trải nghiệm vô cùng đau đớn khi nhận ra rằng bản thân có rất nhiều thiếu sót, từ đó tự nhận bản thân không đủ xứng đáng để được yêu thương – Một sự kiện nào đó chúng ta đã trải nghiệm, tự bản thân gây ra, hoặc những lỗi lầm trong quá khứ, làm cho chúng ta cảm thấy không còn xứng đáng với những mối quan hệ.
Thật vậy, cảm giác không xứng đáng và mất đi sự hồn nhiên này chính là hình mẫu chung trong những cuộc gặp gỡ của tôi. Tôi nhận thấy rằng khi bạn lột bỏ đi các lớp triệu chứng của bệnh tâm lý – sự thiếu năng lượng, không thể cảm nhận niềm vui, mất đi mục đích sống, lo lắng gặm nhấm, và sự cô lập – thì bạn sẽ thấy được cảm giác cốt lõi đó, chính là sự xấu hổ, và nhục nhã.
Sự xấu hổ và nhục nhã ở đây không phải là theo cái nghĩa mà Sigmund Freud đề ra trong phức cảm Oedipus – những ham muốn biến thái và bốc đồng cơ bản của con người. Sự xấu hổ và nhục nhã ở đây chính là việc tự ghê tởm bản thân và sự bộc phát của những lời tự phê bình, “Mình không xứng đáng, mình không thể nào bằng người khác được, mình không quan trọng, nơi này không thuộc về mình”.
Với những suy nghĩ này trong đầu, chúng ta tự mặc định bản thân là người có lỗi trong mọi chuyện. Và cũng chính những suy nghĩ này là thứ dần khiến cho bạn bị trầm cảm, ngay cả khi cuộc sống vốn dĩ vẫn bình thường đến bao nhiêu.
Nhà phê bình nội tâm trong mỗi chúng ta có vẻ như là luôn đúng và có cảm giác như không thể nào tránh khỏi được, không thể nào bị câm lặng và đã bị hàn sâu trong tính cách của mỗi chúng ta. Nhưng sự thật không phải là như vậy.
Sự xấu hổ lớn lên ở những năm tháng tuổi teen, có khi là sớm hơn. Trong những căn phòng trị liệu tâm lý là những người có vẻ như đã vượt qua được những năm tháng đó nhưng sâu bên trong, họ vẫn còn cảm thấy bản thân mình là cái đứa nhóc dị hợm ở trường, con cừu màu đen, hoặc là cái đứa cố hoài mà vẫn không làm được gì nên hồn. Chúng ta đều có những nhà phê bình nội tâm kiểu đó. Nhưng có những người – những nghệ sĩ, những doanh nhân, những người trầm cảm lâu năm – họ sống gần gũi hơn với những nhà phê bình của họ. Họ bước đi trên phố mà những tiếng nói phê bình đó không còn là những giọng nói trong đầu họ, mà đối với họ, những giọng nói đó đã trở thành cái loa phát thanh. Brené Brown gọi những giọng nói đó là những con quỷ, Arianna Huffington gọi nhà phê bình nội tâm của cô là con bạn cùng phòng khó chịu, còn tôi gọi nhà phê bình của tôi là biên tập viên. Tôi luôn nghe tiếng biên tập viên của mình, lẩm bẩm nhắc đi nhắc lại những lỗi sai trong câu chữ của tôi, những thứ tôi đã có thể nói mà sẽ làm cho tình huống đỡ bối rối hơn.
Nhà phê bình trong mỗi chúng ta có vẻ như là luôn đúng và có cảm giác như không thể nào tránh khỏi được, không thể nào bị câm lặng và đã bị hàn sâu trong tính cách của mỗi chúng ta. Nhưng sự thật không phải là như vậy. Nhà phê bình này thực chất là sự phán xét của những người khác về bản thân chúng ta, dù là thực tế hay tự chúng ta tưởng tượng ra, và khi tâm trí chúng ta còn mong manh, chúng ta nội tâm hóa những lời phán xét, bình luận này, để chúng hàn sâu thành một nhà phê bình nội tâm. Sau đó, không có sau đó nữa. Những lời đánh giá và nhận xét của người khác có thể không trực tiếp làm chúng ta tổn thương, một nhận xét thoáng qua, một cái nhìn chằm chằm, hoặc một câu bình phẩm đơn thuần nhưng nghe giống chỉ trích thường là đã đủ để cho sự xấu hổ tự khắc ăn nhập vào suy nghĩ của chúng ta, và rồi nó như một con ký sinh trùng, lúc nào cũng bám lấy suy nghĩ của chúng ta, ăn hết đi sự tự tin mà chúng ta đã xây dựng, và quyết không bao giờ rời bỏ chúng ta.
Chúng ta cũng đánh mất đi sự ngây thơ của bản thân khi những niềm tin chúng ta có về cuộc sống bắt đầu lung lay và thay đổi. Một thành viên gia đình rời đi và không quay lại, thế là sự linh thiêng của khái niệm gia đình bỗng nhiên bị phá vỡ. Một sự kiện thế này có thể làm cho chúng ta cảm thấy như chúng ta đã mất đi những nguyên tắc của bản thân, mỏ neo đến bến cảng an toàn cũng đã rời xa chúng ta. Nếu như nhà, nơi mà chúng ta luôn có thể quay về, mất đi sự linh thiêng của nó, thì chúng ta còn có thể đi về đâu và tin ai được nữa? Từ nhỏ đến giờ chúng ta đã bao giờ được yêu thương chưa? Chúng ta còn có thể tin được ai nữa không? Chính sự mong manh này sẽ là thứ làm cho chúng ta cứng rắn và khô cằn hơn với thế giới xung quanh.
Và nếu như cuộc sống ở nhà là chưa đủ thì còn có trường học. Cài cúc áo bộ đồng phục vào, học sinh sẽ được khen nếu trả lời đúng, bị phạt nếu dám nói chuyện trong lớp, học sinh gần như không được tự khám phá sự tò mò và trí tưởng tượng của bản thân. Chúng ta, khi ở trường đều đang được nhào nặn thành một đơn vị của xã hội lý tưởng.
Khá tình cờ, nhưng đa số những người mắc chứng trầm cảm mà tôi phỏng vấn đều là những học sinh cá biệt. Họ cảm thấy chán nản – và giáo viên, hoặc là cố vấn tâm lý nói thế này với họ - rằng họ không có động lực học, hoặc bị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) – và nếu thẳng thắn nói ra, thì họ chỉ đang muốn nói rằng cái đứa nhóc này nó lười, bị đần và không muốn học. Những học sinh cá biệt này thường bỏ lớp để ngồi chơi game, để làm gì? Để được ở bất cứ nơi nào khác ngoài lớp học.
Những điều tôi nói trên đây có thể không có gì mới lạ lắm. Tuổi thơ và tuổi thiếu niên đóng một vai trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa trầm cảm phát sinh sau này. Trị liệu tâm lý thường dựa vào các chứng loạn thần kinh chức năng mà có thể đã được truyền cho chúng ta từ cha mẹ và cách mà chúng xuất hiện trong tiềm thức để ám ảnh chúng ta trong cuộc sống sau này. Nhưng người ta chỉ chú ý đến những thứ nổi trên bề mặt – bí mật gia đình, những cuộc cãi vã thê lương giữa bố mẹ và con cái, mấy ông chú lạm dụng, ông bố nghiện rượu,… - và sau đó họ chỉ gom hết những thứ này lại và cho rằng chúng là những yếu tố di truyền, rối loạn chức năng não.
Chúng ta, con người, thường rất bộp chộp cho rằng trầm cảm là một thứ gì đó thuộc về bệnh lý, trong khi sâu thẳm, cốt lõi của trầm cảm lại là một thứ mang tính cá nhân. Tìm được cái thứ gọi là trầm cảm trong cách mà chúng ta sống mỗi ngày, trong mối liên hệ giữa mỗi cá thể và thế giới sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với việc cố gắng tìm nó đâu đó trong não chúng ta. Và, có lẽ, thay vì chữa sự khốn khổ này bằng những loại thuốc xịn hơn và mắc tiền hơn, chúng ta có thể ngồi xuống, lắng nghe và hiểu những thứ làm cho chúng ta cảm thấy xấu hổ và tủi nhục, những thứ mà xã hội, những giáo viên, và ngay cả chúng ta, đang bắt những đứa trẻ phải chịu đựng, tại sao chúng ta không bắt đầu bằng việc giúp thế hệ sau này lấy lại sự ngây thơ của chúng?
Một bài học mà tôi đã học được từ tất cả những thứ này là viên thuốc thần kì không hề tồn tại, không có bài tập trị liệu hay tư thế thiền nào có thể chữa lành được những vết thương của chúng ta. Những thứ này có thể giúp ích, tất nhiên rồi, nhưng bí quyết thật sự thì rất đơn giản nhưng lại quá khó để nhận ra và chiêm nghiệm: Bí quyết thật sự chính là nhận ra rằng chi riêng bản thân chúng ta là đã đủ rồi. Rằng chúng ta không hề khác biệt, kỳ lạ, tan vỡ, hư hỏng, lầm lỗi, không được yêu thương hay không đáng thương. Nhưng thay vào đó, chúng ta vẫn luôn xứng đáng, kể cả với những thiếu sót của bản thân, chúng ta mạnh mẽ sau những tổn thương, dũng cảm trong những nỗi sợ hãi, chúng ta đủ tốt, chúng ta đều có tiềm năng, chúng ta độc đáo, tuyệt vời, và chúng ta cũng vẫn đang mò mẫm, cố tìm lấy một chỗ đứng trong cuộc đời này.
Tác giả: Elitsa Dermendzhiyska
Nguồn: Medium
Bản dịch của: Trần Hoàng Khanh - Quora Vietnam
Artwork: Depression by Erik Turner
Bệnh Tà dâm - nay đã ầm ĩ ở Việt Nam
Khi trước đọc báo, thấy việc chữa trị bệnh này hoàn toàn là chữa tâm lý, và các nước phương Tây cũng đã chữa trị từ lâu rồi. Gần đây thấy xuất hiện ở VN, nhưng chửa thấy nói đến việc chữa & trị thế nào. Nay đọc cái bài về bệnh tà dâm này trên Thanh Niên Online thì thấy khá kỳ quái, nhưng không bất ngờ.
Cuộc sống, xã hội sô bồ bận bịu nhiều, nhiều thứ bệnh sinh ra, nhiều suy nghĩ quái đản nảy sinh, nhưng mỗi cái ở VN hình như người ta chưa có chuẩn bị cho vấn đề này thì phải, mãi đến giờ cái nghề bác sỹ tâm lý chưa thấy phát triển mạnh ở Việt Nam, thế thì bấu víu vào đâu đây? Hay lại dzô cái khoa Tâm Thần của các bệnh viên?....
Để thêm thời gian, nhìn xem xã hội phản ứng ra sao....????!!!!
Đọc nhiều nhất
-
Đường Định mệnh (Sự nghiệp/May mắn)
Dẫn nhập: ngày trước cũng tò mò về cái chủ đề chỉ tay, rồi xem tay, rồi tự đọc và tìm hiểu loạn xị cả lên, thực ra kết quả chính là để loè g... -
Phim: Buddha – Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca
Bộ phim Buddha về cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ đản sanh đến niết bàn. Bộ phim lấy cảm hứng ( hoặc cũng có thể gọi là được chuyển t... -
Xem phim "Analyze This" của Robert De Niro
Hôm nọ có xem cái phim "Analyze This" của Robert De Niro về xem, thấy vui vui, nay giới thiệu sơ sơ với mọi người... -
36 câu hỏi để yêu nhau
20 năm trước, nhà tâm lý học người Mỹ Arthur Aron đã tự soạn ra một bộ 36 câu hỏi, với mục đích khiến cho hai người hoàn toàn xa lạ yêu nhau... -
Nguyệt Ánh: Chill-out là thương hiệu của tôi
Chủ đề cuộc gặp lần này xoay quanh dự án Nguyệt Ánh Chill-out của Nguyệt Ánh đang được chú ý trên báo chí, trong các forum âm nhạc và cả ở ... -
Để yêu bất kì người nào, hãy làm những điều sau
Hơn 20 năm trước, nhà tâm lý học Arthur Aron đã thành công trong một thí nghiệm vô tiền khoáng hậu: làm cho 2 người xa lạ yêu nhau. Hè năm n... -
10 kỹ năng & nguyên tắc giúp bạn trở thành chuyên gia
Kiến thức là vô cùng quan trọng và một điều tuyệt nhiên luôn đúng là nếu muốn thành công, bạn cần có một nền tảng kiến thức vững chắc. Tuy...
Tham khảo
Liên kết web
Phân loại
Báo chí
(55)
Văn hoá
(33)
Tâm lý
(29)
Tán nhảm
(27)
Công nghệ
(25)
Blog
(17)
Xã hội
(16)
Nghề nghiệp
(15)
Phim
(15)
Quora
(14)
Con người
(13)
Kinh doanh
(13)
Nhạc
(13)
Cuộc sống
(11)
Kỹ năng
(11)
Marketing
(11)
Công cụ
(10)
Lập trình
(10)
Lịch sử
(10)
Sách
(10)
Cặp đôi
(9)
Phát triển
(9)
Thiền
(8)
Tình yêu
(8)
Tản mạn
(7)
Sức khoẻ
(6)
Chính trị
(5)
Giáo dục
(5)
Hạnh phúc
(4)
Kim Dung
(4)
Kiếm hiệp
(4)
Mạng xã hội
(4)
Phát triển cá nhân
(4)
Phần mềm
(4)
Tiền tệ
(4)
Tài chính
(4)
Thực hành
(3)
Tâm linh
(3)
Quản lý công việc
(2)
Quản lý thời gian
(2)
Tiếp thị
(2)
Chăm sóc khách hàng
(1)
Làm việc
(1)
Lãnh đạo cá nhân
(1)
Nguỵ biện
(1)
Quản lý cá nhân
(1)
Thương hiệu
(1)
Tình dục
(1)