11:10 CH @ Thứ Ba, 1 tháng 11, 2005

Lời nói đầu

Trong cuộc sống vội vã, quay cuồng hiện tại, nhiều người đã mất đi niềm tin. Họ quan niệm rằng sống để thụ hưởng, thoa? mãn các nhu cầu vật chất vì chết là hết. Không có Thượng đế hay một quyền năng siêu phàm gì hết. Các đây không lâu, một tờ báo lớn tại Hoa kỳ đã tuyên bố, “Thượng đế đã chết!” Tác giả bài báo công khai thách đố mọi người đưa ra bằng chứng rằng Thượng đế còn sống. Dĩ nhiên, bài báo đó tạo nên một cuộc bàn cãi rất sôi nổi. Một nhà thiên văn học tại trung tâm nghiên cứu Palomar cũng cho biết, “Tôi đã dùng kính viễn vọng tối tân nhất, có thể quan sát các tinh tú xa trái đất hàng triệu năm ánh sáng mà nào có thấy thiên đường hay thượng đế cư ngụ nơi nào?” Sự ngông cuồng của khoa học thực nghiệm càng ngày càng đi đến chỗ quá trớn, thách đố tất cả mọi sự.

Tuy nhiên, trong lúc khoa học đang tự hào có thể chứng minh, giải thích tất cả mọi sự, thì một sự kiện xảy ra: Một phái đoàn ngoại giao do Tiểu vương Ranjit Singh cầm đầu sang thăm viếng nước Anh. Trong buổi viếng thăm đại học Oxford, vua Ranjit đã sai một đạo sĩ biểu diễn. Vị đạo sĩ này đã làm đảo lộn quan niệm khoa học lúc bấy giờ. Không những ông ta có thể uống tất cả mọi chất hoá học, kể cả những chất cường toan cực mạnh mà không hề hấn gì, ông ta còn nhịn thở hàng giờ đồng hồ dưới đáy một hồ nước. Sau khi để một phái đoàn y sĩ do bác sĩ Sir Claude Wade khám nghiệm, ông ta còn chui vào một quan tài để bị chôn sống trong suốt 48 ngày. Khi được đào lên, ông ta vẫn sống như thường. Đạo sĩ còn biểu diễn nhiều việc lạ lùng, dưới sự kiểm chứng nghiêm khắc của các khoa học gia. Điều này gây sôi nổi dư luận lúc đó.

Hội Khoa Học Hoàng Gia đã phải triệu tập một uỷ ban để điều tra những hiện tượng này. Một phái đoàn gồm nhiều khoa học gia tên tuổi được chỉ thị sang Ấn độ quan sát, sưu tầm, tường trình và giải thích những sự kiện huyền bí. Phái đoàn khoa học đã đặt ra những tiêu chuẩn rõ rệt để giúp họ quan sát với một tinh thần khoa học tuyệt đối. Không chấp nhận bất cứ một điều gì nếu không có sự giải thích rõ ràng, hợp lý. Để soạn thảo bản tường trình, mỗi khoa học gia trong phái đoàn phải tự mình ghi nhận những điều mắt thấy, tai nghe vào sổ tay cá nhân. Sau đó, tất cả cùng nhau so sánh chi tiết và kiểm chứng cẩn thận. Chỉ khi nào tất cả đều đồng ý thì điều đó mới được ghi nhận vào biên bản chính. Điều này đặt ra để bảo đảm cho sự chính xác, không thành kiến đến mức tối đạ Tất cả những điều gì xảy ra mà không có sự giải thích khoa học, hợp lý đều bị loại bỏ.

Khi ra đi, họ không mấy tin tưởng nhưng khi trở về, họ đều đổi khác. Giáo sư Spalding đã cho biết, “Phương Đông có những chân lý quan trọng đáng để cho người Tây phương nghiên cứu, học hỏi. Đã đến lúc người Tây phương phải quay về Đông phương để trở về với quê hương tinh thần”. Điều đáng tiếc là sự trở về của phái đoàn đã gặp nhiều chống đối mãnh liệt từ một dư luận quần chúng đầy thành kiến hẹp hòi. Các khoa học gia bị bắt buộc phải từ chức, không được tuyên bố thêm về những điều chứng kiến.

Sau đó ít lâu, trưởng phái đoàn, giáo sư Spalding đã cho xuất bản bộ sách “Life and teachings of Masters of the East” và nó đã gây ra một dư luận hết sức sôi nổi. Người ta vội tìm đến những người trong phái đoàn, thì được biết họ đã rời bỏ Âu châu để sống đời tu sĩ trong dãy tuyết sơn.

Tuy thế, ảnh hưởng cuốn sách này đã tạo hứng khởi cho nhiều người khác trở qua Ấn độ để kiểm chứng những điều ghi nhận của phái đoàn. Thiên ký sự của Sir Walter Blake đăng trên tờ London Scientific cũng như loạt điều tra của ký giả Paul Bruton, Max Muller đã vén lên tấm màn huyền bí của Đông phương và xác nhận giá trị cuộc nghiên cứu này.



MỤC LỤC:
Chia sẻ lên mạng xã hội:

Bình luận

Kết nối và gửi lời chào hỏi