Kiên quyết loại trừ những “bản báo cáo láo”
Nhân đọc trên Tuổi Trẻ Online thấy bài này nên post ở đây. Giá mà lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ và Đảng cũng "vi hành" như vậy thì dân đen được nhờ quá, hix hix,...
Huyện Chợ Mới, An Giang:
TTCN - Không chấp nhận bản báo cáo của cán bộ dưới quyền về số hộ nghèo toàn huyện chỉ có 1%, các vị lãnh đạo của huyện Chợ Mới (An Giang) lập tức “vi hành” xuống từng địa bàn...
Chuyến "vi hành" này nhằm ghi nhận thực tế, sau đó cho tổng điều tra lại và dám chấp nhận tỉ lệ hộ nghèo từ 10-15%. Đây quả là chuyện hiếm có. Ông Nguyễn Danh Trung, chủ tịch UBND huyện, cho biết:
- Năm 2004, tỉ lệ hộ nghèo của Chợ Mới được thống kê là 1,3%, con số rất đáng... nghi ngờ. Vậy mà mới đây, qua tổng điều tra lại số hộ nghèo theo tiêu chí mới, đáng lý tỉ lệ sẽ tăng lên thì báo cáo vẫn đưa ra con số xấp xỉ như cũ! Chúng tôi cảm nhận rằng số liệu này chưa phản ánh đúng thực trạng, chưa chuẩn xác.
Chợ Mới đất chật người đông, chỉ có 23.000ha đất canh tác cho 370.000 dân, trong khi sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nên còn nhiều hộ nghèo, nhiều bà con phải đi các địa phương khác làm ăn kiếm sống. Đừng nói đâu xa, ngay ở thị trấn trung tâm huyện, chúng tôi vẫn thường gặp và biết khá nhiều hộ nghèo thật sự nhưng họ nào có được xếp vào hộ nghèo. Hay như về số hộ nhà cửa xiêu vẹo, báo cáo của các xã rất thấp, đến khi thống kê lại để tiến hành cất nhà tình thương thì con số chợt tăng một cách đột biến, có xã như Kiến An tăng hơn 200%...
* Như vậy, chính vì sự đáng ngờ này nên các vị đã “vi hành”?
- Không thể an tâm với số liệu đó, lãnh đạo huyện ủy, UBND huyện quyết định đi xuống tận dân, xuống tận từng địa bàn để trực tiếp tìm hiểu thực tế. Hằng tuần chúng tôi đã vào vai những người dân, có thể là một nông dân, một người làm thuê, một người đi kiếm việc làm vì với tư cách cán bộ, khi tiếp xúc giữa mình với dân hình như có một sự ngăn cách nào đó nên có nhiều điều bà con không dám phản ảnh, không dám bộc bạch hết. Trong vai những người dân, chúng tôi dễ tiếp cận nên ghi nhận được tường tận dưới nhiều góc độ khác nhau và được nghe bà con nói thẳng thắn.
* Các ông đã ghi nhận được điều gì?
- Rất nhiều điều! Riêng về vấn đề hộ nghèo thì con số thực tế cao hơn rất nhiều con số báo cáo. Có một gia đình ở Kiến Thành gồm hai vợ chồng già và ba đứa con bao năm qua không có nhà ở, nhưng không hề có trong danh sách hộ nghèo. Hôm cấp cho căn nhà tình thương, họ mừng lắm, nhìn cảnh tượng hai vợ chồng lúi húi trong mưa ôm từng mớ đất đắp tôn thêm nền nhà còn lỗ chỗ ai nấy đều ngậm ngùi. Có cô bé học sinh giỏi nhà nghèo, quanh năm đi học chỉ với một bộ đồ cũ nhàu nhưng chẳng thấy ai báo cáo. Và nhiều trường hợp khác nữa... Chúng tôi không khỏi ray rứt và ân hận vì cảm thấy mình chưa sâu sát với dân.
Chúng tôi nhận ra rằng những con số báo cáo thường được thực hiện một cách máy móc, không sâu sát thực tế. Điều này ngoài việc cán bộ cơ sở bị động, thiếu nhận thức và thực hiện một cách thiếu trách nhiệm thì còn do căn bệnh chạy theo báo cáo lấy thành tích.
* Từ tỉ lệ 1% tăng lên 15%, con số này có làm các ông bất ngờ, gây sốc?
- Chúng tôi còn mừng nữa là đằng khác, bởi nó khẳng định rằng nhận định ban đầu của mình là đúng. Chúng tôi dám nhìn thẳng sự thật và chấp nhận sự thật. Con số đó giúp chúng tôi phần nào hình dung thêm hoàn cảnh sống, mức sống, khả năng thu nhập của người dân, đồng thời nhận ra những điều chưa làm được của mình.
Chúng tôi không cần những con số báo cáo chạy theo thành tích mà cần số liệu thật, thể hiện đúng thực trạng. Từ cơ sở đó chính quyền huyện mới có những chủ trương, tính toán phù hợp để đề ra biện pháp, giải pháp căn cơ trong việc định hướng phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ người nghèo ổn định cuộc sống, cũng như thực hiện chu đáo hơn các chế độ chính sách đối với các hộ nghèo như hỗ trợ vốn, xóa nhà tạm bợ, chăm lo sức khỏe, bảo hiểm xã hội...
* Qua báo cáo của cán bộ thuộc quyền này, huyện có rút ra được bài học gì?
- Đó là bài học về khâu công tác cán bộ, chúng tôi đang chấn chỉnh đội ngũ cán bộ của mình theo hướng “gần dân, sát dân, hiểu dân”. Cán bộ phải thường xuyên xuống tận địa bàn nắm bắt tình hình. Tới đây chúng tôi có chủ trương giảm các cuộc họp bàn và hội nghị không cần thiết, dành thời gian đó cho cán bộ xuống cơ sở. Như vừa rồi thực hiện thi công nạo vét tuyến kênh ấp chiến lược, khi vướng mắc chúng tôi đã xuống tận nơi gặp gỡ trao đổi trực tiếp, giải thích với bà con, cuối cùng bà con hiểu ra đã hoan nghênh ủng hộ. Nếu không xuống gần dân như thế, liệu sử dụng các biện pháp hành chính đơn thuần có khả thi?
Bài học thứ hai là kiên quyết loại trừ căn bệnh thành tích, loại trừ những bản báo cáo chạy theo thành tích. Căn bệnh thành tích kiểu ấy chỉ làm cho chúng ta tự mãn, không nắm bắt được tình hình thực tế. Mà không nắm bắt được thực tế chắc chắn sẽ không có những chính sách sát với thực tiễn, hợp lý, hợp lòng dân...
Huyện Chợ Mới, An Giang:
TTCN - Không chấp nhận bản báo cáo của cán bộ dưới quyền về số hộ nghèo toàn huyện chỉ có 1%, các vị lãnh đạo của huyện Chợ Mới (An Giang) lập tức “vi hành” xuống từng địa bàn...
Chuyến "vi hành" này nhằm ghi nhận thực tế, sau đó cho tổng điều tra lại và dám chấp nhận tỉ lệ hộ nghèo từ 10-15%. Đây quả là chuyện hiếm có. Ông Nguyễn Danh Trung, chủ tịch UBND huyện, cho biết:
- Năm 2004, tỉ lệ hộ nghèo của Chợ Mới được thống kê là 1,3%, con số rất đáng... nghi ngờ. Vậy mà mới đây, qua tổng điều tra lại số hộ nghèo theo tiêu chí mới, đáng lý tỉ lệ sẽ tăng lên thì báo cáo vẫn đưa ra con số xấp xỉ như cũ! Chúng tôi cảm nhận rằng số liệu này chưa phản ánh đúng thực trạng, chưa chuẩn xác.
Chợ Mới đất chật người đông, chỉ có 23.000ha đất canh tác cho 370.000 dân, trong khi sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nên còn nhiều hộ nghèo, nhiều bà con phải đi các địa phương khác làm ăn kiếm sống. Đừng nói đâu xa, ngay ở thị trấn trung tâm huyện, chúng tôi vẫn thường gặp và biết khá nhiều hộ nghèo thật sự nhưng họ nào có được xếp vào hộ nghèo. Hay như về số hộ nhà cửa xiêu vẹo, báo cáo của các xã rất thấp, đến khi thống kê lại để tiến hành cất nhà tình thương thì con số chợt tăng một cách đột biến, có xã như Kiến An tăng hơn 200%...
* Như vậy, chính vì sự đáng ngờ này nên các vị đã “vi hành”?
- Không thể an tâm với số liệu đó, lãnh đạo huyện ủy, UBND huyện quyết định đi xuống tận dân, xuống tận từng địa bàn để trực tiếp tìm hiểu thực tế. Hằng tuần chúng tôi đã vào vai những người dân, có thể là một nông dân, một người làm thuê, một người đi kiếm việc làm vì với tư cách cán bộ, khi tiếp xúc giữa mình với dân hình như có một sự ngăn cách nào đó nên có nhiều điều bà con không dám phản ảnh, không dám bộc bạch hết. Trong vai những người dân, chúng tôi dễ tiếp cận nên ghi nhận được tường tận dưới nhiều góc độ khác nhau và được nghe bà con nói thẳng thắn.
* Các ông đã ghi nhận được điều gì?
- Rất nhiều điều! Riêng về vấn đề hộ nghèo thì con số thực tế cao hơn rất nhiều con số báo cáo. Có một gia đình ở Kiến Thành gồm hai vợ chồng già và ba đứa con bao năm qua không có nhà ở, nhưng không hề có trong danh sách hộ nghèo. Hôm cấp cho căn nhà tình thương, họ mừng lắm, nhìn cảnh tượng hai vợ chồng lúi húi trong mưa ôm từng mớ đất đắp tôn thêm nền nhà còn lỗ chỗ ai nấy đều ngậm ngùi. Có cô bé học sinh giỏi nhà nghèo, quanh năm đi học chỉ với một bộ đồ cũ nhàu nhưng chẳng thấy ai báo cáo. Và nhiều trường hợp khác nữa... Chúng tôi không khỏi ray rứt và ân hận vì cảm thấy mình chưa sâu sát với dân.
Chúng tôi nhận ra rằng những con số báo cáo thường được thực hiện một cách máy móc, không sâu sát thực tế. Điều này ngoài việc cán bộ cơ sở bị động, thiếu nhận thức và thực hiện một cách thiếu trách nhiệm thì còn do căn bệnh chạy theo báo cáo lấy thành tích.
* Từ tỉ lệ 1% tăng lên 15%, con số này có làm các ông bất ngờ, gây sốc?
- Chúng tôi còn mừng nữa là đằng khác, bởi nó khẳng định rằng nhận định ban đầu của mình là đúng. Chúng tôi dám nhìn thẳng sự thật và chấp nhận sự thật. Con số đó giúp chúng tôi phần nào hình dung thêm hoàn cảnh sống, mức sống, khả năng thu nhập của người dân, đồng thời nhận ra những điều chưa làm được của mình.
Chúng tôi không cần những con số báo cáo chạy theo thành tích mà cần số liệu thật, thể hiện đúng thực trạng. Từ cơ sở đó chính quyền huyện mới có những chủ trương, tính toán phù hợp để đề ra biện pháp, giải pháp căn cơ trong việc định hướng phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ người nghèo ổn định cuộc sống, cũng như thực hiện chu đáo hơn các chế độ chính sách đối với các hộ nghèo như hỗ trợ vốn, xóa nhà tạm bợ, chăm lo sức khỏe, bảo hiểm xã hội...
* Qua báo cáo của cán bộ thuộc quyền này, huyện có rút ra được bài học gì?
- Đó là bài học về khâu công tác cán bộ, chúng tôi đang chấn chỉnh đội ngũ cán bộ của mình theo hướng “gần dân, sát dân, hiểu dân”. Cán bộ phải thường xuyên xuống tận địa bàn nắm bắt tình hình. Tới đây chúng tôi có chủ trương giảm các cuộc họp bàn và hội nghị không cần thiết, dành thời gian đó cho cán bộ xuống cơ sở. Như vừa rồi thực hiện thi công nạo vét tuyến kênh ấp chiến lược, khi vướng mắc chúng tôi đã xuống tận nơi gặp gỡ trao đổi trực tiếp, giải thích với bà con, cuối cùng bà con hiểu ra đã hoan nghênh ủng hộ. Nếu không xuống gần dân như thế, liệu sử dụng các biện pháp hành chính đơn thuần có khả thi?
Bài học thứ hai là kiên quyết loại trừ căn bệnh thành tích, loại trừ những bản báo cáo chạy theo thành tích. Căn bệnh thành tích kiểu ấy chỉ làm cho chúng ta tự mãn, không nắm bắt được tình hình thực tế. Mà không nắm bắt được thực tế chắc chắn sẽ không có những chính sách sát với thực tiễn, hợp lý, hợp lòng dân...
Bình luận