Hoa trôi trên sóng nước - Chương 8
Thỉnh thoảng tôi có đến thăm Hayakawa. Mỗi khi gặp nhau chúng tôi thường hỏi: ”Chị đã tìm được vị thầy nào chưa?” Trong một khóa tu tại chùa Chuoji, tôi có nghe vài người nhắc đến tên thiền sư Suga Sama tại tỉnh Chitose và nói rằng đó là một vị thầy cự phách. Tôi bèn kể cho Hayakawa nghe, bà có vẻ thích lắm nhưng vốn cẩn thận, bà bảo tôi:” Chị hãy để tôi đến đó trước xem thế nào. Lời đồn đãi nhiều khi không đúng sự thật đâu. Nếu quả là một vị chân tu đạo hạnh, chúng ta sẽ cùng đến đó cầu đạo”. Hôm sau Hayakawa thu xếp đi Chitose ngay. Khi trở về, bà đến tìm tôi và nói vắn tắt: ”Vị thầy đó rất giỏi, tôi đã xin phép gặp ngài vào tuần sau, chúng ta sẽ cùng đi với nhau”. Tôi biết Hayakawa là người cẩn thận, có nhận xét thâm trầm. Một khi bà đã nói vậy chắc chắn thiền sư Suga Sama phải là một người đặc biệt hiếm có.
Chitoji là một ngôi chùa khá lớn, chánh điện trần thiết giản dị nhưng nghiêm trang. Thiền sư Suga Sama dáng người cao lớn, trông có vẻ lạnh lùng khắc khổ hơn những vị tăng mà tôi đã gặp. Vừa nghe Hayakawa giới thiệu, ông đã nói ngay: ”Tôi nghe nói bà nghiên cứu rất nhiều về Phật học?” Tôi ngượng ngập vì kiến thức hạn hẹp của mình nên chỉ ấp úng nói vài câu lấy lệ nhưng thiền sư Suga Sama đã nói: ”Học nhiều mà không biết áp dụng chỉ là một mớ kiến thức suông, không ích lợi gì cho việc giải thoát hết”. Mặc dù đó chỉ là một câu nói bình thường nhưng không hiểu sao tôi cảm thấy nó có một sức mạnh vô cùng. Dường như ông đã đánh trúng vào tâm lý đang hoang mang của tôi nên tôi không thể chịu được nữa, bao nhiều nghi ngờ bất mãn trong lòng tôi trào ra như suối. Bỏ qua các dè dặt thường lệ, tôi kể lại việc theo học với giáo sư Shibata như thế nào và những khó khăn tôi gặp phải sau khi ông này qua đời. Thiền sư Suga Sama im lặng nghe tôi nói rồi đặt câu hỏi:
- Bà đã tọa thiền bao giờ chưa?
- Thưa có. Con đã từng tọa thiền tại chùa Chuoji và đã tham dự khóa nhiếp tâm tại Zuiganji với thiền sư Joten.
- Thiền sư Joten dạy những gì?
- Con được dạy phải tham công án Vô.
- Bà đã kinh nghiệm được gì khi tham công án đó?
Đây là lần đầu tiên có người hỏi tôi về những kinh nghiệm khi tu thiền, tôi bèn kể lại công phu tu tập suốt mấy năm và nói rõ về kinh nghiệm lạ kỳ mà tôi đã trải qua khi còn ở trên núi Hokkaido. Tôi cũng kể thêm việc xin đặc tham và sự im lặng, không trả lời một cách bí hiểm của thiền sư Joten. Thiền sư Suga Sama lập tức nói ngay:
- Thiền sư Joten đã từ bi chỉ dẫn như thế mà bà vẫn không hiểu ư? Nếu không có sự im lặng sấm sét đó thì giờ này bà đâu được như thế này.
Câu nói bất ngờ của thiền sư Suga Sama làm tôi giật mình và chớm lên hy vọng. Phải chăng hoàn cảnh của tôi không đến nỗi bi đát như tôi nghĩ? Thiền sư Suga Sama nói tiếp:
- Bà hãy lập tức đến tu viện Mitaka tại Tokyo xin nhập thất tu trong thời gian một năm. Tôi sẽ viết thư giới thiệu. Bà phải đi ngay, không nên chần chờ gì nữa.
Lời nói của thiền sư Suga Sama như có một sức mạnh kỳ lạ, vừa nghe xong tôi đã quyết định đi Tokyo nhập thất tu thiền ngay. Có lẽ cũng cảm nhận được điều đó nên ông mỉm cười có vẻ hài lòng. Lần đầu tiên tôi thấy một nụ cười trên khuôn mặt khắc khổ của ông. Thiền sư Suga Sama chỉ tay ra chính điện:
- Bà hãy vào đó lạy Phật và đừng quên cám ơn lòng từ bi của thiền sư Joten. Tôi sẽ thỉnh chuông cho bà.
Chúng tôi bước vào chính điện làm lễ. Thiền sư Suga Sama đích thân thỉnh ba hồi chuông. Sau khi lễ Phật xong, ông chỉ vào một bức tranh bằng giấy treo trên vách bị thủng mấy lỗ, ôn tồn nói:
- Nhờ công phu tu tập, bà đã chọc thủng được bức màn vô minh, ít ra cũng thủng được hai lỗ nhỏ như bức tranh kia, dù chưa hoàn toàn, dù vẫn còn nông cạn nhưng ngộ vẫn là ngộ.
Lời nói của ông như luồng ánh sáng chiếu thẳng vào tâm thức đen tuối, đầy hoang mang của tôi. Lạ lùng thay, tôi cảm nhận được một sức mạnh kỳ lạ phi thường từ ông rót qua tôi. Chưa bao giờ tôi cảm thấy thoải mái sung sướng như lúc đó. Hình như tôi vừa tìm lại được một cái gì quý báu nhất đời. Câu trả lời mà tôi tìm kiếm bao lâu bỗng dưng được giải đáp một cách ngắn gọn và bất ngờ. Trước đây tại chùa Chuoji, tôi đã kể về kinh nghiệm này cho hai vị tăng nghe. Một người cười lớn và nói rằng tôi đã “mê ngủ”, người kia nói rằng đó chỉ là một “cảm hứng nhất thời” mà thôi. Có lẽ vì thế, tôi không bao giờ muốn nói đến cái kinh nghiệm kia nữa. Thiền sư Suga Sama nói:
- Bà nên biết kỷ luật nhập thất tại Ni viện Mitaka rất nghiêm khắc nhưng đã khổ công tu hành trong suốt mấy năm, tôi nghĩ bà có thể chịu đựng được. Bà hãy đi ngay trước khi thân thể của bà không chịu đựng nổi những kỷ luật gay gắt này.
Hayakawa vẫn im lặng từ trước đến nay nhưng đến lúc đó thì bà vội vã can thiệp:
- Thưa thầy, chị bạn tôi đã già yếu lắm rồi, tu nhập thất với những kỷ luật khắt khe tôi sợ bạn tôi chịu không nổi. Tại sao thầy không thâu nhận và hướng dẫn cho chị ấy ngay tại đây có hơn không?
- Ta rất bận, không thể thâu nhận đệ tử trong lúc này.
- Nếu thế thì cứ để chị ấy ở lại đây, khi nào rảnh rỗi thầy chỉ dẫn cho chị ấy cũng được.
- Không được. Bà phải lên đường ngay trước khi nghiệp lực đời trước của bà làm giảm đi lòng nhiệt thành cầu đạo. Bà nên biết đây là cơ hội cuối cùng.
Tôi cương quyết nói ngay:
- Xin cám ơn lòng từ bi chỉ dẫn của thầy, con xin đi ngay.
Quay qua Hayakawa, tôi khẩn khoản:
- Xin cám ơn lòng tốt của chị nhưng ý tôi đã quyết rồi.
Hayakawa rưng rưng nước mắt nhìn tôi nhưng tôi biết chị đang mừng cho tôi.
Tôi trở về Toyohiro-cho thu xếp hành trang để lên đường ngay. Tôi cho đi tất cả mọi vật sở hữu, chỉ giữ lại ba chiếc áo. Trước khi lên đường, tôi trở về làng cũ để thăm mộ song thân. Được tin tôi sẽ xuất gia nhập thất trong một tu viện tại Tokyo, gia đình tôi phản đối kịch liệt. Đứa con rể nói: ”Mẹ đã lớn tuổi rồi, không thể mạo hiểm như thế được. Không ai ở tuổi đó mà xuất gia tu hành nữa. Tu như vậy thì được lợi ích gì? Bây giờ mẹ đã có cháu, đã trở thành bà ngoại rồi mà sao không hành động như người đã có tuổi?” Đứa con gái vốn ít nói cũng can ngăn: ”Mẹ già rồi, đã chịu đựng cực nhọc cả đời rồi, bây giờ là lúc mẹ nên ở nhà tĩnh dưỡng cho con cháu báo hiếu”. Tôi cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của đứa con mà tôi không hề nuôi nấng chăm sóc. Hai cháu ngoại cũng chạy đến ôm chầm lấy tôi, không muốn để cho tôi ra đi. Trước tình cảm gia đình, tôi cũng mủi lòng nhưng lại nghĩ: ” Đời người nhanh như bóng câu qua cửa, ta chưa tìm được con đường giải thoát thì một phút chưa đại ngộ là một phút phí phạm. Ta không thể lưu luyến nơi đây được”. Chiều hôm đó chúng tôi mang hương hoa phẩm vật ra lễ trước mộ song thân của tôi. Đứng trước hai nấm mộ, tôi đã khóc hết nước mắt. Tôi biết mình là một đứa con bất hiếu, một người mẹ không ra gì, một bà ngoại chẳng bao giờ biết đến các cháu nhưng làm sao được khi tâm tôi không hề yên ổn, lúc nào cũng bị dằn vặt bởi khổ đau.
Sau cùng tôi gạt nước mắt khuyên hai con: ”Thời gian rất quý, một phút giây ngắn ngủi cũng là một chút mạng sống rồi cho nên mẹ không thể lãng phí thời gian được. Mẹ không muốn chờ đến ngày mai khi chân tay đã mỏi, mắt mờ, tai điếc không tu hành được nữa. Có lẽ vì kiếp trước mẹ không chịu tu hành nên kiếp này mới gặp khó khăn trở ngại như vậy, nhưng nay mẹ đã gặp được cơ hội thì phải bắt lấy ngay. Cả đời mẹ chỉ chờ đến cơ hội này. Nếu các con thương mẹ, hiểu mẹ thì hãy vui vẻ để cho mẹ ra đi”.
Trước khi rời khỏi làng, một người bạn cũ rất giỏi về khoa tử vi bói toán đã đến gặp tôi, cảnh cáo: ”Số chị năm nay gặp nhiều tai họa lớn, có thể thiệt mạng. Chị hãy đợi đến năm sau đi cũng không muộn”. Tôi cương quyết trả lời: ”Cám ơn bạn đã khuyên nhưng tôi đã chờ cơ hội này từ bao nhiêu năm nay rồi. Một phút chờ đợi là một phút khổ đau, xin hãy cho tôi ra đi một cách thoải mái”. Một cô đồng (Miko) khi xưa đã học hỏi về Thần Đạo với tôi cũng khuyên: ”Tôi được chư thần cho biết chuyến đi này của chị dữ nhiều lành ít, chị hãy xét lại”. Tôi trả lời: ”Tôi không còn bao nhiêu thời giờ nữa mà cơ hội chỉ đến một lần thôi. Xin hãy để cho tôi nắm bắt lấy cơ hội cuối cùng này. Dù chết tôi cũng cam lòng”.
Tôi rời Hokkaido vào ngày 2 tháng 6 năm 1955. Khi đó tôi vừa được 59 tuổi.
Ngồi trên xe lửa đi Tokyo, tôi đã suy nghĩ rất nhiều về quyết định xin xuất gia của mình. Đây là một vấn đề mà tôi và Hayakawa đã bàn cãi rất nhiều lần trước đó. Theo tôi, muốn tiến bộ trên con đường tu, người ta phải từ bỏ gia đình để vào chùa, giữ gìn giới luật, xả thân tu hành để cầu giải thoát. Hayakawa lại cho rằng việc xuất gia không cần thiết vì một người tu tại gia vẫn có thể giải thoát được. Tôi cho rằng nếu không có một nhóm người cùng nhau khuyến tu, hỗ trợ tinh thần trong một môi trường thuận tiện, người tu một mình dễ bị lung lạc, cám dỗ, khó tiến bộ, và có thể lầm lạc vào các con đường tà. Kinh nghiệm bản thân tự mình cầu đạo suốt mấy chục năm nay đã dạy tôi như thế. Hayakawa cho rằng người ta không thể tìm đến một môi trường thuận tiện, cùng một số người xa lìa thế gian để tĩnh tu mà phải biết tu trong mọi hoàn cảnh. Bà chủ trương người ta không thể lìa bỏ xã hội vì mọi chúng sinh đều có liên hệ mật thiết với nhau, không thể tách rời ra được, do đó theo bà con đường đứng đắn nhất là phải đem đạo vào đời, không lìa xa thế gian mà phải tìm giải thoát ngay trong thế gian này. Chúng tôi đã bàn cãi nhiều lần về việc này, có lần chúng tôi đã phải hỏi giáo sư Shibata nhưng ông này chỉ cười và nói rằng không có con đường nào là tuyệt đối, mỗi cá nhân có một nghiệp quả riêng biệt, và mỗi người phải tự tìm lấy cho mình một con đường thích hợp. Nghe vậy, tôi nhất quyết chọn con đường xuất gia. Theo tôi nếu không thành công trong kiếp sống này, ít ra tôi đã gieo trồng một hạt giống tu hành, nhờ thế những kiếp sau tôi có thể tiếp tục con đường tu học cho đến khi giải thoát được.
Tôi đến Tokyo vào một ngày hè, trời nóng như thiêu đốt. Chuyến hành trình dài làm tôi vô cùng mệt mỏi, chỉ mong được nghỉ ngơi và tắm rửa cho mát. Từ nhà ga xe lửa, tôi phải đi bộ dưới cái nắng như nung nấu đó một lúc mới đến tu viện Mikata. Đây là một ni viện nổi tiếng về kỷ luật và cách sống kham khổ, đạm bạc. Không như các tu viện khác sống bằng sự yểm trợ của Phật tử, các ni sư tại đây đã sống tự túc bằng cách trồng trọt rau trái, đan rổ, dệt chiếu theo đúng tinh thần cần lao của tổ Bách Trượng khi xưa. Điều không ngờ là tôi đến Mikata nhằm vào mùa an cư kiết hạ, trước cửa tu viện có gắn một yết thị yêu cầu mọi người đừng làm rộn các ni sư trong thời gian tu tập này. Tôi ngần ngại đứng trước cánh cửa bằng gỗ dầy không biết có nên vào hay không. Sau cùng tôi tự nhủ dù sao đã mất công đến đây, không lẽ lại quay về nên tôi mạnh dạn đẩy cửa bước vào. Qua mảnh sân nhỏ trồng rất nhiều hoa, tôi đi đến nhà bếp và gặp một ni sư già đang nấu ăn. Tôi xuất trình lá thư giới thiệu của thiền sư Suga-sama và giải thích lý do cuộc viếng thăm của mình. Bà ni sư già mời tôi dùng trà và nói:
- Tôi biết bà đã trải qua một hành trình dài từ Hokkaido đến đây nhưng bà không thể gặp ni sư trưởng được. Trong mùa an cư, chúng tôi không tiếp xúc với người ngoài, hơn nữa lúc này ni trưởng đang tọa thiền, không thể làm rộn ngài được.
- Như vậy ni trưởng tọa thiền trong bao lâu?
- Có khi một ngày, có khi lâu hơn thế.
- Liệu tôi có thể chờ đợi đến khi ni trưởng hoàn tất thời khóa thiền được không?
- Không được, lúc khác bà hãy trở lại.
Tôi cố gắng năn nỉ bà này cho phép tôi tạm trú tại đây ít hôm nhưng bà lễ phép từ chối:
- Tôi chỉ là người làm bếp, không thể quyết định gì được. Kỷ luật tu viện rất nghiêm, không ai được phép tá túc nơi đây nếu không có lệnh của vị ni trưởng. Ngay như thiền sư Suga-sama có đích thân đến đây cũng phải xin phép trước chứ không thể đường đột mà đến như vậy được, xin bà hiểu cho.
Một lần nữa tôi cảm thấy niềm hy vọng đang chan chứa bỗng tắt ngúm. Tại sao mỗi lần tôi sắp đạt được điều gì lại có những trở ngại như vậy? Phải chăng đây là một thử thách? Tôi nghiến răng quyết định dù gặp khó khăn thế nào cũng nhất định không bỏ cuộc. Tôi cố gắng năn nỉ:
- Thưa bà, tôi chẳng quen ai ở Tokyo cả. Tôi đến đây chỉ với mục đích duy nhất là được xuất gia đầu Phật và nhập thất tu thiền.
Bà ni già tỏ vẻ thương hại, sau một lúc suy nghĩ bà nói:
- Thôi được rồi, nếu bà đã nói thế thì tôi sẽ thưa lại với ni trưởng sau khi bà hoàn tất công phu thiền quán. Nếu ni trưởng bằng lòng tiếp bà thì mời bà trở lại sau vậy.
- Nhưng tôi không quen ai ở Tokyo cả, xin bà cho tôi tạm trú qua đêm nay.
- Không được. Nếu không có phép, tôi không thể cho bà tạm trú tại đây. Không lẽ bà không quen biết một người nào ở đây hay sao?
Ngay lúc đó, tôi chợt nhớ đến một vị tăng tên Minamikawa, xuất thân từ Tokyo, thường hay đến giảng dạy các khóa thiền tại chùa Chuoji.
- Tôi có quen một vị tăng tên là Minamikawa.
- Tưởng ai chứ Đại đức Minamikawa thì chúng tôi biết. Vị này tu tại chùa Taiheiji, cách đây không xa. Bà có thể đến đó xin tá túc qua đêm được.
Biết không thể năn nỉ gì thêm, tôi đành xách khăn gói theo lời chỉ dẫn của ni sư kia tìm đến Taiheiji. Một lần nữa tôi phải đi bộ dưới cái nắng gay gắt của mùa hè suốt mấy giờ liền mới đến được Taiheiji. Khi đến đây thì quần áo tôi ướt đẫm mồ hôi, tôi phải cố gắng lắm mới trình bày được hoàn cảnh của mình. Một lần nữa, tôi lại thất vọng. Vị tri khách tại đây cho biết Đại đức Minamikawa đã đi hoằng pháp tại chùa Ryukyu phải mấy tuần lễ nữa mới về. Tôi lặng người không biết phải nói gì. Dĩ nhiên tôi có thể tìm một xó nào đó ngủ tạm qua đêm nhưng trải qua chuyến hành trình dài, tôi thấy trong người vô cùng mệt mỏi, cần một mái nhà che chở. Tôi đang ngập ngừng lúng túng thì một vị sư già ở đâu bước vào. Vị tri khách tăng liền giới thiệu tôi với vị này:
- Đây là vị trụ trì chùa Taiheiji, Thiền sư Yasutani.
Đó là một ông lão có khuôn mặt gầy ốm, hai gò má rất cao và đầy những vết nhăn. Ông im lặng nghe vị tri khách tăng trình bày hoàn cảnh của tôi rồi ôn tồn nói ngay:
- Tội nghiệp quá! Bà đi từ xa đến đây chắc mệt mỏi lắm rồi, bà hãy tạm trú tại đây qua đêm nay đã. Để tôi thu xếp phòng riêng cho bà.
Tôi mừng rỡ đến chảy nước mắt và không biết phải nói gì hơn ngoài mấy câu cám ơn tầm thường. Không như những vị trụ trì khác có thể sai người dọn phòng cho tôi, Thiền sư Yasutani đích thân đưa tôi đến tận phòng riêng. Ông còn thân hành mang cho tôi một tấm nệm ngủ nữa. Tôi cảm động trước cử chỉ thân ái, giản dị của vị sư già này. Hôm sau tôi trở lại Mikata nhưng người ta cho biết ni trưởng vẫn còn tọa thiền chưa xong nên tôi đành trở về Taiheiji kể lại mọi sự cho Thiền sư Yasutani. Ông này ôn tồn nói:
- Bà cứ tự nhiên tạm trú tại đây thêm ít hôm nữa cho đến khi nào ni trưởng tu viện Mikata hoàn tất thời khóa công phu. Từ nay bà khỏi mất công qua lại bên đó nữa, để tôi cho người nhắn với họ rằng bà hiện tạm trú tại đây, khi nào ni trưởng có thể tiếp bà thì bà hãy qua đó gặp họ sau.
Tôi hết sức cảm động trước thịnh tình của Thiền sư Yasutani. Trong thời gian tạm trú tại đây, tôi ra sức làm công quả, quét dọn lau chùi quanh chùa cẩn thận để báo đáp tấm lòng tử tế của các sư sãi nơi đây.
Vài hôm sau, một ni sư từ Mikata đến gặp tôi vào cho biết ni trưởng đã hoàn tất thời khóa thiền và sẵn sàng tiếp tôi. Tôi mừng rỡ theo vị nay trở lại Mikata. Vị ni trưởng là một người lớn tuổi, mặt đầy những vết nhăn và đặc biệt có một cặp mắt rất sáng. Bà nói:
- Tôi đã đọc kỹ lá thư giới thiệu của Thiền sư Suga-sama và đã suy nghĩ kỹ về trường hợp của bà. Theo ý tôi thì có lẽ giải pháp tốt nhất là bà hãy tìm một nơi nào đó tại Tokyo rồi hàng tuần đến đây tu học.
Tôi thất vọng kêu lớn:
- Thưa ni sư, con đến đây với mục đích xin xuất gia tu học. Việc sống với một gia đình nào đó rồi hàng ngày đến chùa tu học không phải là điều con muốn.
- Như vậy ý bà muốn xin được xuất gia?
- Thưa đúng như vậy. Hoàn cảnh của con không cho phép con tu hành một cách nửa chừng được nữa. Xin ni trưởng cho phép con được xuất gia thọ giới và nhập thất…
Vị ni trưởng nhìn tôi một lúc rồi nhẹ nhàng:
- Nhưng ít ra phải có một người nào đó bảo đàm cho bà kia chứ.
- Bảo đảm gì nữa, con tự bảo đảm cho mình là được rồi.
- Nhưng nếu bà đau yếu hay bệnh tật thì sao?
- Không sao đâu, con khỏe lắm, chẳng bao giờ đau yếu cả.
- Nhưng ốm đau đâu phải điều người ta có thể tránh được.
- Xin ni truởng đừng quá quan tâm, đến khi đó hẵng hay.
- Không được, nếu bà đau ốm sẽ làm phiền những người chung quanh. Ai sẽ săn sóc lo lắng cho sức khỏe của bà đây?
- Thưa ni truởng, con biết thế nhưng xin ni trưởng mở lòng từ bi.
- Chúng tôi rất tiếc, ni viện tại đây có luật chỉ nhận những người từ hai mươi đến ba mươi tuổi thôi. Bà đã vượt quá số tuổi ấn định rồi.
Tôi có cảm tưởng như bị sét đánh ngang tai. Có thể như vậy hay sao? Có lý nào người ta lại không nhận tôi? Tôi cố gắng nói nhưng cổ họng cứ nghẹn lại không sao nói được. Vị ni trưởng tiếp tục:
- Kỷ luật tại đây rất gắt gao, các ni sư tại đây đều sống tự túc bằng cách làm việc lao động. Họ đan rổ, dệt chiếu, trồng trọt cây trái, do đó sức khỏe là điều rất quan trọng. Tu viện này chỉ nhận những người còn trẻ mà thôi.
- Nhưng… nhưng không lẽ nào không đổi luật được sao?
- Không được. Chúng tôi không thể vi phạm luật lệ đã đặt ra được.
- Thưa ni trưởng, nếu bà không cho phép con xuất gia thì ít ra cũng cho phép con được sống tại đây.
- Không được. Bà chỉ có thể đến đây trong những thời khóa tu tập mà thôi.
- Như thế thì ít quá, con muốn xin nhập thất.
- Không được. Việc nhập thất chỉ dành cho những người đã được chọn lựa cẩn thận, những người đã dày công tu hành trong nhiều năm tại đây. Phần bà là người mới, lại chưa xuất gia thọ giới, ta không thể cho phép bà nhập thất được.
- Nhưng ni sư không cho phép con xuất gia thì làm sao con có thể nhập thất?
- Chúng tôi rất tiếc nhưng hiện nay tuổi bà đã cao, sức khỏe của bà đã suy giảm nhiều nên chúng tôi không thể thâu nhận bà được.
Tôi trở về Taiheiji với một tâm trạng buồn chán thất vọng hơn bao giờ hết. Một lần nữa tôi lại thất bại trong việc tìm lối thoát cho mình. Có lẽ nghiệp của tôi quá nặng, mỗi lần muốn tu là một lần gặp trở ngại. Con đường đạo vẫn còn là một cái gì xa vời, không thể đạt được và tôi trở lại tâm trạng bơ vơ lạc lõng như hôm nào. Thiền sư Yasutani yên lặng nghe tôi trình bày rồi ôn tồn hỏi:
- Bây giờ bà định làm gì?
- Thưa thầy, có lẽ tôi đành phải trở lại Hokkaido vậy.
Lúc đó tôi chỉ có ý nghĩ duy nhất là trở về Hokkaido tìm đến Thiền sư Suga-sama xin thụ giáo mà thôi. Tôi biết Thiền sư Suga-sama rất bận và không có ý định thâu nhận đệ tử nhưng tôi không còn giải pháp nào khác. Ông là cái phao duy nhất mà tôi có thể bám víu được trong lúc này mà thôi. Thiền sư Yasutani quan sát tôi một lúc rồi nhẹ nhàng nói:
- Nhưng bà đã mất bao công phu đến đây để xin xuất gia.
Tôi nghẹn ngào như muốn khóc:
- Thưa vâng, nhưng con không may mắn…
Thiền sư Yasutani nhìn tôi một lúc rồi thong thả nói:
- Cửa chùa lúc nào cũng rộng mở, nếu bà đã nhất quyết thì ta có thể thu xếp cho bà xuất gia tu học tại đây được.
Tôi rất cảm động trước câu nói của Thiền sư Yasutani nhưng lúc đó vì đầu óc vẫn còn xúc động bởi những chuyện vừa xảy ra nên tôi không thể quyết định ngay. Tôi xin ông hãy cho tôi vài hôm để suy nghĩ đã. Thật ra lý do chính làm tôi bối rối vì lúc trước tôi đã hứa với Thiền sư Suga-sama sẽ xin tu nhập thất tại Mikata, nếu không được thu nhận ít ra tôi cũng phải báo tin cho ông này biết rồi xin ông chỉ dẫn cho. Thiền sư Yasutani ôn tồn:
- Được lắm, bà cứ thong thả suy nghĩ. Nếu muốn thọ giới xuất gia tại đây, ta có thể thu xếp cho bà được. Còn như bà muốn trở về Hokkaido cũng không sao.
Tôi tiếp tục sống tại Taiheiji trong vài hôm cho qua cơn xúc động. Ngày nào tôi cũng lên chánh điện cầu nguyện, xám hối và cầu mong chư Phật hướng dẫn cho tôi. Cuối tuần đó sau khóa lễ phổ thông, có một buổi thuyết pháp của Thiền sư Yasutani. Ông đã nói:
- Sau khi chứng ngộ dưới cội bồ đề, đức Phật Thích Ca đã thốt lên: “ Thật kỳ diệu thay, tất cả chúng sanh đều có Phật tánh nhưng vì bị vô minh che lấp nên họ không nhận ra điều ấy”. Lời tuyên bố đầu tiên của đức Phật chính là tinh yếu của toàn bộ giáo lý của ngài. Đúng như thế, mọi chúng sinh, dù nam hay nữ, dù thông minh hay khờ dại, dù đẹp đẽ hay xấu xa, dù khỏe mạnh hay yếu đau cũng đều có Phật tánh như nhau. Trải qua bao nhiêu kiếp sống luân hồi, tâm thức của chúng sinh đã bị những lớp vỏ cứng của vô minh bao phủ nên họ không thể nhận thức được cái Phật tánh toàn vẹn, trong sạch, hoàn hảo kia nữa. Muốn giải thoát ta phải quay về với cái Phật tánh đó để thấy rõ rằng lâu nay chúng ta đã để cho vô minh lôi cuốn mà không hề hay biết.
Phương pháp hữu hiệu nhất để trở về với cái Phật tánh thanh tịnh đó là tọa thiền. Lịch sử Phật giáo đã chứng minh một cách hùng hồn rằng từ đức Phật đến các đệ tử của ngài, đều giác ngộ từ công phu tọa thiền. Tâm của Phật và tâm của chúng sinh thật ra không hề khác nhau. Cái tâm này có thể ví như mặt nước hồ, tâm của Phật thì như mặt nước yên tĩnh, trên đó mặt trăng chân lý có thể phản chiếu một cách toàn vẹn. Trong khi tâm của chúng sinh thì giống như mặt nước đang bị các làn sống vô minh quấy động, không thể phản chiếu gì được. Mặt trăng chân lý lúc nào cũng chiếu sáng, do đó vấn đề chính của sự tu tập là làm sao để tâm của mình có thể phản chiếu rõ ràng mặt trăng chân lý mà thôi.
Bây giờ quí vị nên tự hỏi cái gì đã làm khuấy động tâm của quí vị? Phải chăng đó là các tư tưởng? Trong việc tu tập, việc đầu tiên quí vị phải làm là bặt các tư tưởng lúc nào cũng dấy lên này. Đây là điều không dễ vì trải qua bao nhiêu kiếp sống một cách vô ý thức, vọng niệm đã thành một thói quen không dễ gì mà bỏ ngay được. Quí vị nên nhớ, tất cả mọi tư tưởng, dù thanh cao hay xấu xa, đều có khởi đầu và có chấm dứt. Vì có sinh nên có diệt nhưng vì nó cứ tiếp tục nổi lên nên quí vị tưởng rằng nó thường hằng, đó là sai lầm đầu tiên. Nếu những tư tưởng này tiếp tục khuấy động tâm của quí vị, quí vị sẽ không thể phân biệt cái thật với cái hư được. Con người đã đánh giá cao các tư tưởng trừu tượng, các phân biệt của lý trí, của lý luận, nhưng tất cả những cái này đều là sản phẩm của tư tưởng, mà đã là sản phẩm của tư tưởng vốn vô thường, có sinh có diệt thì gốc rễ của nó đã nằm ở chốn vô minh rồi. Tư tưởng chính là tâm bệnh của con người. Nó chính là nguồn gốc của sự mê hoặc và quí vị cần phải phân biệt thật rõ vai trò của tư tưởng, lý trí vốn có tính cách nhất thời với các khái niệm cố định.
Thiền định là phương pháp làm ngưng lại và dứt đi những tư tưởng này. Một khi các làn sóng tư tưởng khuấy động đó dứt tuyệt thì quí vị sẽ nhận thấy rằng mặt trăng chân lý lúc nào cũng chiếu sáng. Giây phút nhận ra điều này là kiến tánh, tức là ngộ, là hiểu rõ được bản thể chân thật của tự tánh. Khác với những ý niệm lý luận hay triết học vốn xuất phát từ tư tưởng, nghĩa là có khởi đầu và có chấm dứt, và có thể thay đổi theo thời gian. Sự chứng ngộ chân lý khi các làn sóng tư tưởng chấm dứt này không thay đổi hay có thể mất đi được. Nó sẽ ở mãi mãi với quí vị, và từ đó quí vị có thể sống một cách thoải mái, bình an trong cái tâm trạng đầy phúc lạc, thanh thản đó…
Sau buổi thuyết pháp, tôi tìm gặp Thiền sư Ysautani để trình bày hoàn cảnh của mính. Cho đến lúc đó tôi mới kể cho ông nghe về công phu tu học của tôi cũng như các kinh nghiệm tâm linh mà tôi đạt được:
- Thưa thầy, lúc nãy thầy nói rằng một khi đã kiến tánh thì cái kinh nghiệm đó sẽ không mất đi.
- Đúng như thế.
- Nhưng trường hợp chứng ngộ của con lại khác. Thiền sư Suga-sama nói rằng con đã chọc thủng được bức màn vô minh, dù chỉ được một hai lỗ rất nhỏ.
- Nếu bà có thể sống mãi trong tâm trạng đó thì đó là kiến tánh, còn nó đến trong một phút nhất thời rồi lại mất đi thì đó chỉ là một thứ mà ta gọi là Ma cảnh (Makyo), không có gì đáng nói cả. Đừng nên để ý đến nó và cũng đừng quan trọng hóa nó lên.
Tôi giật mình, mồ hôi toát ra đầy áo. Chưa bao giờ tôi thấy trong người lại chấn động mãnh liệt như vậy. Sau một lúc định thần, tôi lên tiếng:
- Xin thầy từ bi chỉ dẫn thêm cho con về Ma cảnh.
Thiền sư Yasutani mỉm cười:
- Ma cảnh là những hiện tượng không có thật, những cảm giác hư huyễn, những ảo tưởng mà người tu thiền thường gặp phải trong giai đoạn nào đó. Ma cảnh là những vọng tưởng đến và đi theo thời gian nhưng nó sẽ trở thành “chướng” khi người tu, vì thiếu sự chỉ dẫn, để nó quyến rũ và tưởng rằng nó là thật. Ma cảnh thường xuất hiện tùy theo nhân cách, tính khí của người tu. Trong kinh Lăng Nghiêm, đức Phật đã giảng rõ về năm mươi hai loài Ma cảnh khác nhau, nếu muốn bà nên nghiên cứu kinh này. Trong các tuần lễ nhiếp tâm, thường thường học trò của tôi bắt đầu kinh nghiệm về ma cảnh vào ngày thứ ba hay thứ tư. Sau khi siêng năng tu tập để kiềm chế tư tưởng, đến một lúc nào đó Ma cảnh sẽ xuất hiện và điều này rất thông thường, không có gì lạ đâu. Có người nhìn thấy các hiện tượng lạ lùng, có người nghe được những lời nói hay mách bảo, xui khiến, có người còn ngửi được các mùi hương hay có thể sờ mó được một vật gì kỳ lạ. Có khi họ thấy thân thể họ nhẹ bổng lên như bay, có khi họ cảm thấy như rơi vào một hố thẳm không đáy, có khi họ bật ra các câu nói kỳ lạ mà không thể kiếm soát được. Đôi khi những câu nói tưởng như vô tình này lại trở nên linh nghiệm như những lời tiên tri. Nhưng dù thế nào chăng nữa, nó vẫn là Ma cảnh, vẫn là những chướng ngại, vẫn xuất phát từ các tư tưởng nghĩa là gốc rễ của nó nằm trong vô minh.
Trong trường hợp của bà, đó là một ma cảnh về thị giác, bà đã kinh nghiệm được những điều kỳ lạ, nhìn thấy những quang cảnh với màu sắc lạ lùng, có thể nó xuất phát từ trong tiềm thức do những hình ảnh ký ức ghi nhận được khi bà tu theo Thần đạo. Ảo ảnh về thị giác là điều thường xảy ra nhiều nhất vì mắt là giác quan gắn liền với tư tưởng và người ta sử dụng giác quan này nhiều hơn cả. Một cái nệm ghế bỗng biến thành một con quái vật. Một vết nứt trên tường biến thành con rắn. Nhiều đệ tử của tôi đã thấy hình ảnh ma quỷ nhe nanh múa vuốt hoặc thấy các đức Phật hiện ra với hằng hà sa số đệ tử đi quanh ngài. Điều quan trọng nhất phải ý thức đó là Ma cảnh, đừng để nó quyến rũ, lôi cuốn mà cứ để tự nhiên vì nó đến thì nó sẽ đi. Đừng để tâm vọng động, cứ tiếp tục công phu thiền tập, không sợ hãi, không vui mừng, vì vui hay sợ, lo hay mừng đều là những cảm giác làm khuấy động tâm thức của người tu. Như tôi đã nói, vấn đề quan trọng là làm bặt mọi tư tưởng, làm sao để tâm trống rỗng, yên tĩnh như mặt nước hồ thu thì ánh trăng của chân lý mới có thể phản chiếu một cách toàn vẹn được. Bất cứ một cái gì làm cản trở điều này đều là những chướng ngại do đó điều quan trọng nhất là phải biết tự chủ.
- Nhưng lý do nào đã làm cho ma cảnh xuất hiện?
- Ma cảnh là những trạng thái tâm thức xuất hiện một cách nhất thời trong khi khả năng tập trung của con người đã đạt đến một mức độ nào đó. Nếu hiểu theo một nghĩa khác thì công phu thực hành có tiến bộ, các lớp tư tưởng hời hợt trong tâm thức có bị chế ngự thì Ma cảnh mới xuất hiện. Nếu giải thích theo Duy Thức học thì khi các vọng niệm thuộc thức thứ sáu đã lắng đọng, các chủng tử tâm thức chứa đựng trong thức thứ bảy và thứ tám sẽ bị khích động và nổi lên, tạo ra các hình ảnh, màu sắc, âm thanh đặc biệt. Ma cảnh là một sự trộn lẫn của cái thực và cái không thực, hư hư ảo ảo. Nó khác các giấc mộng thông thường vì nó xuất phát từ những chủng tư hết sức vi tế nằm rất sâu trong tâm thức con người. Một số người tu, thiếu sự chỉ dẫn của một vị thầy đã có kinh nghiệm về Ma cảnh, thường bị chúng quyến rũ và đi lạc vào ma đạo. Đừng bao giờ nghĩ rằng các hiện tượng mình kinh nghiệm được trong lúc này là thật. Thấy một cảnh giới chư thiên không có nghĩa là mình đã đạt được cảnh giới đó, đã trở thành một chư thiên. Thấy Phật hay Bồ tát không có nghĩa là mình đã nhập được vào các Pháp hội, nghe Phật thuyết pháp mà lầm lẫn. Một người tu tập phải biết coi đó là một giấc mộng, là hư, là vọng tưởng, là những chướng ngại làm cản trở công phu tu hành. Dù thấy bất cứ điều tốt lành gì cũng đừng phấn khởi, dù thấy điều gì xấu xa cũng đừng sợ hãi vì nếu trong tâm nảy sinh bất cứ một cảm giác gì, nó cũng khuấy động mặt nước hồ tâm, cản trở sự phản chiếu toàn vẹn của ánh trăng chân lý.
Khi tu tập đến mức thuần thục, các Ma cảnh còn xảy ra ghê gớm hơn nữa. Có khi người tu thấy vào cõi Phật, thấy được ban phúc, được truyền những mặc khải rồi tưởng mình đã chứng đắc này nọ. Tất cả những cái đó đều là Ma cảnh. Nếu bị quyến rũ, nếu để tâm vọng động thì kết quả chỉ là sự phung phí năng lực mà thôi. Nhưng nói một cách khác, khi bắt đầu thấy những Ma cảnh thì đó là dấu hiệu cho biết mình đã đến một mốc điểm quan trọng nào đó rồi, và nếu giữ tâm yên tĩnh, không bị xao động thì chắc chắn sẽ thành công, sẽ kiến tánh, sẽ giác ngộ. Bà không nhớ đức Phật cũng đã trải qua bao nhiêu thử thách, bao nhiêu khó khăn, trước khi thành đạo dưới gốc bồ đề hay sao? Người ta có thể cho rằng có những Thiên Ma hiện ra quấy quá, thử thách ngài nhưng cũng có thể đó là những Ma cảnh mà ngài kinh nghiệm trước khi đạt đến trạng thái giác ngộ. Dù thế nào chăng nữa, phải biết coi thường những hiện tượng này, cứ để nó đến rồi nó đi, không phản ứng, không chống đối, không vui cũng không buồn, không mừng cũng không lo, thản nhiên bất động trước mọi sự kiện, đó chính là điểm then chốt của người tu thiền.
Từ trước đến nay tôi đã nghe nhiều người giảng về thiền nhưng chưa bao giờ tôi thấy ai giải thích giản dị và rõ rệt như vậy. Hiển nhiên đây không phải là lý thuyết mà là kinh nghiệm thâm sâu của một bậc thầy đã từng trải. Tuy cố gắng ngồi yên nhưng thực ra toàn thân tôi đã chấn động mãnh liệt, bao thắc mắc nghi ngờ của tôi từ trước dường như đều được giải đáp cả. Thiền sư Yasutani thong thả giải thích thêm:
- Theo kinh nghiệm của tôi, Ma cảnh thường xảy ra khi sự điều hành của hơi thở và tâm thức chưa được hoàn chỉnh. Khi tâm và thân chưa hoàn toàn nhất như thì sự sai lệch này có thể tạo ra những hiện tượng kỳ lạ, do đó tư thế tọa thiền và việc điều hòa hơi thở rất cần thiết. Người ta không thể tu thiền một cách hấp tấp mà phải chú trọng đến cách ngồi (thiền tọa) cho thật đúng cách, thật thoải mái, và buông xả hoàn toàn.
Bà nên nhớ thân và tâm là một, bất cứ một sự căng thẳng nào của thân cũng ảnh hưởng đến tâm, và bất cứ một sự xung đột nào của tâm cũng ảnh hưởng đến thân. Việc ngồi thoáng nghe thấy giản dị nhưng thật ra quan trọng không kém việc điều hòa hơi thở. Phần lớn các vị thầy dạy thiền thường quá chú trọng đến việc đếm hơi thở hay tham công án mà xao lãng việc dạy học trò phải ngồi sao cho thật đúng cách. Phần đông các học trò cũng quá nôn nóng hập tấp vào những công án lạ lùng, các quán tưởng cao xa trong khi chưa biết cách ngồi sao cho thoải mái. Có lẽ đó là lý do nhiều người tu thiền đã bỏ cuộc vì ngồi lâu, chân tay tê buốt đau đớn mà chẳng thấy kết quả gì khả quan. Tư thế trong lúc tọa thiền chính là một trong những căn bản quan trọng của công phu tu tập. Đừng tưởng chỉ ngồi xếp bằng, điều hòa hơi thở và tập trung tâm thức là được. Đừng tưởng chỉ tham công án hay quán tưởng vào các hình ảnh, màu sắc là đủ. Một người tu thiền phải biết ngồi một cách trang nghiêm, thành kính với lòng biết ơn sâu xa chư Phật và chư Tổ, những người đã làm cho Phật pháp biểu hiện. Một người tu thiền còn phải biết ơn tổ tiên, cha mẹ đã tạo ra thân thể, hình hài này nhờ đó người tu mới có thể kinh nghiệm được thực tánh của Pháp. Chính nhờ biết cách ngồi một cách trang nghiêm mà tâm thức sẽ trở nên thành kính, rồi từ đó cử chỉ hành động như đi, đứng, ăn, ngủ cũng ảnh hưởng theo mà có sự chuyển hóa. Nhờ công phu tu thiền mà tâm thức được thoải mái, các vọng tưởng dần dần lắng xuống, và tâm được thanh tịnh. Khi tâm và thân đã quân bình thì sự an lạc sẽ đến, và chỉ trong sự an lạc này người tu mới kinh nghiệm rõ rệt được từng hơi thở sống động, mầu nhiệm từng phút giây. Từ đó sự hô hấp, vốn có tính cách vô thức và thụ động, sẽ chuyển qua ý thức và tích cực, và toàn bộ diễn biến của sự sống sẽ biểu hiện ra một cách rõ ràng hơn bao giờ hết.
Tóm lại, việc ngồi cho đúng cách là căn bản chính yếu, cần thiết cho những người mới bước vào con đường thiền. Đừng cố gắng ngồi cứng ngắc như khúc gỗ, vừa không tự nhiên, vừa quá căng thẳng nhưng cũng đừng ngồi một cách cẩu thả, nặng nề, trì trệ như bị một vật gì đè nặng lên vai. Tư thế ngồi phải thật thoải mái, vững chãi do đó khi mới tập chỉ nên ngồi khoảng mười lăm phút cho quen thuộc, cho gân cốt co giãn tự nhiên theo tư thế, rồi dần dần tăng lên nửa giờ rồi một giờ. Dĩ nhiên thời gian tọa thiền lâu hay mau tùy lòng nhiệt thành và công phu hành trì nhưng khi người ta có thể ngồi khoảng từ nửa giờ đến một giờ mà thân thể không đau đớn, tê buốt thì cảm giác an lạc, thoải mái sẽ đến một cách tự nhiên.
- Thưa thầy, con có thể ngồi lâu không mỏi mệt nhưng sao vẫn không thấy có kết quả bao nhiêu?
- Phải chăng khi ngồi thiền bà đã cố gắng để đạt đến giác ngộ? Cái lòng mong cầu, ao ước đó chính là một chướng ngại đã phá đi trạng thái ung dung tự tại cần thiết. Sự mong cầu, dù mong cầu một sự bình an, giác ngộ, vẫn là một vọng niệm làm khuấy động mặt nước hồ tâm thì làm sao ánh trăng chân lý có thể phản chiếu một cách toàn vẹn được?
Một lần nữa tôi thấy tòan thân rung động mãnh liệt. Thiền sư Yasutani đã vạch trần những lỗi lầm mà tôi mắc phải. Tôi cố gắng biện bạch:
- Nhưng dù sao con cũng đã phát triển được về định lực (Joriki).
- Phát triển về định lực không phải là mục đích tối hậu của Phật giáo. Nó chỉ là một phương tiện, một trình độ mà người ta có thể đạt được khi sự tập trung lên đến mức nào đó. Có định mà thiếu tuệ thì làm sao có thể kiến tánh được.
Câu nói giản dị trên làm tôi giật nẩy người như bị điện giật. Nó là câu trả lời mà tôi vẫn tìm kiếm trong bao lâu nay. Thì ra thế! Tôi đã quá chú trọng đến công phu, đến phương pháp, đến cách điều hòa hơi thở, và hài lòng với những quyền năng của định lực mà quên lãng việc phát triển trí tuệ, cái điều kiện tiên quyết của người học Phật. Thiền sư Yasutani nói tiếp:
- Người có định lực có thể phát triển được những năng lực siêu nhiên hay thần thông nhưng dù đạt đến trạng thái tuyệt đỉnh, người ta vẫn không thể cắt đứt được sự kiềm chế của luân hồi sinh tử vì vẫn còn chịu sự chi phối của nghiệp lực. Người có định tuy làm chủ được thân tâm nhưng vẫn không thoát khỏi sự chi phối của khổ não vì chưa nhận ra được tự tánh của mình. Có định phải có tuệ đi kèm thì mới nhận ra tự tánh của mình được. Đó chính là điều mà Tổ Huệ Năng đã nói:” Nào ngờ bản tánh vốn tự đầy đủ, vốn tự thanh tịnh, vốn bất sinh diệt”. Nếu đã nhận ra tự tánh thì thực chất của cái kinh nghiệm đó sẽ không thể khác điều mà xưa kia chư Phật hay chư tổ đã chứng đắc.
Kiến tánh chính là sự phối hợp tự nhiên của định và tuệ. Định là sức mạnh và tuệ là chất xúc tác để mở con mắt Tâm. Thiếu trí tuệ, người ta chỉ có thể kinh nghiệm được những cái gì hời hợt, nông cạn, chợt đến chợt đi trong chốc lát và sau cùng chỉ là những kỷ niệm rời rạc, chẳng giúp ích gì mà còn là những chướng ngại nếu cứ mải bám víu vào đó.
Không còn nghi ngờ gì nữa! Thiền sư Yasutani quả thật là vị thầy mà tôi vẫn tìm kiếm từ bao lâu nay. Tự nhiên nước mắt tôi trào ra như suối nhưng lần này tôi đã khóc vì vui mừng. Tôi cung kính quỳ mọp xuống sàn đảnh lễ:
- Bạch thầy, xin thầy mở lòng từ bi thu nhận con làm đệ tử và hướng dẫn con trên đường tu học.
Thiền sư Yasutani chắp tay đáp lễ:
- Được lắm, ta sẽ thâu nhận con làm đệ tử.
MỤC LỤC:
Chitoji là một ngôi chùa khá lớn, chánh điện trần thiết giản dị nhưng nghiêm trang. Thiền sư Suga Sama dáng người cao lớn, trông có vẻ lạnh lùng khắc khổ hơn những vị tăng mà tôi đã gặp. Vừa nghe Hayakawa giới thiệu, ông đã nói ngay: ”Tôi nghe nói bà nghiên cứu rất nhiều về Phật học?” Tôi ngượng ngập vì kiến thức hạn hẹp của mình nên chỉ ấp úng nói vài câu lấy lệ nhưng thiền sư Suga Sama đã nói: ”Học nhiều mà không biết áp dụng chỉ là một mớ kiến thức suông, không ích lợi gì cho việc giải thoát hết”. Mặc dù đó chỉ là một câu nói bình thường nhưng không hiểu sao tôi cảm thấy nó có một sức mạnh vô cùng. Dường như ông đã đánh trúng vào tâm lý đang hoang mang của tôi nên tôi không thể chịu được nữa, bao nhiều nghi ngờ bất mãn trong lòng tôi trào ra như suối. Bỏ qua các dè dặt thường lệ, tôi kể lại việc theo học với giáo sư Shibata như thế nào và những khó khăn tôi gặp phải sau khi ông này qua đời. Thiền sư Suga Sama im lặng nghe tôi nói rồi đặt câu hỏi:
- Bà đã tọa thiền bao giờ chưa?
- Thưa có. Con đã từng tọa thiền tại chùa Chuoji và đã tham dự khóa nhiếp tâm tại Zuiganji với thiền sư Joten.
- Thiền sư Joten dạy những gì?
- Con được dạy phải tham công án Vô.
- Bà đã kinh nghiệm được gì khi tham công án đó?
Đây là lần đầu tiên có người hỏi tôi về những kinh nghiệm khi tu thiền, tôi bèn kể lại công phu tu tập suốt mấy năm và nói rõ về kinh nghiệm lạ kỳ mà tôi đã trải qua khi còn ở trên núi Hokkaido. Tôi cũng kể thêm việc xin đặc tham và sự im lặng, không trả lời một cách bí hiểm của thiền sư Joten. Thiền sư Suga Sama lập tức nói ngay:
- Thiền sư Joten đã từ bi chỉ dẫn như thế mà bà vẫn không hiểu ư? Nếu không có sự im lặng sấm sét đó thì giờ này bà đâu được như thế này.
Câu nói bất ngờ của thiền sư Suga Sama làm tôi giật mình và chớm lên hy vọng. Phải chăng hoàn cảnh của tôi không đến nỗi bi đát như tôi nghĩ? Thiền sư Suga Sama nói tiếp:
- Bà hãy lập tức đến tu viện Mitaka tại Tokyo xin nhập thất tu trong thời gian một năm. Tôi sẽ viết thư giới thiệu. Bà phải đi ngay, không nên chần chờ gì nữa.
Lời nói của thiền sư Suga Sama như có một sức mạnh kỳ lạ, vừa nghe xong tôi đã quyết định đi Tokyo nhập thất tu thiền ngay. Có lẽ cũng cảm nhận được điều đó nên ông mỉm cười có vẻ hài lòng. Lần đầu tiên tôi thấy một nụ cười trên khuôn mặt khắc khổ của ông. Thiền sư Suga Sama chỉ tay ra chính điện:
- Bà hãy vào đó lạy Phật và đừng quên cám ơn lòng từ bi của thiền sư Joten. Tôi sẽ thỉnh chuông cho bà.
Chúng tôi bước vào chính điện làm lễ. Thiền sư Suga Sama đích thân thỉnh ba hồi chuông. Sau khi lễ Phật xong, ông chỉ vào một bức tranh bằng giấy treo trên vách bị thủng mấy lỗ, ôn tồn nói:
- Nhờ công phu tu tập, bà đã chọc thủng được bức màn vô minh, ít ra cũng thủng được hai lỗ nhỏ như bức tranh kia, dù chưa hoàn toàn, dù vẫn còn nông cạn nhưng ngộ vẫn là ngộ.
Lời nói của ông như luồng ánh sáng chiếu thẳng vào tâm thức đen tuối, đầy hoang mang của tôi. Lạ lùng thay, tôi cảm nhận được một sức mạnh kỳ lạ phi thường từ ông rót qua tôi. Chưa bao giờ tôi cảm thấy thoải mái sung sướng như lúc đó. Hình như tôi vừa tìm lại được một cái gì quý báu nhất đời. Câu trả lời mà tôi tìm kiếm bao lâu bỗng dưng được giải đáp một cách ngắn gọn và bất ngờ. Trước đây tại chùa Chuoji, tôi đã kể về kinh nghiệm này cho hai vị tăng nghe. Một người cười lớn và nói rằng tôi đã “mê ngủ”, người kia nói rằng đó chỉ là một “cảm hứng nhất thời” mà thôi. Có lẽ vì thế, tôi không bao giờ muốn nói đến cái kinh nghiệm kia nữa. Thiền sư Suga Sama nói:
- Bà nên biết kỷ luật nhập thất tại Ni viện Mitaka rất nghiêm khắc nhưng đã khổ công tu hành trong suốt mấy năm, tôi nghĩ bà có thể chịu đựng được. Bà hãy đi ngay trước khi thân thể của bà không chịu đựng nổi những kỷ luật gay gắt này.
Hayakawa vẫn im lặng từ trước đến nay nhưng đến lúc đó thì bà vội vã can thiệp:
- Thưa thầy, chị bạn tôi đã già yếu lắm rồi, tu nhập thất với những kỷ luật khắt khe tôi sợ bạn tôi chịu không nổi. Tại sao thầy không thâu nhận và hướng dẫn cho chị ấy ngay tại đây có hơn không?
- Ta rất bận, không thể thâu nhận đệ tử trong lúc này.
- Nếu thế thì cứ để chị ấy ở lại đây, khi nào rảnh rỗi thầy chỉ dẫn cho chị ấy cũng được.
- Không được. Bà phải lên đường ngay trước khi nghiệp lực đời trước của bà làm giảm đi lòng nhiệt thành cầu đạo. Bà nên biết đây là cơ hội cuối cùng.
Tôi cương quyết nói ngay:
- Xin cám ơn lòng từ bi chỉ dẫn của thầy, con xin đi ngay.
Quay qua Hayakawa, tôi khẩn khoản:
- Xin cám ơn lòng tốt của chị nhưng ý tôi đã quyết rồi.
Hayakawa rưng rưng nước mắt nhìn tôi nhưng tôi biết chị đang mừng cho tôi.
Tôi trở về Toyohiro-cho thu xếp hành trang để lên đường ngay. Tôi cho đi tất cả mọi vật sở hữu, chỉ giữ lại ba chiếc áo. Trước khi lên đường, tôi trở về làng cũ để thăm mộ song thân. Được tin tôi sẽ xuất gia nhập thất trong một tu viện tại Tokyo, gia đình tôi phản đối kịch liệt. Đứa con rể nói: ”Mẹ đã lớn tuổi rồi, không thể mạo hiểm như thế được. Không ai ở tuổi đó mà xuất gia tu hành nữa. Tu như vậy thì được lợi ích gì? Bây giờ mẹ đã có cháu, đã trở thành bà ngoại rồi mà sao không hành động như người đã có tuổi?” Đứa con gái vốn ít nói cũng can ngăn: ”Mẹ già rồi, đã chịu đựng cực nhọc cả đời rồi, bây giờ là lúc mẹ nên ở nhà tĩnh dưỡng cho con cháu báo hiếu”. Tôi cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của đứa con mà tôi không hề nuôi nấng chăm sóc. Hai cháu ngoại cũng chạy đến ôm chầm lấy tôi, không muốn để cho tôi ra đi. Trước tình cảm gia đình, tôi cũng mủi lòng nhưng lại nghĩ: ” Đời người nhanh như bóng câu qua cửa, ta chưa tìm được con đường giải thoát thì một phút chưa đại ngộ là một phút phí phạm. Ta không thể lưu luyến nơi đây được”. Chiều hôm đó chúng tôi mang hương hoa phẩm vật ra lễ trước mộ song thân của tôi. Đứng trước hai nấm mộ, tôi đã khóc hết nước mắt. Tôi biết mình là một đứa con bất hiếu, một người mẹ không ra gì, một bà ngoại chẳng bao giờ biết đến các cháu nhưng làm sao được khi tâm tôi không hề yên ổn, lúc nào cũng bị dằn vặt bởi khổ đau.
Sau cùng tôi gạt nước mắt khuyên hai con: ”Thời gian rất quý, một phút giây ngắn ngủi cũng là một chút mạng sống rồi cho nên mẹ không thể lãng phí thời gian được. Mẹ không muốn chờ đến ngày mai khi chân tay đã mỏi, mắt mờ, tai điếc không tu hành được nữa. Có lẽ vì kiếp trước mẹ không chịu tu hành nên kiếp này mới gặp khó khăn trở ngại như vậy, nhưng nay mẹ đã gặp được cơ hội thì phải bắt lấy ngay. Cả đời mẹ chỉ chờ đến cơ hội này. Nếu các con thương mẹ, hiểu mẹ thì hãy vui vẻ để cho mẹ ra đi”.
Trước khi rời khỏi làng, một người bạn cũ rất giỏi về khoa tử vi bói toán đã đến gặp tôi, cảnh cáo: ”Số chị năm nay gặp nhiều tai họa lớn, có thể thiệt mạng. Chị hãy đợi đến năm sau đi cũng không muộn”. Tôi cương quyết trả lời: ”Cám ơn bạn đã khuyên nhưng tôi đã chờ cơ hội này từ bao nhiêu năm nay rồi. Một phút chờ đợi là một phút khổ đau, xin hãy cho tôi ra đi một cách thoải mái”. Một cô đồng (Miko) khi xưa đã học hỏi về Thần Đạo với tôi cũng khuyên: ”Tôi được chư thần cho biết chuyến đi này của chị dữ nhiều lành ít, chị hãy xét lại”. Tôi trả lời: ”Tôi không còn bao nhiêu thời giờ nữa mà cơ hội chỉ đến một lần thôi. Xin hãy để cho tôi nắm bắt lấy cơ hội cuối cùng này. Dù chết tôi cũng cam lòng”.
Tôi rời Hokkaido vào ngày 2 tháng 6 năm 1955. Khi đó tôi vừa được 59 tuổi.
Ngồi trên xe lửa đi Tokyo, tôi đã suy nghĩ rất nhiều về quyết định xin xuất gia của mình. Đây là một vấn đề mà tôi và Hayakawa đã bàn cãi rất nhiều lần trước đó. Theo tôi, muốn tiến bộ trên con đường tu, người ta phải từ bỏ gia đình để vào chùa, giữ gìn giới luật, xả thân tu hành để cầu giải thoát. Hayakawa lại cho rằng việc xuất gia không cần thiết vì một người tu tại gia vẫn có thể giải thoát được. Tôi cho rằng nếu không có một nhóm người cùng nhau khuyến tu, hỗ trợ tinh thần trong một môi trường thuận tiện, người tu một mình dễ bị lung lạc, cám dỗ, khó tiến bộ, và có thể lầm lạc vào các con đường tà. Kinh nghiệm bản thân tự mình cầu đạo suốt mấy chục năm nay đã dạy tôi như thế. Hayakawa cho rằng người ta không thể tìm đến một môi trường thuận tiện, cùng một số người xa lìa thế gian để tĩnh tu mà phải biết tu trong mọi hoàn cảnh. Bà chủ trương người ta không thể lìa bỏ xã hội vì mọi chúng sinh đều có liên hệ mật thiết với nhau, không thể tách rời ra được, do đó theo bà con đường đứng đắn nhất là phải đem đạo vào đời, không lìa xa thế gian mà phải tìm giải thoát ngay trong thế gian này. Chúng tôi đã bàn cãi nhiều lần về việc này, có lần chúng tôi đã phải hỏi giáo sư Shibata nhưng ông này chỉ cười và nói rằng không có con đường nào là tuyệt đối, mỗi cá nhân có một nghiệp quả riêng biệt, và mỗi người phải tự tìm lấy cho mình một con đường thích hợp. Nghe vậy, tôi nhất quyết chọn con đường xuất gia. Theo tôi nếu không thành công trong kiếp sống này, ít ra tôi đã gieo trồng một hạt giống tu hành, nhờ thế những kiếp sau tôi có thể tiếp tục con đường tu học cho đến khi giải thoát được.
Tôi đến Tokyo vào một ngày hè, trời nóng như thiêu đốt. Chuyến hành trình dài làm tôi vô cùng mệt mỏi, chỉ mong được nghỉ ngơi và tắm rửa cho mát. Từ nhà ga xe lửa, tôi phải đi bộ dưới cái nắng như nung nấu đó một lúc mới đến tu viện Mikata. Đây là một ni viện nổi tiếng về kỷ luật và cách sống kham khổ, đạm bạc. Không như các tu viện khác sống bằng sự yểm trợ của Phật tử, các ni sư tại đây đã sống tự túc bằng cách trồng trọt rau trái, đan rổ, dệt chiếu theo đúng tinh thần cần lao của tổ Bách Trượng khi xưa. Điều không ngờ là tôi đến Mikata nhằm vào mùa an cư kiết hạ, trước cửa tu viện có gắn một yết thị yêu cầu mọi người đừng làm rộn các ni sư trong thời gian tu tập này. Tôi ngần ngại đứng trước cánh cửa bằng gỗ dầy không biết có nên vào hay không. Sau cùng tôi tự nhủ dù sao đã mất công đến đây, không lẽ lại quay về nên tôi mạnh dạn đẩy cửa bước vào. Qua mảnh sân nhỏ trồng rất nhiều hoa, tôi đi đến nhà bếp và gặp một ni sư già đang nấu ăn. Tôi xuất trình lá thư giới thiệu của thiền sư Suga-sama và giải thích lý do cuộc viếng thăm của mình. Bà ni sư già mời tôi dùng trà và nói:
- Tôi biết bà đã trải qua một hành trình dài từ Hokkaido đến đây nhưng bà không thể gặp ni sư trưởng được. Trong mùa an cư, chúng tôi không tiếp xúc với người ngoài, hơn nữa lúc này ni trưởng đang tọa thiền, không thể làm rộn ngài được.
- Như vậy ni trưởng tọa thiền trong bao lâu?
- Có khi một ngày, có khi lâu hơn thế.
- Liệu tôi có thể chờ đợi đến khi ni trưởng hoàn tất thời khóa thiền được không?
- Không được, lúc khác bà hãy trở lại.
Tôi cố gắng năn nỉ bà này cho phép tôi tạm trú tại đây ít hôm nhưng bà lễ phép từ chối:
- Tôi chỉ là người làm bếp, không thể quyết định gì được. Kỷ luật tu viện rất nghiêm, không ai được phép tá túc nơi đây nếu không có lệnh của vị ni trưởng. Ngay như thiền sư Suga-sama có đích thân đến đây cũng phải xin phép trước chứ không thể đường đột mà đến như vậy được, xin bà hiểu cho.
Một lần nữa tôi cảm thấy niềm hy vọng đang chan chứa bỗng tắt ngúm. Tại sao mỗi lần tôi sắp đạt được điều gì lại có những trở ngại như vậy? Phải chăng đây là một thử thách? Tôi nghiến răng quyết định dù gặp khó khăn thế nào cũng nhất định không bỏ cuộc. Tôi cố gắng năn nỉ:
- Thưa bà, tôi chẳng quen ai ở Tokyo cả. Tôi đến đây chỉ với mục đích duy nhất là được xuất gia đầu Phật và nhập thất tu thiền.
Bà ni già tỏ vẻ thương hại, sau một lúc suy nghĩ bà nói:
- Thôi được rồi, nếu bà đã nói thế thì tôi sẽ thưa lại với ni trưởng sau khi bà hoàn tất công phu thiền quán. Nếu ni trưởng bằng lòng tiếp bà thì mời bà trở lại sau vậy.
- Nhưng tôi không quen ai ở Tokyo cả, xin bà cho tôi tạm trú qua đêm nay.
- Không được. Nếu không có phép, tôi không thể cho bà tạm trú tại đây. Không lẽ bà không quen biết một người nào ở đây hay sao?
Ngay lúc đó, tôi chợt nhớ đến một vị tăng tên Minamikawa, xuất thân từ Tokyo, thường hay đến giảng dạy các khóa thiền tại chùa Chuoji.
- Tôi có quen một vị tăng tên là Minamikawa.
- Tưởng ai chứ Đại đức Minamikawa thì chúng tôi biết. Vị này tu tại chùa Taiheiji, cách đây không xa. Bà có thể đến đó xin tá túc qua đêm được.
Biết không thể năn nỉ gì thêm, tôi đành xách khăn gói theo lời chỉ dẫn của ni sư kia tìm đến Taiheiji. Một lần nữa tôi phải đi bộ dưới cái nắng gay gắt của mùa hè suốt mấy giờ liền mới đến được Taiheiji. Khi đến đây thì quần áo tôi ướt đẫm mồ hôi, tôi phải cố gắng lắm mới trình bày được hoàn cảnh của mình. Một lần nữa, tôi lại thất vọng. Vị tri khách tại đây cho biết Đại đức Minamikawa đã đi hoằng pháp tại chùa Ryukyu phải mấy tuần lễ nữa mới về. Tôi lặng người không biết phải nói gì. Dĩ nhiên tôi có thể tìm một xó nào đó ngủ tạm qua đêm nhưng trải qua chuyến hành trình dài, tôi thấy trong người vô cùng mệt mỏi, cần một mái nhà che chở. Tôi đang ngập ngừng lúng túng thì một vị sư già ở đâu bước vào. Vị tri khách tăng liền giới thiệu tôi với vị này:
- Đây là vị trụ trì chùa Taiheiji, Thiền sư Yasutani.
Đó là một ông lão có khuôn mặt gầy ốm, hai gò má rất cao và đầy những vết nhăn. Ông im lặng nghe vị tri khách tăng trình bày hoàn cảnh của tôi rồi ôn tồn nói ngay:
- Tội nghiệp quá! Bà đi từ xa đến đây chắc mệt mỏi lắm rồi, bà hãy tạm trú tại đây qua đêm nay đã. Để tôi thu xếp phòng riêng cho bà.
Tôi mừng rỡ đến chảy nước mắt và không biết phải nói gì hơn ngoài mấy câu cám ơn tầm thường. Không như những vị trụ trì khác có thể sai người dọn phòng cho tôi, Thiền sư Yasutani đích thân đưa tôi đến tận phòng riêng. Ông còn thân hành mang cho tôi một tấm nệm ngủ nữa. Tôi cảm động trước cử chỉ thân ái, giản dị của vị sư già này. Hôm sau tôi trở lại Mikata nhưng người ta cho biết ni trưởng vẫn còn tọa thiền chưa xong nên tôi đành trở về Taiheiji kể lại mọi sự cho Thiền sư Yasutani. Ông này ôn tồn nói:
- Bà cứ tự nhiên tạm trú tại đây thêm ít hôm nữa cho đến khi nào ni trưởng tu viện Mikata hoàn tất thời khóa công phu. Từ nay bà khỏi mất công qua lại bên đó nữa, để tôi cho người nhắn với họ rằng bà hiện tạm trú tại đây, khi nào ni trưởng có thể tiếp bà thì bà hãy qua đó gặp họ sau.
Tôi hết sức cảm động trước thịnh tình của Thiền sư Yasutani. Trong thời gian tạm trú tại đây, tôi ra sức làm công quả, quét dọn lau chùi quanh chùa cẩn thận để báo đáp tấm lòng tử tế của các sư sãi nơi đây.
Vài hôm sau, một ni sư từ Mikata đến gặp tôi vào cho biết ni trưởng đã hoàn tất thời khóa thiền và sẵn sàng tiếp tôi. Tôi mừng rỡ theo vị nay trở lại Mikata. Vị ni trưởng là một người lớn tuổi, mặt đầy những vết nhăn và đặc biệt có một cặp mắt rất sáng. Bà nói:
- Tôi đã đọc kỹ lá thư giới thiệu của Thiền sư Suga-sama và đã suy nghĩ kỹ về trường hợp của bà. Theo ý tôi thì có lẽ giải pháp tốt nhất là bà hãy tìm một nơi nào đó tại Tokyo rồi hàng tuần đến đây tu học.
Tôi thất vọng kêu lớn:
- Thưa ni sư, con đến đây với mục đích xin xuất gia tu học. Việc sống với một gia đình nào đó rồi hàng ngày đến chùa tu học không phải là điều con muốn.
- Như vậy ý bà muốn xin được xuất gia?
- Thưa đúng như vậy. Hoàn cảnh của con không cho phép con tu hành một cách nửa chừng được nữa. Xin ni trưởng cho phép con được xuất gia thọ giới và nhập thất…
Vị ni trưởng nhìn tôi một lúc rồi nhẹ nhàng:
- Nhưng ít ra phải có một người nào đó bảo đàm cho bà kia chứ.
- Bảo đảm gì nữa, con tự bảo đảm cho mình là được rồi.
- Nhưng nếu bà đau yếu hay bệnh tật thì sao?
- Không sao đâu, con khỏe lắm, chẳng bao giờ đau yếu cả.
- Nhưng ốm đau đâu phải điều người ta có thể tránh được.
- Xin ni truởng đừng quá quan tâm, đến khi đó hẵng hay.
- Không được, nếu bà đau ốm sẽ làm phiền những người chung quanh. Ai sẽ săn sóc lo lắng cho sức khỏe của bà đây?
- Thưa ni truởng, con biết thế nhưng xin ni trưởng mở lòng từ bi.
- Chúng tôi rất tiếc, ni viện tại đây có luật chỉ nhận những người từ hai mươi đến ba mươi tuổi thôi. Bà đã vượt quá số tuổi ấn định rồi.
Tôi có cảm tưởng như bị sét đánh ngang tai. Có thể như vậy hay sao? Có lý nào người ta lại không nhận tôi? Tôi cố gắng nói nhưng cổ họng cứ nghẹn lại không sao nói được. Vị ni trưởng tiếp tục:
- Kỷ luật tại đây rất gắt gao, các ni sư tại đây đều sống tự túc bằng cách làm việc lao động. Họ đan rổ, dệt chiếu, trồng trọt cây trái, do đó sức khỏe là điều rất quan trọng. Tu viện này chỉ nhận những người còn trẻ mà thôi.
- Nhưng… nhưng không lẽ nào không đổi luật được sao?
- Không được. Chúng tôi không thể vi phạm luật lệ đã đặt ra được.
- Thưa ni trưởng, nếu bà không cho phép con xuất gia thì ít ra cũng cho phép con được sống tại đây.
- Không được. Bà chỉ có thể đến đây trong những thời khóa tu tập mà thôi.
- Như thế thì ít quá, con muốn xin nhập thất.
- Không được. Việc nhập thất chỉ dành cho những người đã được chọn lựa cẩn thận, những người đã dày công tu hành trong nhiều năm tại đây. Phần bà là người mới, lại chưa xuất gia thọ giới, ta không thể cho phép bà nhập thất được.
- Nhưng ni sư không cho phép con xuất gia thì làm sao con có thể nhập thất?
- Chúng tôi rất tiếc nhưng hiện nay tuổi bà đã cao, sức khỏe của bà đã suy giảm nhiều nên chúng tôi không thể thâu nhận bà được.
Tôi trở về Taiheiji với một tâm trạng buồn chán thất vọng hơn bao giờ hết. Một lần nữa tôi lại thất bại trong việc tìm lối thoát cho mình. Có lẽ nghiệp của tôi quá nặng, mỗi lần muốn tu là một lần gặp trở ngại. Con đường đạo vẫn còn là một cái gì xa vời, không thể đạt được và tôi trở lại tâm trạng bơ vơ lạc lõng như hôm nào. Thiền sư Yasutani yên lặng nghe tôi trình bày rồi ôn tồn hỏi:
- Bây giờ bà định làm gì?
- Thưa thầy, có lẽ tôi đành phải trở lại Hokkaido vậy.
Lúc đó tôi chỉ có ý nghĩ duy nhất là trở về Hokkaido tìm đến Thiền sư Suga-sama xin thụ giáo mà thôi. Tôi biết Thiền sư Suga-sama rất bận và không có ý định thâu nhận đệ tử nhưng tôi không còn giải pháp nào khác. Ông là cái phao duy nhất mà tôi có thể bám víu được trong lúc này mà thôi. Thiền sư Yasutani quan sát tôi một lúc rồi nhẹ nhàng nói:
- Nhưng bà đã mất bao công phu đến đây để xin xuất gia.
Tôi nghẹn ngào như muốn khóc:
- Thưa vâng, nhưng con không may mắn…
Thiền sư Yasutani nhìn tôi một lúc rồi thong thả nói:
- Cửa chùa lúc nào cũng rộng mở, nếu bà đã nhất quyết thì ta có thể thu xếp cho bà xuất gia tu học tại đây được.
Tôi rất cảm động trước câu nói của Thiền sư Yasutani nhưng lúc đó vì đầu óc vẫn còn xúc động bởi những chuyện vừa xảy ra nên tôi không thể quyết định ngay. Tôi xin ông hãy cho tôi vài hôm để suy nghĩ đã. Thật ra lý do chính làm tôi bối rối vì lúc trước tôi đã hứa với Thiền sư Suga-sama sẽ xin tu nhập thất tại Mikata, nếu không được thu nhận ít ra tôi cũng phải báo tin cho ông này biết rồi xin ông chỉ dẫn cho. Thiền sư Yasutani ôn tồn:
- Được lắm, bà cứ thong thả suy nghĩ. Nếu muốn thọ giới xuất gia tại đây, ta có thể thu xếp cho bà được. Còn như bà muốn trở về Hokkaido cũng không sao.
Tôi tiếp tục sống tại Taiheiji trong vài hôm cho qua cơn xúc động. Ngày nào tôi cũng lên chánh điện cầu nguyện, xám hối và cầu mong chư Phật hướng dẫn cho tôi. Cuối tuần đó sau khóa lễ phổ thông, có một buổi thuyết pháp của Thiền sư Yasutani. Ông đã nói:
- Sau khi chứng ngộ dưới cội bồ đề, đức Phật Thích Ca đã thốt lên: “ Thật kỳ diệu thay, tất cả chúng sanh đều có Phật tánh nhưng vì bị vô minh che lấp nên họ không nhận ra điều ấy”. Lời tuyên bố đầu tiên của đức Phật chính là tinh yếu của toàn bộ giáo lý của ngài. Đúng như thế, mọi chúng sinh, dù nam hay nữ, dù thông minh hay khờ dại, dù đẹp đẽ hay xấu xa, dù khỏe mạnh hay yếu đau cũng đều có Phật tánh như nhau. Trải qua bao nhiêu kiếp sống luân hồi, tâm thức của chúng sinh đã bị những lớp vỏ cứng của vô minh bao phủ nên họ không thể nhận thức được cái Phật tánh toàn vẹn, trong sạch, hoàn hảo kia nữa. Muốn giải thoát ta phải quay về với cái Phật tánh đó để thấy rõ rằng lâu nay chúng ta đã để cho vô minh lôi cuốn mà không hề hay biết.
Phương pháp hữu hiệu nhất để trở về với cái Phật tánh thanh tịnh đó là tọa thiền. Lịch sử Phật giáo đã chứng minh một cách hùng hồn rằng từ đức Phật đến các đệ tử của ngài, đều giác ngộ từ công phu tọa thiền. Tâm của Phật và tâm của chúng sinh thật ra không hề khác nhau. Cái tâm này có thể ví như mặt nước hồ, tâm của Phật thì như mặt nước yên tĩnh, trên đó mặt trăng chân lý có thể phản chiếu một cách toàn vẹn. Trong khi tâm của chúng sinh thì giống như mặt nước đang bị các làn sống vô minh quấy động, không thể phản chiếu gì được. Mặt trăng chân lý lúc nào cũng chiếu sáng, do đó vấn đề chính của sự tu tập là làm sao để tâm của mình có thể phản chiếu rõ ràng mặt trăng chân lý mà thôi.
Bây giờ quí vị nên tự hỏi cái gì đã làm khuấy động tâm của quí vị? Phải chăng đó là các tư tưởng? Trong việc tu tập, việc đầu tiên quí vị phải làm là bặt các tư tưởng lúc nào cũng dấy lên này. Đây là điều không dễ vì trải qua bao nhiêu kiếp sống một cách vô ý thức, vọng niệm đã thành một thói quen không dễ gì mà bỏ ngay được. Quí vị nên nhớ, tất cả mọi tư tưởng, dù thanh cao hay xấu xa, đều có khởi đầu và có chấm dứt. Vì có sinh nên có diệt nhưng vì nó cứ tiếp tục nổi lên nên quí vị tưởng rằng nó thường hằng, đó là sai lầm đầu tiên. Nếu những tư tưởng này tiếp tục khuấy động tâm của quí vị, quí vị sẽ không thể phân biệt cái thật với cái hư được. Con người đã đánh giá cao các tư tưởng trừu tượng, các phân biệt của lý trí, của lý luận, nhưng tất cả những cái này đều là sản phẩm của tư tưởng, mà đã là sản phẩm của tư tưởng vốn vô thường, có sinh có diệt thì gốc rễ của nó đã nằm ở chốn vô minh rồi. Tư tưởng chính là tâm bệnh của con người. Nó chính là nguồn gốc của sự mê hoặc và quí vị cần phải phân biệt thật rõ vai trò của tư tưởng, lý trí vốn có tính cách nhất thời với các khái niệm cố định.
Thiền định là phương pháp làm ngưng lại và dứt đi những tư tưởng này. Một khi các làn sóng tư tưởng khuấy động đó dứt tuyệt thì quí vị sẽ nhận thấy rằng mặt trăng chân lý lúc nào cũng chiếu sáng. Giây phút nhận ra điều này là kiến tánh, tức là ngộ, là hiểu rõ được bản thể chân thật của tự tánh. Khác với những ý niệm lý luận hay triết học vốn xuất phát từ tư tưởng, nghĩa là có khởi đầu và có chấm dứt, và có thể thay đổi theo thời gian. Sự chứng ngộ chân lý khi các làn sóng tư tưởng chấm dứt này không thay đổi hay có thể mất đi được. Nó sẽ ở mãi mãi với quí vị, và từ đó quí vị có thể sống một cách thoải mái, bình an trong cái tâm trạng đầy phúc lạc, thanh thản đó…
Sau buổi thuyết pháp, tôi tìm gặp Thiền sư Ysautani để trình bày hoàn cảnh của mính. Cho đến lúc đó tôi mới kể cho ông nghe về công phu tu học của tôi cũng như các kinh nghiệm tâm linh mà tôi đạt được:
- Thưa thầy, lúc nãy thầy nói rằng một khi đã kiến tánh thì cái kinh nghiệm đó sẽ không mất đi.
- Đúng như thế.
- Nhưng trường hợp chứng ngộ của con lại khác. Thiền sư Suga-sama nói rằng con đã chọc thủng được bức màn vô minh, dù chỉ được một hai lỗ rất nhỏ.
- Nếu bà có thể sống mãi trong tâm trạng đó thì đó là kiến tánh, còn nó đến trong một phút nhất thời rồi lại mất đi thì đó chỉ là một thứ mà ta gọi là Ma cảnh (Makyo), không có gì đáng nói cả. Đừng nên để ý đến nó và cũng đừng quan trọng hóa nó lên.
Tôi giật mình, mồ hôi toát ra đầy áo. Chưa bao giờ tôi thấy trong người lại chấn động mãnh liệt như vậy. Sau một lúc định thần, tôi lên tiếng:
- Xin thầy từ bi chỉ dẫn thêm cho con về Ma cảnh.
Thiền sư Yasutani mỉm cười:
- Ma cảnh là những hiện tượng không có thật, những cảm giác hư huyễn, những ảo tưởng mà người tu thiền thường gặp phải trong giai đoạn nào đó. Ma cảnh là những vọng tưởng đến và đi theo thời gian nhưng nó sẽ trở thành “chướng” khi người tu, vì thiếu sự chỉ dẫn, để nó quyến rũ và tưởng rằng nó là thật. Ma cảnh thường xuất hiện tùy theo nhân cách, tính khí của người tu. Trong kinh Lăng Nghiêm, đức Phật đã giảng rõ về năm mươi hai loài Ma cảnh khác nhau, nếu muốn bà nên nghiên cứu kinh này. Trong các tuần lễ nhiếp tâm, thường thường học trò của tôi bắt đầu kinh nghiệm về ma cảnh vào ngày thứ ba hay thứ tư. Sau khi siêng năng tu tập để kiềm chế tư tưởng, đến một lúc nào đó Ma cảnh sẽ xuất hiện và điều này rất thông thường, không có gì lạ đâu. Có người nhìn thấy các hiện tượng lạ lùng, có người nghe được những lời nói hay mách bảo, xui khiến, có người còn ngửi được các mùi hương hay có thể sờ mó được một vật gì kỳ lạ. Có khi họ thấy thân thể họ nhẹ bổng lên như bay, có khi họ cảm thấy như rơi vào một hố thẳm không đáy, có khi họ bật ra các câu nói kỳ lạ mà không thể kiếm soát được. Đôi khi những câu nói tưởng như vô tình này lại trở nên linh nghiệm như những lời tiên tri. Nhưng dù thế nào chăng nữa, nó vẫn là Ma cảnh, vẫn là những chướng ngại, vẫn xuất phát từ các tư tưởng nghĩa là gốc rễ của nó nằm trong vô minh.
Trong trường hợp của bà, đó là một ma cảnh về thị giác, bà đã kinh nghiệm được những điều kỳ lạ, nhìn thấy những quang cảnh với màu sắc lạ lùng, có thể nó xuất phát từ trong tiềm thức do những hình ảnh ký ức ghi nhận được khi bà tu theo Thần đạo. Ảo ảnh về thị giác là điều thường xảy ra nhiều nhất vì mắt là giác quan gắn liền với tư tưởng và người ta sử dụng giác quan này nhiều hơn cả. Một cái nệm ghế bỗng biến thành một con quái vật. Một vết nứt trên tường biến thành con rắn. Nhiều đệ tử của tôi đã thấy hình ảnh ma quỷ nhe nanh múa vuốt hoặc thấy các đức Phật hiện ra với hằng hà sa số đệ tử đi quanh ngài. Điều quan trọng nhất phải ý thức đó là Ma cảnh, đừng để nó quyến rũ, lôi cuốn mà cứ để tự nhiên vì nó đến thì nó sẽ đi. Đừng để tâm vọng động, cứ tiếp tục công phu thiền tập, không sợ hãi, không vui mừng, vì vui hay sợ, lo hay mừng đều là những cảm giác làm khuấy động tâm thức của người tu. Như tôi đã nói, vấn đề quan trọng là làm bặt mọi tư tưởng, làm sao để tâm trống rỗng, yên tĩnh như mặt nước hồ thu thì ánh trăng của chân lý mới có thể phản chiếu một cách toàn vẹn được. Bất cứ một cái gì làm cản trở điều này đều là những chướng ngại do đó điều quan trọng nhất là phải biết tự chủ.
- Nhưng lý do nào đã làm cho ma cảnh xuất hiện?
- Ma cảnh là những trạng thái tâm thức xuất hiện một cách nhất thời trong khi khả năng tập trung của con người đã đạt đến một mức độ nào đó. Nếu hiểu theo một nghĩa khác thì công phu thực hành có tiến bộ, các lớp tư tưởng hời hợt trong tâm thức có bị chế ngự thì Ma cảnh mới xuất hiện. Nếu giải thích theo Duy Thức học thì khi các vọng niệm thuộc thức thứ sáu đã lắng đọng, các chủng tử tâm thức chứa đựng trong thức thứ bảy và thứ tám sẽ bị khích động và nổi lên, tạo ra các hình ảnh, màu sắc, âm thanh đặc biệt. Ma cảnh là một sự trộn lẫn của cái thực và cái không thực, hư hư ảo ảo. Nó khác các giấc mộng thông thường vì nó xuất phát từ những chủng tư hết sức vi tế nằm rất sâu trong tâm thức con người. Một số người tu, thiếu sự chỉ dẫn của một vị thầy đã có kinh nghiệm về Ma cảnh, thường bị chúng quyến rũ và đi lạc vào ma đạo. Đừng bao giờ nghĩ rằng các hiện tượng mình kinh nghiệm được trong lúc này là thật. Thấy một cảnh giới chư thiên không có nghĩa là mình đã đạt được cảnh giới đó, đã trở thành một chư thiên. Thấy Phật hay Bồ tát không có nghĩa là mình đã nhập được vào các Pháp hội, nghe Phật thuyết pháp mà lầm lẫn. Một người tu tập phải biết coi đó là một giấc mộng, là hư, là vọng tưởng, là những chướng ngại làm cản trở công phu tu hành. Dù thấy bất cứ điều tốt lành gì cũng đừng phấn khởi, dù thấy điều gì xấu xa cũng đừng sợ hãi vì nếu trong tâm nảy sinh bất cứ một cảm giác gì, nó cũng khuấy động mặt nước hồ tâm, cản trở sự phản chiếu toàn vẹn của ánh trăng chân lý.
Khi tu tập đến mức thuần thục, các Ma cảnh còn xảy ra ghê gớm hơn nữa. Có khi người tu thấy vào cõi Phật, thấy được ban phúc, được truyền những mặc khải rồi tưởng mình đã chứng đắc này nọ. Tất cả những cái đó đều là Ma cảnh. Nếu bị quyến rũ, nếu để tâm vọng động thì kết quả chỉ là sự phung phí năng lực mà thôi. Nhưng nói một cách khác, khi bắt đầu thấy những Ma cảnh thì đó là dấu hiệu cho biết mình đã đến một mốc điểm quan trọng nào đó rồi, và nếu giữ tâm yên tĩnh, không bị xao động thì chắc chắn sẽ thành công, sẽ kiến tánh, sẽ giác ngộ. Bà không nhớ đức Phật cũng đã trải qua bao nhiêu thử thách, bao nhiêu khó khăn, trước khi thành đạo dưới gốc bồ đề hay sao? Người ta có thể cho rằng có những Thiên Ma hiện ra quấy quá, thử thách ngài nhưng cũng có thể đó là những Ma cảnh mà ngài kinh nghiệm trước khi đạt đến trạng thái giác ngộ. Dù thế nào chăng nữa, phải biết coi thường những hiện tượng này, cứ để nó đến rồi nó đi, không phản ứng, không chống đối, không vui cũng không buồn, không mừng cũng không lo, thản nhiên bất động trước mọi sự kiện, đó chính là điểm then chốt của người tu thiền.
Từ trước đến nay tôi đã nghe nhiều người giảng về thiền nhưng chưa bao giờ tôi thấy ai giải thích giản dị và rõ rệt như vậy. Hiển nhiên đây không phải là lý thuyết mà là kinh nghiệm thâm sâu của một bậc thầy đã từng trải. Tuy cố gắng ngồi yên nhưng thực ra toàn thân tôi đã chấn động mãnh liệt, bao thắc mắc nghi ngờ của tôi từ trước dường như đều được giải đáp cả. Thiền sư Yasutani thong thả giải thích thêm:
- Theo kinh nghiệm của tôi, Ma cảnh thường xảy ra khi sự điều hành của hơi thở và tâm thức chưa được hoàn chỉnh. Khi tâm và thân chưa hoàn toàn nhất như thì sự sai lệch này có thể tạo ra những hiện tượng kỳ lạ, do đó tư thế tọa thiền và việc điều hòa hơi thở rất cần thiết. Người ta không thể tu thiền một cách hấp tấp mà phải chú trọng đến cách ngồi (thiền tọa) cho thật đúng cách, thật thoải mái, và buông xả hoàn toàn.
Bà nên nhớ thân và tâm là một, bất cứ một sự căng thẳng nào của thân cũng ảnh hưởng đến tâm, và bất cứ một sự xung đột nào của tâm cũng ảnh hưởng đến thân. Việc ngồi thoáng nghe thấy giản dị nhưng thật ra quan trọng không kém việc điều hòa hơi thở. Phần lớn các vị thầy dạy thiền thường quá chú trọng đến việc đếm hơi thở hay tham công án mà xao lãng việc dạy học trò phải ngồi sao cho thật đúng cách. Phần đông các học trò cũng quá nôn nóng hập tấp vào những công án lạ lùng, các quán tưởng cao xa trong khi chưa biết cách ngồi sao cho thoải mái. Có lẽ đó là lý do nhiều người tu thiền đã bỏ cuộc vì ngồi lâu, chân tay tê buốt đau đớn mà chẳng thấy kết quả gì khả quan. Tư thế trong lúc tọa thiền chính là một trong những căn bản quan trọng của công phu tu tập. Đừng tưởng chỉ ngồi xếp bằng, điều hòa hơi thở và tập trung tâm thức là được. Đừng tưởng chỉ tham công án hay quán tưởng vào các hình ảnh, màu sắc là đủ. Một người tu thiền phải biết ngồi một cách trang nghiêm, thành kính với lòng biết ơn sâu xa chư Phật và chư Tổ, những người đã làm cho Phật pháp biểu hiện. Một người tu thiền còn phải biết ơn tổ tiên, cha mẹ đã tạo ra thân thể, hình hài này nhờ đó người tu mới có thể kinh nghiệm được thực tánh của Pháp. Chính nhờ biết cách ngồi một cách trang nghiêm mà tâm thức sẽ trở nên thành kính, rồi từ đó cử chỉ hành động như đi, đứng, ăn, ngủ cũng ảnh hưởng theo mà có sự chuyển hóa. Nhờ công phu tu thiền mà tâm thức được thoải mái, các vọng tưởng dần dần lắng xuống, và tâm được thanh tịnh. Khi tâm và thân đã quân bình thì sự an lạc sẽ đến, và chỉ trong sự an lạc này người tu mới kinh nghiệm rõ rệt được từng hơi thở sống động, mầu nhiệm từng phút giây. Từ đó sự hô hấp, vốn có tính cách vô thức và thụ động, sẽ chuyển qua ý thức và tích cực, và toàn bộ diễn biến của sự sống sẽ biểu hiện ra một cách rõ ràng hơn bao giờ hết.
Tóm lại, việc ngồi cho đúng cách là căn bản chính yếu, cần thiết cho những người mới bước vào con đường thiền. Đừng cố gắng ngồi cứng ngắc như khúc gỗ, vừa không tự nhiên, vừa quá căng thẳng nhưng cũng đừng ngồi một cách cẩu thả, nặng nề, trì trệ như bị một vật gì đè nặng lên vai. Tư thế ngồi phải thật thoải mái, vững chãi do đó khi mới tập chỉ nên ngồi khoảng mười lăm phút cho quen thuộc, cho gân cốt co giãn tự nhiên theo tư thế, rồi dần dần tăng lên nửa giờ rồi một giờ. Dĩ nhiên thời gian tọa thiền lâu hay mau tùy lòng nhiệt thành và công phu hành trì nhưng khi người ta có thể ngồi khoảng từ nửa giờ đến một giờ mà thân thể không đau đớn, tê buốt thì cảm giác an lạc, thoải mái sẽ đến một cách tự nhiên.
- Thưa thầy, con có thể ngồi lâu không mỏi mệt nhưng sao vẫn không thấy có kết quả bao nhiêu?
- Phải chăng khi ngồi thiền bà đã cố gắng để đạt đến giác ngộ? Cái lòng mong cầu, ao ước đó chính là một chướng ngại đã phá đi trạng thái ung dung tự tại cần thiết. Sự mong cầu, dù mong cầu một sự bình an, giác ngộ, vẫn là một vọng niệm làm khuấy động mặt nước hồ tâm thì làm sao ánh trăng chân lý có thể phản chiếu một cách toàn vẹn được?
Một lần nữa tôi thấy tòan thân rung động mãnh liệt. Thiền sư Yasutani đã vạch trần những lỗi lầm mà tôi mắc phải. Tôi cố gắng biện bạch:
- Nhưng dù sao con cũng đã phát triển được về định lực (Joriki).
- Phát triển về định lực không phải là mục đích tối hậu của Phật giáo. Nó chỉ là một phương tiện, một trình độ mà người ta có thể đạt được khi sự tập trung lên đến mức nào đó. Có định mà thiếu tuệ thì làm sao có thể kiến tánh được.
Câu nói giản dị trên làm tôi giật nẩy người như bị điện giật. Nó là câu trả lời mà tôi vẫn tìm kiếm trong bao lâu nay. Thì ra thế! Tôi đã quá chú trọng đến công phu, đến phương pháp, đến cách điều hòa hơi thở, và hài lòng với những quyền năng của định lực mà quên lãng việc phát triển trí tuệ, cái điều kiện tiên quyết của người học Phật. Thiền sư Yasutani nói tiếp:
- Người có định lực có thể phát triển được những năng lực siêu nhiên hay thần thông nhưng dù đạt đến trạng thái tuyệt đỉnh, người ta vẫn không thể cắt đứt được sự kiềm chế của luân hồi sinh tử vì vẫn còn chịu sự chi phối của nghiệp lực. Người có định tuy làm chủ được thân tâm nhưng vẫn không thoát khỏi sự chi phối của khổ não vì chưa nhận ra được tự tánh của mình. Có định phải có tuệ đi kèm thì mới nhận ra tự tánh của mình được. Đó chính là điều mà Tổ Huệ Năng đã nói:” Nào ngờ bản tánh vốn tự đầy đủ, vốn tự thanh tịnh, vốn bất sinh diệt”. Nếu đã nhận ra tự tánh thì thực chất của cái kinh nghiệm đó sẽ không thể khác điều mà xưa kia chư Phật hay chư tổ đã chứng đắc.
Kiến tánh chính là sự phối hợp tự nhiên của định và tuệ. Định là sức mạnh và tuệ là chất xúc tác để mở con mắt Tâm. Thiếu trí tuệ, người ta chỉ có thể kinh nghiệm được những cái gì hời hợt, nông cạn, chợt đến chợt đi trong chốc lát và sau cùng chỉ là những kỷ niệm rời rạc, chẳng giúp ích gì mà còn là những chướng ngại nếu cứ mải bám víu vào đó.
Không còn nghi ngờ gì nữa! Thiền sư Yasutani quả thật là vị thầy mà tôi vẫn tìm kiếm từ bao lâu nay. Tự nhiên nước mắt tôi trào ra như suối nhưng lần này tôi đã khóc vì vui mừng. Tôi cung kính quỳ mọp xuống sàn đảnh lễ:
- Bạch thầy, xin thầy mở lòng từ bi thu nhận con làm đệ tử và hướng dẫn con trên đường tu học.
Thiền sư Yasutani chắp tay đáp lễ:
- Được lắm, ta sẽ thâu nhận con làm đệ tử.
MỤC LỤC:
Bình luận