Văn hoá và "cuộc xâm lăng văn hoá"
Tháng trước đọc quyển "Văn hoá & Con người" của ông Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch/Tổng Giám đốc InvestConsult Group, thấy nhiều điều hay ho, cũng muốn viết ra một đây một chút để giải toả tâm tưởng, nhưng thời gian không có nhiều và câu từ cũng chẳng chuẩn bị cho kỹ càng được.
Khi đọc cuốn sách đó, thấy rõ ông Bạt đưa ra các khái niệm (hoặc gọi là định nghĩa cũng được) rất ngắn gọn và khúc triết cho văn hoá, và cái câu "nghiên cứu/tìm hiểu về con người chính là nghiên cứu/tìm hiểu về văn hoá" là cái câu mình rất khoái.
Trong đó có đoạn ông Bạt giới thiệu về các hình thái thể hiện của văn hoá, các yếu tố tác động vào văn hoá, và liệu có cuộc "xâm lăng văn hoá" hay không? Đọc đến đoạn đó mình rất khoái, vì bây giờ các quốc gia không còn bo bo giữ cửa, bế quan toả cảng nữa nên việc giao lưu văn hoá mạnh hơn thời kỳ trước là tất yếu, và cái cụm từ "xâm lăng văn hoá" nghe nó thật lố lăng và kỳ quái, chặc.
Trong vài năm gần đây, việc ăn mặc, nhộm tóc của thanh niên bị ảnh hưởng rất nhiều từ phim của Hàn Quốc, mình nhìn thấy thì cho là rất chuối, nhưng cũng thấy không phiền phức lắm, cho dù mình rất ghét phim Hàn. Không biết cái điều này có phải là "xâm lăng văn hoá" không nhỉ?
Gần đây loạng đọc vài nơi, sau theo một cái link thì đọc được một bài về vấn đề xâm lăng văn hoá trên báo Nhân Dân của một tác giả thi thoảng viết một số bài khá hay trên Thể thao & Văn hoá (thấy thiên hạ nói rằng tác giả này đang là một cây bút cứng mới nổi trong giới phê bình văn học VN). Mỗi cái đọc xong thì thấy "buồn cười cho cái lưỡi gỗ" nên chợt nhớ về quyển sách của ông Bạt nên viết vài dòng ra đây chơi, mong giải toả nỗi lòng bức bối.
Thời gian sau rảnh rang hơn thì có lẽ sẽ viết tiếp, bây giờ dừng ở đây.
Bìa cuốn sách "Văn hoá & Con người" và tác giả
Khi đọc cuốn sách đó, thấy rõ ông Bạt đưa ra các khái niệm (hoặc gọi là định nghĩa cũng được) rất ngắn gọn và khúc triết cho văn hoá, và cái câu "nghiên cứu/tìm hiểu về con người chính là nghiên cứu/tìm hiểu về văn hoá" là cái câu mình rất khoái.
Trong đó có đoạn ông Bạt giới thiệu về các hình thái thể hiện của văn hoá, các yếu tố tác động vào văn hoá, và liệu có cuộc "xâm lăng văn hoá" hay không? Đọc đến đoạn đó mình rất khoái, vì bây giờ các quốc gia không còn bo bo giữ cửa, bế quan toả cảng nữa nên việc giao lưu văn hoá mạnh hơn thời kỳ trước là tất yếu, và cái cụm từ "xâm lăng văn hoá" nghe nó thật lố lăng và kỳ quái, chặc.
Trong vài năm gần đây, việc ăn mặc, nhộm tóc của thanh niên bị ảnh hưởng rất nhiều từ phim của Hàn Quốc, mình nhìn thấy thì cho là rất chuối, nhưng cũng thấy không phiền phức lắm, cho dù mình rất ghét phim Hàn. Không biết cái điều này có phải là "xâm lăng văn hoá" không nhỉ?
Gần đây loạng đọc vài nơi, sau theo một cái link thì đọc được một bài về vấn đề xâm lăng văn hoá trên báo Nhân Dân của một tác giả thi thoảng viết một số bài khá hay trên Thể thao & Văn hoá (thấy thiên hạ nói rằng tác giả này đang là một cây bút cứng mới nổi trong giới phê bình văn học VN). Mỗi cái đọc xong thì thấy "buồn cười cho cái lưỡi gỗ" nên chợt nhớ về quyển sách của ông Bạt nên viết vài dòng ra đây chơi, mong giải toả nỗi lòng bức bối.
Thời gian sau rảnh rang hơn thì có lẽ sẽ viết tiếp, bây giờ dừng ở đây.
Cập nhật: Hình ảnh ở trên là một số "ngôi sao giải trí" của Việt Nam ăn mặc bắt trước theo các nhân vật trong phim "Hậu duệ mặt trời" của Hàn Quốc (về quân đội của Hàn Quốc), và họ cũng không biết đến các tội ác mà quân đội Hàn Quốc đã gây ra tại Việt Nam trong thời kỳ Chiến tranh Việt nam (1968 - 1972). Sự xâm lăng này đã có kết quả?
Bình luận