Chuyện buồn của ông tiến sỹ hay chuyện buồn của VN mấy mươi năm nay?
Sáng đến làm việc hơi muộn, người lờ đờ nhưng cũng giở một số báo điện tử ra đọc chơi. Xuất phát từ ghi chép về "Văn hoá & Giáo dục" của GS. Trần Hữu Dũng mò ra cái bài viết "Chuyện buồn của một ông tiến sỹ trên Thanh Niên Online viết về một ông tiến sỹ ở trường ĐH Xây dựng đang phải làm cái việc kiểm tra đi muộn về sớm của giáo viên, trong khi đó công trình của ông ở nước ngoài được đánh giá cao, và cũng là người tâm huyết với việc giảng dạy. Nhưng ông lại phải làm cái việc tréo nghoe đó là vì đã ở lại nước ngoài nghiên cứu thêm 3 năm rồi mới về nước, nên "tập thể" quyết định là không cho ông giảng dạy.
Dù sao đây cũng là một chuyện của riêng ông, của riêng cái khoa đó và của riêng trường ĐH Xây dựng, nhưng cái kiểu "tập thể quyết định" thì không phải là của riêng cái trường đó rồi. Mấy mươi năm nay cái "tập thể quyết định" nó vẫn còn mạnh mẽ ở VN, mạnh mẽ vì đó là cách thức quyết định công việc của những "người vô sản chân chính" và của "phong cách Việt Nam".
Đọc mà thấy chán, thảo nào đất nước ta "phát triển", giáo dục của chúng ta "mạnh mẽ" như ngày hôm nay. Hỡi ôi, "tập thể quyết đinh", mấy mươi năm rồi vẫn "tập thể".
(một chút ghi chép cá nhân khi bực bội sau khi đọc cái bài trên)
Dù sao đây cũng là một chuyện của riêng ông, của riêng cái khoa đó và của riêng trường ĐH Xây dựng, nhưng cái kiểu "tập thể quyết định" thì không phải là của riêng cái trường đó rồi. Mấy mươi năm nay cái "tập thể quyết định" nó vẫn còn mạnh mẽ ở VN, mạnh mẽ vì đó là cách thức quyết định công việc của những "người vô sản chân chính" và của "phong cách Việt Nam".
Đọc mà thấy chán, thảo nào đất nước ta "phát triển", giáo dục của chúng ta "mạnh mẽ" như ngày hôm nay. Hỡi ôi, "tập thể quyết đinh", mấy mươi năm rồi vẫn "tập thể".
(một chút ghi chép cá nhân khi bực bội sau khi đọc cái bài trên)
Bình luận