20 nghịch lý trong cuộc sống nhưng nó lại là sự thực
Tác giả: Mark Manson
Bản gốc: 20 PARADOXES THAT ARE TRUE
Bản dịch tiếng Việt của Quora Vietnam
1. Bạn càng ghét một đặc điểm nào đó ở người khác, càng có nhiều khả năng bạn đang phủ nhận đặc điểm đó của chính mình. Carl Jung tin rằng những điều bạn không thích ở người khác chính là sự phản ánh những đặc điểm mà bản thân chúng ta đang phủ nhận. Freud gọi nó là “phép phản chiếu”. Mọi người thường sẽ gọi đó là “khốn nạn”. Ví dụ, một người phụ nữ tự ti về cân nặng của mình sẽ chê người khác mập. Một người đàn ông tự ti về tài chính của mình sẽ phán xét thu nhập của người khác.
2. Những người không thể tin ai, thì không thể tin tưởng được. Những người luôn cảm thấy bất an trong các mối quan hệ sẽ có nhiều khả năng phá hỏng các mối quan hệ đó. Đây được gọi là "Hội chứng Good Will Hunting", những người này sẽ bảo vệ bản thân tránh bị tổn thương bằng cách làm tổn thương người khác trước.
3. Bạn càng cố gây ấn tượng với mọi người, họ sẽ càng ít ấn tượng. Chẳng ai thích một tên “cố quá thành quá cố” cả.
4. Bạn càng thất bại nhiều, bạn càng có khả năng thành công hơn. Nghe cứ như là mấy câu truyền cảm hứng của người nổi tiếng nhỉ. Chắc bạn đã nghe nhiều rồi. Edison đã thử hơn 10.000 mẫu bóng đèn trước khi cho ra mắt công chúng. Michael Jordan đã bị loại khỏi đội bóng cấp ba của mình. Thành công đến từ sự cải thiện và sự cải thiện lại đến từ thất bại. Không có lối tắt cho điều này đâu.
5. Bạn càng sợ điều gì, bạn càng nên đối mặt với nó. Ngoại trừ các hoạt động thực sự đe dọa đến tính mạng hoặc gây hại cho bản thân, phản ứng chiến-hay-chuồn được kích hoạt trong cơ thể khi chúng ta đối diện với những tổn thương trong quá khứ hoặc khi muốn hiện thực hóa một bản thể mà chúng ta mơ ước. Ví dụ: khi nói chuyện với một người hấp dẫn; khi gọi hỏi xin việc; nói trước đám đông; bắt đầu kinh doanh; đề cập đến một chủ đề gây tranh cãi; báo tin buồn với ai đó v.v. Đây là tất cả những điều khiến bạn sợ hãi, và chúng làm bạn sợ hãi vì chúng là những việc nên làm.
6. Bạn càng sợ chết, bạn càng ít tận hưởng cuộc sống hơn. Giống như một trong những câu nói yêu thích của tôi, “Cuộc đời ngắn lại và dài ra theo tỉ lệ của lòng dũng cảm”.
7. Càng học nhiều, bạn càng nhận ra mình biết ít như thế nào. Mỗi khi đạt được một tầm cao hiểu biết mới, bạn sẽ thấy càng nhiều câu hỏi được đặt ra hơn là câu trả lời.
8. Bạn càng ít quan tâm đến người khác, bạn càng ít quan tâm đến bản thân hơn. Tôi biết điều này có thể đi ngược lại với mọi nhận thức mà bạn đã từng có về một kẻ không cần ai bên cạnh, nhưng con người đối xử với những người xung quanh theo cách họ đối xử với chính bản thân mình. Bên ngoài có thể không rõ ràng, nhưng những người đang tàn nhẫn với những người xung quanh là tàn nhẫn với chính họ.
9. Chúng ta kết nối nhiều hơn, nhưng lại cảm thấy cô đơn hơn. Nhờ các thiết bị liên lạc hiện đại, chúng ta giao tiếp nhiều hơn, nhưng nghiên cứu lại tìm thấy sự gia tăng đáng kể của chứng cô đơn và trầm cảm trong vài thập kỉ qua.
10. Bạn càng sợ thất bại, bạn càng dễ thất bại. Đây được gọi là lời tiên đoán tự thực hiện (self-fulfilling prophecy).
11. Bạn càng thúc đẩy một thứ gì đó, bạn sẽ càng cảm thấy khó đạt được. Khi chúng ta cho rằng một điều gì đó là khó khăn, chúng ta thường vô thức làm cho nó trở nên khó khăn hơn. Chẳng hạn, trong nhiều năm, tôi từng cho rằng bắt chuyện với một người lạ là điều gì đó rất bất thường và vô cùng khó. Vì vậy, tôi đã dành rất nhiều thời gian để lên chiến lược và nghiên cứu nhiều cách để có thể tiếp cận với những người mà tôi không biết. Tôi không hề nhận ra tất cả những gì mình phải làm chỉ là nói “Xin chào” và sau đó hỏi một câu hỏi đơn giản; điều đó giúp tôi thành công khoảng 90%. Nhưng vì cảm thấy khó khăn, tôi đã tự làm khó mình.
12. Bạn đang có thứ gì, bạn sẽ càng ít trân trọng nó. Con người có sự thiên vị với những thứ xa vời hơn là những thứ trước mắt. Chúng ta vô thức cho rằng những thứ khan hiếm là có giá trị và những thứ có sẵn thì không. Điều này hoàn toàn sai.
13. Cách tốt nhất để tìm được tình yêu là không cần phải ở bên người khác. Trong thực tế, cách tốt nhất để tìm kiếm một mối quan hệ tình cảm là hãy hạnh phúc khi vẫn còn độc thân, và đầu tư nhiều hơn vào bản thân.
14. Bạn càng trung thực về lỗi lầm của mình, mọi người sẽ càng nghĩ bạn hoàn hảo. Điều tuyệt vời nhất về những sai lầm của bản thân chính là bạn càng chấp nhận những thiếu sót của mình, mọi người sẽ càng bỏ qua thiếu sót của bạn.
15. Bạn càng cố gắng giữ chặt ai đó, bạn càng đẩy họ ra xa. Đây là lý do khiến sự ghen tuông trong các mối quan hệ trở nên vô nghĩa: một khi hành động hoặc cảm xúc trở thành nghĩa vụ, chúng sẽ mất hết ý nghĩa. Nếu bạn gái của bạn cảm thấy bị ép buộc phải dành ngày cuối tuần cho bạn, thì thời gian hai bạn ở bên nhau đã trở nên vô nghĩa.
16. Bạn càng cố gắng tranh cãi với ai đó, bạn càng ít có khả năng thuyết phục họ đồng ý với quan điểm của mình. Lý do bởi vì hầu hết các cuộc tranh luận có bản chất bị chi phối bởi cảm xúc. Cảm xúc sẽ nảy sinh khi những giá trị hoặc lòng tự tôn của một người bị xúc phạm. Logic chỉ được sử dụng để xác nhận những niềm tin và giá trị đã tồn tại từ trước. Các cuộc tranh luận thông thường hiếm khi đề cập đến những sự thật khách quan thay vào đó mọi người lại cố gắng thay đổi quan điểm của đối phương. Đối với bất kỳ cuộc tranh luận đúng nghĩa thực sự nào, cả hai bên phải bỏ qua cái tôi của mình và chỉ được đả động đến vấn đề cần bàn. Điều này là rất hiếm, cứ hỏi nất kỳ ai từng tham gia thảo luận trên mạng là biết (như QRVN chẳng hạn)
17. Bạn càng có nhiều sự lựa chọn, bạn càng ít hài lòng với lựa chọn của mình. Đây gọi là “Nghịch lý sự lựa chọn”. Nghiên cứu chỉ ra rằng khi chúng ta có rất nhiều lựa chọn, chúng ta có chi phí cơ hội cao hơn đối với mỗi lựa chọn của mình. Do đó, chúng ta ít hài lòng hơn với quyết định của bản thân.
18. Một người càng nghĩ rằng mình đúng, họ càng chẳng biết gì. Có một mối tương quan trực tiếp giữa mức độ cởi mở của một người đối với các quan điểm trái chiều và mức độ mà người đó thực sự hiểu rõ về bất kỳ chủ đề cụ thể nào. Như nhà triết học Bertrand Russell từng nói: “Vấn đề của thế giới này chính là bọn ngốc thì lại kiêu căng còn bọn thông minh thì lại đa nghi”.
19. Điều chắc chắn duy nhất là không có gì là chắc chắn (Trans: Ngoại trừ cái chết và thuế nhỉ).
20. Thứ duy nhất vĩnh hằng chính là sự thay đổi. Một câu nghe có vẻ thực sự sâu sắc nhưng lại vô nghĩa. Nhưng nó vẫn đúng!
Bản gốc: 20 PARADOXES THAT ARE TRUE
Bản dịch tiếng Việt của Quora Vietnam
1. Bạn càng ghét một đặc điểm nào đó ở người khác, càng có nhiều khả năng bạn đang phủ nhận đặc điểm đó của chính mình. Carl Jung tin rằng những điều bạn không thích ở người khác chính là sự phản ánh những đặc điểm mà bản thân chúng ta đang phủ nhận. Freud gọi nó là “phép phản chiếu”. Mọi người thường sẽ gọi đó là “khốn nạn”. Ví dụ, một người phụ nữ tự ti về cân nặng của mình sẽ chê người khác mập. Một người đàn ông tự ti về tài chính của mình sẽ phán xét thu nhập của người khác.
2. Những người không thể tin ai, thì không thể tin tưởng được. Những người luôn cảm thấy bất an trong các mối quan hệ sẽ có nhiều khả năng phá hỏng các mối quan hệ đó. Đây được gọi là "Hội chứng Good Will Hunting", những người này sẽ bảo vệ bản thân tránh bị tổn thương bằng cách làm tổn thương người khác trước.
3. Bạn càng cố gây ấn tượng với mọi người, họ sẽ càng ít ấn tượng. Chẳng ai thích một tên “cố quá thành quá cố” cả.
4. Bạn càng thất bại nhiều, bạn càng có khả năng thành công hơn. Nghe cứ như là mấy câu truyền cảm hứng của người nổi tiếng nhỉ. Chắc bạn đã nghe nhiều rồi. Edison đã thử hơn 10.000 mẫu bóng đèn trước khi cho ra mắt công chúng. Michael Jordan đã bị loại khỏi đội bóng cấp ba của mình. Thành công đến từ sự cải thiện và sự cải thiện lại đến từ thất bại. Không có lối tắt cho điều này đâu.
5. Bạn càng sợ điều gì, bạn càng nên đối mặt với nó. Ngoại trừ các hoạt động thực sự đe dọa đến tính mạng hoặc gây hại cho bản thân, phản ứng chiến-hay-chuồn được kích hoạt trong cơ thể khi chúng ta đối diện với những tổn thương trong quá khứ hoặc khi muốn hiện thực hóa một bản thể mà chúng ta mơ ước. Ví dụ: khi nói chuyện với một người hấp dẫn; khi gọi hỏi xin việc; nói trước đám đông; bắt đầu kinh doanh; đề cập đến một chủ đề gây tranh cãi; báo tin buồn với ai đó v.v. Đây là tất cả những điều khiến bạn sợ hãi, và chúng làm bạn sợ hãi vì chúng là những việc nên làm.
6. Bạn càng sợ chết, bạn càng ít tận hưởng cuộc sống hơn. Giống như một trong những câu nói yêu thích của tôi, “Cuộc đời ngắn lại và dài ra theo tỉ lệ của lòng dũng cảm”.
7. Càng học nhiều, bạn càng nhận ra mình biết ít như thế nào. Mỗi khi đạt được một tầm cao hiểu biết mới, bạn sẽ thấy càng nhiều câu hỏi được đặt ra hơn là câu trả lời.
8. Bạn càng ít quan tâm đến người khác, bạn càng ít quan tâm đến bản thân hơn. Tôi biết điều này có thể đi ngược lại với mọi nhận thức mà bạn đã từng có về một kẻ không cần ai bên cạnh, nhưng con người đối xử với những người xung quanh theo cách họ đối xử với chính bản thân mình. Bên ngoài có thể không rõ ràng, nhưng những người đang tàn nhẫn với những người xung quanh là tàn nhẫn với chính họ.
9. Chúng ta kết nối nhiều hơn, nhưng lại cảm thấy cô đơn hơn. Nhờ các thiết bị liên lạc hiện đại, chúng ta giao tiếp nhiều hơn, nhưng nghiên cứu lại tìm thấy sự gia tăng đáng kể của chứng cô đơn và trầm cảm trong vài thập kỉ qua.
10. Bạn càng sợ thất bại, bạn càng dễ thất bại. Đây được gọi là lời tiên đoán tự thực hiện (self-fulfilling prophecy).
11. Bạn càng thúc đẩy một thứ gì đó, bạn sẽ càng cảm thấy khó đạt được. Khi chúng ta cho rằng một điều gì đó là khó khăn, chúng ta thường vô thức làm cho nó trở nên khó khăn hơn. Chẳng hạn, trong nhiều năm, tôi từng cho rằng bắt chuyện với một người lạ là điều gì đó rất bất thường và vô cùng khó. Vì vậy, tôi đã dành rất nhiều thời gian để lên chiến lược và nghiên cứu nhiều cách để có thể tiếp cận với những người mà tôi không biết. Tôi không hề nhận ra tất cả những gì mình phải làm chỉ là nói “Xin chào” và sau đó hỏi một câu hỏi đơn giản; điều đó giúp tôi thành công khoảng 90%. Nhưng vì cảm thấy khó khăn, tôi đã tự làm khó mình.
12. Bạn đang có thứ gì, bạn sẽ càng ít trân trọng nó. Con người có sự thiên vị với những thứ xa vời hơn là những thứ trước mắt. Chúng ta vô thức cho rằng những thứ khan hiếm là có giá trị và những thứ có sẵn thì không. Điều này hoàn toàn sai.
13. Cách tốt nhất để tìm được tình yêu là không cần phải ở bên người khác. Trong thực tế, cách tốt nhất để tìm kiếm một mối quan hệ tình cảm là hãy hạnh phúc khi vẫn còn độc thân, và đầu tư nhiều hơn vào bản thân.
14. Bạn càng trung thực về lỗi lầm của mình, mọi người sẽ càng nghĩ bạn hoàn hảo. Điều tuyệt vời nhất về những sai lầm của bản thân chính là bạn càng chấp nhận những thiếu sót của mình, mọi người sẽ càng bỏ qua thiếu sót của bạn.
15. Bạn càng cố gắng giữ chặt ai đó, bạn càng đẩy họ ra xa. Đây là lý do khiến sự ghen tuông trong các mối quan hệ trở nên vô nghĩa: một khi hành động hoặc cảm xúc trở thành nghĩa vụ, chúng sẽ mất hết ý nghĩa. Nếu bạn gái của bạn cảm thấy bị ép buộc phải dành ngày cuối tuần cho bạn, thì thời gian hai bạn ở bên nhau đã trở nên vô nghĩa.
16. Bạn càng cố gắng tranh cãi với ai đó, bạn càng ít có khả năng thuyết phục họ đồng ý với quan điểm của mình. Lý do bởi vì hầu hết các cuộc tranh luận có bản chất bị chi phối bởi cảm xúc. Cảm xúc sẽ nảy sinh khi những giá trị hoặc lòng tự tôn của một người bị xúc phạm. Logic chỉ được sử dụng để xác nhận những niềm tin và giá trị đã tồn tại từ trước. Các cuộc tranh luận thông thường hiếm khi đề cập đến những sự thật khách quan thay vào đó mọi người lại cố gắng thay đổi quan điểm của đối phương. Đối với bất kỳ cuộc tranh luận đúng nghĩa thực sự nào, cả hai bên phải bỏ qua cái tôi của mình và chỉ được đả động đến vấn đề cần bàn. Điều này là rất hiếm, cứ hỏi nất kỳ ai từng tham gia thảo luận trên mạng là biết (như QRVN chẳng hạn)
17. Bạn càng có nhiều sự lựa chọn, bạn càng ít hài lòng với lựa chọn của mình. Đây gọi là “Nghịch lý sự lựa chọn”. Nghiên cứu chỉ ra rằng khi chúng ta có rất nhiều lựa chọn, chúng ta có chi phí cơ hội cao hơn đối với mỗi lựa chọn của mình. Do đó, chúng ta ít hài lòng hơn với quyết định của bản thân.
18. Một người càng nghĩ rằng mình đúng, họ càng chẳng biết gì. Có một mối tương quan trực tiếp giữa mức độ cởi mở của một người đối với các quan điểm trái chiều và mức độ mà người đó thực sự hiểu rõ về bất kỳ chủ đề cụ thể nào. Như nhà triết học Bertrand Russell từng nói: “Vấn đề của thế giới này chính là bọn ngốc thì lại kiêu căng còn bọn thông minh thì lại đa nghi”.
19. Điều chắc chắn duy nhất là không có gì là chắc chắn (Trans: Ngoại trừ cái chết và thuế nhỉ).
20. Thứ duy nhất vĩnh hằng chính là sự thay đổi. Một câu nghe có vẻ thực sự sâu sắc nhưng lại vô nghĩa. Nhưng nó vẫn đúng!
Bình luận