Nghệ thuật sống hay sống nghệ thuật?
Cả ngày hôm nay mất điện ở cơ quan, may mà buổi sáng làm được chút việc nhưng pin của con laptop cũng chỉ đủ dùng cho buổi sáng mà thôi. Thế nên chiều lại loanh quanh, hết cafe rồi lại đọc báo chí - sách vở. Cuối cùng quyết định là ra nhà sách tìm mấy quyển còn đang thiếu cho công việc. Thế là đến nhà sách Tiền Phong trên đường Nguyễn Thái Học.
Đọc đến đoạn này, chắc quý bạn thắc mắc cái tiêu đề của bài này ăn nhập gì với đoạn trên, nhỉ? :D Nguyên do là lúc lục lọi đống sách về tâm lý ở nhà sách (chú thích thêm: nghĩ lại cái đống sách tâm lý này mà khiếp, phần lớn là sách ba láp rẻ tiền, xào nấu lung tung) để tìm một quyển về xét đoán tâm lý qua hành động của cơ thể (chú thích thêm: đây là một quyển rất hay, đã mua 2 lần nhưng "bị" mượn và "không được trả lại", nên lần này định đi mua lại, không hiểu sao không thấy tái bản nữa, nên cũng chẳng mua được), trong lúc đang lục lọi ở đó thấy một em gái hỏi cô nàng xinh xinh ở nhà sách về quyển "Đắc Nhân Tâm" nhưng cái cô nàng kia cóc biết ở đâu (chắc là chú ý trông trộm chứ có biết tư vấn cái qué gì đâu) mà khi đó tình cờ mình đứng trước đống sách đó nên chỉ cho. Tối về tự nhiên đọc thấy cái bài "Nghệ thuật sống hay sống nghệ thuật?" nên nhớ lại quyển sách này. Khi trước đã tranh cãi rất nhiều rằng việc sống yêu/ghét thực lòng là tốt hơn hay việc khéo léo ứng xử (gọi cách khác là dùng tiểu xảo khi quan hệ) là hay hơn. Cá nhân mình thì nghiêng về phía việc sống đúng với bản chất và tìm cách rèn luyện để thay đổi từ phía trong ra ngoài sao cho tốt hơn. Về chủ đề yêu thích này, tác giả Stephen Covey đã lý giải rất trong sáng và mạch lạc trong cuốn 7 thói quen của những người thành đạt (7 habits of highly effective people) rồi.
Nhưng từ câu chuyện này, nó lân sang câu chuyện khác mà chỉ mỗi khi nghĩ đến thôi mình đã thấy bực dọc và phải lắc đầu. Nghĩ cũng cám cảnh cho cái giá trị đảo điên trong xã hội, sự trung thực không được đề cao, lòng tự trọng chẳng đáng một xu, kẻ lừa đảo thì được nhìn nhận như một hình mẫu về tính cách tốt đẹp: yêu vợ, thương con, tình cảm, vân vân và vân vân, chỉ mỗi điều đáng tiếc lại là kẻ đạo đức không ra gì, lừa thầy phản bạn và đặc biệt là áp dụng rất thành công các tiểu xảo được trình bày trong "Đắc Nhân Tâm" và nó đặc biệt giống với cái nội dung của bài báo tại Tuổi Trẻ.
Nhưng dù thế nào, mình vẫn tin rằng một ngày nào đó những giá trị đích thực về con người (trung thực, thẳng thắn, tự trọng) sẽ được đưa vào đúng vị trí của nó, và cái thứ "sống nghệ thuật" sẽ mất dần đi, khi đó những kẻ xấu xa kia sẽ được nhìn nhận lại, những người thầm lặng sẽ được coi trọng đúng mức. Biết ngày đó là ngày nào đây?
Đọc đến đoạn này, chắc quý bạn thắc mắc cái tiêu đề của bài này ăn nhập gì với đoạn trên, nhỉ? :D Nguyên do là lúc lục lọi đống sách về tâm lý ở nhà sách (chú thích thêm: nghĩ lại cái đống sách tâm lý này mà khiếp, phần lớn là sách ba láp rẻ tiền, xào nấu lung tung) để tìm một quyển về xét đoán tâm lý qua hành động của cơ thể (chú thích thêm: đây là một quyển rất hay, đã mua 2 lần nhưng "bị" mượn và "không được trả lại", nên lần này định đi mua lại, không hiểu sao không thấy tái bản nữa, nên cũng chẳng mua được), trong lúc đang lục lọi ở đó thấy một em gái hỏi cô nàng xinh xinh ở nhà sách về quyển "Đắc Nhân Tâm" nhưng cái cô nàng kia cóc biết ở đâu (chắc là chú ý trông trộm chứ có biết tư vấn cái qué gì đâu) mà khi đó tình cờ mình đứng trước đống sách đó nên chỉ cho. Tối về tự nhiên đọc thấy cái bài "Nghệ thuật sống hay sống nghệ thuật?" nên nhớ lại quyển sách này. Khi trước đã tranh cãi rất nhiều rằng việc sống yêu/ghét thực lòng là tốt hơn hay việc khéo léo ứng xử (gọi cách khác là dùng tiểu xảo khi quan hệ) là hay hơn. Cá nhân mình thì nghiêng về phía việc sống đúng với bản chất và tìm cách rèn luyện để thay đổi từ phía trong ra ngoài sao cho tốt hơn. Về chủ đề yêu thích này, tác giả Stephen Covey đã lý giải rất trong sáng và mạch lạc trong cuốn 7 thói quen của những người thành đạt (7 habits of highly effective people) rồi.
Nhưng từ câu chuyện này, nó lân sang câu chuyện khác mà chỉ mỗi khi nghĩ đến thôi mình đã thấy bực dọc và phải lắc đầu. Nghĩ cũng cám cảnh cho cái giá trị đảo điên trong xã hội, sự trung thực không được đề cao, lòng tự trọng chẳng đáng một xu, kẻ lừa đảo thì được nhìn nhận như một hình mẫu về tính cách tốt đẹp: yêu vợ, thương con, tình cảm, vân vân và vân vân, chỉ mỗi điều đáng tiếc lại là kẻ đạo đức không ra gì, lừa thầy phản bạn và đặc biệt là áp dụng rất thành công các tiểu xảo được trình bày trong "Đắc Nhân Tâm" và nó đặc biệt giống với cái nội dung của bài báo tại Tuổi Trẻ.
Nhưng dù thế nào, mình vẫn tin rằng một ngày nào đó những giá trị đích thực về con người (trung thực, thẳng thắn, tự trọng) sẽ được đưa vào đúng vị trí của nó, và cái thứ "sống nghệ thuật" sẽ mất dần đi, khi đó những kẻ xấu xa kia sẽ được nhìn nhận lại, những người thầm lặng sẽ được coi trọng đúng mức. Biết ngày đó là ngày nào đây?
Bình luận