1:18 SA @ Thứ Ba, 1 tháng 9, 2009

Sử dụng Facebook để tạo ra những mối quan hệ công việc


Lời dẫn: bài này đọc thấy hay, hiện trên wall của mình ở Facebook nhưng trôi tuột đi rồi nên cọp lại ở đây, có khi sau này cần dùng đến hoặc có ích cho ai đó.
Nguồn: Notes của Baomoi.com trên FB

Phần 1:
Facebook hiện tại đang được coi là một mạng xã hội có tính giải trí cao. Quả thật tại đó bạn có thể kết nối với bạn bè, tán dóc, cập nhật thông tin của nhau, cùng nhau chơi game … Tuy vậy, nếu biết cách sử dụng Facebook một cách hợp lý thì bất cứ ai cũng có thể tạo ra cho mình những mối quan hệ công việc chứ không đơn giản chỉ là giải trí nữa. Đây là một trong những đặc tính tưởng chừng chỉ có tại các mạng xã hội như LinkedIn, Cyvee hay Caravat mà thôi.
Theo thống kê của chính Facebook thì dân số của mạng xã hội này đã vượt qua con số 250 triệu người. Nếu coi Facebook là một quốc gia thì “quốc gia” này đang có số dân cư gấp 3 lần dân số của Việt Nam và đứng thứ 8 trên toàn thế giới.

Theo CheckFacebook thì Việt Nam tuần vừa rồi vẫn đang nằm trong các nước có số lượng dân cư tăng nhanh nhất trên Facebook (thêm 96.500 người và tăng 16,89%).

Người Việt Nam chúng ta rất trọng các mối quan hệ làm ăn. Cũng giống như các mối quan hệ ở ngoài đời thường, các mối quan hệ có thể mang lại tiền bạc cho bạn trên mạng cũng phải dựa trên sự tin tưởng, mà sự tin tường thì chắc chắn không thể nào xây dựng trong ngày một ngày hai được. Vì vậy, việc đầu tiên cần làm là phải phân loại các mối quan hệ của mình một cách rõ ràng để dựa vào đó có những cách hành xử thích hợp.
I.Phân loại các mối quan hệ trên Facebook
Nếu chọn tab Friends, bạn sẽ thấy lúc đầu danh sách bạn bè của bạn chỉ có một List duy nhất là Friends.
Bạn hoàn toàn có thể tạo thêm danh sách bạn bằng cách ấn nút Create (mũi tên màu da cam). Ở đây, với danh sách bạn bè của tôi, tôi sẽ tạm phân ra thành các mục như sau :
Sau đó, tôi tiếp tục phân loại các mối quan hệ của mình vào trong từng nhóm riêng. Việc này khá đơn giản, ở đây tôi sẽ phân “Bobo Saigon” vào mục “Doanh nghiệp”.

Tiếp đến bây giờ mới là phần quan trọng nhất sau khi phân loại. Đó là việc thiết lập các quyền khác nhau dựa trên các nhóm khác nhau. Hãy vào Tab Setting -> Privacy Setting để xem Facebook hỗ trợ ta những gì.

Khá nhiều phải không bạn? Profile, Search, Feed & Wall và Application. Ở đây tôi sẽ ví dụ hai phần là Profile và Application.
I.1.Profile :
Profile là một trong những thành tố cơ bản của mạng xã hội, là ngôi nhà của mỗi một người trên mạng xã hội. Tất cả những gì liên quan đến bạn hầu như sẽ được thể hiện ra trong phần Profile này. Ví dụ, trong phần Contact Information, những người bước vào nhà bạn sẽ có thể nhìn thấy rất nhiều thông tin về bạn, bao gồm số điện thoại, địa chỉ website, địa chỉ email…

Ở đây, tôi muốn tất cả mọi người đều có thể biết và truy cập tới website của mình, vì vậy tôi sẽ thiết lập phần này là Everyone. Đối với email của mình, tôi không muốn những người nằm trong danh sách doanh nghiệp biết được email của mình (vì có thể họ sẽ gửi spam cho tôi). Vì vậy, tôi loại bỏ những người này ra khỏi danh sách có thể nhìn thấy email của mình.

Như vậy sau khi thiết lập, phần Website của tôi đã cho phép tất cả ai cũng có thể xem và phần Email thì chỉ một số người mới được xem đúng như yêu cầu của mình.

I.2.Application
Cũng như vậy với Application, tôi có thể thiết lập việc hiển thị thông tin của Application bằng cách vào trang Edit Application và thiết lập y hệt như trên.

Ở đây, tôi không muốn chia sẻ thông tin về Game Geo Challenge cho nhóm “Đồng nghiệp”, “Khách hàng” và “Bạn mới quen” vì điều này có thể ảnh hưởng tới sự đánh giá của họ với bản thân tôi.
Như vậy, bạn hoàn toàn có thể làm chủ được cách chia sẻ thông tin tới mỗi người ở mỗi nhóm khác nhau trên Facebook. Khi bạn làm chủ được cách chia sẻ thông tin, bạn sẽ bớt đi những rủi ro trong việc bị hiểu sai, hiểu lầm và có thể tạo dựng một hình ảnh tốt và tin cậy hơn đối với các mối liên lạc mới và chưa hiểu rõ về bạn. Phần 2 sẽ tiếp tục nói về việc tham gia các nhóm liên quan tới kỹ năng nghề nghiệp.



Phần 2:
Nếu như trong phần 1 chúng ta đã biết cách phân loại các nhóm contact và hiển thị thông tin phù hợp với từng nhóm contact đó thì trong phần này chúng ta sẽ xem qua về cách sử dụng Group của Facebook một cách hiệu quả.
Người phương Tây hay có câu “Fishing where the fish are”, vì vậy nếu bạn muốn tạo ra những mối quan hệ liên quan tới nghề nghiệp và các kỹ năng chuyên nghiệp của mình, tại sao không tìm và tham gia vào một vài trong hàng trăm nghìn các Group và Fan Page ở trên Facebook có liên quan?
(Một bí quyết nhỏ và đơn giản ở đây là mỗi ngày ai cũng chỉ có 24h, bạn có thể dùng tiền mua được nhiều thứ nhưng không thể mua được giờ thứ 25 trong ngày, vì vậy đừng join quá nhiều nhóm một lúc. Hãy join từ 1-3 nhóm bạn thực sự cảm thấy có ích cho mình và hãy tham gia tích cực vào hoạt động chung của các nhóm đó).
Việc tham gia vào các Group và Fan Page giúp cho chúng ta những lợi ích sau :
  • Cập nhật thông tin liên quan tới nghề nghiệp
  • Kết nối và biết được những người mới (nhờ xem danh sách thành viên của Group và Fan Page)
  • Thảo luận với chuyên gia (thông qua hệ thống Discussion Board - hệ thống tương tự như Forum)
  • Chủ động mở ra các cuộc thảo luận mới
  • Mở rộng mối quan hệ nghề nghiệp (bí quyết nhỏ ở đây là hãy cố gắng mở rộng trao đổi không chỉ ở phạm vi Facebook Việt Nam mà còn cả ra ngoài thế giới. Đi một ngày đàng học một sàng khôn mà bạn)
Để tìm một Group hoặc Fan Page là công việc khá đơn giản. Bạn chỉ việc gõ từ khóa vào ô Search của Facebook.

Boris cũng gợi ý cho chúng ta biết rằng khi tham gia vào một nhóm hoặc Fan Page, bạn nên có một vài động tác điểm danh. Cũng giống như ở ngoài cuộc sống thực, khi tới một cuộc hội thảo lạ, nếu bạn không xưng danh thì làm sao tất cả mọi người đều biết được bạn (trừ khi bạn là siêu sao bự). Vậy hãy thử mấy việc đơn giản sau nhé :
  • Giới thiệu về bạn trên Wall
  • Post các link liên quan tới mục tiêu của nhóm mà bạn cảm thấy thích thú để chia sẻ cho người khác
  • Tham gia vào các cuộc thảo luận có sẵn với tinh thần chia sẻ học hỏi
  • Chủ động tạo ra các cuộc thảo luận
  • Kết bạn với những người thú vị. Hãy nhớ những gì bạn đã biết ở phần 1 nhé, chia sẻ thông tin một cách phù hợp với những người bạn mới quen sẽ tốt hơn là chia sẻ mọi thông tin.
Phần 3 chúng tôi sẽ nói về việc tạo Fan Page để hỗ trợ cho công việc của bạn và của công ty bạn. Nhưng trước hết, hãy chia sẻ cho chúng tôi kinh nghiệm của bản thân bạn về Fan Page để bài viết có thêm ví dụ sinh động nhé.
Chia sẻ lên mạng xã hội:

Bình luận

Kết nối và gửi lời chào hỏi