Hương Lúa - cô gái bạc tỉ!
Một bài thuộc series Những người “làm thuê số 1” - Nguồn: Tuổi Trẻ Online
Từ một ý tưởng sáng tạo ban đầu, một cô gái 25 tuổi đã mang về chỉ có... vài chục tỉ cho một công ty và trở thành “hiện tượng” tiêu biểu cho giới trẻ ở một lĩnh vực mới: ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển các dịch vụ viễn thông! Đó là Trần Thị Hương Lúa, người sáng lập và trở thành giám đốc Trung tâm Dalink (thuộc Công ty VASC) với doanh thu hàng chục tỉ đồng.
Giá của một ý tưởng là bao nhiêu?
Học ngành quan hệ quốc tế nhưng con đường làm nhà ngoại giao vẫn không ngăn nổi sự đam mê công nghệ thông tin, ra trường Hương Lúa xin đi làm báo điện tử. Rồi một ngày đẹp trời lang thang giữa phố xá Hà Nội, nhìn người qua kẻ lại, Hương Lúa chợt nghĩ: trong cuộc sống hiện đại, giữa bao nhiêu phương tiện hiện đại, công việc tưởng nhàn nhã hơn nhưng lại mệt mỏi hơn, đời sống tưởng sung sướng hơn nhưng lại đơn độc hơn, gia đình tưởng gần nhau hơn nhưng lại xa dần ra…
Người ta có thể í ới gọi nhau từ hai đầu Trái đất - tưởng là gần nhưng hóa ra vẫn còn xa xăm lắm, thiếu một điều gì đó nhẹ nhàng, tình cảm hơn, mang đến cho nhau một niềm vui gần gũi hơn... Trời ạ, sao không thể biến thế giới kỹ thuật số thành nơi để con người bày tỏ những tình cảm nhân văn với cuộc đời? Mọi thứ đang ở trước mặt mình đây chứ xa xôi gì: công cụ, những bản nhạc, những bức logo, hình ảnh... tất cả chỉ cần một ý tưởng để kết nối vào hệ thống.
Từ cái ý tưởng lang thang đó Trung tâm Dalink ra đời. Và cô gái có cái tên mộc mạc dễ thương trở thành giám đốc lúc nào không hay. Hương Lúa tập hợp quanh mình những người trẻ tuổi có cùng ý hướng sáng tạo những bản nhạc chuông, những hình ảnh đẹp để người ta có thể bày tỏ tình cảm với bạn bè, mẹ cha, vợ chồng… Chỉ cần một cái “click” tay, thế là thông điệp được gửi vào trong thế giới số, đến với những tâm hồn mệt mỏi hay cáu gắt, mang trả nụ cười, niềm vui cho những nỗi buồn, truyền gửi những niềm hi vọng…
Cứ thế, cứ thế, mỗi cú click, mỗi động tác soạn tin nhắn tưởng chừng như là trò chơi ấy lại dần làm cho tài khoản Công ty Dalink nâng dần lên con số 30 tỉ đồng. Cô cử nhân quốc tế học Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn Hà Nội ngày nào nay lại vừa hoàn thành một sản phẩm mới của Dalink: quà tặng tin nhắn dành cho... những người đàn ông đã có vợ!
Ngày vui nhất
Hương Lúa thường gây cho người ta sự ngạc nhiên khi bắt đầu câu chuyện bằng lối nói chân phương, thẳng thừng. Cô kể chuyện gia đình, nói những điều đáng yêu nhất về người thân của mình rồi thỉnh thoảng lại tuôn ra luôn những nhược điểm mà cô thấy không thích lắm.
Cô bảo cô thích Hà Nội điểm nào, ghét Hà Nội ra sao. Nhưng trong trò chuyện, Hương Lúa lại thừa nhận mình là kẻ bảo thủ, muốn giữ nguyên một Hà Nội thơ mộng như ngày xưa, đừng “làm nó hư” như một số kẻ đã làm nó nhộn nhịp, xô bồ một cách không cần thiết như bây giờ.
Cô bắt đầu kể về một ngày làm việc của mình rất hồn nhiên như một đứa bé con, chỉ thích kể ngày mà mình thích nhất: “Đó là ngày thứ ba. Đến cơ quan, check mail, check yahoo messenger như tất cả mọi người, rót một cốc nước thật lớn và ngồi vào bàn xử lý các mail của nhân viên và các bộ phận trong công ty, các mail của đối tác và khách hàng, đặc biệt là những mail tâm sự. Không được bỏ sót bất cứ lá thư nào và phải có phản hồi tích cực. Đó là một qui định bất di bất dịch tại Dalink.
Tiếp đến, phải xem hình ảnh nào được nhiều người tải về nhất trong hôm qua, phải nắm bắt thị hiếu của khách hàng chứ! Ngày thứ ba cũng là ngày eChip Mobile có mặt tại Hà Nội, thật vui để khi nhìn vào cái bìa và những trang mình phụ trách. Bàn luận khoảng 10 phút với họa sĩ thiết kế về bìa số này và bìa số sau. Chuẩn bị tinh thần đón người mẫu để chụp ảnh cho bìa số sau nữa. Ngày thứ ba rất vui và thoải mái, hết cả buổi sáng chỉ dành cho eChip Mobile.
Buổi chiều dành cho việc viết lách cũng khá nhiều. Sáng tác một số trắc nghiệm, câu chuyện nhỏ để giới thiệu các dịch vụ của Dalink, làm việc với các nhóm dự án về tiến độ các dự án cũng như các việc liên quan đến dự án đó, vì ở Dalink có rất nhiều nhóm dự án...”.
Hương Lúa thường kết thúc công việc rất trễ, và một “công việc” không thể thiếu trong lịch làm việc của cô là la cà quán xá. Cô có thể đi dạo không bao giờ chán ở bờ hồ Hoàn Kiếm và có thể nói chuyện với tất cả mọi người, nhất là những đứa trẻ…
Đời thường của… “siêu sao”!
Đêm Hà Nội đã khuya lắm, chúng tôi đưa Hương Lúa về. Không ngờ “gia cảnh” riêng tư của một “siêu sao” sáng tạo trong kinh doanh công nghệ thông tin lại đơn giản có vậy. Hương Lúa ở trọ một mình trên căn gác tầng hai một chung cư xa trung tâm thủ đô. Căn phòng trống từ trước ra sau.
Chúng tôi giúp Lúa hì hục đập đập, vỗ vỗ cái tivi mà nó nhất định lì ra, chẳng chịu lên hình. Lúa cáu quá ôm nó lên và đặt mạnh xuống cái rầm, âm thanh khọt khẹt và hình ảnh hiện ra. Cô nàng hét toáng, nhảy cẫng lên và vỗ tay ầm ĩ... Hương Lúa bảo: “Ngày trước mình còn vác balô đến ngủ trọ cơ quan hằng tháng trời nữa kìa!”...
Sáng hôm sau gặp lại Hương Lúa ở quán cà phê cổ. Cô nàng vẫn thế, chạy ào vào, cười toe toét, mặt đỏ bừng và mái tóc dài bung ra vì gió. Hương Lúa tiếp tục câu chuyện còn dang dở về công việc và niềm đam mê của mình:
“Tôi thấy mình may mắn vì được thử nghiệm mọi thứ ở VASC, nơi có một sân chơi rộng. Tôi lao vào mọi việc không kể đó là việc gì: làm báo điện tử, báo giấy, làm PR giao tế, tổ chức sự kiện, dẫn chương trình, xây dựng các chương trình thông tin - giải trí, nhân viên đối ngoại...
Nói chung công việc nào tôi cũng thấy có hứng thú vì kết quả nhìn thấy ngay tức thì. Tuy nhiên, để có được niềm tin của mọi người và ban lãnh đạo công ty như hiện nay thì nếu do năng lực 1 điểm thì tinh thần trách nhiệm và mục tiêu trong sáng đối với công việc phải là 9 điểm còn lại”.
Chúng tôi cũng khá bất ngờ khi biết lương và cũng là thu nhập trọn gói của cô giám đốc Công ty VietnamNet Dalink kiêm thư ký tòa soạn tuần tin CNTT-VT eChip này dừng lại ở mức 7 triệu đồng/tháng. Đã có lúc Tập đoàn Microsoft chính thức đưa mức lương cao hơn nhiều lần ở Dalink để mời Hương Lúa về làm việc tại trụ sở của họ tại Hà Nội, nhưng chỉ nhận được cái lắc đầu và một nụ cười có hai lúm đồng tiền rất xinh.
Hương Lúa kể về sự kiện này cũng rất đơn giản: “Nếu chỉ xét về lương thì mức lương hiện nay của tôi ở Dalink là thấp, nhưng công việc hiện tại cho tôi những giá trị cao hơn nhiều ngoài lương. Đó là cơ hội để nâng cao giá trị chính bản thân mình”…
Chúng tôi đang có gần 30 bộ hồ sơ cho những vị trí công tác có mức lương dao động trong khoảng 60 triệu đồng/tháng. Người nước ngoài và Việt kiều thì nhiều, người VN chưa nhiều lắm nhưng cũng không đến nỗi khó kiếm. Cái khó lớn nhất là cuộc thương lượng về mức lương giữa nhà tuyển dụng và các ứng viên.
Một thực tế mà Navigos nhìn nhận là sự chuyển dịch khá nhanh của các nhân sự cao cấp này. Ngoài những tố chất như trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, khả năng thích ứng cao, kinh nghiệm trong lĩnh vực mình phụ trách..., một tài sản đáng giá khác là các quan hệ xã hội.
Và chính sách “bản địa hóa” hiện nay đã làm cho các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng nhắm vào nguồn nhân lực chất lượng cao người Việt Nam.
(Vũ Xuân Thùy Dương, chuyên gia “săn đầu người” (headhunter), phụ trách khách hàng cao cấp của Tập đoàn Navigos)
Từ một ý tưởng sáng tạo ban đầu, một cô gái 25 tuổi đã mang về chỉ có... vài chục tỉ cho một công ty và trở thành “hiện tượng” tiêu biểu cho giới trẻ ở một lĩnh vực mới: ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển các dịch vụ viễn thông! Đó là Trần Thị Hương Lúa, người sáng lập và trở thành giám đốc Trung tâm Dalink (thuộc Công ty VASC) với doanh thu hàng chục tỉ đồng.
Giá của một ý tưởng là bao nhiêu?
Học ngành quan hệ quốc tế nhưng con đường làm nhà ngoại giao vẫn không ngăn nổi sự đam mê công nghệ thông tin, ra trường Hương Lúa xin đi làm báo điện tử. Rồi một ngày đẹp trời lang thang giữa phố xá Hà Nội, nhìn người qua kẻ lại, Hương Lúa chợt nghĩ: trong cuộc sống hiện đại, giữa bao nhiêu phương tiện hiện đại, công việc tưởng nhàn nhã hơn nhưng lại mệt mỏi hơn, đời sống tưởng sung sướng hơn nhưng lại đơn độc hơn, gia đình tưởng gần nhau hơn nhưng lại xa dần ra…
Người ta có thể í ới gọi nhau từ hai đầu Trái đất - tưởng là gần nhưng hóa ra vẫn còn xa xăm lắm, thiếu một điều gì đó nhẹ nhàng, tình cảm hơn, mang đến cho nhau một niềm vui gần gũi hơn... Trời ạ, sao không thể biến thế giới kỹ thuật số thành nơi để con người bày tỏ những tình cảm nhân văn với cuộc đời? Mọi thứ đang ở trước mặt mình đây chứ xa xôi gì: công cụ, những bản nhạc, những bức logo, hình ảnh... tất cả chỉ cần một ý tưởng để kết nối vào hệ thống.
Từ cái ý tưởng lang thang đó Trung tâm Dalink ra đời. Và cô gái có cái tên mộc mạc dễ thương trở thành giám đốc lúc nào không hay. Hương Lúa tập hợp quanh mình những người trẻ tuổi có cùng ý hướng sáng tạo những bản nhạc chuông, những hình ảnh đẹp để người ta có thể bày tỏ tình cảm với bạn bè, mẹ cha, vợ chồng… Chỉ cần một cái “click” tay, thế là thông điệp được gửi vào trong thế giới số, đến với những tâm hồn mệt mỏi hay cáu gắt, mang trả nụ cười, niềm vui cho những nỗi buồn, truyền gửi những niềm hi vọng…
Cứ thế, cứ thế, mỗi cú click, mỗi động tác soạn tin nhắn tưởng chừng như là trò chơi ấy lại dần làm cho tài khoản Công ty Dalink nâng dần lên con số 30 tỉ đồng. Cô cử nhân quốc tế học Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn Hà Nội ngày nào nay lại vừa hoàn thành một sản phẩm mới của Dalink: quà tặng tin nhắn dành cho... những người đàn ông đã có vợ!
Ngày vui nhất
Hương Lúa thường gây cho người ta sự ngạc nhiên khi bắt đầu câu chuyện bằng lối nói chân phương, thẳng thừng. Cô kể chuyện gia đình, nói những điều đáng yêu nhất về người thân của mình rồi thỉnh thoảng lại tuôn ra luôn những nhược điểm mà cô thấy không thích lắm.
Cô bảo cô thích Hà Nội điểm nào, ghét Hà Nội ra sao. Nhưng trong trò chuyện, Hương Lúa lại thừa nhận mình là kẻ bảo thủ, muốn giữ nguyên một Hà Nội thơ mộng như ngày xưa, đừng “làm nó hư” như một số kẻ đã làm nó nhộn nhịp, xô bồ một cách không cần thiết như bây giờ.
Cô bắt đầu kể về một ngày làm việc của mình rất hồn nhiên như một đứa bé con, chỉ thích kể ngày mà mình thích nhất: “Đó là ngày thứ ba. Đến cơ quan, check mail, check yahoo messenger như tất cả mọi người, rót một cốc nước thật lớn và ngồi vào bàn xử lý các mail của nhân viên và các bộ phận trong công ty, các mail của đối tác và khách hàng, đặc biệt là những mail tâm sự. Không được bỏ sót bất cứ lá thư nào và phải có phản hồi tích cực. Đó là một qui định bất di bất dịch tại Dalink.
Tiếp đến, phải xem hình ảnh nào được nhiều người tải về nhất trong hôm qua, phải nắm bắt thị hiếu của khách hàng chứ! Ngày thứ ba cũng là ngày eChip Mobile có mặt tại Hà Nội, thật vui để khi nhìn vào cái bìa và những trang mình phụ trách. Bàn luận khoảng 10 phút với họa sĩ thiết kế về bìa số này và bìa số sau. Chuẩn bị tinh thần đón người mẫu để chụp ảnh cho bìa số sau nữa. Ngày thứ ba rất vui và thoải mái, hết cả buổi sáng chỉ dành cho eChip Mobile.
Buổi chiều dành cho việc viết lách cũng khá nhiều. Sáng tác một số trắc nghiệm, câu chuyện nhỏ để giới thiệu các dịch vụ của Dalink, làm việc với các nhóm dự án về tiến độ các dự án cũng như các việc liên quan đến dự án đó, vì ở Dalink có rất nhiều nhóm dự án...”.
Hương Lúa thường kết thúc công việc rất trễ, và một “công việc” không thể thiếu trong lịch làm việc của cô là la cà quán xá. Cô có thể đi dạo không bao giờ chán ở bờ hồ Hoàn Kiếm và có thể nói chuyện với tất cả mọi người, nhất là những đứa trẻ…
Đời thường của… “siêu sao”!
Đêm Hà Nội đã khuya lắm, chúng tôi đưa Hương Lúa về. Không ngờ “gia cảnh” riêng tư của một “siêu sao” sáng tạo trong kinh doanh công nghệ thông tin lại đơn giản có vậy. Hương Lúa ở trọ một mình trên căn gác tầng hai một chung cư xa trung tâm thủ đô. Căn phòng trống từ trước ra sau.
Chúng tôi giúp Lúa hì hục đập đập, vỗ vỗ cái tivi mà nó nhất định lì ra, chẳng chịu lên hình. Lúa cáu quá ôm nó lên và đặt mạnh xuống cái rầm, âm thanh khọt khẹt và hình ảnh hiện ra. Cô nàng hét toáng, nhảy cẫng lên và vỗ tay ầm ĩ... Hương Lúa bảo: “Ngày trước mình còn vác balô đến ngủ trọ cơ quan hằng tháng trời nữa kìa!”...
Sáng hôm sau gặp lại Hương Lúa ở quán cà phê cổ. Cô nàng vẫn thế, chạy ào vào, cười toe toét, mặt đỏ bừng và mái tóc dài bung ra vì gió. Hương Lúa tiếp tục câu chuyện còn dang dở về công việc và niềm đam mê của mình:
“Tôi thấy mình may mắn vì được thử nghiệm mọi thứ ở VASC, nơi có một sân chơi rộng. Tôi lao vào mọi việc không kể đó là việc gì: làm báo điện tử, báo giấy, làm PR giao tế, tổ chức sự kiện, dẫn chương trình, xây dựng các chương trình thông tin - giải trí, nhân viên đối ngoại...
Nói chung công việc nào tôi cũng thấy có hứng thú vì kết quả nhìn thấy ngay tức thì. Tuy nhiên, để có được niềm tin của mọi người và ban lãnh đạo công ty như hiện nay thì nếu do năng lực 1 điểm thì tinh thần trách nhiệm và mục tiêu trong sáng đối với công việc phải là 9 điểm còn lại”.
Chúng tôi cũng khá bất ngờ khi biết lương và cũng là thu nhập trọn gói của cô giám đốc Công ty VietnamNet Dalink kiêm thư ký tòa soạn tuần tin CNTT-VT eChip này dừng lại ở mức 7 triệu đồng/tháng. Đã có lúc Tập đoàn Microsoft chính thức đưa mức lương cao hơn nhiều lần ở Dalink để mời Hương Lúa về làm việc tại trụ sở của họ tại Hà Nội, nhưng chỉ nhận được cái lắc đầu và một nụ cười có hai lúm đồng tiền rất xinh.
Hương Lúa kể về sự kiện này cũng rất đơn giản: “Nếu chỉ xét về lương thì mức lương hiện nay của tôi ở Dalink là thấp, nhưng công việc hiện tại cho tôi những giá trị cao hơn nhiều ngoài lương. Đó là cơ hội để nâng cao giá trị chính bản thân mình”…
Chúng tôi đang có gần 30 bộ hồ sơ cho những vị trí công tác có mức lương dao động trong khoảng 60 triệu đồng/tháng. Người nước ngoài và Việt kiều thì nhiều, người VN chưa nhiều lắm nhưng cũng không đến nỗi khó kiếm. Cái khó lớn nhất là cuộc thương lượng về mức lương giữa nhà tuyển dụng và các ứng viên.
Một thực tế mà Navigos nhìn nhận là sự chuyển dịch khá nhanh của các nhân sự cao cấp này. Ngoài những tố chất như trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, khả năng thích ứng cao, kinh nghiệm trong lĩnh vực mình phụ trách..., một tài sản đáng giá khác là các quan hệ xã hội.
Và chính sách “bản địa hóa” hiện nay đã làm cho các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng nhắm vào nguồn nhân lực chất lượng cao người Việt Nam.
(Vũ Xuân Thùy Dương, chuyên gia “săn đầu người” (headhunter), phụ trách khách hàng cao cấp của Tập đoàn Navigos)
Bình luận