“Lợi thế không bao giờ tồn tại vĩnh viễn...”
Lợi thế của một địa phương hay một quốc gia không tồn tại vĩnh viễn, nếu ta không khai thác thì đến một lúc nào đó lợi thế ấy sẽ mất đi. Những nơi không có lợi thế nếu họ biết tạo ra lợi thế cho mình thì họ sẽ có năng lực cạnh tranh để phát triển mạnh.
Trên đây là trích dẫn từ bài nói chuyện của ông Trần Du Lịch - Viện trưởng Viện Kinh tế TP.HCM với Tuổi Trẻ về phát triển kinh tế TP. HCM trong những năm qua và trong tương lai sắp tới. Nhân vài phút rảnh rang trước khi nghỉ trưa nên viết vài dòng về chuyện đội ngũ quản lý VN yếu kém bao nhiêu năm nay mà vẫn không thay đổi, trái lại tình trạng chạy chức chạy quyền, lo lót kiểu "con ông cháu cha" vẫn tiếp diễn và còn mạnh hơn.
Tôi còn nhớ trong những năm đầu của thập niên này, công luận vô cùng lo lắng về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nước ta nói chung và TP nói riêng, khi thực hiện lộ trình cắt giảm thuế theo AFTA, nhất là thời điểm tháng 7-2003 cắt giảm mạnh các dòng thuế nhập khẩu liên quan đến các sản phẩm chủ lực của TP. Nhưng thực tế các doanh nghiệp của TP không những không mất thị trường, “chết” vì hàng ngoại nhập như chúng ta lo lắng, mà ngược lại càng mạnh hơn, thị trường càng mở rộng hơn.
Với cái đoạn ở trên, và cả từ tình hình thực tế chúng ta đều thấy kinh tế tư nhất mới là động lực phát triển của quốc gia, mới là khu vực giải quyết công ăn việc làm nhiều nhất trong xã hội nhưng vẫn bị đối xử phân biệt. Thật là một quốc gia kỳ quặc.
Quý bạn có ghé thăm, xin vui lòng đọc cả bài của ông Tiến sĩ trên về tình hình phát triển kinh tế của TP HCM, đầu tàu KT của Việt Nam tại báo Tuổi Trẻ, và có gì chia sẻ hay "bức xúc", xin cứ cho biết ý kiến (hix, dạo này chỉ thấy bà con đọc, chẳng có ý kiến mấy...)
Bình luận